Luận Văn: Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta có số lượng nghề, làng nghề rất lớn, hình thành và phát triển khắp cảnước nằm rải rác theo các triền đê và ven các dòng sông lớn và tập trung đông nhấttại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với trăm nghề và hàng nghìn làng nghề lâu đời và nổitiếng như: Gốm sứ có Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Thổ Hà ; tơ lụa có VạnPhúc, Vân Phương ; tranh dân gian có Đông Hồ, hàng Trống, Kim Hoàng, Sảnphẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng độc đáo đến mức tên của sản phẩmluôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghềtạo ra nó nổi tiếng
Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôngắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam Bởi những sản phẩm thủcông mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm kinh tế thuần túycho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuậttiêu biểu cho nền văn hóa xã hội, cho mức phát triển kinh tế, cho trình độ dân trí vàđặc điểm nhân văn của dân tộc Điều đặc biệt nữa là các làng nghề không chỉ đơnthuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa như trong một công xưởng sản xuất mà
nó là cả một môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời
Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác,được thể hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sảnphẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam Ởmỗi làng nghề xưa và nay tự nó đã mang trong mình hai yếu tố cơ bản: Truyềnthống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp Hai yếu tố này hòa quyện không táchrời nhau tạo nên văn hóa làng nghề nói riêng và văn hóa Việt nam nói chung
Nằm trong khu vực đồng bằng sông hồng, thành phố Hà Nội mở rộng là nơi
có nhiều làng nghề đang hoạt động, đặc biệt là làng nghề truyền thống Trong đóhuyện Chương Mỹ cũng là một trong những nơi cần thiết và có điều kiện phát triểnlàng nghề truyền thống Huyện Chương Mỹ hiện có 174 làng nghề, chủ yếu là mâytre đan Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụmlàng nghề lớn nhất Thành phố Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ
Trang 2đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trongvùng Thu nhập bình quân của các làng nghề khoảng 13 - 15 triệu đồng/người/năm,trong khi thu nhập thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm Các sảnphẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã PhúNghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghềtruyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nôngsản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên,Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng, nghề thêu 1làng, chế biến nông sản 1 làng Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyệnChương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thànhlàng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề Vì vậy trong thời gian thực tập ở sở
Công thương thành phố Hà Nội em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội ” với mong muốn được góp
một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
1 Bản chất đặc điểm của làng nghề
1.1 Khái niệm về làng nghề
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạtđộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủ côngtruyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông
Hồ Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với conmắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật Đối với mỗi nghề được xếp vào cácnghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau:
Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc là một nghềmới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lạikinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm
Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề
Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề
Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đời sangđời khác và công nghệ khá ổn định
Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếunhất Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiêncủa vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bó với vùng nguyênliệu có tình đặc thù cho sản xuất
Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá, vừa làsản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giátrị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, cóđóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, đồng thời nó còn sử dụng laođộng nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị
Trang 4- Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
(a) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn;
(b) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;
(c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít
nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này Đối với những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí (a) và (b) trên đây) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống
Năm 2009 UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định 85/2009/QĐ-UBND banhành quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” Theo đó,làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống phải có đủ các tiêuchuẩn: nghề được hình thành trên 50 năm tính đến ngày làng được đề nghị xét danhhiệu; có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông thôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50%trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng; có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàntham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; sản phẩm làm ra phải mang bản sắc vănhóa dân tộc, gắn với tên tuổi của làng Mỗi làng nghề truyền thống được công nhậnmột lần và có giá trị ngang nhau
Thống kê của Sở Công thương Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính,
Hà Nội có 1.264 làng nghề, trong đó Hà Nội cũ có 84 làng và Hà Tây cũ có 1.180làng
1.2 Đặc điểm của làng nghề
- Làng nghề phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chếsản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tốdòng họ Thực tế cho thấy, làng nghề gắn liền với các địa danh nông nghiệp cậnvùng thị tứ, thương nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp
lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ Mặt
Trang 5khác, từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vậtliệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là tính chuyên dụng, sinh hoạt cộngđồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó Chúng ta thấy mỗi nghề gắnliền với mỗi cộng đồng cư dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã Nét đặctrưng này phản ánh sự phong phú, đa dạng của làng nghề trong hệ thống làng xãnông thôn.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm Thường thì mỗi làng nghề đều gắn với mộtnghề đặc trưng sản xuất ra sản phẩm riêng của làng nghề đó Ví dụ như làng gốmBát Tràng chuyên sản xuất ra các loại gốm sứ, làng Phú Vinh chuyên sản xuất cácloại mây tre đan…
- Sản phẩm sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu Công nghệ sản xuất ở làngnghề thường rất thô sơ lạc hâụ sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu Các sản phẩmchủ yếu dựa vào khả năng khéo léo của những người thợ, nghệ nhân Công cụ laođộng trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơnchiếc Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn dựa vào đôi bàn tay khéoléo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước trongsản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được một
số công đoạn trong sản xuất sản phẩm
- Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề là tại chỗ Hầu hết các làng nghềtruyền thống được hình thành xuất phát từ sự sắn có của nguồn nguyên vật liệu sẵn có tạichỗ, trên địa bàn địa phương Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng kháchoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm… song không nhiều
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ với tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệpđược lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau Phương pháp truyền nghề chủyếu được thực hiện theo phương thức dòng tộc, làng xã Điều đầu tiên phải nói đến
đó là các “quy lệ” của các làng nghề Quy lệ là cách gọi khác của những quy ước,luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, bảo tồn nghề của dòng họ, của cộng đồng làng xã
Có thể nói là hầu hết các nghề thủ công đều có bí quyết Việc giữ “bí quyết nghề”
Trang 6không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác, nhưquan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụthể, như truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn.
Người học nghề được gọi là thợ con và phải ứng xử theo đạo “thầy trò”, rất khuôn
phép… Những quy lệ này được hình thành từ những ước lệ đến quy ước miệng rồithành văn như hương ước, lệ làng
- Các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ thuật cao.
Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có tính đơn chiếcnên có tính độc đáo và khác biệt cao Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là
sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời củadân tộc Làng nghề chứa đựng trong nó những yếu tố nhân văn và giá trị văn hóatruyền thống quý giá Như mạch nước ngầm, làng nghề truyền thống là một biểutượng văn hoá bền bỉ, đậm đà bản sắc riêng sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làngnghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dântộc Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trịthẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vậttrang trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nước Nó thể hiện sức sáng tạo của cácnghệ nhân, được sản xuất một cách thủ công và mang tính truyền thống thườngmagn tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề Các sản phẩm đều là sự kếtgiao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật Cùng là đồgốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội),Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) Từ những con rồng chạm trổ ở cácđình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nétchấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựngảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dântộc
- Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ giađình, người chủ gia đình thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệnhân, còn những thành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau
Trang 7trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từngngười, vào giới tính hay lứa tuổi Gia đình có thể thuê mướn lao động trong vàngoài làng Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ,tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận Một số cơ sở đã có sự phát triển thành tổchức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân
1.3 Sự hình thành và phát triển của làng nghề
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiêp từ hàng ngàn năm trướcđây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hìnhthành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúcnông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồnglúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc Thông thường chỉnhững ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làmnhiều, vất vả như: cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô cònnhững ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm Từ đó nhiều người
đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiệnbữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho giađình
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, manglại lợi ích thiết thân cho cư dân Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất Nghề phụ từ chỗ chỉ phục
vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớncho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa Từ chỗ một vài nhàtrong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng raphát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại màtrong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triểnmạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thìdần dần bị mai một Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyen sâu vào
Trang 8một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồđồng
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh đượccác làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây Các làng nghềthường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại
Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định
Sự hình thành và phát triển làng nghề thường qua những cách thức sau:
- Phần lớn các làng nghề được hình thành trên cơ sở có những nghệ nhân,với nhiều lý do khác nhau đã từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng
- Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng
và sự sáng tạo nhất định Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản phẩmkhông ngừng được bổ sung và hoàn thiện Rồi họ truyền nghề cho dân cư trong làng,làm cho nghề đó ngày càng lan truyền ra khắp làng và tạo thành làng nghề
- Một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học nghề rồi về dạylại cho những người khác trong gia đình, dòng họ và mở rộng dần phạm vi ra khắplàng
- Do các địa phương thực hiện chủ trương phát triển nghề phụ trong các hợptác xã nông nghiệp
- Có một số làng nghề đang được hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một sốlàng nghề truyền thống, tạo thành một cụm làng nghề trên một vùng lãnh thổ lân cậnvới làng nghề truyền thống
2 Phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề
2.1 Phân loại theo tính chất nghề
- Làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tiềm năng xuất khẩu:gốm sứ, sơn mài, tranh thuê, mây tre đan…đây là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,
có tính nghệ thuật lớn thường được xuất khẩu và có thể phát triển được một cáchrộng rãi
- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: bún, bánh, cốm… Đây là mộtloại hình làng nghề phổ biến ở nông thôn Sản phẩm tao ra có hương vị và đặc trưng
Trang 9riêng, nguyên vật liệu để cung cấp khá phong phú Sản phẩm đáp ứng được nhu cầuthương thức của người dân nên có thể phát triển và tồn tại lâu dài.
- Làng nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: dệt vải, dệt chiếu, làm nón, quạtgiấy… Các sản phẩm này thì thương bị sự chèn ép của sự phát triển khoa học côngnghê, sản phẩm làng nghề tạo ra khó có thê cạnh tranh với các sản phẩm công nghệcao Nhìn chung thì các làng nghề này đang bị mai một dần
- Làng nghề phục vụ cho sản xuất & đời sống: rèn, mộc… các sản phẩm nàyngày càng đa dạng và được ưa chuộng đặc biệt là các sản phẩm nghề mộc ngàycàng phát triển vươn tới những thị trương xa hơn tạo ra thu nhập lớn cho người dânlàng nghề
- Các nghề như trồng hoa, cây cảnh… Các ngành nghề này cũng ngày đượcphát triển vì đây là nghề rất phù hợp với người dân nông nghiệp vùng đô thị Vớiđặc thù của nông nghiệp đô thị là quỹ đất canh tác ít, nếu chỉ đầu tư vào trồng lúahay trồng các loại cây khác với khung thời vụ dài, năng suất lại thấp thì giá trị thunhập trên đơn vị diện tích thấp hơn nhiều so với trồng hoa cây canh
Việc phân loại làng nghề cũng chỉ mang tính tương đối vì một số sản phẩm cóthê thuộc nhiều nhóm Sự phân loại làng nghề tạo thuân lơi cho việc nghiên cứu,quy hoạch để phát triển các nhóm ngành nghề kinh tế
Ngoài ra, Làng nghề có thể chia ra thành 14 nhóm như sau:
(1) Mây tre đan; kể cả sản phẩm đan lát, bện thủ công (kể cả bàn nghế, nón lá); (2) Cói
Trang 10vải, lụa, giấy;
(11) Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tò he)
(12) Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhôm … sản xuất và tái chế);
(13) Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miến dong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng giày da);
(14) Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh)
Việc phân nhóm trên đây chỉ là quy ước; vì cho đến nay, chúng ta chưa cónghiên cứu đầy đủ về phương pháp luận phân nhóm làng nghề Năm 2004, Dự áncủa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn chỉ phân 11 nhóm ngành nghề thủ công nghiệp, không đề cập cáclàng như chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh … Có thể thấy: do nhu cầu của thịtrường, có những ngành nghề mới đã xuất hiện và hình thành làng, làm phong phúthêm danh mục các làng nghề
2.2 Phân loại theo thời gian hình thành, phát triển:
* Làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống hình thành là do các nghệ nhân truyền nghề lại chocác thế hệ sau Các làng nghề ở vùng đồng bằng bắc bộ chủ yếu là các làng nghềtruyền thống có lịch sử đến vài trăm năm và 1000 năm Những nghệ nhân truyềnnghề lại cho các thế hệ sau được suy tôn là tổ nghề Lụa Hà Đông, với làng dệt lụaVạn Phúc nổi tiếng từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ nghề -truyền dạy cho dân làng Làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát triển đã
500 năm nay., làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ cũng có lịch sử hình thànhkhoảng 400 năm
Làng nghề truyền thống ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Ví dụ như La Khê có làng nghề dệt the phục vụ chủ yếu cho nhu cầu may mặc củadân cư
Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới các làngnghề, các làng nghề truyền thống phát triển theo các xu thế:
Trang 11- Nhóm các làng nghề bị mai một dần do các sản phẩm không được ưachuộng trên thị trường, không đáp ứng được nhu cầu thị trường như làng Chuông,làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá ví dụ như ở Chương Mỹlàng Phú Hữu làm nón lá cũng đang bị mai một dần.
Có hai Xu thế phát triển của nhóm làng nghề này là, thứ nhất nếu không thểkhôi phục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới,
có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công Thứ hai, có thể tìm thị trườngtiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề như phát triển dulịch làng nghề…
- Nhóm các làng nghề truyền thống cần được bảo tồn như làng nghề đúcđồng, nghề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có giá trị hàng hóacao nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân gian cần được bảo tồn để không
bị thất truyền
- Nhóm các làng nghề truyền thống phát triển tốt do sản phẩm phù hợp vớinhu cầu của thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, gốm sứ, làm
đồ gỗ nội thất, hàng mây tre đan…
Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng nghềlàm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuất mặt hàng đóvẫn tồn tại và có khi còn phát triển được Ví dụ như trong khi làng gốm Thổ Hà(Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng (Hà Nội) lại phát triểnlan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề Mặt khác, những làng nghề có xuhướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những khó khăn như sự cạnh tranhkhốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc vềmẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độdai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới côngnghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đápứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuấtcho ai, đều do thị trường quyết định Hay nói cách khác, là sản xuất và bán cái mà
Trang 12người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậy cái chính ở đây làsản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng,chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được
* Làng nghê mới.
Làng nghề mới được hình thành chủ yếu do sức ép về kinh tế thúc đẩy sự hìnhthành làng nghề mới ra đời Các làng nghề mới thường được hình thành ở nhữngnơi nghề nông dân không có điều kiện phát triển, đặc biệt là các vùng ven các đô thịlớn người dân bị mất đất sản xuất đê thay vào đó là các khu công nghiệp, khu đôthị, đường giao thông người nông dân bi mất đi đất canh tác của mình dẫn đến thấtnghiệp vì vậy công việc cấp thiết là cần phải tạo ra công ăn việc làm cho nhữngngười nông dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánhnặng cho xã hội Nghề thủ công truyền thống là một trong những lựa chọn phù hợpnhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo
để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi laođộng Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần mộtkhoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người nôngdân rỗi rãi, nông nhàn Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng thu nhậpthì thật là thích hợp Các con đường hình thành nghề mới:
- làng nghề hình thành nhờ sự lan tỏa và phát triển của các làng nghề ở cácvùng lân cận
- Làng nghề mới hình thành do chủ trương của các cơ quan nhà nước hìnhthành các làng thuần nông thành các làng có nghề Bằng cách cấy nghê mới phùhợp với làng Mời các nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạynghề và phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương
- Một số làng nghề cũ mà sản phẩm không còn phù hợp với thị trường bị maimột dần chuyển sang làm nghề mới phù hợp với thị trường và với kỹ thuật tay nghềkhéo léo của đội ngũ thợ thủ công sẵn có trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bịmất do nghề cũ
Trang 13- Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹnăng và có sự sáng tạo nhất định Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và sản phẩmcủa họ không ngừng được hoàn thiện.
Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềm năngphát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường Tuy nhiên, như ta
đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn vào taynghề kỹ thuật của các nghệ nhân Làng nghề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghềđược đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết công nghệ kỹ thuật ởcác LNTT thường được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền Do
đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sảnphẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấphơn hẳn
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề
* Nhóm nhân tố xã hội
- Truyền thống: Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại và phát triển được do
có sự kế tục đời con đời cháu, nghề được bâc tiền bối truyền cho lớp hậu sinh Điều
đó thể hiện qua các “quy lệ” của các làng nghề Quy lệ là cách gọi khác của nhữngquy ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, bảo tồn nghề của dòng họ, của cộng đồnglàng xã Có thể nói là hầu hết các nghề thủ công đều có bí quyết Việc giữ “bí quyếtnghề” không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác,như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đốitượng cụ thể, như truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu
đích tôn Người học nghề được gọi là thợ con và phải ứng xử theo đạo “thầy trò”,
rất khuôn phép… Những quy lệ này được hình thành từ những ước lệ đến quy ướcmiệng rồi thành văn như hương ước, lệ làng Điều này đã tạo ra một trật tự tronglàng nghề và những nét văn hóa đặc thù Nhưng trong nền kinh tế thị trường vớikhoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì vấn đề đặt ra là làm sao để đưa khoahọc, kỹ thuật vào mà vẫn giữ được yếu tố truyền thống và được sự chấp nhận của xãhội
Trang 14- Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển
của làng nghề Từ việc hỗ trợ cho khâu sản xuất cho đến việc tìm đầu ra cho sảnphẩm của làng nghề mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài Chủ chương củachính phủ chú trọng đến việc phát triển cáclàng nghề ban hành các chính sách như
hỗ trợ tín dụng ưu tiên cho DN nhỏ và vừa, làng nghề nông thôn, với hỗ trợ lãi suấtcho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hang để sản xuất kinh doanh… Thời gian gầnđây, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ các DN khắcphục khó khăn, trong đó có DN làng nghề Đó là việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổchức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh Tiếp đó, các tổ chức, cánhân được vay vốn trung, dài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh,xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng Chính phủ cũng đã cóquyết định về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sảnxuất nông nghiệp , nhiều loại được hỗ trợ 100% lãi suất vay; thời hạn từ 12-24tháng Quy định mới này đã tạo điều kiện cho DN thực hiện các dự án xây dựng kếtcấu hạ tầng, tranh thủ thời cơ mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ phục
vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục Quy chế bảo lãnhcho DN vay vốn đã được sửa đổi, bổ sung về đối tượng, phạm vi, điều kiện và thờihạn bảo lãnh vay, có thêm nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Vì thực tế, có nhiều
DN làng nghề có nợ quá hạn, nhưng đã có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinhdoanh và cam kết trả được nợ quá hạn nên vẫn được bảo lãnh vay vốn Một sốchính sách nêu trên đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo nên những chuyển biến tíchcực của nền kinh tế, được DN làng nghề hoan nghênh Nhưng vấn đề có ý nghĩaquyết định hiện nay là việc tổ chức thực hiện, sao cho các chính sách ấy được thựcthi "đúng thời gian, đúng mục tiêu, đúng đối tượng" Tuy nhiên, đến nay số DNlàng nghề tiếp cận được các nguồn vốn kích cầu chưa nhiều Bên cạnh đó, yếu tố thịtrường cũng đang dần được tháo gỡ Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ xúctiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề, với tổng kinh phí năm 2009khoảng 3-5 tỷ đồng Gần đây nhất, ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ đã quyết địnhnâng mức hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại, trong đó có việc hỗ trợ
Trang 15tối đa 100% chi phí tuyên truyền, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thươngmại Các chính sách của nhà nước đối với làng nghề có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của làng nghề.
*Nhóm nhân tố kinh tế
- Cở sở hạ tầng: điện, thủy lợi, giao thông, y tế, bưu chính viễn thông, giáo
dục… Giao thông: làng nghề hay các cụm làng nghề được hình thành hầu hết đềugắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ và thuận lợi với giao thông Sự thuân lợi vềgiao thông tạo điều kiện cho việc giao lưu và buôn bán hàng hóa dễ dàng và thuậntiện hơn Với những làng nghề không có nguyên liệu tại địa phương thì giao thôngthuận lợi lại càng quan trọng hơn Vì vậy đê phát triển làng nghề thì việc đầu tư vàoxây dựng hệ thống giao thông là rất quan trọng
Ngoài giao thông ra thì hệ thống trường học, y tế, bưu chính viễn thông cũngrất quan trọng Tuy không trực tiếp tạo ra của cải cho làng nghề nhưng cũng khôngthể thiếu trong sự phát triển chung của làng nghề
Điện năng cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc đưa công nghệ, khoahọc kỹ thuật tiên tiến đến với làng nghề tạo điều kiện cho sự phát triển làng nghề
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểncủa làng nghề
Hiện nay nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và
tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đường giaothông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn Cho ta thấy cơ sở hạ tầng cóảnh hưởng rất lớn đến phát triển làng nghề
- Vốn cho sản xuất:Vốn là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh Có thể chia nhu cầu về vốn của doanh nghiệp làng nghề ra thành 3loại, đó là: những doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, tự lo được vốn; doanh nghiệp làmhàng gia công ký gửi, vốn thường do doanh nghiệp gia công ứng trước, có khi đến40-50% và doanh nghiệp thu gom hàng hóa là đầu ra của các doanh nghiệp nói trên.Trong đó, loại doanh nghiệp trực tiếp thu gom hàng hóa làng nghề để xuất khẩu vàtiêu thụ trong nước là cần đến nhiều vốn hơn cả Để phát triển làng nghề thì làng
Trang 16nghề phải có vốn lớn để đầu tư vào máy móc, công nghệ, thuê nhân công nâng caochất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường Vì vậy vốn là một nhân tốảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển làng nghề.
- Nguyên vật liệu: thường gắn liền với chất lượng sản phẩm đầu ra Tính chất
đa dạng của sản phẩm làng nghề tạo nên sự phong phú về các loại nguyên liệu đầuvào Giá cả, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành
và chất lượng sản phẩm đầu ra
Như ở Hà Nội, theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay nguyên liệu sản xuấtcho các làng nghề Hà Nội đang khan hiếm khiến các hộ không chủ động được sảnxuất kinh doanh Ước tính có tới 80% nguyên liệu phụ thuộc vào tỉnh ngoài và nhậpkhẩu Các nguyên liệu chính như sắt thép, tơ sợi, len nhập từ Trung Quốc; gỗ nhập
từ Lào, các tỉnh miền Trung và Tây Bắc; mây tre giang nhập từ Sơn La, Lai Châu Một số sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước như chế biến nông sản thựcphẩm cũng phụ thuộc vào thời vụ Như vậy sẽ phải tăng chi phí vận chuyển nguyênvật liệu dẫn tới giá thành sản phẩm cao
Vì vậy để hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp làngnghề phải chú trọng vào khâu quy hoạch và tìm nguồn nguyên vật liệu cho làngnghề
- Trình độ khoa học, kỹ thuật: Các sản phẩm làm ra của các làng nghề đã đáp
ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế sảnxuất của các làng nghề vẫn chưa cao Quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu sản xuất thủcông, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, cho nên, chi phí quálớn và sản phẩm chưa đạt chất lượng cao, mẫu mã còn nghèo nàn, thật sự chưa đápứng được nhu cầu cạnh tranh trên thị trường.Vì vậy, để đa dạng hóa sản phẩm đápứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì làng nghề phải đổi mới trang thiết bịthay thế máy móc cũ, lạc hậu năng suất thấp Nhờ đó, các doanh nghiệp và các cơ
sở làng nghề bước đầu tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, góp phần vào việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người lao động ởnhiều vùng nông thôn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Trang 17Ngoài ra, cần phải áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc xử
lý ô nhiễm môi trường làng nghề Các làng nghề cũng phải tiếp cận với các giảipháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm phòng ngừa phát sinh chất thải vàbiện pháp xử lý chất thải Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mâu thuẫn giữalợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của làng nghề đạt tớimức độ cao, đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước về mặt thể chế, chính sách đểlàng nghề phát triển bền vững
3 Vai trò của làng nghề với sự phát triển kinh tế xã hội
- Tăng tổng sản lượng giá trị hàng hóa cho nền kinh tế: hang năm làng nghế
sản xuất ra một số lượng hàng hóa lớn đóng góp đáng kể cho nền kinh tế năm
2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN mới đạt 274 triệu USD, thìnăm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, khoảng 750 triệu USD năm 2007; gần 1,0
tỷ USD năm 2008 bán ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, dagiày xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề Ở
Hà Nội trong số hơn 1.200 làng nghề, có gần 100 làng nghề đạt doanh số 10 – 20 tỷđồng/năm, 70 làng nghề đạt 20–50 tỷ đồng/năm, 20 làng nghề đạt trên 50 tỷđồng/năm Đặc biệt, một số làng nghề đạt doanh số rất cao như làng gốm sứ BátTràng đạt 283 tỷ đồng/năm; làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức) chuyên dệt kim vàlàm bánh kẹo đạt 587 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín)đạt 105 tỷ đồng Vì vậy làng nghề là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế nôngthôn
- Thu hút vốn bên ngoài và sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong dân Từng
gia đình, từng hộ thì số vốn tự có là không lớn nhưng với số đông nguồn vốn được
sử dụng sẽ là rất lớn Nguồn vốn trong dân không chỉ là tiền mà còn là vốn cố địnhtrong xây dựng cơ bản
- Giải quyết việc làm: làng nghề đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm
cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn Trong khidân số ngày càng tăng đặc biệt là khu vực nông nghiệp nơi chiếm khoảng hơn 70%
Trang 18dân số cả nước Như ở Hà Nội với hàng chục nhóm ngành nghề đang có hướng pháttriển mạnh như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài,mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm,
cơ kim khí, các làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham giasản xuất, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42%tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phốvới thu nhập bình quân tăng thêm khoảng 700.000 đ/người/tháng.
Một trong những lý do quan trọng phải vực các làng nghề là để giải quyết việclàm cho người lao động, đặc biệt là người bị thu hồi đất, góp phần ổn định trật tự xãhội và đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án Hiện nay, trên địa bàn Hà Tây (cũ) đangtriển khai hàng loạt dự án giao thông, đô thị, công nghiệp với diện tích phải thu hồihàng nghìn héc-ta Từ nay đến năm 2010, Quốc Oai sẽ có khoảng 4.500 ha đất nôngnghiệp/7.200 ha đất chuyển thành đất đô thị và đất phi nông nghiệp khác, 7/20 xãcủa huyện sẽ hết toàn bộ đất nông nghiệp Huyện Thạch Thất cũng phải thu hồi tớihơn 3.000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng hơn 2.000 ha của gần 20nghìn hộ dân (bao gồm gần 400 nghìn lao động), trong đó có tới gần 10 nghìn hộ bịthu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp Quận Hà Đông và các huyện khác cũngtrong tình trạng tương tự nên vấn đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới chongười lao động nói riêng và người bị thu hồi đất nói chung đang là vấn đề bức thiết.Theo Sở Công thương Hà Nội: khu vực Hà Tây cũ có 1.180 làng có nghề/1.460làng, đã đóng góp khoảng 35% giá trị sản xuất CN-TTCN, 60% kim ngạch xuấtkhẩu và giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động nông thôn Vì vậy, “cứu” làngnghề còn là “cứu” hơn 1 triệu lao động đang có nguy cơ mất việc làm và góp phầnlàm ổn định trật tự xã hội ở các làng quê
Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập củangười dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nông nghiệp, thu hútmột bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngành nghề phi nông nghiệptheo phương châm “ly nông bất ly hương” Và cũng có tác động lớn trong việc tạo
Trang 19việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn Điều này có tác động lớn hạn chếdòng người ồ ạt tự phát kéo ra các thành phố, thị xã gây ra hậu quả khó lường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: Trong giai
đoạn đất nước đang tăng tốc phát triển kinh tế bằng cách tập trung đầu tư phát triểnnhững ngành nghề công nghiệp hiện đại tại các khu đô thị và nỗ lực phấn đấu pháthuy mọi nguồn sức mạnh, tận dụng mọi lợi thế và nguồn lực để phát triển CN -TTCN - XDCB nhằm công nghiệp hoá kinh tế nông thôn Ví dụ như năm 2009,giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Nội đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếmkhoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thànhphố Phát triển LNTT nông thôn góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá
đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong những nội dungquan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảmdần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấutổng sản phẩm trong nước
Việc khôi phục các nghề và các làng nghề, phát triển các làng nghề mới, sảnphẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặt tạo ra việclàm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khác đóng vai trò tíchcực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tựcung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nôngnghiệp với công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường hànghoá, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn
Sự phát triển làng nghề tạo điều kiện cho công nghiệp, dịch vụ phát triển làmgiảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp phù hơp với quá trình công nghiệp hóa hiệnđại hóa của nước ta
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Các mặt hàng thủ công truyền thống của
các làng nghề có nhiều tiềm năng về thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt nếukết hợp chặt chẽ với ngành du lịch Giá trị của các làng nghề không chỉ là tạo racông ăn việc làm thu nhập cho người lao động hay các giá trị kinh tế khác, mà làngnghề còn có giá trị về văn hóa, lịch sử vô cùng quan trọng Nghề và làng nghề
Trang 20truyền thống còn là nơi gặp gỡ giữa kỹ thuật và nghệ thuật Như vậy, nghề và làngnghề là nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa một cách đầy đủ và tinh tế, lưutruyền từ thế hệ này đến thế hệ khác Làng nghề thủ công truyền thống với các bíquyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam Đó là mộtcộng đồng có sự liên kết chặt chẽ bởi những mối liên hệ chằng chịt về lãnh thổ,huyết thống, kinh tế, văn hóa và tâm linh Đây là nơi hiện lưu giữ kho tàng di sảnvăn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, nơi biểu hiện cụ thể, sinh độngbản sắc văn hóa dân tộc.
* Một số tác động tiêu cực: làng nghề ngày càng phát triển cũng kéo theo rất
nhiều tác động tiêu cực đặc biệt là vấn đề về môi trường quanh làng nghề là mộtvấn đề rất nhức nhối
- Chất thải của làng nghề làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường: Sự
khôi phục và phát triển của các làng nghề sản xuất vật liệu kim loại trong nhữngnăm gần đây đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế- xãhội của các địa phương, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng Những ưu điểm mang tính đặcthù của sản xuất làng nghề như sự linh động trong quản lý sản xuất-kinh doanh, sựphân công tự nhiên giữa các hộ về cung cấp và bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm, đãtạo điều kiện thúc đẩy quá trình cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ sản xuất.Các sản phẩm từ làng nghề chiếm một tỉ trọng đáng kể trên thị trường trong vàngoài nước Tuy nhiên, những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sứckhoẻ cộng đồng cũng đang trở thành những vấn đề bức xúc ở các khu vực này, màcác nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là:
+ Công nghệ sản xuất lạc hậu; điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ lao động vàmặt bằng dân trí thấp; những hạn chế về khả năng đầu tư, điều kiện cạnh tranh trênthị trường làm tăng mức phát thải, lãng phí vật tư và ô nhiễm môi trường
+Lực lượng lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động ởcác làng nghề, điều đó góp phần giảm giá thành sản phẩm nhưng lại làm tăng áp lực
về dân số ở khu vực làng nghề, tác động tới môi trường KT-XH
Trang 21+Những hạn chế trong tổ chức quản lý, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng
đã cản trở việc thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) ởcác làng nghề Trong khi đó chúng ta chưa có các biện pháp quản lý và xử lý môitrường hiệu quả
Có thể lấy các kết quả nghiên cứu môi trường ở khu vực sản xuất xã Tân Tiến,huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội làm ví dụ Đến nay, quy mô của làng nghề ởTân Tiến ngày càng phát triển với 973 hộ sản xuất bao gồm các nghề: mây tre đan,
đồ gỗ Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là mây, tre Các loại gỗ lấy từ vùng nguyênliệu của huyện và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ
Hầu hết diện tích đất ở và phần đất hai bên trục đường liên xã Các xưởngđược xây dựng rất sơ sài, đồng thời là nơi tập kết nguyên - vật liệu, sản phẩm Diệntích thao tác chật hẹp; hệ thống điện nước lắp đặt tuỳ tiện, không an toàn; không có
hệ thống cấp nước, thu gom nước thải từ các hộ sản xuất; các loại chất thải đềuđược dân đổ ra phía sau các nơi sản xuất
Máy móc, thiết bị sử dụng trong các làng nghề hầu hết là loại cũ, mua từTrung Quốc hoặc mua thanh lý từ các nhà máy của Việt Nam, một số là sản phẩm
tự tạo Các thiết bị này lạc hậu, chắp vá, năng suất thấp và mức độ gây ô nhiễm môitrường cao Với sự phát triển về qui mô, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ lạc hậucùng với ở đây không có một biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nào dù làđơn giản nhất được áp dụng nên môi trường ở Tân Tiến đã bị tác động khá nặng nề.Thứ nhất: Tác động tới môi trường đất, nước, không khí Tải lượng các loạichất thải từ các hoạt động sản xuất trong 1 ngày của các làng nghề xã Tân Tiến quađiều tra cho thấy: nước thải của làng nghề này không được xử lý và xả thẳng racống rãnh, mùi lưu huỳnh, cống rãnh và rác thải sinh hoạt, bãi chôn lấp rác thải ở xãTân Tiến Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổbừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống Dải đất canh tác phía sau các hộsản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm Hàng năm mỗi hộ lấn ra xung quanh khoảng20-50 m2 bằng các loại chất thải rắn.Ước tính trong khoảng 5 đến 7 năm tới, diệntích mặt nước và đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc
Trang 22không sử dụng được Nước thải, nước mưa mang theo các chất độc hại làm ô nhiễm
hệ thống nước mặt, nước ngầm
Thứ hai: Tác động tới môi trường sinh thái-cảnh quan Các hoạt động sản xuấtcủa làng nghề đã làm ô nhiễm và thay đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, cảnhquan khu vực Vật tư, sản phẩm và các loại chất thải đổ xung quanh nơi sản xuất và
cả trên đường giao thông; các nhà ở và xưởng xen nhau, bụi, mức ồn cao và liêntục , đã tạo nên một khung cảnh hỗn loạn và ô nhiễm Đất canh tác và các ao hồtrong làng đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất thải, không sử dụng được vào mục đíchnào khác Ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá bị chết hàng loạt
Thứ ba: Môi trường lao động An toàn và sức khoẻ của nguời lao động tronglàng nghề không được đảm bảo Số giờ làm việc liên tục trung bình mỗi ngày 10 –
12 giờ trong điều kiện diện tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao Trong các nhàxưởng không có sự chuẩn bị nào cho an toàn cháy nổ, mặc dù ở khắp làng đều tiềmtàng những nguy cơ gây cháy do nguyện vật liệu là các sản phẩm dễ cháy khôngđược bảo quản đúng quy định
Thứ tư: Tác động tới sức khoẻ cộng đồng Tất cả các yếu tố trên tác động trựctiếp và thường xuyên tới người lao động và dân cư trong làng nghề Các loại bệnhđường hô hấp, ngoài da chiếm tỷ lệ trên 20% tổng số dân cư trong khu vực làngnghề Đặc biệt là tỷ lệ mắc các bệnh trên ở nhóm người tham gia sản xuất và khôngtham gia sản xuất tương đương nhau
Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu môi trường ở các làng nghề ở xã Tân Tiếncũng như ở một số xã khác của huyện Chương Mỹ đã cho thấy rõ các vấn đề môitrường bức xúc tại các làng nghề ở nước ta
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải thực hiện tốt việc quản lý vàBVMT Chúng tôi cho rằng các địa phương có làng nghề cần sớm tiến hành nhữngbiện pháp về quản lý và kỹ thuật cụ thể, phù hợp với quy mô và khả năng của mình
4 Kinh Nghiệm phát Triển làng nghề nông thôn ở một số nước trên thế giới
Trang 23Trung quốc: nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như đồ
gốm, dệt vải, dệt lụa tơ tằm, luyện kim, nghề làm giấy Đầu thế kỷ XX Trung Quốc
có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc trong các làng nghề, trong các hộ gia đình.Đến năm 1953, số người làm TTCN được tổ chức vào HTX (sau phát triển thành xínghiệp Hương Trấn)
Xí nghiệp Hương Trấn là tên chung chỉ loại hình doanh nghiệp tập thể dochính quyền hoặc tập thể nông dân ở các hương và trấn http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr
%E1%BA%A5n_(Trung_Qu%E1%BB%91c)ở Trung Quốc thành lập từ sau cải cách
1978 Đây là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ Có tới 99% xí nghiệphương trấn có không quá 50 lao động Chính quyền Trung Quốc xếp các doanhnghiệp này vào một khu vực riêng Năm 1997, Trung Quốc ban hành Luật Xínghiệp hương trấn để điều chỉnh khu vực này.Trong suốt hai mươi năm đầu tiên từkhi mở cửa, các xí nghiệp hương trấn là một trong những khu vực năng động nhấttrong nền kinh tế Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Trong những nămhoàng kim (1985-95), tổng giá trị sản lượng của khu vực này tăng với tốc độ bìnhquân hàng năm là 24,7% theo giá cố định (38,1% theo giá thực tế) Năm 1995, tỷtrọng của khu vực này trong GNP của Trung Quốc là 25,5%, trong tổng giá trị sảnlượng công nghiệp là 55,8% và trong tổng giá trị xuất khẩu là 49,5%
Mặc dù đóng tại khu vực nông thôn, song hầu hết các xí nghiệp hương trấnhoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, ngoài ra còn trong lĩnh vực nông nghiệp,thương nghiệp, vận tải, xây dựng
Xí nghiệp hương trấn có thể do chính quyền các hương và trấn thành lập.Giang Tô là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này
Xí nghiệp hương trấn cũng có thể do tập thể nông dân thành lập Ôn Châu lànơi tiêu biểu cho kiểu này
Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước ngoài.Theo luật pháp Trung Quốc thời kỳ mới cải cách thì các xí nghiệp có vốn nướcngoài đều phải hướng vào xuất khẩu, vì thế các doanh nghiệp này đều lấy thị
Trang 24trường) nước ngoài làm thị trường chính Miền Nam Trung Quốc, nhất là QuảngĐông là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này.
Xí nghiệp Hương Trấn phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo củaTrung Quốc trong quá trình thực hiện chiến lược CNH, lựa chọn con đường đi lênCNXH
Nhật Bản: nhằm mục đích thúc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thủ công
đặc trưng của mỗi vùng Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế đấtnước, ngành nghề thủ công Nhật bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một
số ngành tiểu thủ công nghiệp đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theohướng thủ công truyền thống Bước vào những năm 1970, nhu cầu về hàng hoá tiêudùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyển sang xu hướng đa dạng hoá và đềcao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độc đáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩnhoá đồng loạt Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiênnhiên khác trên thế giới vào những năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suynghĩ lại về giá trị của các nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tàinguyên tiết kiệm, hiệu quả Trong khi đó hàng thủ công truyền thống Nhật Bản mấtdần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấpphải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tựnhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào cácngành sản xuất hiện đại hoá Vì thế các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suythoái
Trong bối cảnh đó Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật Phát triển
nghề thủ công truyền thống Được sự hỗ trợ của Chính phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làm sống
lại các ngành nghề thủ công truyền thống Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ vềtổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sáng tạo” Nhờ phong trào, một
số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ trong Nhật bản, màcòn cả trên thị trường nhiều nước
Trang 25Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có 20quận hưởng ứng với các dự án tương tự như “sản phẩm của làng”, “chương trìnhphát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống lại địa phương” Tinhthần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
Thái Lan có tên gọi “One Tambon, One Product” hay còn gọi là “Thai
Tambon Project” (tiếng Thái “Tambon” nghĩa là “làng”), được phát động sau khiThủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “One Village, One Product” tại Nhật Bản.Chương trình này được giới thiệu tại Thái lan vào năm 1999 và chính thức đi vàohoạt động vào tháng 10 năm 2001 Trong chương trình này, Chính phủ Thái Lan hỗtrợ để mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủyếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệcho nông dân Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002 chươngtrình này đã đem lại 3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân Năm
2003 doanh số bán hàng của các làng tham gia Chương trình “mỗi làng một sảnphẩm” đã đạt mức 30,8 tỷ Baht, tăng 13% so với năm 2002 Dự kiến đạt 40 tỷ Bahttrong năm 2004 và nhờ phong trào này mà nhiều người nước ngoài đã biết đến sảnphẩm thủ công của Thái Lan
* Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Từ thực tiễn phát triển làng nghề ở một số nước trên, chúng ta có thể rút ra một
số kinh nghiệm sau:
- Phát triển làng nghề gắn với quá trình CNH nông thôn Khi tiến hành CNH
họ thường kết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiện cơ sở vật chấtcủa mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại Đồng thời
tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có truyền thống
để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá
- Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn Đầu tư chogiáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiêntiến
Trang 26- Để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cholàng nghề phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghềphát triển.i đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trườngcủa Nhà nước để khuyến khích làng nghề, ngành nghề truyền thống phát triển
- Khuyến khích sự kết hợp giữa công nghiệp và TTCN và trung tâm côngnghiệp với làng nghề.Để tạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đềuthiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề
Trang 27
Chương 2 TH ỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở
CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI
1 Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ở
Chương Mỹ
1.1 Điều kiện kinh tế:
Nằm ở phía tây nam thành phố, Chương Mỹ hơn 120 năm tuổi, là nơi hội tụcác tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 6A, đường 121A, đường 80, tỉnh lộ 419,đường sông Bình, sông Đáy…) Với tiềm năng đất đai, con người và trong điều kiệnmới, nơi đây được kỳ vọng là “vành đai xanh” thực phẩm của Thành phố
Chương Mỹ là bức tranh sơn thủy hữu tình có địa hình khá đa dạng, vừa cóđặc trưng của đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi,sông, bãi, hồ, hang động Huyện nằm trong quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn –Xuân Mai – Sơn Tây, nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương.Với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, Chương Mỹ đã được biếtđến như một vựa lúa, thực phẩm của tỉnh Hà Tây (cũ) Từ cuối năm 2001, huyệnchú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững,phá bỏ thế độc canh cây lúa để tiến tới đa canh, để thích ứng với địa hình đa dạngcủa địa phương tiến tới biến đa dạng đó thành thế mạnh Diện tích gieo trồng đượcduy trì hàng năm khoảng trên 16 nghìn ha, năng suất lúa đạt hơn 63 tạ/ha, tổng thuđạt 62.849 tấn lương thực, riêng thóc đạt 57.385 tấn, giá trị ước đạt trên 368 tỷđồng Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có sự phát triển đồng đều các ngànhnghề Thế mạnh của huyện trong chăn nuôi là đàn gia súc với gần 110.000 con lợn,21.200 con trâu, 1.600 con bò, 1,86 triệu gia cầm, thủy cầm 7 tháng đầu năm 2008,huyện đã cung cấp cho thị trường hơn 10 nghìn tấn thịt lợn, 729 tấn thịt trâu bò, gần
5 nghìn tấn gia cầm Song song với việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cây trồngbưởi Diễn, nhãn muộn, việc trồng cây lấy gỗ, cây ăn quả được duy trì ở tất cả các
xã Chương Mỹ đã tạo nên cơ cấu kinh tế khá đồng đều với trục công nghiệp chiếm
Trang 2840%, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệpchiếm 27% Trên huyện đã hình thành khu công nghiệp Phú Nghĩa, cụm côngnghiệp Đông Phú Yên, Ngọc Hòa, điểm công nghiệp Ngọc Sơn… thu hút khoảng9.000 lao động Những năm qua, kinh tế của huyện luôn luôn phát triển mạnh, mứctăng trưởng ở 2 con số, năm 2010, huyện phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15.5% trởlên, tổng giá trị ước đạt 1.300 tỷ đồng Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tếnông nghiệp, Chương Mỹ rất quan tâm phát triển ngành nghề trên quy mô toàndiện Sản xuất công nghiệp của huyện dần đi vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởngbình quân 15%/năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũng từng bước được phục hồi,huyện có khoảng 174 làng nghề trong đó nghề đan mây, tre, giang xuất khẩu là thếmạnh của huyện
1.2 Điều kiện xã hội:
Cùng với các thành tựu về kinh tế thì trên lĩnh vực văn hoá, xã hội huyệnChương Mỹ cũng có bước phát triển mạnh mẽ Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, giáodục, xoá đói giảm nghèo hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, công tác chính sách xãhội được đảm bảo tốt Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao có nhiềuchuyển biến, đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi Đời sống văn hoá nhân dân đượccải thiện và nâng cao Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhoá” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực
An ninh chính trị trên địa bàn huyện vững chắc, an ninh nội bộ được tăngcường, an ninh nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực Trật tự an toàn xã hộiđược đảm bảo hơn, các loại tội phạm kinh tế, ma tuý, hình sự, tệ mại dâm, cờ bạc,
và tai nạn giao thông nghiêm trọng được kiềm chế và đẩy lùi một bước Đặc biệt,phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phát triển sâu rộng, đã có sự phối hợp chặtchẽ và hiệu quả giữa các ngành, địa phương và các đơn vị kinh tế để chống lại các
tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội chung trên địa bàn
Điều dễ nhận thấy ở vùng đất này chính là việc coi trọng nhân tố con người.Chương Mỹ luôn dành sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu cho đầu tư, xây dựng, đổi mới
hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục – đào tạo Toàn huyện có 100% trường
Trang 29THCS và hơn 82% trường tiểu học được xây dựng kiên cố, cao tầng Nhiều nămliền, nơi đây là lá cờ đầu của ngành giáo dục Hà Tây cũ và khi sát nhập vào Hà Nộiviệc dầu tư vào giáo dục của huyện càng được coi trọng hơn.
Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấntượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn đượctrang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa, bình quân 11điện thoại/100 dân Huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu có phong cảnh tuyệt đẹpnhư chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng NghiêmTự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xung quanh thị trấn ChúcSơn Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân
Chương Mỹ hôm nay đã tạo được thế đứng chân kiềng: nông nghiệp kết hợpvới sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và đầu tư chotương lai bằng việc chăm lo cho công tác giáo dục – đào tạo cho thế hệ trẻ Tất cảđều hướng tới mục tiêu xây dựng một Chương Mỹ giàu đẹp và vững bước trong tiếntrình hội nhập
2 Thực trạng phát triển làng nghề ở Chương Mỹ.
2.1 Các giai đoạn phát triển của làng nghề
- Giai đoạn trước đổi mới: Cũng giống như trên cả nước kể từ sau khi đất nướchoàn toàn giải phóng 1975 đến năm 1986, đảng và nhà nước áp dụng chính sáchkinh tế tập trung, xóa bỏ kinh tế ngoài quốc doanh Ở nông thôn Chương Mỹ hìnhthành các HTX, các tổ hợp làng nghề được xây dựng ở các làng Làng nghề vớiđúng nghĩa là đơn vị kinh doanh độc lập không còn nữa mà thay vào đó làng nghềthủ công được tiến hành dưới hình thức sở hữu tập thể, sản xuất tiểu thủ côngnghiệp không phát triển được
- Giai đoạn sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay): đại hội VI với chủ trương đổimới của đảng cộng sản Việt Nam nền kinh tế nước ta bắt đầu khởi sắc làng nghềđược công nhận là đơn vị kinh doanh tự chủ Do đó các thành phần tham gia là các
hộ gia đình, doanh nghiệp theo hình thức cá thể được phát triển góp phần chuyểndịch cơ cấu huyện trong những năm qua Những năm qua, Chương Mỹ luôn đạt các
Trang 30mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội Năm 2005, tỉ trọng của cơ cấu kinh tế của huyệnlà: Công nghiệp, TTCN - dịch vụ, thương mại - nông nghiệp là: 30% - 33% - 37%,nhưng đến năm 2008: Công nghiệp, TTCN chiếm tỉ trọng 40%; dịch vụ, thươngmại: 33,6%; nông nghiệp còn 26,4%, tổng giá trị sản xuất đạt 3.138 tỉ đồng, tăngthêm 1.332 tỉ đồng, tương ứng tăng 15,7% so năm 2007, trong đó, ngành Côngnghiệp, TTCN tăng bình quân 21%/năm; dịch vụ, thương mại 16%/năm; nôngnghiệp là 5%/năm.Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2 lần, năm 2005 đạt 4,8triệu đồng/người/năm, đến năm 2008 đã nâng lên xấp xỉ 9 triệu đồng/người/năm.
Đó cũng là sự phát triển nhanh chóng không ngừng dừng lại mà con tăng lên trongnhững năm sau
2.2 Thực trạng phát triển làng nghề Số lương, quy mô, tình hình phát triển của các làng nghề
* Số lượng và quy mô các làng nghề
Những năm gần đây đặc biệt là sau khi huyện Chương Mỹ sáp nhập vào thànhphố Hà Nội thì làng nghề ở Chương Mỹ đã và đang được khôi phục, phát triển Cácsản phẩm của các làng nghề ngày càng được thị trường ưa chuộng đặc biệt là cácsản phẩm mây tre đan Do vậy số lượng các làng nghề cũng ngày càng ổn định vàtăng lên Hiện nay, Huyện Chương Mỹ có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan.Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làngnghề lớn nhất Thành Phố Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã
có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng.Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xãPhú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Như làngnghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa), làng nghề mây tre đan Quan Trâm (xãPhú Nghĩa), làng nghề mây đan Yên Kiện (xã Đông Phươg Yên) Các làng nghềtruyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nôngsản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên,Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng làng nghề mộcPhù Yên (xã Trường Yên), nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng Hiện nay,
Trang 31Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề Điềunày minh chứng cho khả năng phục hồi và phát triển các làng nghề Chương Mỹ.
Do chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề của các cấp chính quyềnđịa phương nhưng quan trọng hơn là do sức ép về kinh tế mà những người nông dânChương Mỹ đang phải chịu Vì vậy các làng nghề ở Chương Mỹ ngày càng pháttriển và phục hồi nhanh chóng
Bảng 2.1: Dân số và thu nhập bình quân người dân làng nghề ở Chương Mỹ
Năm
Dân số (người) 266142 268348 271324 277189 279835 283317 284183Thu nhập/ người/
năm
Nguồn: sở công thương TP Hà Nội
Ta thấy doanh thu trung bình của người dân làng nghề Chương Mỹ trên nămchỉ có 4.8 tr đồng/người/năm trong năm 2005 và tăng lên rất nhiều đến 9.9đồng/người/năm trong năm 2009 Như vậy, sau 4 năm thì doanh thu/người/nămtăng được 5.1 triệu đồng, ta thấy được trong những năm vừa qua đời sống ngườidân làng nghề Chương Mỹ đã có những bước tiến đáng kể Vì vậy, sức ép kinh tếchính là động lực cho người dân nông thôn Chương Mỹ khôi phục và phát triểnnghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng
Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừagiải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ Đây là một động lựcquan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừagiải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ Đây là một động lựcquan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Như tại xã PhúNghĩa có 2.217 hộ với tổng số 10.018 nhân khẩu, trong đó số lao động trong độ tuổi
Trang 32là 5.307 người Số hộ tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu chiếm 90% số hộtrong toàn xã Nhờ phát triển của nghề truyền thống mà người dân trong xã có việclàm thường xuyên, đời sống ngày càng được cải thiện.
Bảng 2.2: Số lượng lao động làng nghề ở một số làng nghề.
Đơn vị: người Năm
Nguồn: sở công thương TP Hà Nội
Sự gia tăng lao động trong tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề nóiriêng là do một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số lao độnglàm việc hơn 200 ngày/năm là rất ít Vì thế những nơi thuần nông lao động ở đâykhông được coi là nguồn lực nữa mà trái lại, nó lại trở thành gánh nặng, tạo ra sức
ép lớn do dư thừa lao động Như vậy, một phần đáng kể lao động nông thôn phảitìm việc làm khác, trong đó làm việc ở làng nghề là một hướng đi tích cực
Thứ hai, do thu nhập từ nông nghiệp thấp Như vậy, lao động nông nghiệpphải chuyển sang các lĩnh vực khác, trong đó có làng nghề
* Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề
- Hình thức sản xuất: các làng nghề ở Chương Mỹ hiện nay đều xuất phát từ
sự khôi phục và phát triển các làng nghề đã tồn tại lâu đời Do vậy, hình thức tổchức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây thìmới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ vàcác Doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện của những làng nghề mới
Hộ gia đình là hình thức chủ yếu trong sản xuất của làng nghề truyền thống
Do tính chất của nghề phù hợp, việc tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho người dânlúc nông nhàn và số vốn bỏ ra cũng không nhiều hoặc nếu cần vốn nhiều thì có thể
Trang 33vay vốn ngân hàng, địa phương, hay các tổ chức xã hội khác Hoạt động sản xuấtchủ yếu là khoán sản phẩm
Còn ở các hình thức Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX thì khôngchỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng nghề và tìmthị trường tiêu thụ, các hình thức này còn có vai trò lớn trong việc tiếp nhận các đơnđặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất
Toàn huyện hiện có 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài; 20 DN của TƯ vàTP,250 Cty TNHH, DN tư nhân và 12.000 cơ sở sản xuất cá thể, giải quyết 9.500lao động thường xuyên và 25.000 lao động thời vụ
- Chủng loại sản phẩm: các làng nghề ở Chương Mỹ tạo ra nhiều sản phẩm
khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ mây tregiang đan, nón lá, mộc
Trang 34- Các sản phẩm mây tre đan giang: đây là
loại sản phẩm chiếm ưu thế nhất Các làng
nghề ở đây nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời
Chủ yếu để xuất khẩu Các sản phẩm:
* Đĩa mây: gồm đĩa tròn, đĩa bát giác,
đĩa rua miệng, đĩa vuông, đĩa chữ nhật, đĩa
bán nguyệt, đĩa vỏ dưa, đĩa hoa muống, đĩa
lót tròn
* Bát mây: có bát răng cưa, bát rua
miệng, bát trơn mộc, bát đáy dày
* Chậu mây: có chậu đứng cong, chậu
thắt suốt, chậu thau
* Lẵng mây: lẵng xách tay, lẵng bán
nguyệt, lẵng quai chai
* Làn mây: làn viên trụ, làn chữ nhật, làn kép,
làn đơn
- Các sản phẩm gỗ, mộc: với quy mô không
lớn chủ yếu sản xuất để bán trong Thành Phố
và các tỉnh lân cận Các nghề:
* Phục chế nhà cổ
* Mộc dân dụng
* Nội thất
- Các sản phẩm từ tre cọ: Hiệu quả kinh tế
không cao khiến cho xu hướng về phát triển
nghề này không được khuyến khích
- Làng nghề mộc Phúc Cầu- xã Thụy Hương
- làng nghề mộc Phù Yên- xã Trường Yên
- Làng nghề nón lá Phú Hữu I
- Làng nghề nón lá Phú Hữu II
Trang 35Ở Chương Mỹ thì ta thấy được các sản phẩm của làng nghề chủ yếu là các sảnphẩm mây, tre, giang Đặc biệt làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời.Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là "xứ Mây", là quê hương của mây đanvới những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới tỉnh cao nghệ thuật tạo hình dângian của Việt Nam Người Phú Vinh cha truyền con nối, đến nay đã sáng tạo được
180 mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu Riêng các sản phẩm về tre khắc hẳn với cácsản phẩm của làng nghề khác và đây chính là thế mạnh của làng nghề mây tre đan ởChương Mỹ Ngoài các sản phẩm về mây tre đan giang còn có các sản phẩm củacác làng nghề mộc chủ yếu là phục chế nhà cổ, mộc dân dụng nhưng với quy môkhông lớn thị trường chủ yếu là trong Thành phố Còn các làng nghề sản xuất nón lá
có hiệu quả kinh tế không cao, xu hướng phát triển nghề này không được khuyếnkhích cần cấy thêm nghề mới để có hiệu quả kinh tế cao hơn
Nói chung tình hình phát triển của các làng nghề Chương Mỹ rất phong phú ởngành nghề thủ công truyền thống đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan, chủng loạisản phẩm Chúng ta muốn phát triển các làng nghề hơn nữa thì cần chú ý nhiều vềchủng loại, mẫu mã sản phẩm hơn nữa và phải tạo thêm các nghề mới dựa trên điềukiện cụ thể của từng vùng cho phù hợp với khả năng của từng vùng đê phát triểncác làng nghề mới
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Các làng nghề ở Chương Mỹ với chủng laoij sản phẩm đa dạng, dộc đáo đã cóđược vị trí của mình ở thị trường trong nước và ngày càng phát triển hơn để đápứng được nhu cầu xuất khẩu Thị trường tiêu thụ của các làng nghề ở Chương Mỹnhư sau:
Về mặt hàng mây tre đan, rất nhiều các doanh nghiệp và công ty tư nhân tìmkiếm thị trường ở nước ngoài, đó là xu hướng tiến bộ để phát triển làng nghề Hiệnnay các doanh nghiệp làng nghề ở Chương Mỹ đang đáp ứng nhiều đơn đặt hàngcủa các công ty du lịch nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, các nướcEU… Tuy nhiên, để tìm được một thị trườn ổn đinh đã khó thì việc giữ được thịtrường ổn định lại càng khó hơn Khủng hoảng kinh tế thế giới không chỉ ảnh
Trang 36hưởng đến các doanh nghiệp lớn, mà còn tác động trực tiếp đến các làng nghềtruyền thống Ít người bán, vắng người mua là tình cảnh hiện nay của thị trườngmây tre đan truyền thống ở Chương Mỹ Do khủng hoảng tài chính thế giới dẫn đếncác mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu đều bí đầu ra thị trường xuất khẩu cũng trở nênvắng lặng hơn trước Còn với thị trường trong nước thì chủ yếu là bán cho kháchtham quan du lịch và tại các hội chợ.
Về mặt hàng gỗ, mộc: đồ gỗ nội ngoại thất với mẫu mã và chủng loại cũngchưa phong phú đáp ứng chủ yếu nhu cầu tiêu dùng trong nước Xu hướng tương lai
về phát triển các sản phẩm trạm khắc tinh xảo, các sản phẩm mộc nội thất cao cấpđang được làng nghề chú trọng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn củathị trường Không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nướcngoài
Hiện nay thì các làng nghề vẫn tự tìm thị trường thị trường tiêu thụ sản phẩm làchính , hoặc tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian Các ngành nghề và sản phẩm củaChương Mỹ đã và đang đi theo hướng cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường, khaithác tốt thị trường và nguồn lực địa phương Trong những năm vừa qua, sản phẩmcủa làng nghề đã đa dạng hơn để đáp ứng được nhiều nhóm nhu cầu của nhiều nhómkhách hàng hơn, nhưng nó cũng nổi lên một vấn đề là các sản phẩm chạy theo nhucầu của thị trường chứ chưa có sự chuẩn bị trước và định hướng cho thị trường
* Thị trường lao động:
Lao động là đầu vào rất quan trọng của các làng nghề, Lao động của các làngnghề ở Chương Mỹ chủ yếu là lao động tại địa phương, làng xã Trong năm 2009huyện đã tiếp nhận 146 dự án vào đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệuquả, giải quyết việc làm cho 12 nghìn lao động, tổng số doanh nghiệp đang đầu tưsản xuất kinh doanh trên địa bàn Chương Mỹ là hơn 410 doanh nghiệp Do ảnhhưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nên những tháng đầu năm 2009 các doanh nghiệpgặp rất nhiều khó khăn hộ kinh doanh mây tre đan, hầu như không nhận được thêmđơn hàng mới Các đơn hàng cũ cũng bị phía các đối tác nước ngoài hoãn lại Nênviệc dư thừa lao động là một vấn đề lớn với huyện Doanh nghiệp mây tre đan Hiền
Trang 37Dương (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) trước đây có khoảng 40 lao độngthường xuyên, đầu năm 2009 chỉ còn 15 tuy nhiên những tháng cuối năm, cácdoanh nghiệp đã khắc phục và tiếp tục hoạt động SXKD ổn định
* Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào:
- Nguyên vật liệu đầu vào: nguyên vật liệu đầu vào là chính trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của làng nghề Vì thế nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng rấtlớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề Thị trườngnguyên vật liệu của các làng nghề Chương Mỹ chủ yếu là cây tre, cây trúc, mâygiang, cây gỗ Nguyên vật liệu trong huyện cũng đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuấtkinh doanh trong huyện hơn nữa do giao thông thuận tiện có quốc lộ 6A đi qua nênviệc mua nguyên vật liệu từ cac tỉnh lân cận là khá thuận tiện Đầu vào đó hầu hếtđều được nhập từ các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ nơi có nguồn mây, tre,giang và gỗ rất phong phú Cây tre không thể nói là vô tận nhưng nó được coi làmột nguồn nguyên liệu rất dồi dào, bởi sau khi khai thác một cây tre thì sau 3 năm
ta có thể trồng được một cây tre mới Nhưng với đầu vào là gỗ thì sau khi khai thácthì phải 30-50 năm sau chúng ta mới có thể trồng được một cây gỗ như vậy Bởi thếđầu vào của các sản phâm tre trúc thì không có gì đáng ngại nhưng đầu vào gỗ củacác làng nghề mộc cũng là một vấn đề lớn
Hiện nay Trung tâm khuyến nông Hà Nội đã phối hợp với UBND huyệnChương Mỹ để trồng mây nếp theo phương thức trồng thuần và trồng xen trên cácvùng đất đồi, đất vườn Số mây nếp này đã phát triển rất tốt với tỷ lệ cây sống đạt90% Số diện tích mây nếp này sau khi thu hoạch sẽ góp phần giải tỏa cơn khátnguồn nguyên liệu cho các làng nghề mây tre đan ở ngoại thành Hà Nội đang phảichịu từ nhiều năm nay Tài nguyên mây tre ở nước ta nhiều nhưng cũng đang cạnkiệt dần do những khai thác bất hợp lý, khai thác quá mức làm cho chất lượng và sốlượng nguyên liệu giảm trầm trọng Ở Chương Mỹ, nơi có 94 làng nghề mây tređan, nhu cầu nguyên liệu cho nghề này tới hàng ngàn tấn/năm, song chủ yếu đềuphải mua từ các tỉnh vùng Tây bắc, miền Trung và các nước Lào, Campuchia,Indonesia… Đây chính là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm mây tre đan lên cao
Trang 38và người sản xuất cũng không dám ký các hợp đồng lớn vì không chủ động đượcnguồn nguyên liệu.
- Công nghệ sản xuất: Công nghệ trang thiết bị sản xuất cũng là một yếu tố
đầu vào quan trọng Công nghệ của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu vẫn làphương pháp thủ công truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất mà ông cha
đã để lại Công cụ thô sơ do người lao động tự sản xuất ra và có sự kết hợp với cơgiới hoá từng bộ phận Hiện nay, trong các làng nghề Chương Mỹ, người lao động
đã nhận thấy được cái lợi thực sự của áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ khí vàosản xuất nhưng ở các hộ gia đình sản xuất thì họ vẫn chưa thể đầu tư mua sắm công
cụ sản xuất mới mà chủ yếu vẫn dùng những dụng cụ đã từ lâu đời Và sự đổi mới,đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chủ yếu diễn ra tại các HTX và các doanhnghiệp Ở các làng nghề mây tre đan áp dụng khoa học công nghệ mới về chốngmối mọt tre của viện khoa học và công nghệ Việt Nam để giúp bảo quản các sảnphẩm bằng tre khỏi mọt, mối một cách hiệu quả và lâu dài Còn ở làng mộc thì đã
có đầu tư trang bị máy cưa, xẻ, bào tiện, nên năng suất tăng rõ rệt
* Kết quả sản xuất kinh doanh
Trong những năm gần đây làng nghề Chương Mỹ đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể Điều này thể hiện rõ nhất ở kết quả sản xuất kinh doanh và doanh thu củangười lao dộng
Biểu đồ: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề Chương Mỹ
Đơn vị: Tỷ đồng.Tổng doanh thu
19842
73662 58892.5
38232 27724
Trang 39Nhìn vào đồ thị ta thấy doanh thu của các làng nghề Chương Mỹ tăng lên liêntục qua các năm, và còn tăng với tốc độ cao:làng nghề Chương Mỹ
Nguồn: sở công thương TP Hà Nội
Vì là các làng nghề đang được phục hồi nên tốc độ tăng trưởng của nó khácao: 28.4% (2006), 27.50% (2007), 35.1% (2008), và 20.1% (2009) Nhưng nhìnvào tỷ lệ này là thấy, năm 2008 có sự tăng trưởng cao đột biến 35.1% so với năm
2007 Điều này có thể giải thích là do sau khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội thì kinh tếlàng nghề được khuyến khích phát triển cùng với đề án của phát triển làng nghề củatỉnh Hà Tây cũ và sau này là thành uỷ Hà Nội về “khôi phục phát triển nghề và làngnghề Hà Nội đến năm 2010”, quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 củaUBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề và làngnghề Thành Phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015” Bởi có cácchính sách khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề của các chính quyền địaphương nên từ năm 2008 số lượng lao động trở lại nghề nhanh và nhiều hơn Bởivậy doanh thu của năm 2008 mới có sự tăng đột biến như vậy Và đến năm 2009 thìtôc độ tăng này vẫn cao 20.1%, không cao bằng năm 2008 so với 2007
3 Những tồn tại, hạn chế, kết quả đạt được làng nghề huyện Chương Mỹ
3.1 Thị trường đầu vào:
Mô hình của các nhà kinh tế tân cổ điển về hàm sản xuất đã chỉ ra đầu vào củasản xuất chính là vốn sản xuất, lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và khoa họccông nghệ
Y= f(K, L, R, T)
Trong đó: Y: là đầu ra (GDP)