Thị trường đầu ra:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 44 - 46)

- Công nghệ sản xuất: Công nghệ trang thiết bị sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng Công nghệ của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu vẫn là

3.3Thị trường đầu ra:

3. Những tồn tại, hạn chế, kết quả đạt được làng nghề huyện Chương Mỹ 1 Thị trường đầu vào:

3.3Thị trường đầu ra:

Hiện nay, thị trường đầu ra của các sản phẩm mây tre đan đan của Chương Mỹ chủ yếu là thị trường xuất khẩu và đã có thương hiệu. Còn các sản phẩm mộc thì vẫn chủ yếu vẫn là thị trường nội địa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế.

Sản phẩm của làng nghề huyện Chương Mỹ các làng nghề mây tre đan với các sản phẩm độc đáo như bát mây, đĩa mây, làn mây… đã tìm được vị chí cho riêng mình trong nước và trên trường quốc tế. Tuy vậy các làng nghề Chương Mỹ vẫn phải tự thân vận động từ đào tạo lao động, thuê đất, xúc tiến quảng cáo, bán hàng và thậm chí còn tự tìm đầu ra cho mình theo kiểu mạnh ai lấy chạy. Trong khi các sản phẩm

truyền thống mây giang đan của các nước như Trung Quốc, được nhà nước bảo trợ về nguồn nguyên liệu, xúc tiến thương mại, được miễn thuế thuê đất, các sản phẩm thường xuyên thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã hợp thị hiếu. Bởi vậy khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế là rất hạn chế.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 dẫn đến các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu đều bí đầu ra, Lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm theo thời gian . Trong khi đó, thị trường trong nước chưa phát triển, chủ yếu chỉ bán được với số lượng ít cho khách tham quan, du lịch hay tại các hội chợ. Bí đầu ra, nhiều doanh nghiệp không linh hoạt chuyển đổi mặt hàng để dễ tiêu thụ, lại phải vay vốn ngân hàng lãi suất cao nên đang gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2009 đến nay thì thị trường nước ngoài đã có các dấu hiệu tích cực như đồ gỗ và mây tre đan đã có những đơn đặt hàng trở lại. Mặc dù giá cả có giảm số lượng chưa nhiều như trước song thị trường nước ngoài dàn có hợp đồng trở lại là một dấu hiệu tích cực.

Những hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam nói chung và Chương Mỹ nói riêng được làm tỷ mỉ bằng tay nên có nét đẹp và độc đáo riêng của mình, khiến các hàng thủ công của Trung Quốc, Thái Lan không cạnh tranh được vì họ làm nhiều chi tiết bằng máy. Tuy vậy các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của chúng ta vẫn chưa phát huy được thế mạnh của mình. Nói chung, các làng nghề chưa có sự hiểu biết về các thị trường cũng như cách thức giới thiệu sản phẩm khi tiếp cận thị trường do đầu ra của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố: marketing, tìm và mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Trước những vấn đề trọng yếu đấy, nhiều làng nghề Chương Mỹ còn tỏ ra lúng túng. Chúng ta thiếu thông tin chính xác về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng. Có khi những doanh nghiệp lại tiếp nhận thông tin thị trường chủ yếu qua quan hệ cá nhân với tư thương hay cơ quan xuất nhập khẩu ( tức là những cá nhân hay đơn vị mua sản phẩm của họ ). Vì thế những thông tin này thường bị " nhiễu " theo chiều hướng có lợi cho bên mua, thiệt hại cho bên bán..

Từ những phân tích trên ta thấy được thị trường đầu ra của các sản phẩm làng nghề của huyện Chương Mỹ đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong khâu Marketing, tìm mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 44 - 46)