Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá (Trang 30 - 32)

II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG

1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Lực lượng thứ nhất trong số 5 thế lực cạnh tranh của mô hình M.Porter là quy mô cạnh tranh trong số các doanh nghiệp hiện tại của một ngành sản xuất. Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tại địa bàn Hà Nội.

- Tổng công ty xây dựng Thăng Long. - Công ty xây dựng Bạch Đằng.

- Công ty xây dựng nhà Đống Đa.

- Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng- Hà Nội. - Công ty xây dựng hàng không.

Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến nay, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thi trường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với Công ty có thể xét trên các mặt sau:

- Cạnh tranh về giá bỏ thầu .

Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn nhà thầu. Chưa tính dến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp là nhà thầu có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu cao.Mối quan hệ giữa mức giá thầu và xác suất trúng thầu có thể biểu diễn trong sơ đồ sau đây:

Xác suất trúng thầu

Mức giá dự thầu

Trong hầu hết các công trình mà Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá tham gia, nếu có sự góp mặt của Công ty xây dựng 492- BQP thì đây là đối thủ cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực tài chính. Công ty xây dựng 492- BQP luôn có giá chào thầu thấp hơn so với Công ty xây dựng – thương mại và dịch vụ văn hoá, điều kiện tính dụng tốt hơn, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn. Vì vậy, mà Công ty cần phải đưa ra mức giá bỏ thầu hợp lý và không nên đối đầu trực tiếp với các Đại gia.

- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu phải có thế mạnh riêng của mình. Công ty xây dựng- thương mại và dịch vụ văn hoá với giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến độ là thế mạnh của Công ty, nhưng không phải vì thế mà Công ty không phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để thắng thầu, các đối thủ của Công ty luôn nỗ lực hết sức mình tìm kiếm các thông tin cần thiết để có cơ sở đưa ra các biện pháp thi công ưu việt nhất, tiến độ thi công hợp lý nhất đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư, vì vậy không phải công trình nào Công ty cũng là người đưa ra biện pháp và tiến độ tốt nhất.

Như vậy, xét cụ thể theo từng lĩnh vực cạnh tranh trong tham gia đấu thầu xây lắp thì áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại đối với Công ty thể hiện trên hai khía cạnh: Cạnh tranh về tài chính và cạnh tranh về kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thắng thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w