Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 69 - 71)

- Về mặt xã hội: Tuy chính sách và tổ chức quản lý của nhà nước còn một số hạn chế nhưng việc khôi phục và phát triển làng nghề , ngành nghề với sự phối hợp

2.7Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững

2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện.

2.7Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững

vững

Hiện nay, môi trường trong các làng nghề là vấn đề rất đáng lo ngại ở huyện Cương Mỹ. Tất cả các làng nghề trong huyện đều tiểm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống trong khu vực làng nghề và đời sống sản xuất.. Vì vậy, trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng sản xuất cho làng nghề, và có những biện pháp quản lý hạn chế ô nhiễm. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải thực hiện tốt việc quản lý và BVMT. Tôi cho rằng các địa phương có làng nghề cần sớm tiến hành những biện pháp về quản lý và kỹ thuật cụ thể, phù hợp với quy mô và khả năng của mình.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề sản xuất thủ công

(1) Về biện pháp quản lý: Các địa phương có làng nghề cần có phương án tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trường . Cụ thể là:

+ Đề ra những quy định về quản lý, BVMT và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ hợp sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và BVMT của xã.

+ Thành lập đội vệ sinh môi trường của làng nghề (xã nghề) để kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải; xử lý bụi giao thông v.v...

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT và sức khoẻ cộng đồng cho các chủ sản xuất, người lao động và nhân dân;

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường làng nghề; xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm các quy định về môi trường.

+ Triển khai áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng phát thải, áp dụng biện pháp quản lý và xử lý chất thải đơn giản, rẻ tiền, để các hộ tư nhân có thể sử dụng.

+ Từng bước hoàn phục môi trường ở khu dân cư, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho làng, xã.

(2) Các biện pháp kỹ thuật:

+ Xây dự bể xử lý nước thải, chôn lấp rác thải làng nghề theo quy định chôn lấp chất thải độc hại

+ Thanh lý trang thiết bị máy móc cũ kỹ

+ Ngoài ra, cần nâng cấp và thường xuyên tu sửa các đoạn đường vận chuyển. Tổ chức phun nước chống bụi nhiều lần trong ngày. Đình chỉ hoạt động của các phương tiện vận chuyển có chất lượng quá kém.

Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một mô hình sản xuất mang tính cộng đồng cao, trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KT-XH của các địa phương. Đây là một mô hình kinh tế cần được khuyến khích và hướng dẫn để phát huy những tính tích cực, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.

Để phát triển mô hình làng nghề theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ở các địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp

quản lý và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường trong khu vực làng nghề một cách có hiệu quả. ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần hỗ trợ một phần cho các địa phương giải quyết một số vấn đề về cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 69 - 71)