Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 67 - 69)

- Về mặt xã hội: Tuy chính sách và tổ chức quản lý của nhà nước còn một số hạn chế nhưng việc khôi phục và phát triển làng nghề , ngành nghề với sự phối hợp

2.6Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề:

2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện.

2.6Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề:

lượng sản phẩm của làng nghề:

Các làng nghề chủ yếu sử dụng công nghệ từ xa xưa, những công nghệ mang tính đặc thù riêng biệt thì vẫn cần phải giữ gìn, còn lại chúng ta rất khó khăn khi cạnh tranh với các mặt hàng chủ yếu dựa trên lợi thế công nghệ. Vì vậy, để khôi phục và phát triển làng nghề huyện Chương Mỹ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhất thiết phải đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giải pháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Công nghệ thay đổi làng

nghề có điều kiện tăng nhanh năng suất lao động, sản phẩm vừa mang tính hiện đại và tinh xảo, truyền thống tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đó chính là tác động rất lớn của khoa học công nghệ tới làng nghề.

Với thay đổi không ngừng tiến bộ của khoa học công nghệ trên thê giới , quá trình công nghệ thay đổi rất nhanh chóng đến mức chỉ còn vài năm để 1 sản phẩm công nghệ hiện đại bị coi là lạc hậu. Vì vậy, đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề lại càng là vấn đề cấp thiết. Nhưng sản xuất trong làng nghề không thể đưa toàn bộ thiết bị hiện đại vào vì như vậy thì sản phẩm mà được sản xuất ra không còn mang tính văn hoá truyền thống hay nói cách khác là nó không còn là một sản phẩm của làng nghề theo đúng tính chất của nó nữa. Do đó phải đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước trên một số nguyên tắc:

- Công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng công nghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giá thành. Cần phải có sự kết hợp giữa công nghệ mới và công nghệ truyền thống.

- Công nghệ được lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thống hay công nghệ truyền thống phải có khả năng tiếp thu công nghệ mới về trình độ kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Và công nghệ mới được lựa chọn cũng phải phù hợp với nguyên vật liệu tại chỗ.. - Công nghệ gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường. Sử dụng công nghệ thân

thiện với môi trường. Tăng cường công nghệ bảo bệ môi trường. - Hiện đại hoá công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.

- Có thể kết hợp nhiều ngành nghề, nhiều công đoạn công nghệ trên một sản phẩm.

Việc đổi mới công nghệ đối với làng nghề không những cần lượng vốn lớn mà cần cả sự nhạy cén trong việc thay đổi công nghệ đây là vấn đề khó khăn, vượt quá khả năng của từng đơn vị sản xuất-kinh doanh trong làng nghề, do đó cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Do nhà nước không thể làm thay đơn vị sản xuất kinh doanh nên chỉ có thể giúp đỡ bằng các biện pháp hỗ trợ sau:

(1) Phổ biến kiến thức về kỹ năng sử dụng công nghệ một cách thường xuyên thông qua các hình thức khác nhau và bằng nhiều phương tiện.

(2) Nhà nước thực hiện những chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay cho các đơn vị SX-KD của làng nghề này. Khi các đơn vị này mua máy móc thiết bị đổi mới công nghệ.

(3) thúc đẩy làng nghề quan hệ với các tổ chức khoa học nghiên cứu công nghệ cho các làng nghề.

(4) Hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho các làng nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội (Trang 67 - 69)