III. Thực trạng về tạo việc làm bền vững ở Việt Nam
4. Cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội
Vấn đề tham vấn ba bên và đối thoại xã hội rất được quan tâm ở Việt Nam. Mục tiêu của việc tham vấn và đối thoại là nhằm phát triển quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà ổn định. Do vậy, việc tham vấn ba bên luôn được dựa trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ quản lý tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và đã đạt được thành tựu đáng kể: kinh tế tăng trưởng kiên tục với tốc độ cao, đời sống của người dân tăng lên, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, thị trường lao động được hình thành và phát triển, số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký hoạt động ngày càng nhiều, đến nay có khoảng hơn 240 nghìn doanh nghiệp đăng ký và hoạt động với khoảng 12 triệu lao động, dự kiến năm 2010 sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động, số lao động làm công ăn lương tăng lên. Vì vậy, việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết cả trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển thị trường lao động, ổn định và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Quan hệ lao động ở nước ta đã có bước phát triển mạnh từ khi thực hiện Bộ Luật lao động (năm 1995). Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, quan hệ lao động ở một số doanh nghiệp chưa lành mạnh, thậm chí có lúc, có nơi trở nên gay gắt. Tình hình tranh chấp lao động và đình công ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ở một số vùng kinh tế trọng điểm vẫn tăng về số vụ, quy mô và việc giải quyết ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và trật tự an ninh xã hội.
trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, thành lập Uỷ ban Quan hệ lao động để tư vấn cho Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động (chương liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động và đình công); trình Chính phủ đề án tiền lương tối thiêu chung giai đoạn 2008-2012 và lộ trình thực hiện mức tiền lương tối thiểu thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp; Rà soát các quy dịnh của pháp luật liên quan đến quan hệ lao động để sửa đổi bổ sung cho phù hợp; thí điểm việc thương lượng kí kết thoả ước lao dộng tập thể tại một số doanh nghiệp; tăng cường lực lượng thanh tra viên; tổ chức các lớp phổ biến pháp luật lao động; tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư về quan hệ lao động.
Mặc dù đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, nhưng tình hình tranh chấp lao động và đình công năm 2007 vân
chưa có chiều hướng giảm, trong đó gần 80% xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20% ở doanh nghiệp dân doanh; gần 70% số cuộc xảy ra ở các ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ, cơ khí và trên 90% xảy ra ở các doanh nghiệp đóng trên địa bàn một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xảy ra tập trung vào tháng 2,3 và tháng 10 chiếm 50% số cuộc.Các cuộc đình công vẫn chủ yếu là tự phát, không đúng trình tự quy định của pháp luật, không do tổ chức công đoàn lãnh đạo.