Quan Điểm về phát triển làng nghề trong nhưng năm tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 54 - 60)

- Về mặt xã hội: Tuy chính sách và tổ chức quản lý của nhà nước còn một số hạn chế nhưng việc khôi phục và phát triển làng nghề , ngành nghề với sự phối hợp

1.2Quan Điểm về phát triển làng nghề trong nhưng năm tớ

1. Phương hướng phát triển làng nghề của Chương Mỹ trong năm 2010 và những năm tớ

1.2Quan Điểm về phát triển làng nghề trong nhưng năm tớ

* Phục hồi và phát triển làng nghề trong CNH- HĐH nông thôn, mở mang làng nghề mới, phát triển du lịch làng nghề:

Tại các vùng nông thôn ở Chương Mỹ thì làng nghề là nơi tập trung dân cư sinh sống cso phương pháp tổ chức đa dạng nhưng chú yếu là hộ gia đình. Làng nghề đã giải quyết lương lao động lớn chi khu vực nông thôn; sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ; góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đi theo hướng CNH-HĐH. Vì vậy cần tích cực củng cố và phát triển làng nghề, mở mang làng nghề mới ở Chương Mỹ theo hướng sau:

(1) Củng cố làng nghề hiện có.

- Tăng cường Marketing, đổi mới máy móc, ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm của làng nghề. Không ngừng sáng tạo kiểu dáng mẫu mã sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan vốn đã là thương hiệu của quê hương Chương Mỹ.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức các dịch vụ sản xuất hợp lý. Tổ chức sản xuất chặt chẽ đến từng hộ gia đình trong làng nghề.

- Các cơ quan quản lý ngành của huyện cần giúp đỡ và hướng dẫn các làng nghề phát triển theo chủ chương của nhà nước và thực hiện đầy đủ nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước.

(2) Quy hoạch và xây dựng mô hình làng nghề mới trong thời kỳ đẩymạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Quy hoạch và xây dựng làng nghề huyện Chương Mỹ theo chủ trương của thành phố Hà Nội phát triển làng nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Kết hợp xây dựng làng nghề thành “làng nghề-văn hóa du lịch”.

- Xây dưng cơ sở hạ tầng có quy hoạch (khu vực sản xuất, khu vực bán & giới thiệu sản phẩm, cơ sở dạy nghề, hệ thống giao thông , thủy lợi, điện…) và đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại thân thiện với môi trường.

- Sở xây dựng Thành phố cần phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan (địa chính, giao thông công chính, sở công thương, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn..) cùng với huyện giúp đỡ quy hoạch các làng nghề.

(3) Phát triển các làng thuần nông thành các làng có nghề và phát triển các nghề mới

Phát triển các làng thuần nông thành các làng có nghề và phát triển các nghề mới là một việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài trong nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề.

- nghiên cứu học tập các địa phương khác những nghề phù hợp với huyện đưa về nghiên cứu và mở rộng ra các làng xã trong địa bàn huyện Chương Mỹ. - Sở công thương Thành phố cần phối hợp với huyện Chương Mỹ khuyến khích người lao động ở những nơi chưa có nghề tìm tòi học tập nghề mới hình thành các làng nghề mới trên địa bàn huyện.

Để thực hiện tốt đề án trên thì sở công thương Hà Nội cùng UBND huyện Chương Mỹ phải đề ra những bước đi thích hợp để phát triển những nghề mới trong các làng nghề và phát triển các làng thuần nông thành làng nghề mới. Ngoài việc phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời như những làng nghề mây tre đan thì Huyện cũng cần có những kế hoạch phát triển các làng nghề mới tạo cho các làng nghề mới phát triển một cách vững chắc có chỗ đứng trên thị trường. Một số làng nghề tạo ra sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường nhưng tỷ trọng sản phẩm làng nghề tạo ra không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường thì huyện Chương Mỹ cần có những chủ trương kế hoạch, biện pháp thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều hộ trong làng và nhân rộng ra trên đại bàn huyện. Còn những làng nghề mà sản phẩm tạo ra có nhu cầu ít trên thị trường thì cần cso kế hoạch giúp đỡ những làng nghề này nâng cao chất lưọng, mẫu mã sản phẩm để tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn phù hợp với thị trường cùng với đó thúc đẩy làng nghề này phát triển một số nghè mới phù hợp với địa phương.

Với những làng thuần nông cần phải tạo ra các nghề mới trong làng này nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp trong các hộ gia đình, cần có kế hoạch và biện pháp thúc đẩy phát triển nghề được du nhập qua việc học tập, phổ

biến, lan toả từ các làng nghề, các làng nghề đã có, mà sản phẩm của chúng còn có nhu cầu lớn trên thị trường và có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, nhất là thị trường thế giới. Hoặc có thể có thể có kế hoạch du nhập một nghề hoàn toàn mới chưa xuất hiện ở cho các làng thuần nông này, ứng d ụng c ông ngh ệ ti ên ti ến ch ưa cso ở đ ịa ph ư ơng tạo ra những tụ điểm các làng nghề, có sự phân công hợp tác chặt chẽ giữa các làng nghề để sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Nhằm giải quyết việc làm cho và tăng thêm thu nhập cho người dân khu vực này vốn chỉ trông cậy vào nghề nông, tăng thêm nguồn thu cho nhà nước v à tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp góp phần vào tiến trình CNH-HĐH của nước ta

(4) xây dựng và phát triển làng nghề gắn với làng nghề văn hoá du lịch.

Các làng nghề huyện Chương Mỹ gắn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo không những đáp ứng cho sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật, mang đậm bản sắc nhân văn và bản sắc dân tộc. Thăm làng nghề ở đây là dịp được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề, thâm nhập cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán, nếp sống và các nghi thức phường hội riêng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Phần lớn các làng nghề đều có cảnh quan đẹp, giàu chất trữ tình, nét đặc trưng là cây đa, bến nước, đình chùa, đền, miếu gắn liền với các sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân gian. Hiện nay, trong cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nông thôn được chú trọng, các nghề truyền thống đang từng bước phục hồi, tạo nên sinh khí, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân.

Huyện Chương Mỹ là một huyện nằm giữa tam giác du lịch Hà Nội – Ba Vì – Chùa Hương, tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Bỏi vậy, xây dựng và phát triển làng nghề gắn liền với du lịch Chương Mỹ là một hướng đúng đắn và rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay mà huyện đang hướng tới.

* Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống.

Mây tre đan là sản phẩm có giá trị kinh tế cao không những để xuất khẩu của huyện Chương Mỹ. Ngoài ra huyện nên đẩy mạnh phát triển những ngành nghề đang cso nhu cầu lớn trên thị trường như đồ gỗ, nội thất sang trọng... Đặc biệt sau 1 năm

2009 xuất khẩu có dấu hiệu chững lại do khủng hoảng kinh tế thì các năm tới khi nền kinh tế đang dần phục hồi thì việc tăng cường xuất khẩu là rất cần thiết.

Trong huyện chủng loại sản phẩm của làng nghề khá đa dạng và phong phú, song khả năng xuất khẩu, giá trị và hiệu quả kinh tế cũng như khả năng thu hút lao động đối với từng loại sản phẩm, từng ngành nghề cũng rất khác nhau. Trong điều kiện đó, cần tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm ngành nghề mà sản phẩm của nó được coi là xuất khẩu mũi nhọn. Đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, đồ gỗ, trạm khắc … các sản phẩm trên phải thay đổi cải tiến kiểu dáng mẫu mã cũng như chất lượng đê có thể xuất khẩu ra nước ngoài và cạnh tranh với sản phẩm mỹ nghệ các nước khác.

Tích cực tìm hiểu thâm nhập thị trường quảng bá sản phẩm cho làng nghề. Tìm các đối tác xuất khẩu trực tiếp không qua khâu trung gian như vậy sản phẩm xuất khẩu cũng không bị trượt giá, giữ được thương hiệu làng nghề, và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Một ví dụ điển hình cho việc xuất khẩu qua khâu trung gian là Xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) là một trong những địa phương có nghề truyền thống mây, tre đan từ lâu đời nên sản phẩm được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết tiếng. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch làng nghề, được đón nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan, bình quân mỗi năm đón gần 1.000 lượt khách, trong đó có hơn 30 lượt khách quốc tế. Thế nhưng khi sản phẩm này xuất khẩu lại phải qua các đơn vị khác làm khâu trung gian, nên thương hiệu không còn. Không những thế các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của làng nghề còn không tránh khỏi tình trạng bị động trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là bị đối tác ép giá khiến hiệu quả sản xuất không cao. Để các làng nghề bứt phá vươn lên trong xu thế hội nhập cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề để nhân lên sức mạnh thương hiệu. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm phải được quan tâm đúng mức để tăng sức cạnh tranh.

* Kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại:

Các làng nghề đã tạo ra việc làm ở huyện Chương Mỹ, thu hút lực lượng lao động đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát huy những nét văn hóa đặc sắc

từ các làng nghề truyền thống. Vì vậy trong thời kỳ công nghiệp hiện đại ngày nay cần chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trung đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm tạo cho các sản phẩm làng nghề vừa có nét tinh xảo, độc đáo vừa mang tính hiện đại có năng suất lớn.

Quá trình tồn tại và phát triển của làng nghề đã chỉ ra rằng khu vực sản xuất của các ngành nghề truyền thống chính là mảnh đất nuôi dưỡng, sáng tạo ra những giá trị vật chất , tinh thần truyền thống với những nét độc đáo riêng biệt của dân tộc. Nhiều sản phẩm thủ, công mỹ nghệ đã đem lại niềm tự hào cho dân tộc bởi nó phản ánh được nền văn minh và văn hóa của dân tộc Việt nam đã có hàng ngàn năm lịch sử . Đặc tính truyền thống được thể hiện trên từng sản phẩm . Tiến bộ khoa học công nghệ là một trong những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề, song điều trước tiên và quan trọng nhất là phải hướng tới để nghiên cứu tính truyền thống, kỹ thuật thể hiện những nét đẹp, những cái hay, quý giá của dân tộc . Tính truyền thống không phải là tính bảo thủ mà nó luôn được nghiên cứu, cải tiến, hoà quyện với những tiến bộ của nền văn hóa dân tộc , của thời đại làm cho truyền thống có tính hiện đại . Điều đó sẽ loại trừ được sự chắp vá tuỳ tiện , bị ảnh hưởng ngoại lai làm lu mờ tính truyền thống đích thực.

Kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại nghĩa là kết hợp những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại cần theo hướng duy trì và bảo tồn các công nghệ cổ truyền công nghệ thủ công mà các công nghệ máy móc hiện đại không thể thay thế được. Với những sản phẩm như vật thì cải tiến phương pháp công nghệ ở từng công đoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn tạo ra sản phẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công, song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của các sản phẩm. Mặt khác, cần tập trung đổi mới từng bước và toàn diện công nghệ sản xuất thủ công bằng công nghệ bán cơ khí, cơ khí hoá từng sản phẩm và toàn bộ, tiến dần lên bán tự động và tin học hoá tự động hoá ở một số khâu, công đoạn sản xuất. Đây là hướng chủ đạo trong bảo tồn và phát triển các làng nghề huyện Chương Mỹ.

* Nâng cao vai trò, vị trí của làng nghề trong quá trình CNH-HĐH nông thôn.

Đa số các làng nghề đều nằm ở nông thôn, vì thế phát triển làng nghề là một bộ phận của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Nếu trước đây, làng nghề chỉ được xem là kinh tế phụ thuộc nông dân, để tận dụng thời gian lao động nông nhàn và tăng thu nhập " phụ " cho nông dân thì ngày nay cần nhận thức lại làng nghề là một nội dung quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề gắn với trung tâm cụm xã, có các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn. Làng nghề còn là trung tâm tạo việc làm mới, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 54 - 60)