1.1 Vai trò sinh lý của hệ thần kinh
- Thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.
- Điều phối hoạt động tất cả các cơ quan và môi trường bên trong cơ thể. - Phản ứng lại với các kích thích thu nhận từ các giác quan và thụ quan.
1.2 Khái quát về cấu tạo của hệ thần kinh
- Hệ thần kinh gồm 2 phân hệ: • Hệ thần kinh trung ương gồm:
+ Tủy sống + Não bộ
• Hệ thần kinh ngoại biên gồm:
+ 31 đôi dây thần kinh xuất phát từ tủy sống + 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não.
Hình 2.12 : Cấu tạo hệ thần kinh
Xem kĩ hình này.
1.3 Sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
- Hệ thần kinh có nguồn gốc ngoại phôi bì.
- Ở người hệ thần kinh trung ương bắt đầu phát triển từ rất sớm (tuần lễ thứ hai của phôi thai) và tiếp tục hoàn chỉnh cơ bản về hình thái và giải phẫu cho tới lúc đứa trẻ chào đời.
- Sự phát triển này lặp lại các giai đoạn chủng loại phát sinh:
• Hai tuần đầu của phôi thai, từ ngoại phôi bì hình thành tấm thần kinh. • Tuần thứ ba, tấm thần kinh lõm xuống thành máng thần kinh.
• Tuần thứ sáu và bảy, hai bờ máng gắn lại thành ống thần kinh.
• Phần trước ống thần kinh phát triển rất to thành bọng não, phần còn lại ít thay đổi trở thành tủy sống.
• Tháng thứ ba, bọng não gồm 3 phần: bọng não trước, bọng não giữa và bọng não sau.
• Cuối tháng thứ chín, hệ não tủy đã phát triển hoàn chỉnh gồm 5 phần. - Sự phát triển tiếp theo của não bộ sau khi chào đời:
• Khi chào đời não trẻ nặng khoảng 370 -390 gr.
• Tháng thứ sáu trọng lượng gấp đôi; đến 3 tuổi tăng gấp ba và khi 9 tuổi, não nặng khoảng 1300 gr (kém não người lớn 100 gr).
• 1-2 tuổi, tiểu não của trẻ có khối lượng và kích thước gần như người lớn. • Đến 2 tuổi, quá trình myelin hóa các sợi thần kinh hoàn chỉnh.
• 5-6 tuổi, hành tủy và não giữa có chức năng như của người lớn.
• Lúc 5 tuổi, sự hình thành các rãnh và hồi não diễn ra mạnh mẽ và hoàn chỉnh vào khoảng 7-14 tuổi.
• Từ tháng thứ ba, hệ giao cảm mới có tác dụng và chiếm ưu thế cho đến 7 tuổi. • Khối lượng tủy sống thay đổi theo chiều cao.
• Sự phát triển của các đường dẫn truyền tăng lên theo độ tuổi cho đến 14-15 tuổi. • Hoạt động thần kinh cấp cao phát triển cùng với sự trưởng thành về hình thái của não, đặc biệt trong các năm đầu. Các cơ quan cảm giác, các phần võ não của cơ quan phân tích và hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) cũng được phát triển.
Hình 2.14: Sự hình thành ống thần kinh 1.4 Phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ
1.4.1 Phản xạ
- Phản xạ là hoạt động đặc trưng nhất và thường xuyên nhất của hệ thần kinh. Phần lớn mọi hoạt động, kể cả hoạt động thần kinh cấp cao (tâm lý), đều là hoạt động phản xạ.
- 1640, Descarter đã đưa ra định nghĩa phản xạ (reflexus): “là phản ứng của cơ thể đối
với môi trường” , nhưng việc giải thích cơ chế chưa được thỏa đáng (duy tâm).
- Định nghĩa: Phản xạ là sự trả lời của cơ thể đối với sự kích thích lên các cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần kinh trung ương.
- Có hai loại phản xạ: Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện.
1.4.2 Cung phản xạ
- Định nghĩa: Đơn vị cấu trúc điều khiển một hoạt động phản xạ xác định nào đó gọi là cung phản xạ.
- Một cung phản xạ gồm 5 phần cơ bản: • Bộ phận nhận cảm (thụ quan).
• Dây thần kinh hướng tâm.
• Trung khu phản xạ trong trung ương thần kinh. • Dây thần kinh ly tâm.
• Cơ quan đáp ứng (tác quan).
- Phản xạ chỉ được hoàn chỉnh khi 5 yếu tố trên nguyên vẹn về mặt giải phẫu và chức năng.
Xem kĩ hình này
Hình 2.15: Một phản xạ không điều kiện
1.4.3 Vòng phản xạ
- Phản xạ không mang tính độc lập mà chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ thể nhằm điều chỉnh phản xạ cho chính xác. Các cơ quan kiểm soát phản xạ của cơ thể sẽ tạo ra
các xung hướng tâm bậc 2 (đường liên hệ ngược) là tín hiệu phản hồi báo về trung ương thần kinh kết quả của phản xạ.
- Như vậy, đường đi của phản xạ là một vòng khép kín hay xoắn ốc theo chiều mở rộng tùy vào kết quả của tín hiệu phản hồi . Đó là khái niệm “vòng phản xạ”.