MỤC LỤC
Như ở Hà Nội với hàng chục nhóm ngành nghề đang có hướng phát triển mạnh như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, các làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phố với thu nhập bình quân tăng thêm khoảng 700.000 đ/người/tháng. Việc khôi phục các nghề và các làng nghề, phát triển các làng nghề mới, sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặt tạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khác đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn.
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật bản bị phân hoá và phát triển theo hai hướng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp đi lên CNH (chiếm ưu thế); một số khác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống. Trong khi đó hàng thủ công truyền thống Nhật Bản mất dần khả năng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngành sản xuất hiện đại hoá.
Sản xuất công nghiệp của huyện dần đi vào thế ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, các ngành nghề tiểu thủ công cũng từng bước được phục hồi, huyện có khoảng 174 làng nghề trong đó nghề đan mây, tre, giang xuất khẩu là thế mạnh của huyện. Đặc biệt, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh phát triển sâu rộng, đã có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các ngành, địa phương và các đơn vị kinh tế để chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội chung trên địa bàn. Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa, bình quân 11 điện thoại/100 dân.
Chương Mỹ hôm nay đã tạo được thế đứng chân kiềng: nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và đầu tư cho tương lai bằng việc chăm lo cho công tác giáo dục – đào tạo cho thế hệ trẻ.
Điều này có thể giải thích là do sau khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội thì kinh tế làng nghề được khuyến khích phát triển cùng với đề án của phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ và sau này là thành uỷ Hà Nội về “khôi phục phát triển nghề và làng nghề Hà Nội đến năm 2010”, quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Thành Phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”. Trước kia, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp trong làng nghề Chương Mỹ chủ yếu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay bạn bè, người thân và hầu như không có hoặc rất ít là vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng do họ không có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng, do lãi suất cao so với lợi nhuận các làng nghề thu được, do thủ tục cho vay phiền hà, thời gian cho vay ngắn, mức cho vay ít không đáp ứng được yêu cầu về thời điểm cần vay. Theo phân tích của Cục Hợp tác xã và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra ở các làng nghề thủ công, trong đó có mây tre đan ở Chương Mỹ là sự mở rộng quá nhanh thị trường xuất khẩu hàng thủ công, sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp sử dụng cùng loại nguyên liệu với khối lượng lớn và nạn bán nguyên liệu thô ra nước ngoài, khiến cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong nước đã cạn kiệt nhanh chóng.
- Quản lý nhà nước: thơi gian vừa qua tuy làng các làng nghề đã được các cấp chính quyền địa phương của huyện và thành phố khôi phục và phát triển nhưng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề hầu hết là do các có sở sản xuất vẫn phải tự lo liệu và như vậy đã dẫn đến tình trạng là cùng mặt hàng nhưng cơ sở nào kiếm được hợp đồng thì sản xuất phát triển như Phú Vinh, còn không thì vẫn lại gặp khó khăn như. Do quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, công nghệ sản xuất sử dụng các máy móc còn thô sơ lạc hậu, lao động thủ công là chính, sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, chất thải (rắn, lỏng, khí.) có nồng độ ô nhiễm cao không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ra ảnh xấu đến sức khoẻ người lao động và sức khoẻ cộng đồng. - về mặt kinh tế: trong những năm qua mặc dù kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đầu tư nước ngoài và sứa mua của thị trường trong nước giảm nhưng sản xuất TTCN của làng nghề vẫn tăng cả về số lượng làng nghề và số làng đạt tiêu chuẩn, giá trị sản xuất và ngành hàng, tăng vốn đầu tư, lao động góp phần vào mức tăng bình quân của TTCN trong thời gian qua là 21%/năm.
Còn những làng nghề mà sản phẩm tạo ra có nhu cầu ít trên thị trường thì cần cso kế hoạch giúp đỡ những làng nghề này nâng cao chất lưọng, mẫu mã sản phẩm để tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn phù hợp với thị trường cùng với đó thúc đẩy làng nghề này phát triển một số nghè mới phù hợp với địa phương. Hoặc có thể có thể có kế hoạch du nhập một nghề hoàn toàn mới chưa xuất hiện ở cho các làng thuần nông này, ứng d ụng c ông ngh ệ ti ên ti ến ch ưa cso ở đ ịa ph ư ơng tạo ra những tụ điểm các làng nghề, có sự phân công hợp tác chặt chẽ giữa các làng nghề để sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Với những sản phẩm như vật thì cải tiến phương pháp công nghệ ở từng công đoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn tạo ra sản phẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công, song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của các sản phẩm.
Nếu trước đây, làng nghề chỉ được xem là kinh tế phụ thuộc nông dân, để tận dụng thời gian lao động nông nhàn và tăng thu nhập " phụ " cho nông dân thì ngày nay cần nhận thức lại làng nghề là một nội dung quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Các sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao có sản lượng lớn thì huyện cùng với các sở ban ngành của thành phố cần tập trung giúp đỡ, hướng dẫn, đưa tiêu chuẩn quốc gia vào áp dụng và nếu đảm bảo, cấp giấy chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường, việc xây dựng thương hiệu cho mỗi sản phẩm làng nghề để khách hàng tin tưởng và mới có khả năng mở rộng thị trường các mặt hàng. Trong làng nghề tồn tại các koại hình sản xuất kinh doanh đa dạng , phong phú , hoạt động đan xen , phát triển như hợp tác xã , tổ nhóm hợp tác , hộ gia đình , các loại hình doanh nghiệp khác ( doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH , công ty Cổ phần ..) Do tính chất sản xuất khác nhau của mỗi ngành nghề và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau mà có những hình thức tổ chức khác nhau. • Cần có chính sách khuyến khích , tạo điều kiện , bảo vệ quyền lợi của các cơ sở sản xuất kinh doanh ( như quyền sở hữu về tài sản , bí quyết công nghệ , phát minh sáng chế , bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp , mẫu mã , kiểu dáng công nghiệp ) để tạo môi trường cạnh tanh lanh mạnh , tạo sức bật cho các doanh nghiệp làng nghề , nhất là khi chúng ta chuẩn bị xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan vào 2003.
Bên cạnh đó , cần khuyến khích sự kiên kết , hợp tác giữa các cơ sở sản xuất , các cơ sở sản xuất với các cơ quan , doanh nghiệp Nhà nước với các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài trong việc nghiên cứu thị trường , tiếp thị , phối hợp giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để tạo ra sức mạnh cạnh tranh khi chúng ta có lợi thée về nguồn nguyên liệu , lực lượng lao động , tay nghề và tổ chức quản lý , sản xuất một cách hợp lý , khoa học.