1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá

88 430 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 695 KB

Nội dung

Luận văn : Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trìnhcông nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, thị trường xây dựng đang khôngngừng phát triển, khối lượng đầu tư và xây dựng hiện nay đang tăng rấtnhanh Việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư và xây dựng ngàycàng đóng vai trò quan trọng.

Lịch sử phát triển ngành xây dựng cơ bản của phần lớn các nước trênthế giới đã chứng minh: Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động cóý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành xâydựng, là một trong những phương pháp quản lý dự án có hiệu quả.Thông quađấu thầu chủ đầu tư có thể lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹthuật, chi phí và tiến độ để thực hiện gói thầu phù hợp với mục tiêu của mỗidự án Ở nước ta hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ởnhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựngcơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước hoàn thiện Hoạt động đấuthầu xây lắp có đặc thù của nó là tính cạnh tranh giữa các nhà thầu rấtcao.Thực tế cho thấy để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này,bất kỳ một công ty xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả năngmình có, luôn nắm bắt những cơ hội của môi trường kinh doanh.Tuy nhiên,trong thời gian tới với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đềnâng cao khả năng trúng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thươngmại và dịch vụ văn hoá trong tham gia đấu thầu xây lắp phải được quan tâmthực hiện Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xâydựng thương mại và dịch vụ văn hoá, Em nhận thấy vấn đề trên là rất cầnthiết đối với Công ty, do đó Em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng thắng thầuxây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá”.

Trang 2

Với mong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển đi lên của Công ty.Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty.

Chương 2 : Thực trạng về hoạt động đấu thầu xây lắp tại Công ty.Chương 3 : Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu xây

lắp tại Công ty cổ phần xây dựng thượng mại và dịch vụ văn hoá.

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hoài Dung và các cán bộcủa Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá đã tận tình giúpđỡ Em hoàn thành chuyên đề thực tập này Tuy nhiên, chuyên đề này của Emvẫn còn nhiều thiếu sót nhưng hy vọng cũng đã đáp ứng được phần nào vấnđề nêu ra và mang tính thiết thực đối với tình hình hoạt động của Công ty hiệnnay.

Trang 3

Công ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn Hoá được thànhlập ngày 21 tháng 2 năm 1986, cơ sở tiền thân ban đầu là từ đội công trìnhtrực thuộc Uỷ ban Phát thanh và truyền hình Việt Nam Với hơn 20 năm kinhnghiệm, đến nay công ty đã có 2 chi nhánh, 4 xí nghiệp và các đội trực thuộc

Trang 4

hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư, kinh doanh đất, sản xuất vật liệuxây dựng.

Trong quá trình hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành công ty cổ phầnXây Dựng- Thương Mại và DV Văn Hoá tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệmtrong thiết kế, trong thi công và trong điều hành sản xuất Ngày nay, công tycổ phần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn hoá tiếp tục kế thừa và phát huynhững truyền thống tốt đẹp, đang lao động sáng tạo và miệt mài học tập, bằngbàn tay khối óc và trí tuệ của mình xây dựng đơn vị thực sự vững mạnh trongvà ngoài nước tín nhiệm

2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:

+ Lập dự án, tư vấn giám sát, thiết kế công trình.+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật tư, vật liệu XD.

-Về thương mại và dịch vụ:

+ Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá phục vụ nền kinh tế quốc dân.+Xúc tiến chuyển giao công nghệ, dậy nghề, giới thiệu việc làm.+ Tư vấn khai thác cá nguồn vốn cho các dự án đầu tư.

+ Kinh doanh cho thuê văn phòng.

+ Tổ chức cá hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao vàdu lich theo quy định của pháp luật,

Trang 5

II Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

1.Lịch sử hình thành của công ty.

Tiền thân là từ đội công trình trực thuộc Uỷ ban phát thanh và truyềnhình Việt Nam.Công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa ra đời do thực hiện đổimới cơ chế quản lý kinh tế, tách cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp rakhỏi quỹ lương quản lý nhà nước Uỷ ban phát thanh truyền hình Việt Namphải tổ chức lại đội công trình trực thuộc văn phòng uỷ ban gồm 27 người: 1trung cấp xây dựng và 26 thợ từ bậc 4 đến bậc 7/7.

2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành 3giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Từ năm 1986 đến năm 1993.

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo khởi đầu từ nghịquyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), đưa nước ta bước sangthời kỳ phát triển mới.Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theocơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thực sựlà động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp phải tự đổi mới, nhất là đổi mớitư duy kinh tế.

Trong khoảng thời gian này công ty Xây Dựng và Sửa Chữa nhà cửahoạt động dưới hình thức là DNNN.

Công ty thành lập ngày 21 tháng 2 năm 1986 theo quyết định số54/QĐ- PTTH do ông Trần Lâm chủ nhiệm uỷ ban phát thanh truyền hình ký.Năm 1988 chuyển sang Bộ thông tin do uỷ ban phát thanh truyền hình giảithể Năm 1991 chuyển sang Bộ văn hoá thông tin thể thao và du lịch do sátnhập 4 Bộ.Thành lập lại DNNN tại quyết định số 301/QĐ-BVHTT ngày 25tháng 3 năm 1993 do ông Vũ Khắc Liên- thứ trưởng ký và thông báo số60/TB-VPCP ngày 11 tháng 3 năm1993 của văn phòng chính phủ

 Giai đoạn 2:Từ năm 1993 đến năm 2005.

Trang 6

Công ty vẫn hoạt động dưới hình thức là DNNN Trong thời điểm này,kiện toàn tổ chức sản xuất, mạnh dạn đầu tư thiết bị mới, tuyển chọn đội ngũcán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt có sự năng độngsáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường- Là phương thức của công ty bảođảm cho sự tồn tại và phát triển trong điều kiện mới.

Giai đoạn 3: Từ năm 2005 đến nay

Trước tình hình các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá và để côngty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn Thực hiện chủ trương của Đảng vàNhà Nước về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo công ty sau nhiềulần hợp bàn đã đi đến thống nhất: Để duy trì sự ổn định và phát triển của côngty phải tiến hành cổ phần hoá công ty Xây Dựng và sửa chữa nhà cửa thànhcông ty cổ phần Xây Dựng- Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hoá Trước quyếttâm cao của Đảng uỷ, lãnh đạo công ty và tập thể cán bộ công nhân viên côngty xây dựng và sửa chữa nhà cửa chấp thuận Đây là một thách thức mới đốivới công ty đồng thời cũng là cơ hội để công ty có toàn quyền quyết định đốivới hoạt động của mình.

Sau một năm tích cực chuẩn bị cổ phần hóa ngày 10-3-2006 công ty cổphần Xây Dựng- Thương Mại và DV Văn Hóa chính thức đại hội đồng cổđông công ty lần thứ nhất Đại hội đồng cổ đông công ty lần 1 đã thông quađiều lệ công ty, tổ chức bộ máy và quyết định chương trình hoạt động củacông ty

Trang 7

III Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây.1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty trước giai đoạn cổ phần hoá.

+ Thuế thu nhậpdoanh nghiệp

9 Nợ phải trảNợ ngân sách

Trang 8

Bảng 2: kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa:Đơn vị: Triệu đồng

Trang 9

đáng kể Công ty không ngừng đầu tư và phát triển Trong năm tới công ty dựđịnh sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn xã hội khác để phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Năm 2006, lợi nhuận công ty thu về là 3.813.847.106 VND, thu nhậpbình quân người lao động là 1300.000VND/người, nộp ngân sách là2.356.916.300 VND.Tốc độ tăng trưởng của công ty khoảng 1.3 lần.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty tăng từ 18.2% năm2002 lên 35% năm 2006 trong cơ cấu tài sản lưu động (so các công trình vẫnđang trong quá trình thi công nên không thể quyết toán được), mặt khác nợphải trả cũng tăng do đó hệ số thanh toán nhanh (=(tài sản lưuđộng+cáckhoản phải thu)/nợ ngắn hạn) ở mức thấp.

công ty tăng từ 18.2% năm 2002 lên 35% năm 2006 trong cơ cấu tàisản lưu động (so các công trình vẫn đang trong quá trình thi công nên khôngthể quyết toán được), mặt khác nợ phải trả cũng tăng do đó hệ số thanh toánnhanh (=(tài sản lưu động+cáckhoản phải thu)/nợ ngắn hạn) ở mức thấp.

Các khoản nợ phải thu của công ty ngày càng tăng và khá lớn, làmchậm vòng quay của vốn và làm giảm hiệu quả kinh doanh.Nợ khó đòi giảmtừ 1.14% xuống 0.85% năm 2004, nhưng lại tăng lên 0.94% trong năm 2005so với tổng nợ phải thu.Do đó công ty cần có những cách thức để thu đượcnhững khoản tiền này.

Doanh thuVòng quay khoản phải thu =

Khoản phải thu

Ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm từ 1.39 vòng năm 2003 xuống1.28 vòng năm 2004 và tăng lên 1.56 vòng năm 2005 Có sự biến động nàylà do đặc điểm của ngành xây dựng Như vậy trong năm 2004 đã hoàn tất mộtsố công trình.

Trang 10

kì thu nợ = 360 ngày(12 tháng) * Khoản phải thu/ Doanh thu.

Ta thấy kì thu nợ cũng biến động lúc tăng, lúc giảm và còn ở mức độcao, năm 2003 kỳ thu nợ là 250 ngày, năm 2004 tăng lên là 280 ngày, nhưngđến năm 2005 lại giảm xuống 230 ngày.

Qua biểu đồ xu hướng doanh thu và giá trị sản lượng qua 8 năm vừaqua, ta thấy doanh thu và giá trị sản lượng biến đổi theo chiều hướng khảquan hơn Cả doanh thu và giá trị sản lượng đều tăng trong những năm qua,điều này chứng tỏ công ty đang trên đường phát triển và sẽ phát triển hơn nữatrong tương lai không xa.

Đến năm 2005 cả doanh thu và giá trị sản lượng đã tăng lên, nhưngnăm 2006 thì doanh thu lại giảm.Có kết quả này là do lãnh đạo công ty đãquyết định chuyển doanh nghiệp sang cơ chế hoạt động mới- hình thức cổphần hoá.Tuy nhiên đây chỉ là một sự biến động nhẹ, không ảnh hưởng nhiềuđến kết quả hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận thu về của doanh nghiệp vẫntăng đều qua các năm

Trang 11

1 Đặc điểm về sản phẩm và thi trường.

Là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng, sản phẩm của công ty kháđa dạng: các công trình xây dựng, các loại nguyên vật liệu, các dịch vụ tưvấn.Chúng là những hàng hoá có tính đặc thù, khác với các hàng hoá thôngthường.

Nếu căn cứ vào bản chất tự nhiến của sản phẩm, cơ cấu ngành và quátrình sản xuất, những nhân tố quyết định nhu cầu, phương thức xác định giáthì nhìn chung có các đặc điểm sau:

+ Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo vàchế tạo Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng củachủ đầu tư, điều kiện địa lý địa chất nơi công trình xây dựng Mỗi sản phẩmxây dựng được tiến hành đơn chiếc, không thể sản xuất hoàn chỉnh từng sảnphẩm xây dựng để sau đó mang ra thị trường bán hoặc trao đổi.Cùng một loạicông trình tại những địa điểm và thời gian khác nhau thì phương pháp và cácthao tác thi công là không giống nhau nên khó tiến hành việc thống nhất hoá,điển hình hoá các mẫu sản phẩm và các công nghệ chế tạo sản phẩm.

+ Chịu ảnh hưởng của những đặc điểm địa lý, văn hoá- xã hội: Sảnphẩm xây dựng bao giờ cũng gắn liền trên một địa điểm, địa phương nhấtđịnh nên nó phải thích ứng với mọi điều kiện cụ thể của địa phương đó về khíhậu thời tiết, môi trường phong tục tập quán của địa phương dẫn tới việc chiphối các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như khảo sát, thiết kế,

Trang 12

phương pháp thi công và ảnh hưởng đến kinh tế kỹ thuật Đặc điểm thi côngxây dựng là không ổn định, ảnh hưởng lớn đến chuyên môn hoá cũng nhưnâng cao năng suất lao động Gây không ít khó khăn về ăn ở, đi lại, quản lývà bố trí sử dụng lao động.

+ Là loại được xây dựng và sử dụng tại chỗ, vốn đầu tư xây dựng lớn,thời gian kiến tạo và sử dụng lâu dài Đặc biệt đối với các công trình lớn, dothời gian thi công và chi phí sản xuất lớn nên vốn của chủ đầu tư và nhà thầubị ứ động tại công trình, doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải những rủi rongẫu nhiên theo thời gian, những biến động của giá cả Điều này đòi hỏi phảinâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý sản xuất.

+ Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu và kiến trúc giống nhau, chi phísản xuất sản phẩm cũng có sự khác nhau về lao động sống, lao động quá khứ.Vì thế việc xác định chi phí sản xuất cũng như xác định giá cả sản phẩm cónhiều khó khăn hơn so với nghiên cứu, xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cảcủa các sản phẩm hàng hoá công nghiệp Khả năng xây dựng các mức chi phícho sản phẩm xây dựng bị hạn chế rất nhiều.

+Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn Số lượng chủngloại vật tư, thiết bị máy thi công và lực lượng lao động phục vụ thi công mỗicông trình rất khác nhau, thay đổi theo tiến độ thi công Hoạt động xây dựngdo nhiều người tiến hành, nhiều hoạt động ngành nghề khác nhau đồng thờitrên một mặt bằng và không gian khá rộng lớn Trong đó có nhiều công việcvận chuyển nặng nhọc Các hoạt động được tiến hành chủ yếu ở ngoài trờinên phụ thuộc vào thời tiết và khó kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng Vì vậy công ty phải chú ý phối hợp tiến độ giữa các công đoạn,đơn vị, giữa các mùa thời tiết để đảm bảo chất lượng, tránh đào bới đục phá,làm lại và tránh lãng phí thời gian do phải chờ đợi nhau hoặc do khó khăn vềthời tiết

Trang 13

+ Sản phẩm liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp cácyếu tố đầu vào, thiết kế chế tạo sản phẩm và cả về phương diện sử dụng côngtrình.

+ Phần lớn các công trình nằm rải rác khắp nơi do đó sản xuất khôngổn định, tính linh động cao.

Với những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty đặc biệt trong công tác đấu thầu, như sản xuấtkhông được tập trung làm phân tán mọi nguồn lực của Công ty tạo sự thiếuviệc làm giả tạo lúc thi công dồn dập, lúc lại không có việc làm Gây ảnhhưỏng lớn đến năng lự trong đấu thầu cũng như khả năng trúng thầu của Côngty.

Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sựcạnh mạnh Các công ty xây dựng đã phát triển cả về chất lượng và yêu cầumỹ thuật công trình Địa bàn hoạt động của công ty thường trên địa bàn thànhphố Hà Nội và Bắc ninh.Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bảntrong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh hưởng chính sách của Nhànướcquản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng caotrong lúc yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấuthầu là một sức ép mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thíchnghi, tạo dựng cho đượ uy tín lớn trên thị trường trong và ngoài nước.

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty:

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng khôngnhỏ tới khả năng thắng thầu của Công ty Có được bộ máy chặt chẽ, thốngnhất từ trên xuống dưới sẽ tạo ra những thế mạnh vô cùng to lớn không chỉtrong hoạt động đấu thầu mà trong toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp.

Trang 14

2.1 Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty cổ phần Xây

Dựng-Thương Mại và Dịch Vụ Văn Hóa, thay mặt nhà nước quản lý hoạt động củacông ty và chịu sự phát triển của Công ty theo nhiệm vụ được giao.

Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể, các kỳ họp của Hộiđồng xét và quyết định hay nghị quyết cho tổng giám đốc thực thi trong quátrình điều hành mọi hoạt động của công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị làngườI chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn củaHội đồng quản trị Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy giúp việc của Công tyvà con dấu của Công ty để thực hiện nhiệ vụ của Hội đồng.

Quyết định 457 BXD/TCLĐ cũng quy định rất rõ về quyền lợI và tráchnhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị trước Nhà nước, Bộ Xây dựng vàtrước pháp luật về mọi quyết định, nghị định của Hội đồng quản trị về nhữngnhiệm vụ, lĩnh vực được phân công đảm nhiệm.

Ban kiểm soát: Hội đồng quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp

cho hội đồng thực hiện kiểm tra, giám sát giám đốc, bộ máy giúp việc và cácđơn vị thành viên của công ty trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính,chấp hành pháp luật, chấp hành điều lệ Công ty, nghị quyết, nghị định của hộiđồng quản trị.Quyết định 457 BXD/TCLĐ còn qui định rõ về số lượng, cơcấu thành viên, tiêu chuẩn, quyền lợi và chế độ của thành viên Ban kiểm soátđể thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.2 Giám đốc và bộ máy giúp việc:

Giám đốc công ty (nguyễn Văn Hiển) là đại diện pháp nhân của

công ty trước pháp luật Là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệmquản lý chỉ đạo điều hành chung cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty, đồng thời cùng với kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh toàn công ty

Trang 15

Giúp việc cho Giám đốc có Phó Giám đốc xây dựng, phó Giám đốc hạtầng và phó giám đốc vật liệu xây dựng quản lý phòng cơ giới, có trách nhiệmtham mưu cho Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồngthời điều hành hoạt động kinh doanh khi Giám đốc đi vắng Trong Công ty có3 phó giám đốc, bao gồm:

- Phó giám đốc xây dựng: Trực tiếp quản lý phòng KCS và phòngxây dựng.

- Phó giám đốc hạ tầng.

- Phó giám đốc vật liệu xây dựng quản lý phòng cơ giới.

- Giúp việc Hội đồng quản trị và giúp việc Giám đốc trong việctham mưu quản lý, điều hành công việc cụ thể là bộ máy văn phòng, các banchuyên môn nghiệp vụ Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và biên chếlao động của văn phòng và ban chuyên môn nghiệp vụ do giám đốc quyếtđịnh theo phưong án phê duyệt của Hội đồng quản trị Công ty.

Tổng giám đốc trực tiếp quản lý 4 phòng ban:- Phòng tổ chức cán bộ.

- Phòng kế hoạch.

- Phòng Kế toán tài chính.- Văn phòng.

Căn cứ vào nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ được giao các trưởng vàphó phòng nghiệp vụ là ngườI chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các phógiám đốc việc điều hành hoạt động và kết quả công tác của phòng chuyênmôn, nghiệp vụ mình phụ trách Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa cácphòng ban được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết vàgắn bó hữu cơ với nhau, công viêc các phòng ban này được hoàn thành với sựgiúp đỡ của các phòng ban khác.

Trang 16

2.3 Đơn vị thành viên của Công ty.

Là đơn vị trực thuộc Công ty có quyền tự chủ kinh doanh theo cấp củaCông ty chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Công ty Công tychịu trach nhiệm cuốI cùng về các nghĩa vụ về tài chính phát sinh do sự camkết của các đơn vị này.

Trang 17

Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Xí nghiệp xây dựng số 1Đội xây dựng số 1Xí nghệp xây dựng số 2

Xí nghiệp xây dựng số 3Xí nghiệp xây dựng số 4

Đội xây dựng số 2Đội xây dựng số 3Đội xây dựng số 4

Công trường xây dựng số 1Công trường xây dựng số 3

Công trường xây dựng số 2Công trường xây dựng số 4ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PHÓ GIÁM ĐỐC XÂY DỰNG

PHÓ GIÁM ĐỐC HẠ TẦNG

PHÓ GIÁM ĐỐC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

P.TỔNG HỢP

Trang 18

3 Đặc điểm về máy móc thiết bị.

Máy móc thiết bị có vai trò vô cùng lớn trong ngành xây dựng Chủđầu tư luôn mong muốn công trình được đảm bảo chất lượng cao Mà chấtlượng công trình phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bi sử dụng để thi công.(Bên cạnh sự phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu sử dụng)

Bảng 3: Năng lực máy móc thiết bị của Công ty.

Trang 19

28 Cần cẩu tháp (MC80, K31E…)

2003-4 Đặc điểm về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu trong xây dựng cơ bản là những yếu tố quan trọng và

không thể thiếu trong quá trình thi công, là yếu tố quyết định đến chất lượng,giá cả sản phẩm đến khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng Mỗi mộtcông trình lại đòi hỏi một loại nguyên vật liệu khác nhau và do đặc điểm củasản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng ở các địa bàn khác nhau nênvề nguyên vật liệu của Công ty phải huy động ở nhiều địa phương khác nhaunơi có công trình Những nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho thi công ởcông trường gồm các loại đá, sắt, thép, xi măng Các loại vật liệu này tuỳthuộc vào từng công trình nhưng thường có khốí lượng rất lớn.

Tuỳ từng loại, từng địa điểm mà Công ty lựa chọn các nhà cung ứngkhác nhau để có được chi phí thấp nhất Nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên thựcthể công trình và thường chiếm khoảng 60-80% giá trị công trình Trong cơ

Trang 20

cấu giá thành, cơ cấu vốn lưu động với chức năng là tài sản lưư động, giá trịnguyên vật liệu cũng chiếm khoảng 60% Như vậy nguyên vật chiếm một vịtrí quan trọng trong thiết kế, đấu thầu và thi công công trình Nguyên vật liệubao gồm toàn bộ giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính, vật lỉệu phụ, nhiênliệu phụ tùng cần cho việc thực hiện và hoàn thành công trình Các loại vậtliệu sử dụng phục vụ cho thi công thường được mua từ bên ngoài về nhậpkho Riêng đối với một số vật liệu như đá, cát, sỏi sử dụng trực tiếp ngay tạicông trình nhưng cuối tháng kế toán đội hay chủ công trình phải về phòng vậttư làm thủ tục nhập xuất cho công trình.

Hoạt động cung ứng và tồn kho: Khi Công ty có nhu cầu về vật tư thi

công thì sẽ có cán bộ phụ trách công việc tìm hiểu thị trường vật tư nghiêncứu và đệ trình cho việc ký kết các hợp đồng mua vật tư Việc kiểm tra cácsản phẩm mua vào được tiến hành trong quá trình mua, nhập hàng theo thốngnhất giữa Công tty và nhà cung ứng Để tránh sử dụng nhầm lẫn trong quátrình lưu kho, sản xuất và quản lý một cách khoa học các loại vật tư thiết bitrong kho, Công ty quy định các kho vật tư của Công ty và các kho tạm tạicông trường phải được sắp xếp khoa học, áp dụng hệ thống ký hiệu, tên, quycách khiến cho việc sắp xếp, bảo quản, xuất nhập kho thuận lợI, dễ dàngnhận biết định dạng, nguồn gốc khi cần thiết Số liệu thống kê luôn được coitrọng giúp cho việc quản lý rõ ràng, khi cần thết phải có ngay.

5 Đặc điểm về lao động.

Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại cáccông ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng Có thểnói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc cơ bản sáng tạo nêncác công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là nhân tố cấu thànhnên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyếtđịnh nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh

Trang 21

doanh của doanh nghiệp Trong kinh doanh bất cứ chủ đầu tư nào cũng muốnđược cộng tác với nhà thầu có đội ngũ cán bộ nhân viên có trinh độ học vấncao, công nhân lành nghề Đây là điều kiện tốt nhất để Công ty nâng cao uytín đối với chủ đầu tư , tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

5.1 Tình hình lao động trong Công ty.

Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựngthường không ổn định, thây đổi theo mùa vụ, thay đổi theo số lượng các côngtrình và phải làm ngoài trời với các địa điểm khác nhau Có những lúc cần rấtnhiều lao động và có lúc cần ít lao động, khi đó số lượng lớn lao động phảinghỉ việc Do vậy việc thực hiện chế độ trả lương, thưởng hợp lý cho ngườilao động là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp Riêng đối với công tácđấu thầu, lao động là một nhân tố quan trọng nhất quyết định Công ty cóthắng thầu hay không Công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực, cótrình độ cao thì Công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây dựng,đặc biệt là các công trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị công trìnhlớn Năng lực nhân sự của Công ty được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4: Năng lực nhân sự của Công ty.

A Xây dựng dân dụng và công nghiệp 105 110 110

II Công nhân kỹ thuật bậc 3 trỏ lên 124012451300

Nguồn:Phòng nhân sự.

Biểu đồ 1:Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm 2003-2005.

Năm 2003 :

Trang 22

Kỹ sư xây dựngKỹ sư mỏ

Kỹ ngành nghề khácCN cơ giới

CN kỹ thuật bậc 3 trở lênCN kỹ thuật khác

Trang 23

Nhận xét: Lao động trong Công ty là hoàn toàn hợp lý và ổn định.Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao độngcủa Công ty ( năm 2003: 71%, năm 2004: 69%, năm 2005: 70%) là những laođộng chính, trực tiếp tham gia vào thi công các công trình mà Công ty đãthắng thầu, những công nhân này được đào tạo chính quy, qua trường lớp nêntay nghề rất cao và nhiều kinh nghiệm Trong đó công nhân cơ giới và côngnhân xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất ( khoảng 65%) Đây là cơ cấu hợp lý vàgiá trị xây dựng chiếm khoảng 70% giá trị Tổng sản lượng Đội ngũ kỹ sư chỉchiếm 14%-15% trong cơ cấu lao động của Công ty nhưng là những cán bộ cótrình độ học vấn cao, tư duy tốt, năng động… chủ yếu đã tốt nghiệp cáctrường ĐH có uy tín trong nước như Trường ĐH Xây Dựng HN, ĐH KiếnTrúc HN… Đội ngũ kỹ sư này có nhiệm vụ chủ yếu là thiết kế công trình,giám sát thi công, tham gia vào nghiên cứu, góp ý xây dựng chiến lược và kếhoạch cho Công ty.

5.2 Công tác tuyển dụng và đào tạo.

Trang 24

Tuyển dụng: Khi phát hiện thấy nhu cầu về bổ sung lao động, đồng thời

căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng Tổ chức hành chính lên kếhoạch tuyển dụng và trình lên Giám đốc phê duyệt Tiếp đó triển khai thựchiện, đó là: đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm để báo cáo Hội đồngquản trị; Thông báo tuyển dụng; nhận hồ sơ, tổ chức phỏng vấn, thi tuyển;báo cáo kết quả cho cấp lãnh đạo; ký hợp đông lao động ngắn hạn nếu đủ tiêuchuẩn, thử việc; Nếu đủ năng lực thì ký tiếp hợp đồng dài hạn 3-5 năm hoặchợp đồng không xác định kỳ hạn Công ty có các chế độ quy định trong hợpđồng lao động cũng như tuân thủ các yêu cầu theo luật định về mức lương cơbản, số ngày nghỉ phép…

Đào tạo: Để không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động củamình nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới Mặt khác, trong thời gian hiệnnay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất mạnh, để tồn tại và phát triển đượcđòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nội lực mạnh Trong đó quan trọng lànguồn nhân lực, vì vậy Công ty thấy rõ cần phải tiến hành đào tạo thườngxuyên vớí các loại hình đào tạo sau:

- Gửi đi học: Đây là hình thức đào tạo doanh nghiệp cử ngưòi đi họccác lớp, các khoá bên ngoài tại các viện, trường, cơ sở, trung tâm đàotạo.Trong thời gian học tập, Công ty cho cán bộ đi học được hưởng lươngtheo chế độ của Công ty và đồng có hỗ trợ về tiền học phí cũng như là tiềnsinh hoạt phí Khi kết thúc khoá học thì học viên phải nộp văn bằng, chứngchỉ cho phòng Tổ chức để quản lý, xem xét và có thể được bố trí công tácngay, hoặc đề bạt lên chức vụ nếu thấy có đủ năng lực và kỹ năng làm việc.

- Đào tạo tại chỗ: Đó là hình thức cho mời ngưòi dạy về mở lớp ngaytại doanh nghiệp cho những cán bộ có nhu cầu theo học Cuối kỳ có kiểm tra,Kết quả kiểm tra sẽ được gửi lên lãnh đạo xem xét quyết định, phục vụ chocông tác bố trí, sắp xếp lao động sau này.

Trang 25

- Đào tạo theo định kỳ: Đây là các cuộc thi nâng bậc do Công ty tổchức Theo đó, các công nhân viên tham gia học thi, kết quả sẽ dược xét đểnâng bậc thợ, từ đó soát xét để làm cơ sở cho quyết định nâng lương, thưởng.

Trang 26

trường và khả năng trúng thầu là rất lớn Có được sức mạnh về vốn cho phépCông ty tiến hành các biện pháp, các chính sách marketing đòi hỏi sự tốnkém, nó đảm bảo chhi phí cho Công ty để thu thập các thông tin cần thiếtphục vụ cho quá trình đấu thầu Thứ hai nó cho phép Cong ty mua sắm, nhậpkhẩu các loại máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng sức cạnhtranh Thứ ba, nó tạo sự tin tưởng cho chủ đầu tư với Công ty khi biết mìnhlàm ăn với đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực hiện tốtmối quan hệ hợp đồng giữa hai bên.

Từ bảng trên, ta thấy doanh thu của công ty vẫn giữ nguyên mức ổnđịnh với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7% Nhưng tổng nợ làrất lớn, phần vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn kinh doanh của Công ty.Hơn nữa vẫn còn nhiều những khoản phải thu và nợ khó đòi Tuy nhiên, trongđiều kiện như hiện nay Công ty đã đạt được thành tích như thế là có thể chấpnhận được và vẫn có thể coi là có thuận lợi vè tài chính trong đấu thầu.

Trang 27

Biểu đồ 2: Tổng sản lượng của Công ty giai đoạn 2003-2005.

020000400006000080000100000120000140000160000180000200000

Trang 28

Bảng 6: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2003-2005.Đơn vị: Triệuđồng.

A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 121.995,5 149.599 154.825

II Các khoản tài chính đầu tư ngắn hạn 2.100 2.140 2.670

-B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 38.007 41.961 46.042I.Tài sản cố định

- Nguyên giá- Hao mòn luỹ kế

45.27645.27617.351II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 11.500 13.450 14.946III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.256 2.891 3.161

Từ bảng cân đối kế toán trên, về mặt Tài sản ta thấy Tài sản lưu độngcủa Công ty là tương đối lớn và tăng đều trong 3 năm Nhưng các khoản phảithu lại quá lớn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Công ty VềNguồn vốn, nợ phải trả của Công ty chiếm 51% Tổng nguồn vốn năm 2003;48,5% năm 2004; 47,4% năm 2005 nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu, điều nàytạo thuận lợi Công ty chủ động về vốn và phát triển trong những năm tới.

Trang 29

Về tài sản cố định, Công ty theo dõi tình hình tăng giảm qua nguyên

giá và mức độ khấu hao Số liệu cho thấy Công ty không ngừng thay mới máymóc thiết bị, tái đầu tư nên nguyên giá tài sản cố định không ngừng tăng,cùng với nó là mức độ khấu hao, như năm 2003 nguyên giá là 38.570 triệuđồng, khấu hao 13.239 triệu đồng thì đến năm 2004 nguyên giá đã tăng lên42.629 triệu đồng và khấu hao lên tới 17.029 triệu đồng và năm 2005 nguyêngiá là 45.276 triệu đồng cùng với khấu hao tăng lên 17.351 triệu đồng Đồngthời ta thấy sức sinh lợi, sức sản xuất tương đối tốt

Năng suất lao động của Công ty cũng tăng đều trong 3 năm chứng tỏ

Công ty sử dụng lao động là hợp lý và tiết kiệm.

Ngoài ra, Công ty trong các năm qua cũng đă chấp hành nghiêm chỉnhcác nghĩa vụ đối với nhà nước, điều đó thể hiện qua việc Công ty đã có cácbảng kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng theo quy định của Nhà nước Đồngthời thì lợi nhuận của Công ty sau khi đã trích nộp thuế thu nhập doanhnghiệp đã được phân phối theo đúng chế độ hạch toán, đó là phân phốI chongười lao động qua các quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúclợi Một phần được đưa vào vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, quỹ đầu tư triển,nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…

II PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢNĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY.

1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Lực lượng thứ nhất trong số 5 thế lực cạnh tranh của mô hình M.Porterlà quy mô cạnh tranh trong số các doanh nghiệp hiện tại của một ngành sảnxuất Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Công tyluôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựngkhác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam Có thể kể ra đây là mộtsố doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần xâydựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tại địa bàn Hà Nội.

- Tổng công ty xây dựng Sông đà.

Trang 30

- Tổng công ty xây dựng Thăng Long.- Công ty xây dựng Bạch Đằng.

- Công ty xây dựng nhà Đống Đa.

- Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng- Hà Nội.- Công ty xây dựng hàng không.

Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh,trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trívững chắc trên thị trường Cho đến nay, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thitrường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khókhăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh Sức ép của các doanhnghiệp hiện tại đối với Công ty có thể xét trên các mặt sau:

Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tưđánh giá và lựa chọn nhà thầu Chưa tính dến các tiêu chuẩn khác, nhà thầunào có giá bỏ thầu thấp là nhà thầu có khả năng cạnh tranh cao và khả năngtrúng thầu cao.Mối quan hệ giữa mức giá thầu và xác suất trúng thầu có thểbiểu diễn trong sơ đồ sau đây:

Xác suấttrúng thầu

Mức giá dự thầu

Sơ đồ 3: Mối quan hệ giữa mức giá và xác suất trúng thầu.

Trang 31

Trong hầu hết các công trình mà Công ty xây dựng- thương mại và dịchvụ văn hoá tham gia, nếu có sự góp mặt của Công ty xây dựng 492- BQP thìđây là đối thủ cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực tài chính Công ty xâydựng 492- BQP luôn có giá chào thầu thấp hơn so với Công ty xây dựng –thương mại và dịch vụ văn hoá, điều kiện tính dụng tốt hơn, mức ứng vốn chothi công đầy đủ và kịp thời hơn Vì vậy, mà Công ty cần phải đưa ra mức giábỏ thầu hợp lý và không nên đối đầu trực tiếp với các Đại gia.

- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi nhàthầu tham gia đấu thầu phải có thế mạnh riêng của mình Công ty xây dựng-thương mại và dịch vụ văn hoá với giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến độ là thếmạnh của Công ty, nhưng không phải vì thế mà Công ty không phải chịu sứcép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác Để thắng thầu, các đối thủ của Côngty luôn nỗ lực hết sức mình tìm kiếm các thông tin cần thiết để có cơ sở đưara các biện pháp thi công ưu việt nhất, tiến độ thi công hợp lý nhất đáp ứngnhu cầu của chủ đầu tư, vì vậy không phải công trình nào Công ty cũng làngười đưa ra biện pháp và tiến độ tốt nhất.

Như vậy, xét cụ thể theo từng lĩnh vực cạnh tranh trong tham gia đấuthầu xây lắp thì áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại đối với Công ty thểhiện trên hai khía cạnh: Cạnh tranh về tài chính và cạnh tranh về kỹ thuật.

2 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Lực lượng thứ hai cần phân tích là phán đoán đối với doanh nghiệp làcác đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanhnghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khảnăng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành Đây là đe doạcho các doanh nghiệp hiên tại Vì vậy, các doanh nghiệp hiên tại cố gắngngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì có càng nhiều

Trang 32

doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn,thị trưòng và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ bị thay đổi.Nhưng đối với ngành xây dưng thì khả năng gia nhập ngành là tương đối khóvì ngành này đòi hỏi vốn lớn.

Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ở đây chủ yếu là các công tyđang hoạt động trong ngành, nhưng thường là các Công ty xây dựng tại cácđịa phương mà Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoátham gia đấu thầu và các công ty tại địa bàn Hà Nội hay Thành phố Hồ ChíMinh (chi nhánh của Công ty ở trong đó) có tiềm lực tài chính, đội ngũ laođộng…còn kém của Công ty Cụ thể, các Công ty ngay trên địa bàn Hà Nội:Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp, Công ty xây dựng số 4hà Nội, Công ty xâydựng 492-Bộ quốc phòng…

Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Công ty xây thương mại và dịch vụ văn hoá chưa lường trrước dược, Công ty chỉ đươngđàu với họ khitham gia đấu thầu công trình tại các địa phương Chẳng hạn khitham gia đấu thầu xây dựng tại Trụ sở UBND tỉnh Vĩnh phúc thì do Công tykhông lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty xây dựng tại tỉnh VĩnhPhúc nên đã trượt thầu.Rút kinh nghiệm từ thất bại này, khi tham gia đấu thầuxây dựng tại tỉnh Bắc Ninh, Công ty đã trúng thầu Qua đó nói lên một điềurằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, côngnghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ dầu tư và các cơquan địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tạicông trình, tình hình sử dụng nhân lực tại địa phương… Từ đó những biệnpháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu sẽ dễtrúng thầu hơn.

dựng-Còn các Công ty là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty tại địa bànHà Nội, thì hiện tại họ yếu hơn ta về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực…

Trang 33

nhưng nếu Công ty không tiếp tục nâng cao, đầu tư đổi mới máy móc thiết bịcũng như khả năng huy động vốn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ côngnhân viên thì đến một lúc nào đó các Công ty này sẽ vượt lên trên Công ty vàhọ sẽ trúng thầu khi trực tiếp đối đầu với ta là điều tất yếu.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnhmẽ của các đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Công ty đã từng thực hiệnvà cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên danh trong đấu thầuvà tự nâng cao năng lực của Công ty mỗi ngày Hiệu quả của liên danh là:một mặt năng lực của Công ty trong liên danh đã được nâng lên, mặt khác vớisự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sựphân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếucủa bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng trúng thầu cũng như khả năngcạnh tranh của Công ty

3 Các nhà cung cấp đầu vào.

Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấpnguyên vật liệu cho thi công.Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Công tyxây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá, vấn đề đầu vào có thể ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thắng thầu của Công ty trên cácmặt:

3.1 Ảnh hưởng đến mức giá bỏ thầu.

Nếu Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá có nguồn đầuvào ổn định thì trước hết việc tính giá của Công ty sẽ thuận lợi hơn.Công tyluôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình lên xuống giá cảtrên thị trường Như vậy khi tính giá cho thực hiện công trình sẽ có quyết địnhchính xác dùng loại nguyên vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu là hợp lýnhất.Ngược lại, nếu Công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định,thường xuyên, Công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu

Trang 34

cần thiết cho thực hiện thi công ( thông tin về giá cả, chất lượng, đặc tính củamỗi loại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình nào ) thì khi tính giá sẽgặp những khó khăn nhất định như: Đưa ra giá dự thầu cao hay thấp hơn củađối thủ cạnh tranh, phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với giá rủi ro cao hơnvì đơn giá của Nhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả cácđịa phương Như vậy, sẽ không có gì bảo đảm mức giá đưa ra là hợp lý nhất,điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty.

Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nàh cung cấp nguyên vậtliệu có thể gây ảnh hưởng đến mức giá bỏ thầu của Công ty Ở đây có nhiềukhía cạnh cần được xét đến Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nền kinhtế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh, họ sẽ không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu choCông ty một cách ổn định Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mìnhcó thể sẽ thay đổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên Công ty đã bịđặt trước sự lựa chọn một trong hai con đường: Tiếp tục mua hàng với giá caohoặc tìm nguồn cung cấp khác Nếu Công ty chọn con đường thứ nhất thì khilập dự toán giá thầu sẽ cho kết quả giá chào thầu quá cao so với các nhà thầukhác, như vậy sẽ làm giảm khả năng trúng thầu của mình Nếu lựa chọn conđường thứ hai Công ty sẽ đối đầu với ruỉ ro: Một là sử dụng đơn giá của Nhànước, có thể đơn giá đó không phù hợp với tình hình thực tế; hai là tìm nguồncung cấp của nhà cung cấp thông qua bảng giá chào thầu của nhà cung cấp,Công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp mới này, đồng thời giácủa họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi là các nhà cung cấpliên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với Công ty Tóm lại, xét về giá cảcạnh tranh, sự ảnh hưởng của nhà cung cấp đối với Công ty có thể diễn ra vìnhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.

3.2 Ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Trang 35

Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vàotiến độ cung cấp vật tư Nếu Công ty có các nguồn đầu vào cung cấp ổn định,luôn bảo đảm kịp thời khi cần thiết thì sẽ bảo đảm được tiến độ thi công,không những rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắnđược tiến độ thi công ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu.

Ngược lại, nếu như Công ty không có cơ sở để bảo đảm nguồn cungcấp nguyên vật liệu ổn định, mà phải đi mua ngoài của những nhà cung cấpmới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Công ty sẽ không tránh khỏinhững bỡ ngỡ và những khó khăn đầu tiên Điều này dẫn đến giá không phảilà giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty Tronggiai đoạn thi công, nếu nguồn cung cấp vật tư không được cung cấp thươngxuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không được bảođảm như trong hợp đồng ký kết Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn sovới tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống Đây là điềutốI kỵ bởi khi Công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình tiếp sauđó, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút Khách hàng sẽ không tin tưởngvào tiến độ thi công do Công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ thi công làkhông phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác Đâylà trường hợp hết sức khó kăn trong Công ty, nếu Công ty đề xuất thời gianthi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranhcủa Công ty, nếu rút ngắn tiến độthi công thì chủ đầu tư không tin tưởng Vì vậy, chữ “tín” đối với Công ty làrất quan trọng.

Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp đến nhàthầu là rất lớn, nó có thể làm giảm khả năng trúng thầu của Công ty khi thamgia đấu thầu.Vì vậy, điều cần thiết là Công ty phải bảo đảm hoạt động củamình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định

4 Khách hàng.

Trang 36

Theo phân tích của M.Porter, khách hàng có thể ảnh hưởng đến khảnăng trúng thầu của Công ty ở chỗ: Khách hàng có thể gây sức ép giảm giá,yêu cầu chất lượng phải tốt hơn so với cùng một mức giá và Công ty phải đápứng được các yêu cầu đó nếu muốn trúng thầu Cũng theo M.Porter, sức mạnhcủa người mua đem lại từ khối lượng mua lớn hoặc người mua nắm đượcnhững thông tin về Công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép choCông ty Ảnh hưởng từ phía khách hàng đối với khả năng trúng thầu củaCông ty cũng rất lớn và nó luôn tồn tại.

Hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu phải phục tùng thực hiệnnhững yêu cầu của chủ đầu tư, Công ty tham gia đấu thầu phải thực hiệnnhững gì mà chủ đầu tư yêu cầu Các yêu cầu này được thể trong hồ sơ mờithầu thônhg qua bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặtbằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản Nếu Công ty không đáp ứngđược yêu cầu đó thì khả năng nhà thầu được chọn trong trường hợp này là rấtthấp.Tuy nhiên các yêu cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất,tiêu chuẩn của công trình… Những đặc điểm này liên quan đến khả năng củaCông ty có đáp ứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phùhợp với thế mạnh của Công ty thì Công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàngvà đạt được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh củaCông ty trong gói thầu đó Ngược lại nếu năng lưcj của Công ty không phùhợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu mà biện pháp mà Công ty đưa ra, giáchào hàng, tiến độ thi công… không mang tính cạnh tranh cao, không bảođảm thắng lợi trong đấu thầu Hoặc nếu Công ty có thể đáp ứng được các yêucầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khácthì năng lực cạnh tranh của Công ty cũng giảm xuống.

Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến khảnăng trúng thầu của Công ty được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp

Trang 37

giữa năng lực của Công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư Sự phù hợp haykhông của năng lực Công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư quyết định đếntính ưu việt, tối ưu của những phương án do Công ty đề xuất như về tài chính,kỹ thuật…và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của Công ty trong tham giađấu thầu.

Khả năng thứ hai mà chủ đầu tư có thể tác động đến sức cạnh tranh củaCông ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư và Công ty Xétvề khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơmời thầu Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộng hay đấuthầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thường chỉ giớIhạn trong 10 nhà thầu trở xuống ( trừ những dự án quốc tế có tính chất quantrọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được tham gia dự thầu.Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng năng lực cạnhtranh của Công ty xét về khía cạnh nào đó Trên thực tế có một số công trìnhkhi tham gia đấu thầu, Công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã đượcmời dự thầu và được mua hồ sơ sớm hơn so với các nhà thầu khác, Như vậysức cạnh tranh của Công ty sẽ được tăng lên Trong quá trình đấu thầu, mốiquan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng trúng thầu củaCông ty, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từngcó quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn Do đó, nếu Công ty làđơn vị quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so vớicác nhà thầu khác.

Khi nói đến quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấuthầu ta không thể bỏ qua các đối thủ có quan hệ tốt với chủ đầu tư Trongtrường hợp này, Công ty sẽ gặp khó khăn vóí đơn vị đó bởi vì chủ đầu tư cósự ưu tiên hơn cho đơn vị này mặc dù giải pháp do hai bên đề ra có thể làtương tự như nhau nhưng chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết.

Trang 38

Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thểcó những thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đóCông ty lại không có được những thông tin này là một bất lợi trong cạnhtranh.

Như vậy, khả năng trúng thầu của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởikhách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Công ty với yêu cầu củachủ đầu tư: Mối quan hệ giữa Công ty với chủ đầu tư và quan hệ của đối thủcạnh tranh với chủ đầu tư trong đấu thầu xây lắp Khách hàng của Công tycũng rất đa dạng, yêu cầu ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy Công ty cầnkhông ngừng nâng cao năng lực của mình, đông thời tănng cường đẩy mạnhmối quan hệ với các cơ quan, các ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khiCông ty tham gia đấu thầu.

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮPCỦA CÔNG TY.

1 Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty.

Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, Công ty xây dựng- thương mại vàdịch vụ văn hoá tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu,phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình với gói thầu vàdự đoán đối thủ cạnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong bảngdanh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó Và cũng như các Công tyxây dựng khác, Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá cũng tuântheo quy trình đấu thầu sau:

Trang 39

Sơ đồ4: Trình tự đấu thầu trong nước.

1.1 Nội dung chuẩn bị hồ sơ xây lắp của Công ty bao gồm:

Công ty thực hiện theo nghị định số 88/1999/NĐ_CP. Các nội dung về hành chính, pháp lý.

- Đơn dự thầu hợp lệ ( phải có chữ ký của người có thẩm quyền).- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.

- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của Công ty.- Bảo lãnh dự thầu.

 Các nội dung về kỹ thuật.

- Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu.- Tiến độ thực hiện hợp đồng.

Giai đoạn sơ tuyển.

-Nộphồ sơ pháp nhân của Công ty xin dự sơ tuyển

- Mua hồ sơ mời thầu.

Giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dựthầu.

-Soạn thảo tài liệu đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

-Các ứng thầu thăm công trường.

-Sửa bổ sung tài liệu đấu thầu.-Nộp hồ sơ dự thầu và bảo

lãnh dự thầu.

Mở và đánh giá đơn thầu

-Đánh giá hồ sơ dự thầu.-Công bố trúng thầu và nộp

bảo lãnh hợp đồng.-Ký hợp đồng giao thầu.

Trang 40

- Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.- Các biện pháp đảm bảo chất lượng.

 Các nội dung về thương mại, tài chính.

- Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết.- Điều kiện tài chính (nếu có)

- Điều kiện thanh toán.

1.2 Lập phương án thi công cho gói thầu.

Trong hồ sơ dự thầu đây là phần “biện pháp thi công tổng thể và chi tiếtcác hạng mục công trình” Phần này do các chuyên gia kỹ thuật lập Căn cứvào tình hình thực tế hiện trường khi khảo sát, căn cứ vào bản vẽ bố trí mặtbằng, các chuyên gia kỹ thuật lập hồ sơ, thiết kế các bản vẽ và lập phương ánthi công cho công trình.

Phương án thi công không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giáđiểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng trúng thầu của Côngty Vì vậy việc lập các phương án thi công công trình cần phải thực hiện kỹcàng, cẩn thận, và phải tính dến những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chặtchẽ của phương án Thường những dự án đấu thầu do Công ty tham gia sẽ cóbản vẽ hoặc thiết kế sẵn của bên mời thầu Công ty sẽ xem xét bản thiết kếnày và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nếu phát hiện sai sót để điều chỉnh, đâylà cơ sở để nâng cao uy tín của Công ty đối với chủ đầu tư.

1.3 Công tác xác định giá bỏ thầu.

Trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ dự thầu thì điểm cho giá thầuthường chiếm tỷ lệ 50% Trong thực tế có những doanh nghiệp xây dựngthắng thầu trong đấu thầu xây dựng nhưng đã quyết định không ký hợp đồnghoặc không thực hiện hợp đồng xây dựng đã ký kết Nguyên nhân thực tế nàycó nhiều nhưng có một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là việc tính giábỏ thầu xây dựng không hợp lý Giá bỏ thầu hợp lý là mức giá phải vừa được

Ngày đăng: 10/12/2012, 10:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ số 43 CP ngày 16/7/1996 Khác
2. NĐ số 93/CP của chính phủ ngày 23/8/1997 về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ số 43- CP ngày 16/7/1996 Khác
3. Quy chế đấu thấu ban hành kèm theo NĐ 88/1999/NĐ- CP ngày 01/9/1999 Khác
4. NĐ số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung 1 số quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP Khác
5. Tạp chí xây dựng các số năm 2004, 2005, 2006 Khác
6. Giáo trình quản lý xây dựng- Trường ĐHKTQD Khác
7. Tiết kiệm vốn nhờ đấu thầu- báo đầu tư 10/2002 Khác
8. Giáo trình quản trị chiến lược- Trường ĐHKTQD Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Kết quả kinh doanh của công ty trước giai đoạn cổ phần hoá. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 1 Kết quả kinh doanh của công ty trước giai đoạn cổ phần hoá (Trang 7)
Bảng 2: kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa: - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 2 kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa: (Trang 8)
Bảng 2:  kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa: - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 2 kết quả hoạt động kinh doanh sau giai đoạn cổ phần hóa: (Trang 8)
Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Trang 18)
Bảng 3: Năng lực máy móc thiết bị của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 3 Năng lực máy móc thiết bị của Công ty (Trang 19)
Bảng 3: Năng lực máy móc thiết bị của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 3 Năng lực máy móc thiết bị của Công ty (Trang 19)
5.1. Tình hình lao động trong Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
5.1. Tình hình lao động trong Công ty (Trang 22)
Bảng 5: Năng lực tài chính của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 5 Năng lực tài chính của Công ty (Trang 26)
Bảng 6: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Côngty giai đoạn 2003-2005. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 6 Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Côngty giai đoạn 2003-2005 (Trang 29)
Bảng 6: Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2003-2005. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 6 Tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2003-2005 (Trang 29)
Bảng 7: Các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 7 Các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty (Trang 49)
Bảng 7: Các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 7 Các điểm mạnh, điểm yếu của Công ty (Trang 49)
Bảng 9: Ma trận cơ hội và nguy cơ SWOT. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 9 Ma trận cơ hội và nguy cơ SWOT (Trang 55)
Bảng 9: Ma trận cơ hội và nguy cơ SWOT. - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Bảng 9 Ma trận cơ hội và nguy cơ SWOT (Trang 55)
Đối tượng Số lượng Hình thức Chi phí - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
i tượng Số lượng Hình thức Chi phí (Trang 77)
Ta có thể tổng hợp thành bảng như sau: Lĩnh   vực   đào  - Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
a có thể tổng hợp thành bảng như sau: Lĩnh vực đào (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w