Về vốn cho phát triển làng nghề:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 64 - 65)

- Về mặt xã hội: Tuy chính sách và tổ chức quản lý của nhà nước còn một số hạn chế nhưng việc khôi phục và phát triển làng nghề , ngành nghề với sự phối hợp

2.4Về vốn cho phát triển làng nghề:

2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện.

2.4Về vốn cho phát triển làng nghề:

Thiếu vốn là hiện tượng khá phổ biến trong cá làng nghề của huyện Chương Mỹ. Vì vậy cần huy động tối đa mọi nguồn vốn vào phát triển kinh tế làng nghề. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì các nguồn vốn nhàn rỗi còn tồn đọng trong dân chưa được huy động vào sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để phát triển làng nghề của huyện cần huy dông tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

Cần ưu tiên cho các làng nghề vay vốn với lãi suất thấp thời hạn cho vay hợp lý và tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi cho cơ sở sản xuất CN-TTCN

trong làng nghề, làng nghề mới, sản xuất những mặt hàng nhà nước khuyến khích phát triển mà thời gian đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng trả nợ.

Các cơ sở sản xuất trong làng nghề nên vay từ quỹ hỗ trợ phát triển huyện để đầu tư phát triển ngành nghề mới huyện và thành phố triển khai do UBND quy định trong từng thời kỳ thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng và được UBND huyện tái bảo lãnh. Các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong làng nghề vay trên cơ sở thẩm định hiệu quả tính khả thi của dự án.

Tổ chức các cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư phát triển khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở được vay vốn thuận lợi. Trước tiên, chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển huyện xem xét giúp đỡ một số hộ ở làng nghề lập dự án và cho vay từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi.

Giải quyết cho vay vốn lưu động đáp ứng chu kỳ vòng quay của sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân làng nghề chủ động trong hoạt động tài chính.

Cần tạo ra các quỹ, nguồn vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong làng nghề. Hỗ trợ việc xây dựng các đề án công nghệ. Khi huy động nguồn vốn trong quỹ phải chặt chẽ trong chi tiêu và đúng mục đích cần dùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 64 - 65)