Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 80 - 84)

III. Giải pháp tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

3.Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.1 Giải pháp về nhận thức.

- Tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc phát triển hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, thay đổi cách nhìn từ khía cạnh hoạt động nhân đạo từ thiện, sang khía cạnh chia sẻ trách nhiệm xã hội và dựa vào nhu cầu và quyền con người. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về trợ giúp xã hội cho các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi người dân, trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách xã hội. - Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình về các hoạt động trợ giúp xã hội để chuyển tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân.

- Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách và việc tổ chức thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội.

3.2 Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách và nâng cấp thành các luật trợ giúp xã hội để nâng cao hiệu lực pháp lý và tổ chức thực hiện. Trước mắt từ nay đến năm 2010 tập trung vào xây dựng Luật Người cao tuổi, Luật về người khuyết tật.

- Bổ sung một số chính sách trợ giúp các đối tượng có thu nhập thấp theo hướng mở dần đối tượng để bao phủ hết nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Song song với chính sách trợ giúp xã hội, cần hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách bảo trợ xã hội theo một chỉnh thể thống nhất, có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các “mức chuẩn” và các chế độ bảo đảm công bằng xã hội trong hệ thống và tạo thành nhiều tầng lưới bảo trợ khác nhau, hỗ trợ cho nhau.

- Chính sách trợ giúp xã hội trong trung hạn và dài hạn cũng phải từng bước tiếp cận theo hướng “phổ cập”, nhưng trước mắt, trong ngắn hạn vẫn cần một số chính sách trợ giúp mang tính “mục tiêu” để đảm bảo tính bền vững của hệ thống, đặc biệt là tính bền vững về tài chính.

- Song song với hệ thống chính sách, cũng cần một số phong trào hoặc chương trình, đề án trợ giúp xã hội như chương trình giảm nghèo, trợ giúp người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của các đối tượng mà hệ thống chính sách trợ giúp xã hội chưa đáp ứng theo tinh thần xã hội hoá, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế trợ giúp xã hội theo hướng trao quyền cho cơ sở và các địa phương trong việc huy động, quản lý nguồn lực và tổ chức thực hiện, tạo sự năng động và tính chủ động cho địa phương cơ sở, bảo đảm tính mục tiêu và tính kịp thời.

3.3 Giải pháp về tài chính.

- Đổi mới cơ chế lập dự toán và phân bổ định mức chi tiêu ngân sách Nhà nước về trợ giúp xã hội theo hướng công khai, minh bạch và xuất phát từ nhu cầu thực tế. Mặt khác cần cụ thể các tiểu mục chi của đảm bảo xã hội, trong đó có tiểu mục chi trợ cấp xã hội, không nên để chung như hiện nay, vì nó thiếu minh bạch và rất nhiều địa phương cho rằng không đủ nguồn chi.

- Để có đủ nguồn chi và bảo đảm tính bền vững của hệ thống trợ giúp xã hội, Nhà nước cần đổi mới cơ cấu chi tiêu của Chính phủ theo hướng giảm chi cho đầu tư phát triển để tăng chi cho trợ giúp xã hội.

3.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện.

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội từ trung ương đến cơ sở, ưu tiên bảo đảm cấp xã có một cán bộ công tác xã hội để thực hiện nhiệm vụ của Ngành Lao động-Thương binh-Xã hội, trong đó có trợ giúp xã hội.

- xây dựng và thực hiện Đề án phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, trong đó có nội dung chính là xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội, để từ nay đến năm 2015 có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả hơn.

- Lồng ghép việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia đê nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách trợ giúp hiện có.

- Thiết lập bộ chỉ số giám sát đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội bao gồm ba nhóm chỉ tiêu cơ bản, đó là: (i) độ bao phủ, bao gồm cả việc so sánh tổng số đối tượng với dân số và số được trợ cấp xã hội so với tổng đối tượng; (ii) chỉ số tác động (so sánh mức trợ cấp bình quân với mức sống trung bình của dân cư); (iii) chỉ số về tài chính (so tổng nguồn chi với GDP hoặc Ngân sách Nhà nước hoặc chi tiêu của Chính phủ).

- Tăng cường việc hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có và nhất là các chính sách mới ban hành. Cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách theo hướng gọn nhẹ, có thể bỏ túi được, khi cần có thể tra cứu để thực hiện đúng đối tượng, đúng mục tiêu, hạn chế sai sót.

Hiện nay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xây dựng đề án phát triển hệ thống bảo trợ xã hội đến năm 2020, với một số nội dung chủ yếu

sau:

Mở rộng phạm vi của Bảo hiểm xã hội

BHXH sẽ bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:

- Đối với BHXH bắt buộc sẽ mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia; Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo cơ chế tạo nguồn và bước đi độc lập tương đối đối với chính sách tiền lương, theo hướng sủ dụng nguồn từ bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH, giảm dần phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; Thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm đảm bảo quỹ BHXH được an toàn, sinh lời cao; giảm dần chi phí quản lý BHXH theo hướng hợp lý với chi phí thấp nhất.

- Đối với BHXH tự nguyện sẽ thực hiện BHXH tự nguyện cho công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc đối tượng BHXH bắt buộc; xác dịnh mức đóng góp BHXH tự nguyện hợp lý linh hoạt để mọi người có thể tham gia; Nghiên cứu thực hiện liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

Thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp.

Thực hiện BHTN cho lao động có quan hệ lao động để phòng ngừa rủi ro mất việc làm; Hình thành quỹ BHTN từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động; quỹ được quản lý thống nhất và hạch toán độc lập; gắn chế độ BHTN với đào tạo lại cho người lao động và giới thiệu việc làm để giảm thiểu rủi ro mất việc làm, hỗ trợ tích cực người mất việc làm quay trở lại làm việc; bảo tồn và phát triển quỹ.

Xây dựng Luật Bảo trợ xã hội.

Cần xây dựng Luật bảo trợ xã hội để thể chế hoá các hoạt động bảo trợ xã hội và cứu trợ xã hội. Tinh thần chung là xã hội hoá trong thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm huy động các nguồn lực trong dân cùng chia sẻ với nhà nước để cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, chăm sóc đối tượng chính sách xã hội được tốt hơn, nhất là đối với nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn

thương, giúp họ vươn lên, hoà nhập cộng đồng. Có thể hình thành một số quỹ với phương châm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các quỹ xã hội, quỹ từ thiện của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hảo tâm, thành lập, vận động đóng góp và hỗ trợ các đối tượng cụ thể, nhất là hỗ trợ đối tượng phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch…).

- Chính phủ ban hành quy chế quản lý các loại quỹ xã hội, từ thiện từ nguồn huy động cộng đồng và sự trợ giúp từ ngân sách Nhà nước để đảm bảo quỹ hoạt động đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả, tránh tiêu cực, tham nhũng.

- Giao cho các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội vận động, quản lý và điều phối sử dụng quỹ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều lệ hoạt động của tổ chức mình và quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 80 - 84)