1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay

47 2,8K 96
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 433 KB

Nội dung

Luận Văn: Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay

Trang 1

CễNG TRèNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIấN NGHIấN CỨU KHOA HỌC”

NĂM 2008

Tờn cụng trỡnh:

Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên

tr-ờng đại học kinh tế quốc dân hiện nay

Thuộc nhúm ngành: Khoa học xó hội

HÀ NỘI, 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

CễNG TRèNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “SINH VIấN NGHIấN CỨU KHOA HỌC”

NĂM 2008

Tờn cụng trỡnh:

Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên

tr-ờng đại học kinh tế quốc dân hiện nay

Thuộc nhúm ngành: Khoa học xó hội

Họ và tờn sinh viờn: Phạm Thị Hà Nữ

Vương Thị Bớch Hạnh Nữ Nguyễn Thị Nguyệt Nữ Cao Văn Thành Nam Nguyễn Thị Thoa Nữ Lớp: QTNL 47 Năm thứ: 3/4

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dõn

Giỏo viờn hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Mai

HÀ NỘI, 2008

Trang 3

A.LỜI MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

Một người đâu phải nhân gian

Có chăng chỉ đốm lửa tàn mà thôi.

Vâng Trong cõi nhân gian, mỗi con người là một và chỉ là một thực thể vôcùng nhỏ bé, chỉ giống như “một đốm lửa tàn” Phần nhỏ bé đó lại có một hammuốn lớn lao là chinh phục và làm chủ cả vũ trụ bao la này, và nó có thể bùnglên ngọn lửa sáng ngời nếu được tiếp thêm sức mạnh Nhưng nếu riêng mộtngười, chỉ một cá nhân đơn độc thôi thì có lẽ sẽ không bao giờ có đủ khả năng

để tự mình có thể thực hiện được điều đó Vì vậy một điều cần thiết và rất quantrọng chính là sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với những cá nhân, những conngười có khả năng khác nhau Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, KHKT ngàycàng phát triển sẽ là phương tiện phục vụ đắc lực nhất để con người đạt đượcước mơ cao cả của mình Tuy nhiên, tham vọng của con người không dừng lại ởmột điểm mà họ luôn muốn có nhiều thứ mới hơn và cao xa hơn Cũng chínhKHKT hiện đại đã tạo ra những công việc phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự kếthợp nhiều kỹ năng và trình độ của nhiều người với quá trình hoạt động một cáchthống nhất, tổ chức chặt chẽ Bởi vậy doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở người laođộng của mình khả năng hòa đồng với tập thể, biết cách làm việc với nhữngngười khác, hay nói chung đó là khả năng làm việc theo nhóm Làm việc theonhóm sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc, phát huy hết tiềm năng sẵn có của mỗingười, giúp hoàn thiện cá nhân Đây là một trong những kỹ năng mềm quantrọng nhất mà công việc đòi hỏi rất cao đối với người thực hiện

Là những sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực, những chủ nhântương lai của đất nước, nay mai sẽ góp mặt trên thị trường lao động, sẽ giảiquyết rất nhiều công việc phức tạp đòi hỏi nhiều khả năng khác nhau Nhận thứcđược tầm quan trọng lớn lao của việc học tập và rèn luyện kỹ năng này, nhóm

nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Khả năng làm việc theo nhóm của sinh

Trang 4

viên trường ĐH KTQD hiện nay” để nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu về

các đặc điểm và lợi ích khi làm việc theo nhóm, về thực trạng khả năng làm việctheo nhóm của sinh viên trường KTQD hiện nay Tìm ra các nguyên nhân hạnchế khả năng này và từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng, bổ sung và hoàn thiệnthêm các kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng này vàbiết cách để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả nhất

II.Phương pháp và kết quả nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số phương phápnhư sau:

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng điều tra chọn mẫu lấy ý kiến: Thựchiện điều tra mẫu với 619 sinh viên của 4 khóa 46, 47, 48 và 49 của trườngĐHKTQD

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, thống kê và phân tích: Tìm số liệu trêncác phương tiện thông tin như sách báo, báo điện tử… và phân tích số liệu thuđược

Phương pháp so sánh và tổng hợp: So sánh các ý kiến, số liệu thu được, tổnghợp lại thành từng vấn đề riêng cần nghiên cứu

Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thị Mai nhóm nghiên cứu đề tài với 3phần:

Trang 5

2 Lợi ích của Team work là gì?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến câu ca dao “Một cây làm chẳng nên

non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Câu ca dao cũng đã phần nào cho ta

thấy rõ được sức mạnh và hiệu quả của làm việc nhóm Mỗi người chỉ có thểgiỏi trong một vài lĩnh vực nào đó nhưng không thể nào giỏi hay biết tất cả,nhưng nhóm thì hoàn toàn ngược lại, nhóm là nơi có thể hội tụ được tất cảnhững yếu tố cần thiết cho mục tiêu của nhóm mà mỗi cá nhân không thể có đầy

đủ Chúng tôi xin đưa ra một câu chuyện, đây là một câu chuyện có vẻ quenthuộc với chúng ta nhưng được mở rộng bởi CEO của Coca Cola như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanhhơn Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua.Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn vàchạy thụt mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó

Trang 6

nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộcđua Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi Rùa từ từ vượt quathỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng.Thỏ giật mình tỉnh giấc vànhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục pháttriển thêm: Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ Nó nhận ra rằng

nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật Nếu nó không xem mọi thứquá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó Vì thế, nóquyết định thách thức một cuộc đua mới Rùa đồng ý Lần này, thỏ chạy với tất

cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích Nó bỏ xa rùa đến mấy dặmđường

Bài học của câu chuyện này: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm

và ổn định Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đây Rùa đã suy ngẫm kết quả vànhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi Nósuy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chútthay đổi về đường đua Thỏ đồng ý

Chúng bắt đầu cuộc đua Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh,thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông Vạch đíchđến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi khôngbiết làm sao đây Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bênkia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của

mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạnthân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có

lẽ sẽ có kết quả tốt hơn Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuốicùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùachạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông

Trang 7

Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích Và chúng cùng nhận rarằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông

minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhautrong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ khôngbao giờ thực hiện công việc một mình được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có nhữngtrường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác

Bạn có thể thấy rõ những lợi ích chính khi tham gia một nhóm là:

● Bạn sẽ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống và bản thân của mình tốt hơn vàkhông cảm thấy sự lạm dụng quyền lực của bất cứ người nào trong nhóm cũngkhông có sức ép của bất kỳ ai lên bạn

●Khi tham gia nhóm bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ những thành viên trongnhóm và trưởng nhóm về cách xử lý tình huống từ đơn giản cho đến phức tạp

Từ đó tạo nên sự thống nhất trong mục tiêu và sự hoạt động của nhóm

●Sẽ không còn cái “tôi” trong nhóm nữa, cái “tôi” đã bị phá vỡ, sự thân thiện vàcởi mở sẽ được tạo ra giữa các thành viên của nhóm

●Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự phối hợp các bộ óc sáng tạo của nhóm

●Thỏa mãn được nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của các thành viên trongnhóm, cái mà khi họ đứng một mình khó mà thể hiện được

v v

3 Phân loại nhóm làm việc

Có rất nhiều cách phân loại nhóm làm việc tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu

và các tiêu thức khác nhau Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu khả năng làmviệc nhóm của sinh viên, chúng tôi xin đưa ra 2 tiêu thức phân loại làm việcnhóm sau:

Trang 8

một dự tính trước nào, nó chỉ kéo dài trong một tiết học hay một buổi học Vàkhi tiết học hay buổi học đó kết thúc thì vấn đề thảo luận cũng đồng thời đượcgiải quyết và thường kết thúc sự tồn tại của nhóm.

* Nhóm làm việc chính thức:

Đây là hình thức nhóm làm việc được hình thành trước khi vấn đề đượcthảo luận một cách lâu dài, ổn định và dựa trên tinh thần tự nguyện Ví dụ nhưcác nhóm nghiên cứu khoa học Vấn đề nghiên cứu của nhóm sẽ được cho trước,các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề ở bên ngoài giờ học.Vấn đề sẽ được thảo luận tại lớp học hay một địa điểm nào đó đã được ấn địnhtrước

Hình thức nhóm này nhất thiết phải cùng làm việc trong thời gian tương đốidài Các thành viên của nhóm có quyền tự do nhất định trong việc quyết địnhphương pháp làm việc hiệu quả nhất và tất cả mỗi người đều được khuyến khích

tự tìm kiếm các quy trình làm việc tối ưu cũng như liên tục cải thiện quy trìnhlàm việc của mình

* Nhóm dự án

Khác với nhóm làm việc tự quản, nhóm dự án được tổ chức xoay quanhmột nhiệm vụ đột xuất trong một khoảng thời gian giới hạn Nhiệm vụ này cóthể mất một tuần, một năm cũng có thể lâu hơn thế Sau khi công việc hoàn tấtnhóm sẽ tự giải tán Những dự án có quy mô lớn và lâu dài thường cần đếnnhiều thành viên, có trưởng nhóm và nhà quản lý dự án làm việc toàn thời gian.Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi xin đề cập chủ yếu đến nhóm làm việc phichính thức, đây là hình thức làm việc chủ yếu của sinh viên hiện nay

Trang 9

4 Quá trình hoạt động của nhóm

Quá trình hoạt động của nhóm luôn diễn ra theo một trình tự nhất định và về

cơ bản có thể thấy rõ qua trình tự sau:

● Đầu tiên khi nhóm đã có mục tiêu chung và đề án cụ thể thì nhóm sẽ thườngxuyên có những buổi họp và thảo luận chung nhằm đưa ra những ý tưởng cũngnhư hướng đi cụ thể cho đề án mà nhóm đã chọn

● Sau khi đã có hướng đi cụ thể nhóm sẽ tiếp tục thảo luận và lên một danh sách

cụ thể các công việc cần làm, tiến độ công việc và phân công công việc cụ thểcho từng thành viên

●Khi mà công việc đã được chỉ định cụ thể cho từng cá nhân, thì nhóm vẫn phảithường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ nhằm theo dõi và đánh giá thườngxuyên các công việc đã làm được của các thành viên Từ đó đôn đốc và cóhướng xử lý kịp thời nếu có sai sót, đồng thời giúp đỡ lẫn nhau nếu như cácthành viên gặp khó khăn trong công việc

● Khi thời gian thực hiện công việc của các thành viên đã hết, nhóm trưởng sẽhọp lại và tổng hợp tất cả những việc mà các thành viên được giao Sau khinhóm trưởng tổng hợp xong, các thành viên trong nhóm sẽ cùng ngồi lại và đánhgiá cũng như cho ý kiến chung để hoàn thiện đề án của nhóm

● Công việc cuối cùng là cho ra đời đề án của nhóm Tùy vào điều kiện, yêu cầu

bổ sung cho nhau Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc Vậy nhóm

hiệu quả là gì?

Theo chúng tôi thì “Nhóm hiệu quả là nhóm làm việc trên tinh thần đồngđội nghĩa là tạo ra một môi trường mà ở đó các thành viên luôn cảm thấy thoải

Trang 10

việc của mỗi người nhằm đạt được các kết quả, mục tiêu chung của nhóm Ở đócác thành viên luôn cảm thấy được đánh giá đúng và phát huy tốt khả năng, sởtrường của mình, họ hiểu rằng họ không nhất thiết phải cạnh tranh với nhau đểđược công nhận mà quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên được phâncông một cách rõ ràng Nhóm hoạt động mang tính tự nguyện nhưng có tổ chứcnhằm hạn chế những điểm yếu và phát huy tối đa những điểm mạnh của cácthành viên Đồng thời nhóm đó cũng phải có một cơ chế thưởng phạt một cáchkhách quan và chịu trách nhiệm rõ ràng”.

2 Đặc điểm của nhóm hiệu quả

2.1 Có một mục tiêu chung rõ ràng và thuyết phục

Mục tiêu chung là cái gắn kết các thành viên của nhóm, và nó phải thể hiệnmột cách rõ ràng để các thành viên có thể thực hiện được, lợi ích của tập thểphải được đặt lên trên lợi ích của bất kỳ cá nhân nào

Việc xác định rõ rảng về mục tiêu chung của nhóm là điều quan trọngnhưng vẫn chưa đủ, mục tiêu phải có sức thuyết phục, mọi người phải nhìn nhậnmục tiêu đó là khẩn cấp, tối quan trọng và xứng đáng nỗ lực Thiếu mục đíchthuyết phục thì một số thành viên sẽ không đặt mục tiêu cá nhân sau mục tiêuchung của nhóm

2.2 Năng lực - mỗi thành viên phải có kỹ năng nào đó mà nhóm cần

Có thể bạn đã nghe nói đến câu “Một dây xích chỉ mạnh bằng một mắt xích

yếu nhất” Điều đó chắc chắn áp dụng cho nhóm làm việc Một nhóm làm việc

hiệu quả phải bao gồm những người có những năng lực quan trọng cho nỗ lựcchung Mỗi người là một mắt xích trong chuỗi dây xích năng lực, có tài năng,kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ thuật để thực hiện công việc Bất kỳ nănglực nào yếu kém đều phải được củng cố để đạt thành công Nếu thiếu bất kỳnăng lực cần thiết nào thì phải được bổ sung

2.3 Tận tụy với mục tiêu chung của nhóm

Sự hiểu biết về mục tiêu chung là điều cực kỳ quan trọng, nhưng một nhómthực sự hiệu quả còn phải tiến xa hơn một bước Họ phải có các thành viên tậntâm với mục tiêu đó, biết hợp tác chặt chẽ để thôi thúc họ làm việc và tiếp tục

Trang 11

khi họ gặp khó khăn Và để tăng cường sự tận tâm thì nên thực hiện một số giảipháp như: giữ cho nhóm có quy mô nhỏ, bố trí các thành viên trong nhóm tươngtác cùng nhau, công nhận nỗ lực và thành quả của các thành viên

2.4.Mọi thành viên đều đóng góp và được hưởng lợi

Bạn đã bao giờ tham gia một nhóm chèo thuyền chưa? Nếu rồi bạn sẽ biếtrằng mọi thành viên trong nhóm đều phải kéo tay chèo của mình cùng cường độ

và tốc độ với người khác Ở đó không có chỗ cho những người lười biếng.Nhóm làm việc cũng như vậy Việc thực hiện công việc phụ thuộc vào sự đónggóp của mọi người đến mục tiêu chung của nhóm và không chấp nhận nhữngthành viên không đóng góp nỗ lực chung với nhóm

Vì mỗi thành viên phải đóng góp vào công việc của nhóm, nên mỗi thànhviên đều phải nhận được lợi ích rõ ràng Những lợi ích này có thể xuất hiện dướinhiều hình thức: tiền thưởng, phần thưởng tinh thần, kinh nghiệm học hỏi Thiếu lợi ích rõ ràng, các cá nhân sẽ không đóng góp hết mình

2.5.Môi trường khuyến khích và hợp tác

Nhóm là một tổ chức nhỏ hình thành trong một môi trường hoạt động rộnglớn, trong đó các yếu tố như : nguồn lực, thông tin, sự hỗ trợ sẽ ảnh hưởng tớihiệu quả hoạt động của nhóm Các thành viên trong nhóm phải trung thực, cởi

mở, cư xử đúng mực, phải biết tự động viên mình và động viên các thành viênkhác trong nhóm để đạt hiệu quả hoạt động của nhóm Các thành viên đều rấtbình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao” trong nhómnhưng họ luôn tạo điều kiện để cả nhóm “toả sáng” cùng nhau

2.6 Có một trưởng nhóm có năng lực

Nhóm trưởng là cầu nối giữa các thành viên trong nhóm với nhau và là cầunối giữa nhóm với các nhóm khác cũng như các tổ chức liên quan trong môitrường hoạt động của nhóm Chính vì vậy mà vai trò của trưởng nhóm là rấtquan trọng, nó giống như đầu tàu của một đoàn tàu vậy Trưởng nhóm là ngườiđịnh hướng cho nhóm đó hoạt động và đạt được mục đích Một người trưởngnhóm có năng lực sẽ giúp nhóm hoạt động hiệu quả và đạt được các mục đích

3.Tiêu chuẩn đánh giá nhóm hiệu quả

Trang 12

Để nhóm làm việc thực sự hiệu quả thì phải xây dựng các tiêu chuẩn đánhgiá xem nhóm có hiệu quả hay không hay nói cách khác điều quan trọng để làmnên một nhóm hiệu quả là gì?

Theo chúng tôi nó được chia thành 2 nhóm yếu tố sau:

* Các yếu tố kết quả, gồm:

+ Đạt được các mục tiêu của nhóm: Đây là yếu tố quan trọng đối với sự hìnhthành, tồn tại và phát triển của một nhóm Thể hiện được nhóm đó sau một quátrình hoạt động đã đạt được những mục tiêu mà nhóm đã hoạch định từ trướchay không

+ Số lượng công việc được hoàn thành: Cho biết những công việc mà nhóm đãhoàn thành cũng như các công việc chưa hoàn thành

+ Kiến thức và kỹ năng làm việc: Yếu tố này cho biết để làm việc nhóm hiệuquả thì các thành viên cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng để hoànthành công việc

+ Sự hứng thú với công việc

+ Khả năng giao tiếp

+ Khả năng giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn

+ Khả năng hoạch định và thiết lập các mục tiêu

+ Phong cách lãnh đạo của trưởng nhóm

Trang 13

PHẦN 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KTQD HIỆN NAY

I.Những đánh giá về khả năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay

1 Những ưu thế của sinh viên trong làm việc nhóm

Theo điều tra cho thấy sinh viên có rất nhiều điểm mạnh (ưu thế ) để làmviệc theo nhóm:

Thứ nhất, về thể lực

Sinh viên là những người trẻ tuổi, có dáng vóc, sức khoẻ tốt, có đủ điềukiện về sức khoẻ để tham gia các hoạt động của nhóm, có thể chịu đựng đượcnhững áp lực mà nhóm làm việc tạo ra

Thứ hai, về trí lực

+ Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng các bạn sinh viên có sự hiểu biết về rất nhiềulĩnh vực khác nhau, họ tiếp thu, học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích ngay từkhi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong giảng đường đại học, qua các phươngtiện truyền thông đại chúng như: truyền hình, Internet, báo chí… cũng như quacác mối quan hệ xã hội Họ nắm bắt kiến thức nhanh, có khả năng nghiên cứu,tìm hiểu, giải quyết các vấn đề phát sinh… Sự thích ứng nhanh với môi trường

là một trong những ưu thế nổi trội của sinh viên, cùng với những kiến thức mà

họ có được tôi tin chắc sẽ giúp cho nhóm làm việc một cách thực sự có hiệu quả

và có chất lượng cao

+ Bên cạnh đó sinh viên còn là những con người tài năng, thông minh, sáng tạo,

có óc phân tích, tổng hợp, có tư duy tốt và đặc biệt họ rất năng động, luôn tự tinvào bản thân Điều này giúp cho họ có thể trở thành một người trưởng nhómđiều hành nhóm của mình hoạt động hiệu quả, hay là những thành viên có đầy

đủ khả năng đảm nhiệm tốt công việc được giao phó Số liệu điều tra về khảnăng đảm nhận vai trò trưởng nhóm của sinh viên như sau:

Trang 14

Quen làm theo kế hoạch của người khác

Không có khả năng

TổngTuyệt

đối (%)

Tuyệtđối (%)

Tuyệtđối (%)

Tuyệtđối (%)

(Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD)

Qua điều tra cho thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng mình có thể đảm nhận vai trò trưởng nhóm Khả năng đảm nhận vai trò này của sinh viên các khóa cuốitốt hơn so với các khóa mới Bởi vì sinh viên năm cuối có độ tự tin hơn hẳn về khả năng của mình khi làm việc theo nhóm cũng như điều hành nhóm hoạt động

+ Họ muốn giao tiếp và mở rộng kiến thức và các mối quan hệ của mình, họ cótinh thần học hỏi rất cao… Sinh viên ngày nay là một thế hệ khao khát, họ khaokhát được sống, học tập và làm việc Vì vậy những kiến thức trong nhà trườngkhông làm họ thoã mãn, nhất là những kiến thức có thể sử dụng được vào côngviệc sau này Khao khát này đến từ sự thiếu hụt chuyên môn sâu, thiếu hụt kiếnthức xã hội và nhất là thiếu hụt công cụ tổng quát để xử lý cuộc sống: Đó là tư

Trang 15

duy logic, tư duy phê phán và tư duy độc lập Khi làm việc theo nhóm ưu thếnày được phát huy một cách hiệu quả bởi qua làm việc nhóm sinh viên có thểtrau dồi kiến thức, kỹ năng, học tập kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm.Khả năng giao tiếp ngoài xã hội của sinh viên rất tốt, điều này được thể hiện quakhả năng kết hợp khi làm việc với các thành viên khác nhau

Bảng 2: Khả năng làm việc với người khác trong nhóm

Với người có trình độ ngang bằng

Với người có trình độ kém

Tuyệt

đối %

Tuyệtđối %

Tuyệtđối %

(Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD)

Phần lớn sinh viên đều cho rằng họ có thể làm việc được với tất cả các hànhviên trong nhóm của họ Như vậy khả năng thích nghi của sinh viên rất tốt và rất

dễ hòa đồng

+ Họ là những người có tham vọng, hoài bão, luôn khát khao được khám phá vàgiành được chiến thắng Chiến thắng trong nhóm đó chính là sự làm viếc có hiệuquả của nhóm, là sự tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của các thành viên và sự thểhiện của cá nhân mỗi thành viên vào thành công chung của nhóm Nếu biết hâmnóng ưu thế này của họ thì họ có thể làm rất tốt

+ Họ là người luôn sống hết mình với lý tưởng, họ luôn muốn thử nghiệm, tìmkiếm những điều mới lạ Họ tư duy và xử lý quan hệ xã hội của họ theo mộtcách riêng, họ sử dụng lý trí rất nhiều, có xu hướng xử lý các mối quan hệ xã hộitrên tiêu chí hợp lý và logic cá nhân Điều này là cần thiết cho làm việc theonhóm của sinh viên hiện nay

Trang 16

Qua những phân tích trên ta thấy sinh viên có rất nhiều ưu thế để làm việcnhóm Nếu sinh viên biết phát huy những ưu thế này vào làm việc nhóm ngay từkhi bước vào giảng đường đại học thì sau này ra trương họ sẽ vận dụng đượcvào trong công việc của mình một cách hiệu quả.

2 Những thuận lợi và khó khăn

1.1 Sự thích nghi của sinh viên với làm việc nhóm

Trên thế giới, Teamwork là hình thức làm việc rất phổ biến trong học sinhsinh viên… Nó xuất phát từ những đặc điểm phát triển của thanh niên sinh viên,

sự thích nghi của lứa tuổi này với cuộc sống và hoạt động mới, chúng ta có thểthấy quá trình sự thích nghi này biểu hiện ở các mặt như sau:

+ Nội dung học tập của sinh viên mang tính chuyên ngành, tiên tiến tiếp cậnkhoa học công nghệ trên thế giới

+ Phương pháp học tập mang tính khoa học, thường xuyên được đổi mới

+ Môi trường sinh hoạt mở rộng không chỉ trong phạm vi quốc gia, mà đã mởrộng ra tầm quốc tế

+ Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô, bạn bè, các hoạt động xã hội rấtphong phú, đa dạng…

1.2 Những khó khăn sinh viên gặp phải

Thứ nhất, thực tế cho thấy: Không phải bất kì sinh viên nào cũng phù hợp

với sự thích ứng này, mà nó tuỳ thuộc vào đặc tính tâm lý cá nhân và môi trườngsống cụ thể Có những sinh viên rất dễ dàng hoà nhập với môi trường xã hộinhưng lại khó khăn trong việc tiếp cận phương pháp học ở đại học Ngược lại,

có nhưng sinh viên ít khó khăn trong tiếp thu tri thức, dễ vượt qua được việc “tựhọc là chính” ở giảng đường đại học nhưng lại lúng túng thiếu tự tin trong cư xửgiao tiếp với bạn bè, các nhóm hoạt động trong lớp, trong trường Một số hoàđồng cởi mở nhưng một vài người lại khép kín, sống thu mình lại… Vậy nguyênnhân là do đâu?

Bản thân người sinh viên gặp một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết:

+ Mâu thuẫn giưa ước mơ kỳ vọng của sinh viên với khả năng để thực hiện nó

Trang 17

+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành học củamình với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểunhất định.

+ Mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều trong xã hội với khả năng tiếp thu vàthời gian có hạn

Thứ hai, liên hệ với thực tế nước ta hiện nay, đang trong quá trình hội nhập

và phát triển những lề thói làm việc cũ, tàn dư của xã hội cũ không dễ xoá bỏmột sớm một chiều Một loạt các nhân tố khác ví như lợi ích cá nhân, niềm tinsai lệch về việc có được quyền lực và sự thành công khi làm việc nhóm và cảnhững yếu tố văn hoá tàn cũ đã ăn sâu bám rễ vào nhiều thế hệ

Do đó đối với sinh viên, những khó khăn đó cũng không loại trừ và việc tậphợp mọi người thành một nhóm làm việc hiệu quả không phải là dễ

Thứ ba, sinh viên có thể coi là tầng lớp tiếp thu cái mới một cách nhanh

chóng nhất, nhưng lại rất ít có điều kiện làm việc nhóm Cụ thể theo số liệu mà

chúng tôi điều tra được thì trong tổng số 619 sinh viên được hỏi rằng “bạn đã

từng làm việc theo nhóm chưa?” thì có 572 sinh viên (chiếm 92.41%) lựa chọn

là “đã từng làm việc nhóm”, trong khi đó số chưa bao giờ làm việc nhóm là 47

sinh viên (7.59%) Vậy thực trạng những sinh viên đã từng làm việc nhóm thì cómức độ làm việc như thế nào?

Nghiên cứu tiếp trong tổng số 619 sinh viên về vấn đề “mức độ làm việc theo

nhóm của bạn như thế nào?”Thì chỉ có 161 sinh viên (26%) trả lời là “thường xuyên”, 342 bạn (55.25%) trả lời “thỉnh thoảng”, 69 bạn (11.16%) trả lời là “đôi khi”, thậm chí có 47 sinh viên (7.59%) trả lời là “ chưa bao giờ”.

Con số trên cho thấy một thực tế là làm việc nhóm chưa được áp dụng rộngrãi trong chương trình giảng dạy và học tập của sinh viên, và do vậy, nhận thứccủa mọi người về làm việc nhóm và hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế là điềukhông tránh khỏi Nếu các nhà quản lý có quan tâm đúng mức về vấn đề này,lượng kiến thức từ thực tiễn sẽ có tác dụng bổ sung rất lớn cho những lý thuyết

mà sinh viên được truyền đạt

Trang 18

Thứ tư, đối với sinh viên Việt Nam, “Teamwork” đã được nói đến nhiều

nhưng hình như nó mới chỉ được nghe nói chứ chưa thực hiện theo đúng nghĩacủa nó Nó mới chỉ là 1 hình thức làm việc mới mẻ và chưa có được hiệu quảthực sự

Cũng trong số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

được hỏi về “kết quả công việc mà bạn đã từng làm việc theo nhóm”, thì chỉ có

215 sinh viên (34.73%) trả lời là ”tốt”, 353 sinh viên (57.03%) trả lời “bình

thường”, 51 sinh viên (8.24%) trả lời là “kém hiệu quả” Tuy nhiên tỷ lệ làm

việc theo nhóm hiệu quả cho thấy, càng sinh viên năm cuối thì chất lượng làmviệc theo nhóm càng hiệu quả và tốt hơn sinh viên năm đầu Có thể thấy rõ hơnthực trạng này qua bảng phân tích điều tra:

Bảng 3: kết quả công việc làm việc theo nhóm

Kết

quả

Năm

Tổng sốsinh viên

Tốt Bình thường Kém hiệu quả

Điều này có thể được lý giải như sau:

+ Sinh viên năm 1-2 học theo chương trình tín chỉ theo học cùng 1 môn ở 1 lớprất đông (thường là lớp có quy mô trên dưới 100 sinh viên) lại đến từ các lớp

Trang 19

khác nhau nên việc quản lý những sinh viên này đối với giáo viên là tương đốiphức tạp Việc chia nhóm làm việc cũng gặp nhiều khó khăn, nhóm làm việcquá đông thành viên làm hiệu quả, chất lượng đạt được của nhóm không cao.Còn sinh viên năm 4 thì thường đã được lập nhóm sẵn, học tất cả các môn cùng

1 lớp (học theo niên chế), các thành viên đã có nền tảng quan hệ, biết kết hợp dễdàng hơn trong công việc, nên chất lượng của làm việc nhóm tốt hơn hẳn

+ Sinh viên năm 1-2 thường chỉ mới học các môn học đại cương chưa đi sâu cácmôn chuyên ngành nên số các môn học được thảo luận còn ít Ngược lại, với cácsinh viên năm 3-4 thì đã bắt đầu học những môn chuyên ngành, có lượng kiếnthức nhất định, đã nhận biết và quen dần với công việc làm việc nhóm, có kinhnghiệm, nên kết quả thực hiện công việc theo nhóm đạt hiệu quả cao hơn

+ Sinh viên năm 3-4 đã từng được làm quen với hình thức này từ trước và rènluyện cho mình được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn Họ được trang bị chomột lượng kiến thức đủ lớn và đủ sâu từ rất nhiều môn học mà sinh viên năm 1-

2 chưa biết tới Từ đó tạo cho những sinh viên năm 3-4 tư duy logic và tổng hợp

từ nhiều khía cạnh khác nhau

Thứ năm, sinh viên thường chưa hiểu hết được tầm quan trọng về làm việc

theo nhóm Nếu bạn hỏi một sinh viên bất kì về làm việc theo nhóm, chắc chắnhơn phân nửa sẽ trả lời mơ hồ và không hiểu được tầm quan trọng của làm việctheo nhóm

Các sinh viên khối ngành kĩ thuật lại càng mơ hồ hơn khi họ không đượchọc hay dạy một cách chuyên sâu về làm việc nhóm Họ chỉ hiểu làm việc nhóm

là hợp lại thành 1 nhóm và chia các công việc cụ thể ra để có thể hoàn thành 1

đề án nào đó đúng tiến độ Trong khi đó họ chưa biết tác dụng và cách làm việcnhóm có hiệu quả Toàn (sinh viên năm 4 ĐH Bách Khoa) cũng có nhiều đề ánmôn học được làm theo nhóm, tuy nhiên nhóm chỉ lập ra để đáp ứng yêu cầu củagiáo viên, còn khi hoạt động thì hầu như chỉ có 1-2 sinh viên làm, còn lại thìmặc kệ hoặc làm đúng yêu cầu được giao mà không có sự nhiệt tình đóng gópnào ý kiến nào

Trang 20

Đây gần như là thực trạng làm việc theo nhóm của sinh viên các trường kĩthuật.

Thứ sáu, còn đối với khối sinh viên Kinh tế thì sao? Làm việc theo nhóm

đã trở thành 1 biện pháp tiên tiến và phổ biến trong các trường đại học hiện nay.Hình thức này cũng tạo một hứng thú không nhỏ trong giới sinh viên, đặc biệt làkhối sinh viên kinh tế

Tuy nhiên lại chưa có phương pháp thống nhất cho sinh viên Phương phápnày vẫn chưa có những chuẩn mực, những quy tắc riêng Chính vì thế tính hiệuquả chưa cao Một thực tế thấy rõ ở các giảng đường đại học Việt nam là số sinhviên trong giảng đường quá đông Thử nghĩ xem, chỉ nhìn vào khoa QTKD củatrường đại học kinh tế Thành phố HCM, 1 giảng đường có đến 150 sinh viên.Vậy thì khi làm việc nhóm chia 15-20 người/1nhóm thì làm sao đảm bảo đượctính hiệu quả Đặc biệt là khi sinh viên mới tiếp xúc với hình thức này Chínhtình trạng này đã khiến sinh viên ngồi ỳ, không chịu động não Không phát biểu

ý kiến, mà chỉ số ít 3-5 người là phát biểu và nắm quyền quyết định nhóm Cácbạn còn lại thì tỏ ra sợ phát biểu sai hay coi đó không là việc của mình, vì vậykhông mang lại hiệu quả

Thứ bảy, các nhóm thường hợp lại bằng sự thân quen và hiểu nhau, những

quan điểm cho rằng họ chỉ làm việc với nhau được khi đã hiểu rõ về nhau vàthân với nhau, quan điểm này thiết nghĩ là chưa đúng, mặc dù nó có nhữngthuận lợi nhất định nhưng còn một số bất cập Đặc biệt, tồn tại ở sinh viên ViệtNam chính vì quá thân quen nể nang mà trong quá trình làm việc nhóm hầu nhưcác thành viên không dám bác bỏ hay phản bác ý kiến của nhau, họ sợ mất lòngnhau Hoặc trong nhóm người này chơi thân người kia sẽ tạo nhiều nhóm đối lậpnhau và sẽ dẫn đến những quyết định chủ quan mà không dựa trên những đánhgiá khách quan cho công việc nhóm

II Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên ĐH KTQD

Đánh giá về khả năng làm việc nhóm của sinh viên Việt nam nói chung vàsinh viên ĐH KTQD nói riêng, nhiều ý kiến cho rằng: “Sự phối hợp trong LVNcủa họ chưa thật sự thuyết phục vì ý tưởng này mới hình thành trong ý nghĩ của

Trang 21

họ Do đó, họ sẽ gặp một vài khó khăn trong giai đoạn đầu Năng lực của từng

người chưa được “cộng hưởng” để tạo thành sức mạnh của nhóm Nhưng chắc

chắn là sẽ rất khả quan” “ Nếu nhóm được giao những công việc phù hợp vớikhả năng thì chắc chắn có thể hoàn thành tốt công việc.”

Một điều quan trọng là mong muốn, sở thích của các thành viên trong nhóm

về công việc làm việc nhóm Nếu như các thành viên đều hứng thú, có tâmhuyết và có tinh thần trách nhiệm với công việc cao, mong muốn được làm việcnhóm thì làm việc nhóm sẽ nhất định thành công Qua khảo sát thực tế trong 619

sinh viên thì có 66 sinh viên (10.66%) trả lời “rất thích”, 236 sinh viên(38.13%) trả lời “thích”, 287 sinh viên (46.36%) trả lời “bình thường” tức là làm việc

nhóm cũng được mà không cũng chẳng sao, chỉ có 30 sinh viên(4.85%) trả lời

“không thích” Như vậy xu hướng chung của số sinh viên được khảo sát đều

mong muốn được làm việc nhóm Để có thể thấy rõ ràng hơn điều này chúng tôi

đưa ra bảng nghiên cứu “sở thích làm việc nhóm” của sinh viên từ năm 1 đến

tuyệtđối

%

sốtuyệtđối

%

sốtuyệtđối

%

sốtuyệtđối

%

Năm 1 187 27 14.44 65 34.76 80 42.78 15 8.02Năm 2 254 25 9.84 104 40.94 117 46.07 8 3.15

Tổng 619 66 10.66 236 38.13 287 46.36 30 4.85

( Số liệu điều tra 619 sinh viên ĐH KTQD)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng hầu hết các sinh viên (kể cả năm 1hay năm 4) đều mong muốn được làm việc nhóm Số sinh viên trả lời thích + rấtthích làm việc nhóm của năm 2 là 129 bạn( 50.78%) trong khi đó số không thíchchỉ là 8 bạn (3.15%), hay số sinh viên năm 4 trả lời thích + rất thích làm việcnhóm là 17 bạn (48.57%) và số sinh viên trả lời không thích là 0% Lí giải hiện

Trang 22

tượng trên chúng ta có thể hiểu: Lứa tuổi sinh viên là một lứa tuổi mà tâm lí của

họ có thể nói là đang dần ổn định, họ là lớp người tràn đầy nhựa sống và sứcsáng tạo, là lớp người của ước mơ và hoài bão Họ luôn muốn tìm kiếm cơ hội

tự khẳng định bản thân và giao lưu rộng rãi với mọi người Hơn nữa làm việcnhóm là một phương pháp tiên tiến được các nước phát triển có trình độ trên thếgiới áp dụng nhiều Chính vì thế chúng tôi cho rằng làm việc nhóm sẽ là cơ hộisinh viên chúng ta đang tìm kiếm, mong muốn tạo bước đột phá mới, thànhcông

Ngoài yếu tố sở thích chúng ta còn xem xét yếu tố giới tính có thực sự ảnh

hưởng đến làm việc nhóm hay không? Qua khảo sát về sự ảnh hưởng của giớitính đến làm việc nhóm của sinh viên

Bảng 5: ảnh hưởng về giới đến khả năng làm việc nhóm của sinh viên

%

Sốtuỵêtđối

%

Sốtuyệtđối

%

(Số liệu điều tra 619 sinh viên ĐH KTQD)

Ta có thể rút ra một nhận xét : giới tính ít có ảnh hưởng tới khả năng làmviệc nhóm của sinh viên Nhưng không phải không có ảnh hưởng Có 74 sinhviên (16.85%) trong tổng số 439 sinh viên nữ cho rằng nam có khả năng làmviệc nhóm tốt hơn, trong khi đó đánh giá về nữ sinh viên chỉ là 35 sinh viên(6.61%) Vì ít nhiều tâm sinh lý của nam và nữ cũng khác nhau, và thôngthường mọi người cho rằng nếu giới tính có ảnh hưởng thì nam có khả năng làmviệc nhóm tốt hơn nữ, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì khả năng hoà nhập vàtiếp thu thông tin của nam bao giờ cũng nhanh nhạy hơn nữ, các ý tưởng đưa ramang tính táo bạo hơn và thường thẳng thắn trong công việc, ít bị tình cảm chiphối hơn so với nữ giới Trước bất kì 1 vấn đề được đưa ra thì nữ giới thường có

Trang 23

xu hướng thận trọng trong suy nghĩ và ra quyết định nên không phù hợp vớinhững công việc đòi hỏi tính sáng tạo, cập nhật, thời sự

Và trên thực tế mức độ làm việc theo nhóm của sinh viên:

Bảng 6: Mức độ làm việc theo nhóm của bạn như thế nào

viên

Thườngxuyên

Thỉnh thoảng Đôi khi Chưa bao giờ

Sốtuyệtđối

%

Sốtuyệtđối

%

Sốtuyệtđối

%

Sốtuyệtđối

%

Năm 1 187 40 21.40 119 63.64 8 4.28 20 10.68Năm 2 254 60 23.62 163 64.17 11 4.33 20 7.88

(Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD)

Mức độ làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học KTQD có sự tăngdần lên rõ rệt giữa sinh viên năm 1, năm 2, với năm 3 và năm 4 Nếu như năm 1

số sinh viên chưa khi nào làm việc theo nhóm là 10.68% thì các năm sau đã có

sự giảm dần và đến năm 4 là 0% Mức độ làm việc theo nhóm thường xuyên liêntục cũng được tăng lên vào năm 3 và 4 là điều phù hợp với khách quan bởi đây

là thời kì các sinh viên bước vào môn học chuyên ngành, sinh viên được thầy côgiao cho nhiều đề tài thảo luận nhóm liên quan đến kiến thức chuyên môn hơn

và yêu cầu về độ hoàn thiện của bài thảo luận cũng cao hơn, đòi hỏi phải có sựhợp tác của nhiều người để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất Làm việc nhóm sẽkết hợp được cả lý thuyết và thực tế, sẽ kết hợp được nhiều ý tưởng sáng tạo củanhiều người

Chúng ta đã nghe nhiều về làm việc nhóm tại những nơi làm việc, trong cáclớp học ở thời đại ngày nay Trong khi cố gắng tìm kiếm những cách thức có thểcạnh tranh tốt hơn, đa số họ đều nhận ra rằng: mọi việc đều có thể giải quyết tốthơn nhiều khi làm việc theo nhóm chứ không phải làm việc một cách đơn lẻ

Ngày đăng: 05/12/2012, 09:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3:  kết quả công việc làm việc theo nhóm - Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay
Bảng 3 kết quả công việc làm việc theo nhóm (Trang 18)
Bảng 8: Số môn bình quân làm việc nhóm trong kỳ - Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay
Bảng 8 Số môn bình quân làm việc nhóm trong kỳ (Trang 29)
Bảng 11: Tập hợp nhóm hiệu quả - Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay
Bảng 11 Tập hợp nhóm hiệu quả (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w