- Về mặt xã hội: Tuy chính sách và tổ chức quản lý của nhà nước còn một số hạn chế nhưng việc khôi phục và phát triển làng nghề , ngành nghề với sự phối hợp
2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện.
2.2 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay thì mục tiêu quan trọng mà làng nghề trong huyện Chương Mỹ hướng tới là thị trường nước ngoài. Thực chất sản phẩm của các làng nghề trong huyện mới chỉ có các sản phẩm mây tre đan là có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế coi việc thu ngoại tệ bằng con đường xuất khẩu là một hướng đi chính. Còn sản phẩm hàng hoá của các làng nghề khác sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm phần nhỏ. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu luôn có tỷ trọng kim ngạch cao trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, sản phẩm của các làng nghề Chương Mỹ rất đa dạng, phong phú song không phải sản phẩm nào cũng có khả năng xuất khẩu. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thường có tiêu chí rất cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, độ tinh xảo, tính độc đáo, thẩm mỹ. Những sản phẩm nào được bạn hàng nước ngoài ưa chuộng thì có khả năng xuất khẩu cao và đạt lợi nhuận khá. Chính vì vậy, ngoài mây tre đan huyện cần ưu tiên phát triển một số ngành hàng có khả năng xuất khẩu cao như đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ cao cấp, đồ gốm, sứ, sơn mài, thêu ren ... Cần phải mở rộng, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, giải quyết vấn đề này có thể tiến hành theo các hướng sau:
Đối với thị trường trong nước: tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm tiêu dung hàng ngày phục vụ cho sinh hoạt như các sản phẩm gia dụng
Đối với thị trường ngoài nước (xuất khẩu): tiêu thụ sản phẩm cho những làng nghề sản xuất hàng hoá có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, tinh xảo: sản phẩm có giá trị lớn như đồ mộc cao cấp, mây tre đan.
Những giải pháp chính mở rộng thị trường tiêu thụ:
- Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. thu thập thông tin về thị trường, hiểu về pháp luật của quốc gia nhập khẩu, tập quán thương mại… và hiểu biết về thị hiếu khách hàng. Lập kế hoạch cho sản xuất phù hợp với diễn biến trên thị trường. Có chiến lược tiêu thụ sản phẩm từ khâu bán ra cho đến khâu thu thập
thông tin phản hồi của khách hàng để điều chỉnh sản xuất, tăng sức cạng tranh cho sản phẩm.
- Giúp các làng nghề tiếp cận được các thông tin thị trường: Cung cấp cho các doanh nghiệp làng nghề thông tin thị trường, giá cả sản phẩm trong và ngoài nước.
Tuyên truyền hiểu hết các chính sách của Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Lấy ví dụ về việc vay vốn, ngoài ngân hàng, nhiều thương nhân, đặc biệt là chủ cơ sở sản xuất nhỏ hầu như không biết đến các nguồn tài chính khác, như Ngân hàng chính sách xã hội, hoặc Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ HTX… nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Vì vậy hiểu biết về các chính sách của nhà nước là rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Gắn kết giữa các thương nhân, các doanh nghiệp làng nghề với nhau để chia se thông tin thị trường với nhau được nhiều hơn.
- Tổ chức hội chợ, triển lãm của huyện và giúp đỡ, hướng dẫn các doanh nghiệp, làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm của làng nghề trong nước và quốc tế. Xây dựng trung tâm hoặc cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm công nghiệp, TTCN tại các làng nghề và các khu du lịch làng nghề của huyện.
- Các sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao có sản lượng lớn thì huyện cùng với các sở ban ngành của thành phố cần tập trung giúp đỡ, hướng dẫn, đưa tiêu chuẩn quốc gia vào áp dụng và nếu đảm bảo, cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường, việc xây dựng thương hiệu cho mỗi sản phẩm làng nghề để khách hàng tin tưởng và mới có khả năng mở rộng thị trường các mặt hàng.
Cần xây dựng Chương trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm, giới thiệu thương hiệu sản phẩm, tăng cường quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm. Quang bs sản phẩm thông qua internet trên các trang wed mạng xã hội, báo điện tử… xây dưng tốt công tác maketing nhằm quảng bá sản phẩm. Để các làng nghề bứt phá vươn lên trong xu thế hội nhập cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề để nhân lên sức mạnh thương hiệu. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm phải được quan tâm đúng mức để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Để các làng nghề bứt phá vươn lên trong xu thế hội nhập cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề để nhân lên sức mạnh thương hiệu. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm phải được quan tâm đúng mức để tăng sức cạnh tranh. Đăng kí thương hiệu cho sản phẩm làng nghề để bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất, thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của làng nghề tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết chống buôn lậu làm hàng giả, chống gian lận thương mại.
Nhà nước cần phải thành lập các cơ quan, tổ chức phát triển và xúc tiến đưa sản phẩm của các làng nghề ra thị trường quốc tế.