0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ (Trang 74 -78 )

I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY

4. Nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên

công nhân viên trong Công ty.

Con người là yếu tố trung tâm, không có con người thì dù việc dễ đến đâu cũng không thể thực hiện được, con người là yếu tố quan trọng để giải quyết mọi vấn đề. Chính vì vậy, nâng cao công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý cán bộ công nhân viên trong Công ty là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.

Phương thức thực hiện:

- Tạo điều kiện cho một số cán bộ, trọng tâm là cán bộ phòng dự án đi học các lớp đào tạo hay bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tuỳ thuộc vào trình độ vốn có của cán bộ để lựa chọn chương trình và cách thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

+ Hiện nay Công ty cũng như một số công ty xây dựng có quy mô lớn có một số máy móc thiết bị hiện đại nhưng có sự cách biệt rất lớn so với các công ty xây dựng nước ngoài về mặt trình độ và kinh nghiệm xử lý những kỹ thuật phức tạp. Công ty nên cố gắng tạo điều kiện cho một số cán bộ giỏi đi học ở nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên và chủ đầu tư.

+ Khuyến khích các cán bộ có trình độ đại học tiép tục nghiên cứu để đạt trình độ cao hơn hay rộng hơn. Về chuyên ngành trong các ngành khác có tính hỗ trợ trong công việc tham gia đấu thầu: quản lý kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, vi tính.

+ Đào tạo những cán bộ chưa đạt trình độ đại học về chuyên môn để tránh những sai lầm trong công việc.

- Sắp xếp thời gian hợp lý để mời giáo viên, giáo sư tiến sĩ ở các trường đại học để nâng cao trình độ cho cán bộ của Công ty ở những lĩnh vực cần thiết.

- Tăng cường hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ của Công ty, trong từng phong ban, đặc biệt là phòng dự án sau mỗi lần trúng thầu và hoàn thành dự án. Đối với mỗi lần duyệt thầu, Công ty cần phải tổ chức ngay buổi họp mặt để phân tích các nguyên nhân, kiểm điểm những sai sót để sửa chữa, tìm hiểu những thế mạnh của nhà thắng thầu để học tập và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng trúng thầu ở lần sau.

+ Ngoài việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ thực hiện công tác đấu thầu, Công ty cũng cần thường xuyên kiểm tra để phân cấp trình độ tay nghề của những công nhân chủ chốt nhằm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý. Như vậy, chất lượng công trình ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ đầu tư.

• Khi lựa chọn phương thức chương trình đào tạo, Công ty phải thực hiện đúng:

+ Xác định đúng đối tượng đào tạo. + Đào tạo lý luận kết hợp thực hành.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và đào tạo lại với nâng cao khả năng tự bồi dưỡng.

+ Đào tạo liên tục theo định kỳ.

Điều kiện thực hiện giải pháp.

Do tầm quan trọng mang tính quyết định của con người mà giải pháp trên không dễ gì thực hiện trong quá trình thực thi, có không ít những phát sinh buộc Công ty đồng thời giải quyết những tồn tại của giải pháp, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất, diều kiện cần và đủ để giải pháp có hiệu quả là:

- Tài chính: Chi phí đào tạo, bồi dưỡng là một khoản không nhỏ. Do đó Công ty phải có khẳ năng về mặt tài chính tạo điều kiện cho giải pháp thực hiện liên tục và có hiệu quả.

- Thời gian: Do tính chất sản xuất và đặc điểm riêng của ngành xây dựng, nguồn lực (con người, tổ chức, nguyên liệu..) không tập trung vào một chỗ mà luôn luôn thay đổi chuyển dịch theo hợp đồng công việc nên Công ty gặp khó khăn trong bố trí đào tạo. Chính vì vậy, phòng kế hoạch của Công ty phải lập kế hoạch mang tính luân phiên chu kỳ cho từng cán bộ và phải tận dụng toàn bộ thời gian nhàn rỗi vào mùa mưa khi công trường không thể thực hiện.

Ví dụ:

Để đào tạo 1 cán bộ kỹ thuật, 4 công nhân thi công.

Đối với cán bộ kỹ thuật thì gửi đi học, còn công nhân thì huấn luyện tại chỗ.

+ Chi phí đào tạo cán bộ:

Đào tạo 1 kỹ sư xây dựng lên thạc sỹ.

Chi phí đào tạo: 10.000.000 đồng./người/năm Thời gian đào tạo: 2 năm.

Cán bộ được cử đi học được hưởng 80% mức lương, mức lương là 1.200.000đ/tháng.

+ Mức lương cán bộ dược hưởng trong 2 năm đi học là: I.200.0 x 24 x 80% = 23.040.000

+ Chi phí bằng tiền cho cán bộ đi học là: 10.000.000 x 2 = 20.000.000

+ Giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty giảm do cán bộ đó không làm cho Công ty 2 năm:

1.200.000 x 24 = 28800000

Tổng chi phí= 23.040.000 + 20.000.000 + 28.800.000= 71.840.000 đ (1)

Chi phí đào tạo công nhân: đào tạo 4 công nhân theo hình thức huấn luỵên tại chỗ.

Chi phí huấn luyện; 10.000đ/người/ngày. Thời gian huấn luyện: 2 ngày/năm

+ Mức lương của công nhân được huấn luyện được hưởng 25000đ/ngày. 25000 x 4 = 100.000 đ

+ Chi phí huấn luyện cho 4 công nhân là: 10.000 x 4 x 2 = 320.000

Tổng chi phí = 100.0000 + 80.000 + 320.000= 500.000đ (2)

Tổng chi phí để nâng cao trình độ cho 2 cán bộ và 4 công nhân là: (1)+(2)= 71.840.000+ 500.000= 72.340.000 đ.

Ta có thể tổng hợp thành bảng như sau: Lĩnh vực đào

tạo

Đối tượng Số lượng Hình thức Chi phí

Thạc sỹ xây dựng

Cán bộ kỹ thuật làm hồ sơ dự thầu

và thi công.

2 người Gửi đi học 71.840.000

Nâng cao trình độ thi công cho công nhân

Công nhân 4 người Tự đào tạo 500.000

Tổng chi phí 72.340.000

Nếu như không đào tạo sẽ bị thiệt 1 khoản như sau: Ví dụ: Chi phí trực tiếp cho 1m3 tường xây = 382.547,5 đ

Trong công trình tại tỉnh Bắc Ninh, do làm sai yêu cầu kỹ thuật buộc công ty phải phá đi 200m3 tường xây lại thiệt hại là:

200 x 382547,5= 76.509.500 đ

Như vậy do không có kinh nghiệm thi công, các cán bộ và công nhân thi công 200m3 tường này đã gây thiệt hại cho Công ty.Ta cần xác định hiệu

quả của biện pháp đào tạo cán bộ và công nhân thông qua chênh lệch giữa chi phí đào tạo và thiệt hại của Công ty;

72.340.000- 76.509.500= - 4.169.500 đ

Thông qua việc đào tạo bồi dưỡng này công ty sẽ có được những cán bộ có năng lực trình độ cao hơn, Công ty sẽ giảm bớt thiệt hại, lãng phí và từ đó nâng cao khả năng trúng thầu.

Hiệu quả của giải pháp

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách công tác đấu thầu sẽ giải quyết những vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, hạn chế sai sót ngay từ đầu, nâng cao chất lượng rút ngắn thời gian lập hồ sơ. Từ đó tiết kiệm chi phí đấu thầu tạo tâm lý thoái mái, tự tin trong tham gia đấu thầu.

Dựa vào trình độ kinh nghiệm cao về nghiệp vụ, các cán bộ lập đơn giá dự thầu biết cách: Điều hoà chiến lược về giá cả nguyên vật liệu giữa thị trường và địa phương nơi có dự án, tối thiểu hoá chi phí dự án bằng cách nâng cao tiến độ thi công để giảm thời gian thực hiện dự án nhằm đưa ra mức dự thầu hợp lý nhất so với đối thủ cạnh tranh.

Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của công nhân thi công và liên tục sẽ nâng cao chất lượng công trình, tăng uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ (Trang 74 -78 )

×