Chính sách của nhà nước và tổ chức quản lý: * Tổ chức quản lý:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 46 - 47)

- Công nghệ sản xuất: Công nghệ trang thiết bị sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng Công nghệ của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu vẫn là

3. Những tồn tại, hạn chế, kết quả đạt được làng nghề huyện Chương Mỹ 1 Thị trường đầu vào:

3.4 Chính sách của nhà nước và tổ chức quản lý: * Tổ chức quản lý:

* Tổ chức quản lý:

- Về Chính sách của nhà nước. Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã chú ý khôi phục, phát triển lại hệ thống làng nghề nhưng chỉ là bước đầu, còn thiếu vững chắc . Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó là các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa vạch được phương hướng bước đi, cũng như quy hoạch lâu dài cho các làng nghề . Cụ thể là: chưa có quy chế chung với làng nghề và quy chế riêng đối với từng loại hình làng nghề . Chưa có quy hoạch phát triển từng làng nghề nên mặt bằng sản xuất, kinh doanh thường rất chật hẹp, giao thông khó khăn, điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không ổn định, an toàn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước của các làng nghề còn rất kém. Nhiều hộ không đăng ký kinh doanh. Đến nay, hầu như chỉ có các hợp tác xã, các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân nộp thuế cho Nhà nước song mức thuế nộp còn thấp so với doanh thu thực tế của họ. Tình trạng nộp thuế không đủ, mức ghi thu không đúng, trốn thuế và lậu thuế vẫn xảy ra chưa khắc phục được đã làm thất thoát nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

- Quản lý nhà nước: thơi gian vừa qua tuy làng các làng nghề đã được các cấp chính quyền địa phương của huyện và thành phố khôi phục và phát triển nhưng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề hầu hết là do các có sở sản xuất vẫn phải tự lo liệu và như vậy đã dẫn đến tình trạng là cùng mặt hàng nhưng cơ sở nào kiếm được hợp đồng thì sản xuất phát triển như Phú Vinh, còn không thì vẫn lại gặp khó khăn như. Vì vậy nhà nước không chỉ hỗ trợ, xây dựng mà còn phải quy hoạch, đề ra chiến lược phát triển sát sao thanh tra, kiểm tra, giúp đỡ các làng nghề trong các khâu sản xuất . Bên cạnh đó cần xúc tiến thành lập các tổ chức nghề nghiệp để các làng nghề có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về công nghệ cũng như đào tạo lao động.

Hiện nay cũng như trước mắt chưa thấy có mấy viện khoa học hay trường nào, cơ quan nào nghiên cứu, hướng dẫn và giúp đỡ làng nghề cải tiến công cụ sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hay đào tạo về kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh ở làng nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w