Thực trạng phát triển làng nghề ở Chương Mỹ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 28 - 32)

2.1 Các giai đoạn phát triển của làng nghề

- Giai đoạn trước đổi mới: Cũng giống như trên cả nước kể từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 đến năm 1986, đảng và nhà nước áp dụng chính sách kinh tế tập trung, xóa bỏ kinh tế ngoài quốc doanh. Ở nông thôn Chương Mỹ hình thành các HTX, các tổ hợp làng nghề được xây dựng ở các làng. Làng nghề với đúng nghĩa là đơn vị kinh doanh độc lập không còn nữa mà thay vào đó làng nghề thủ công được tiến hành dưới hình thức sở hữu tập thể, sản xuất tiểu thủ công nghiệp không phát triển được.

- Giai đoạn sau đổi mới (từ năm 1986 đến nay): đại hội VI với chủ trương đổi mới của đảng cộng sản Việt Nam nền kinh tế nước ta bắt đầu khởi sắc làng nghề được công nhận là đơn vị kinh doanh tự chủ. Do đó các thành phần tham gia là các hộ gia đình, doanh nghiệp theo hình thức cá thể được phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu huyện trong những năm qua. Những năm qua, Chương Mỹ luôn đạt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2005, tỉ trọng của cơ cấu kinh tế của huyện

là: Công nghiệp, TTCN - dịch vụ, thương mại - nông nghiệp là: 30% - 33% - 37%, nhưng đến năm 2008: Công nghiệp, TTCN chiếm tỉ trọng 40%; dịch vụ, thương mại: 33,6%; nông nghiệp còn 26,4%, tổng giá trị sản xuất đạt 3.138 tỉ đồng, tăng thêm 1.332 tỉ đồng, tương ứng tăng 15,7% so năm 2007, trong đó, ngành Công nghiệp, TTCN tăng bình quân 21%/năm; dịch vụ, thương mại 16%/năm; nông nghiệp là 5%/ năm.Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2 lần, năm 2005 đạt 4,8 triệu đồng/người/năm, đến năm 2008 đã nâng lên xấp xỉ 9 triệu đồng/người/năm. Đó cũng là sự phát triển nhanh chóng không ngừng dừng lại mà con tăng lên trong những năm sau.

2.2 Thực trạng phát triển làng nghề. Số lương, quy mô, tình hình phát triển của các làng nghề của các làng nghề

* Số lượng và quy mô các làng nghề

Những năm gần đây đặc biệt là sau khi huyện Chương Mỹ sáp nhập vào thành phố Hà Nội thì làng nghề ở Chương Mỹ đã và đang được khôi phục, phát triển. Các sản phẩm của các làng nghề ngày càng được thị trường ưa chuộng đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan. Do vậy số lượng các làng nghề cũng ngày càng ổn định và tăng lên. Hiện nay, Huyện Chương Mỹ có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất Thành Phố. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Như làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa), làng nghề mây tre đan Quan Trâm (xã Phú Nghĩa), làng nghề mây đan Yên Kiện (xã Đông Phươg Yên). Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng làng nghề mộc Phù Yên (xã Trường Yên), nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần

nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề. Điều này minh chứng cho khả năng phục hồi và phát triển các làng nghề Chương Mỹ.

Do chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng hơn là do sức ép về kinh tế mà những người nông dân Chương Mỹ đang phải chịu. Vì vậy các làng nghề ở Chương Mỹ ngày càng phát triển và phục hồi nhanh chóng.

Bảng 2.1: Dân số và thu nhập bình quân người dân làng nghề ở Chương Mỹ

Năm Tiêu chí 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số (người) 266142 268348 271324 277189 279835 283317 284183 Thu nhập/ người/ năm (Trđ/người/năm) 4.1 4.3 4.8 6.5 7.8 9 9.9

Nguồn: sở công thương TP Hà Nội

Ta thấy doanh thu trung bình của người dân làng nghề Chương Mỹ trên năm chỉ có 4.8 tr đồng/người/năm trong năm 2005 và tăng lên rất nhiều đến 9.9 đồng/người/năm trong năm 2009. Như vậy, sau 4 năm thì doanh thu/người/năm tăng được 5.1 triệu đồng, ta thấy được trong những năm vừa qua đời sống người dân làng nghề Chương Mỹ đã có những bước tiến đáng kể. Vì vậy, sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thôn Chương Mỹ khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng.

Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Như tại xã Phú Nghĩa có 2.217 hộ với tổng số 10.018 nhân khẩu, trong đó số lao động trong độ tuổi là 5.307 người. Số hộ tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu chiếm 90% số hộ trong

toàn xã. Nhờ phát triển của nghề truyền thống mà người dân trong xã có việc làm thường xuyên, đời sống ngày càng được cải thiện.

Bảng 2.2: Số lượng lao động làng nghề ở một số làng nghề. Đơn vị: người. Năm Làng nghề 2005 2006 2007 2008 2009 Khê Than 630 753 860 930 1010 Quan Trâm 725 786 890 970 1050 Phú Vinh 1580 1690 1820 1988 2050 Trung Cao 750 845 970 1060 1200

Nguồn: sở công thương TP Hà Nội

Sự gia tăng lao động trong tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề nói riêng là do một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số lao động làm việc hơn 200 ngày/năm là rất ít. Vì thế những nơi thuần nông lao động ở đây không được coi là nguồn lực nữa mà trái lại, nó lại trở thành gánh nặng, tạo ra sức ép lớn do dư thừa lao động. Như vậy, một phần đáng kể lao động nông thôn phải tìm việc làm khác, trong đó làm việc ở làng nghề là một hướng đi tích cực.

Thứ hai, do thu nhập từ nông nghiệp thấp. Như vậy, lao động nông nghiệp phải chuyển sang các lĩnh vực khác, trong đó có làng nghề.

* Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề - Hình thức sản xuất: các làng nghề ở Chương Mỹ hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát triển các làng nghề đã tồn tại lâu đời. Do vậy, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây thì mới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các Doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện của những làng nghề mới.

Hộ gia đình là hình thức chủ yếu trong sản xuất của làng nghề truyền thống. Do tính chất của nghề phù hợp, việc tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho người dân lúc nông nhàn và số vốn bỏ ra cũng không nhiều hoặc nếu cần vốn nhiều thì có thể vay

vốn ngân hàng, địa phương, hay các tổ chức xã hội khác. Hoạt động sản xuất chủ yếu là khoán sản phẩm.

Còn ở các hình thức Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX thì không chỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng nghề và tìm thị trường tiêu thụ, các hình thức này còn có vai trò lớn trong việc tiếp nhận các đơn đặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất.

Toàn huyện hiện có 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài; 20 DN của TƯ và TP,250 Cty TNHH, DN tư nhân và 12.000 cơ sở sản xuất cá thể, giải quyết 9.500 lao động thường xuyên và 25.000 lao động thời vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 28 - 32)