Về tạo việc làm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 58 - 60)

III. Kết luận về tình hình tạo việc làm bền vững ở Việt Nam

2. Về tạo việc làm

2.1 Mặt được.

- Các cơ chế chính sách về giải quyết việc làm được ban hành kịp thời, sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với thực tiễn thị trường và cam kết của Việt Nam trong hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường; nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm ngày càng được nâng cao.

- Cả nước vượt mục tiêu kế hoạch về lao động – việc làm năm 2007, tạo nhiều việc làm chất lượng, giảm thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định và phát triển đất nước.

- Thị trường lao động ngày càng phát triển, cung lao động dồi dào, trình độ học vấn của lao động khá cao, lao động Việt Nam trẻ, có tinh thần ham học hỏi, truyền thống hiếu học khi hội nhập sẽ đem lại cơ hội lớn trong việc tiếp cận với khoa học tiên tiến, kỹ thuật sản xuất hiện đại, tổ chức quản lý sản xuất khoa học…từ đó nâng cao chất lượng lao động.

- Môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, lành mạnh tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm theo hướng bền vững. Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2010 tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong tạo việc làm và hỗ trợ phát triển thị trường lao động, là một trong những nhân tố tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thị trường lao động ngoài nước được phát triển và mở rộng, chất lượng nguồn lao động được nâng cao.

2.2 Mặt tồn tại.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa được thường xuyên; hoạt động giám sát, đánh giá chưa được triển khai sâu rộng ảnh hưởng đến việc đưa ra các giải pháp, chính sách kịp thời để khắc phục các hạn chế, phát huy hay nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong giải quyết việc làm của Nhà nước chưa cao.

- Sức ép về việc làm tương đối lớn, đặc biệt là trong lao động thanh niên (tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị là trên 10%) và khu vực nông thôn; việc làm chưa ổn định, bền vững, hiệu quả tạo việc làm chưa cao; việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vẫn là một vấn đề bức xúc; di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, vào các khu đô thị, các tỉnh, thành phố phát triển một cách tự phát, chưa có sự quản lý một cách hữu hiệu từ phía Nhà nước.

- Thị trường lao động phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn có nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở ba vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh khác còn ở mức độ sơ khai, tuy đã có những kết quả nhất định, các Trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế trong hoạt động tư vấn, thu thập thông tin thị trường lao động, hệ thống thông tin thị truờng lao động chưa hoàn thiện. - Chất lượng lao động cả về thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật,…chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế, có đến gần 80% thanh niên trong độ tuổi 20-24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Lao động tham gia thị trường lao động tích cực (có quan hệ lao động) còn thấp, tỷ lệ lao động làm công ăn lương chiếm khoảng 30% lao động xã hội, lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nhiều hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật.

2.3 Nguyên nhân tồn tại.

thường xuyên, hiệu quả chưa cao, nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, đặc biệt là các dự án vay vốn giải quyết việc làm chưa đáp ứng nhu cầu (khoảng 50% kế hoạch, từ 35-40% nhu cầu của người lao động) trong khi cơ chế huy động nguồn vốn còn hạn chế.

- Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, các địa phương chưa gắn với kế hoạch sử dụng lao động hoặc nếu có cũng mang tính chung chung, đặc biệt trong quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị chưa gắn với tạo việc làm ổn định cho lao động trong vùng sau khi chuyển đổi mục đich sử dụng đất nông nghiệp.

- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác về lao động - việc làm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong hội nhập, cán bộ lao động - việc làm các cấp, đặc biệt là cấp xã vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng gây ảnh huởng lớn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w