Giải pháp tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới

MỤC LỤC

Các thành phần của bảo trợ xã hội

Lực lượng lao động tích cực bao gồm những người mới tham gia lực lượng lao động, những người lao động bị nghỉ việc từ những doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết những nhóm người yếu thế (người. cao tuổi bị tàn tật), người nghèo nhất, những người không thể tham gia thị trường lao động, những người chịu nhiều hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng bởi các khủng hoảng, những người bị xã hội ruồng bỏ.

Đối thoại xã hội

Những người sẽ tham gia vào thị trường lao động trong thời gian sắp tới.

Những đòi hỏi nội tại nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới

Những đòi hỏi nội tại nền kinh tế

Lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động lành nghề, lao động trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất mới, các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. - Thị trường lao động kém phát triển, sức cạnh tranh yếu và có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các loại thị trường khác trong nước cũng như so với thị trường lao động các nước trong khu vực thể hiện ở tỷ lệ lao động làm công ăn lương thấp, hệ thống giao dịch kém phát triển, chi phí giao dịch cao, thông tin Thị trường lao động thiếu cập nhật và khó tiếp cận đối với đại đa số người lao động.

Thách thức hội nhập kinh tế thế giới

Chất lượng văn bản đảm bảo tuân thủ nội dung của cam kết quốc tế, góp phần làm cho hệ thống văn bản pháp luật thương mại, kinh tế của Việt Nam hội nhập nhanh hơn với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên vẫn còn có một số văn bản không theo kịp lộ trình cam kết, chẳng hạn việc xây dựng thông tư liên tịch về việc xử lý hình sự các vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, đành rằng việc ban hành chậm đó có nhiều lý do chính đáng, trong đó đặc biệt là các lý do khách quan, do hạn chế về kiến thức pháp luật…Đồng thời, vấn đề quan ngại lớn nhất là pháp luật Việt Nam chậm đi vào cuộc sống, cơ chế thực thi pháp luật còn lỏng lẻo, chưa nghiêm. Theo nhận định của Cục Sở hữu trí tuệ, trong suốt một năm qua, kể từ thời điểm kết thúc đàm phán, Việt Nam không ngừng nỗ lực để đưa hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đến chỗ hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, cụ thể ở các hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Vai trò của việc làm bền vững đối với phát triển kinh tế xã hội

Kinh nghiệm của SINGAPORE

    Mục tiêu chính của Luật này là: (1) Phát triển lực lượng lao động có khả năng làm việc hiệu quả và tận tuỵ vì sự thành công trong kinh doanh; (2) phát huy đầy đủ tiềm năng của người lao động, tạo điều kiện để họ có thể có thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt hơn; (3) đóng góp vì một môi trường làm việc hài hoà, tăng cưòng sự hợp tác ba bên và nâng cao tính cạnh tranh tổng thể của cả nền kinh tế Singapore phục vụ tăng trưởng cao. Khoản hỗ trợ được thực hiện trong 6 lĩnh vực chính: (1) hỗ trợ công việc thông qua ưu đãi về tiền cho những người lao động và hỗ trợ mua nhà một lần cho người mua lần đầu tiên; (2) hỗ trợ xã hội để người lao động có thể đi làm việc; (3) nâng cao tay nghề để đi tìm việc làm tốt hơn thông qua các chương trình đào tạo nghề phù hợp và dễ tiếp cận;(4) Mở rộng cơ hội việc làm và sắp xếp lại các việc làm hiện có thông qua tự động hoá, đẩy mạnh hình ảnh công việc, xác định lại quy mô trách nhiệm công việc và tiêu chuẩn nghề;(5) Xây dựng niềm tin và hy vọng vào tương lai thông qua các chương trình giáo dục chi phí thấp, hỗ trợ thanh niên không đi học để họ có được năng lực và khả năng có việc làm;(6) Chia sẻ với Uỷ ban quốc gia thông qua việc chia sẻ ngân sách còn dư của chính phủ và mọi người dân Singapore nhằm đem lại phúc lợi tốt hơn cho gia đình có thu nhập thấp.

    Kinh nghiệm của Hồng Công

    + Việc làm cho thanh niên và kế hoạch đào tạo: cải thiện khả năng làm việc cho thanh niên trong độ tuổi 15-24 sau khi đã kết thúc việc học tập ở mức độ thấp thông qua cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong thời gian đào tạo trực tiếp qua công việc từ 6-12 tháng. Chương trình EPM có mục tiêu ỗ trợ các đối tượng thất nghiệp trên dưới 40 tuổi và đảm bảo việc làm thông qua việc cấp kinh phí trợ cấp đào tạo nhằm khuyến khích người sử dụng lao động tuyển những lao động trên toàn thời gian và đào tạo họ trên cơ sở vừa học vừa làm.

    Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    Tình hình lao động, việc làm ở Việt Nam

    Tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị (%)

    Các chính sách tác động tới tạo việc làm ở Việt Nam

    • Chính sách phát triển nguồn nhân lực
      • Chính sách việc làm

        - Chính sách về cơ cấu việc làm: Thông qua chính sách đầu tư, theo đó Nhà nước trực tiếp đầu tư và có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ…để tạo việc làm sẽ có ý nghĩa quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là cơ cấu việc làm theo ngành, cơ cấu việc làm trang bị theo kỹ thuật và cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ. Ví dụ, Quyết định 120/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo thời kỳ 2006-2010, các chính sách đối với lao động trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…Ngoài ra, còn nhiều chính sách quan trọng khác có liên quan đến những người tham gia vào quá trình tạo việc làm, điều tiết các mối quan hệ lao động như chính sách tiền lương tối thiểu và chính.

        Đánh giá chung về tạo việc làm ở Việt Nam

        - Chất lượng việc làm chưa cao tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm chưa cao; mặc dù cơ cấu lao động ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng lao động chủ yếu vẫn trong lĩnh viực nông nghiệp, có đến 75% lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn gây sức ép lớn về giải quyết việc làm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Có tới gần 70% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo, còn có một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc sủ dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng…); giữa thành thị và nông thôn vẫn còn một khoảng cách nhất định.

        Khuyến khích các quyền cơ bản tại nơi làm việc

        Tương tự, việc ký kết thoả ước lao động tập thể còn mang nặng tính hình thức, vai trò của công đoàn và tiếng nói của người lao động còn hạn chế và thực tế, thoả ước lao động tập thể chưa thực sự là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Một số kết quả nghiên cứư cho thấy, tuyệt đại bộ phận lao động trẻ em là làm các công việc chân tay không có kỹ năng (chiếm 93%) và tập trung vào các ngành nông nghiệp (chiếm 97%).

        Tạo việc làm

          Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm là 250 tỷ đồng, đã phân bổ cho 64 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Người mù, Hội cựu chiến binh,…nâng doanh số cho vay năm 2007 lên trên 1.400 tỷ đồng cộng với gần 300 tỷ đồng từ nguồn Quỹ giải quyết việc làm địa phương của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thực hiện cho vay hàng chục nghìn dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất…) và hộ gia đình, góp phần tạo việc làm cho 350 nghìn lao động, đạt kế hoạch đề ra. Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, đến nay lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở các nước trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia và sẽ tăng một số thị trường khác.Năm 2007, đưa được 85020 nghìn lao động (kế hoạch đề ra là 80 nghìn lao động) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 400.000 người, là một trong những hướng đi quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn.

          Mở rộng và hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội đối với người lao động

          • Trợ giúp thường xuyên
            • Tình hình các cơ sở bảo trợ xã hội

              Hàng năm Chính phủ cân đối kinh phí cho các địa phương, trong đó có kinh phí trợ cấp đột xuất và một phần kinh phí cho dự phòng, Chính phủ cũng cân đối một khoản kinh phí dự phòng ở cấp trung ương để sẵn sàng hỗ trợ cho các địa phuơng trong trường hợp thiệt hại do thiên tai quá lớn vượt quá khả năng cân đối, bảo đảm của các địa phương. Thực trạng người cao tuổi trên cho thấy cần có hệ thống chính sách đồng bộ vừa để phát huy vai trò của người cao tuổi nhưng bên cạnh đó cũng cần có hệ thống chính sách trợ giúp đối với người cao tuổi không có thu nhập, không có người chăm sóc, họ là những người thuộc diện nghèo, tàn tật, người cao tuổi cô đơn.

              Cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội

              Tình hình tranh chấp lao động và đình công ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ở một số vùng kinh tế trọng điểm vẫn tăng về số vụ, quy mô và việc giải quyết ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và trật tự an ninh xã hội. Mặc dù đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, nhưng tình hình tranh chấp lao động và đình công năm 2007 vân.

              Về các quyền tại nơi làm việc

                - Việc chưa hiểu rừ tầm quan trọng của thoả ước lao động tập thể của một bộ phận người lao động, chi nên việc ký kết chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào thực tế.

                Về tạo việc làm

                  - Sức ép về việc làm tương đối lớn, đặc biệt là trong lao động thanh niên (tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị là trên 10%) và khu vực nông thôn; việc làm chưa ổn định, bền vững, hiệu quả tạo việc làm chưa cao; việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vẫn là một vấn đề bức xúc; di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, vào các khu đô thị, các tỉnh, thành phố phát triển một cách tự phát, chưa có sự quản lý một cách hữu hiệu từ phía Nhà nước. - Thị trường lao động phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn có nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở ba vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh khác còn ở mức độ sơ khai, tuy đã có những kết quả nhất định, các Trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế trong hoạt động tư vấn, thu thập thông tin thị trường lao động, hệ thống thông tin thị truờng lao động chưa hoàn thiện.

                  Về bảo trợ xã hội

                  • Trợ giúp thường xuyên

                    - Tuy nhiên do tính chất khẩn cấp của công tác cứu trợ đột xuất, cộng với trình độ sủ dụng công nghệ thông tin hạn chế, việc thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cấp cơ sở, do vậy thường tổng hợp về số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra về hạ tầng còn chưa chính xác, rất khó khăn cho việc xử ly đề xuất phương án trợ giúp phù hợp. - Thứ ba cơ chế tài chính để thực hiện chính sách trợ cấp xã hội chưa được công khai minh bạch, đặc biệt là quá trình lập dự toán, duyệt phân bổ dự toán chi Ngân sách nhà nước ở các cấp địa phương, dẫn đến tình trạng luôn thiếu nguồn chi, và đây cũng là nguyên nhân số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của đối tượng xã hội.

                    Về đối thoại xã hội

                      NHiều doanh nghiệp chưa thực hiện quy định của điều 153 Bộ luật lao động “chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp đi vào hoạt động phải thành lập công đoàn cơ sở, nhiều doanh nghiệp đã đi vàot sản xuất ổn định nhưng vẫn không thành lập công đoàn, mà khi chưa có công đoàn cơ sở thì việc xây dựng và ký TƯLĐTT không làm được, cũng như quyền lợi hợp pháp của người lao động không có người đại diện.”. - Hiểu biết và nhận thức của người lao động về các quy định của pháp luật và chính sách lao động còn hạn chế, trong khi đó lại thiếu vai trò của người đại diện, nên cơ chế thương lượng chưa được hình thành và hoạt động trên thực tế, dẫn đến người lao động không có cách nào tốt hơn là tự tổ chức đình công để đòi quyền lợi.

                      Một số vấn đề nảy sinh khi Việt Nam gia nhập WTO

                      Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khu vực phi kết cấu xưa nay chưa chú ý đến điều nay, có điều kiện lao động không đảm bảo, thậm chí trốn đóng bảo hiểm xã hội thực hiện trách nhiệm tối thiểu đối với người lao động…Là vấn đề cần xử lý cả về trước mắt cũng như lâu dàì. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, đã và sẽ xuất hiện tình trạng gia tăng khoảng cách nghèo giữa các bộ phận lao động có tay nghề cao và lao động giản đơn, giữa lao động khu vực chính thức và khu vực phi chính thức, giữa thành thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn, giữa người lao động có việc làm ổn định và người mất việc làm.

                      Về quan điểm

                      Định hướng tạo việc làm bền vững trong thời gian tới

                        Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế trọng điểm cần được triển khai thực hiện, như chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản; xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; xây dựng các công trình trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất đã mở ra nhiều cơ hội việc làm. Để thực hiện định hướng này trong giai đoạn tới cần giải quyết tốt hai vấn đề: Thứ nhất là bổ sung thêm đối tượng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Thứ hai là nghiên cứu rà soát lại tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp, đối tượng trợ cấp xã hội theo hướng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, loại bỏ những điều kiện cứng (đủ) mà quan tâm nhiều hơn đến điều kiện thực tế (cần) để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

                        Giải pháp thực hiện hiệu quả các quyền tại nơi làm việc

                        Giải pháp về tạo việc làm

                          Cơ chế, chính sách và pháp luật về lao động và thị trường lao động cần hướng vào phát triển một thị truờng lao động linh hoạt, minh bạch, liên thông, không còn rào cản; tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tuyển được người lao động, người lao động dễ dàng tìm được việc làm; các thoả thuận về việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường; đảm bảo cung lao động đáp ứng được cầu lao động trên thị trường; đảm bảo có các lưới an toàn cho người lao động tránh rủi ro trong cơ chế thị trường. - Quy định các hình thức hợp đồng lao động cá nhân mềm hơn để người sủ dụng lao động vận dụng linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đổi mới cơ cấu lao động; doanh nghiệp muốn giữu người tài, lao động có tay nghề thì doanh nghiệp cần có chính sách, chế độ thưởng, đào tạo, thăng tiến cho người lao động; đồng thời cũng chính là tạo cho thị trường lao động hoạt động có hiệu quả hơn như vậy sẽ khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, tay nghề.

                          Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

                            - Song song với hệ thống chính sách, cũng cần một số phong trào hoặc chương trình, đề án trợ giúp xã hội như chương trình giảm nghèo, trợ giúp người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của các đối tượng mà hệ thống chính sách trợ giúp xã hội chưa đáp ứng theo tinh thần xã hội hoá, Nhà nước và nhân dân cùng làm. - Thiết lập bộ chỉ số giám sát đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội bao gồm ba nhóm chỉ tiêu cơ bản, đó là: (i) độ bao phủ, bao gồm cả việc so sánh tổng số đối tượng với dân số và số được trợ cấp xã hội so với tổng đối tượng; (ii) chỉ số tác động (so sánh mức trợ cấp bình quân với mức sống trung bình của dân cư); (iii) chỉ số về tài chính (so tổng nguồn chi với GDP hoặc Ngân sách Nhà nước hoặc chi tiêu của Chính phủ).

                            Giải pháp nâng cao chất lượng đối thoại xã hội

                            - Thứ năm, phối hợp với các bên liên quan duy trì hoạt động của Uỷ ban quan hệ lao động cấp quốc gia để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách liên quan đến quan hệ lao động, triển khai thực hiện cơ chế phối hợp ba bên ở cấp quốc gia và địa phương làm cơ sở thúc đẩy cơ chế phối hợp hai bên ở doanh nghiệp. - Thứ sáu, thực hiện việc sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nghiêm túc kiểm điểm những việc làm được, chưa làm đuợc, trách nhiệm của các cấp, ngành và xây dựng kế hoạch, các giải pháp giải quyết vấn đề đình công và xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, báo cáo ban bí thư, Thủ tướng và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.