1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

76 809 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

Trang 1

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

Bảng 1 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 8

Sơ đồ 1: Lợi nhuận và Các khoản nộp ngân sách 12

Bảng 2 : Danh sách cổ đông sáng lập 15

Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ tổng quát 20

Sơ đồ 3 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 28

Bảng 4: Chi tiết các khoản phải trả của công ty năm 2006 44

Bảng 3 : Danh mục máy móc thiết bị của công ty 21

Bảng 5 : Mục tiêu kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới 49

Bảng 6 : Bố trí, sắp xếp nhân sự của công ty 57

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp dệt may ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân, vì nó không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người màcòn là ngành giải quyết nhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trongxuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và đóng góp ngày càng nhiềucho ngân sách Nhà nước.

Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một trong những công tythành viên của ngành dệt may Việt Nam Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả chung của toàn ngành dệt may.Trên thực tế, bên cạnh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưacao, công nghệ còn lạc hậu, mẫu mã chưa phong phú, phát triển chưa đồng bộgiữa dệt và may, phải nhập nhiều nguyên liệu, quản lý còn chồng chéo…công tycòn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ trong ngành dệt may trong và ngoàinước Vì vậy, công ty muốn phát triển một ngành có lợi thế này thì việc đi sâunghiên cứu để tìm hiểu nguồn gốc, các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nhằmnâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may là hết sức quan trọng và cầnthiết.

Là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân, được sự cho phépcủa nhà trường em đã và đang thực tập tại Công ty cổ phần dệt may Hoàng ThịLoan Trước tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh hiện tại củacông ty, em đã chọn đề tài : “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt maycủa công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa mình.

Trang 3

Chuyên đề thực tập gồm ba phần :

Chương I : Tổng quan về Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.Chương II : Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may củaCông ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.

Chương III : Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệtmay của Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan.

Trang 4

ƯƠ NG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAYHOÀNG THỊ LOAN.

I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.

1 -Tên công ty : Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

-Tên giao dịch quốc tế : Hoang Thi Loan textile&garment joint stockcompany.

-Tên viết tắt : HALOTEXCO.

2 -Trụ sở giao dịch chính : Số 33, Nguyễn Văn Trỗi, P.Bến Thuỷ,TP Vinh,

Nghệ An.

-Điện thoại : 038.855149-551553-856642 -Fax : 038.855442

-Website : http:// www.htltex.com.vn

-Email : htltex@hn.vnn.vn

3. -Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần -Vốn điều lệ : 16.000.000.000 đồng.

-Ngân hàng giao dịch chính : Ngân hàng công thương Bến Thuỷ, TP Vinh,Nghệ An.

4. Ngành và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu : Sản xuất kinh doanh-Xuất nhậpkhẩu ngành dệt may : sợi, vải dệt kim, sản phẩm may dệt kim và các dịch vụthương mại khác…

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan hiện nay, tiền thân là công ty dệtkim Hoàng Thị Loan và Nhà máy sợi Vinh sát nhập lại Công ty đã trải quanhững giai đoạn phát triển khác nhau, với những bước thăng trầm trong bối cảnhchung của nền kinh tế đất nước Có thể chia quá trình phát triển của công tythành các giai đoạn sau:

Trang 5

1.Giai đoạn 1985-1992:

Nhà máy sợi Vinh được thành lập từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ20, bắt đầu đi vào sản xuất từ ngày 19/05/1985, nguyên là nhà máy thuộc liênhiệp các xí nghiệp dệt do Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ, giúp đỡ xây dựng vàthiết bị toàn bộ Những ngày đầu thành lập quy mô của nhà máy còn rất nhỏ, chủyếu là sản xuất và kinh doanh sợi các loại Sản lượng sợi hàng năm của nhà máythời kỳ đó là 1.500 tấn/năm, số lượng công nhân là 1.100 người.

Năm 1985 Nhà máy đầu tư một dây chuyền nồi cọc của Đức và 100 máykhâu của Nhật Thời kỳ này dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc cũ kỹ, lạchậu đã ảnh hưởng không chỉ đến năng suất lao động mà còn ảnh hưởng đến chấtlượng lao động và môi truờng sinh thái Trình độ quản lý thấp, lại chịu ảnh hưởngcủa cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên hiệu quả không cao Tuy vậy ,tập thể nhà máy đã phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong những năm đầu đầy khókhăn và thử thách này.

2 Giai đoạn 1993-2003:

Tháng 10/1993 Nhà máy được sát nhập vào Công ty dệt may Hà Nội và trởthành nhà máy thành viên của công ty dệt may Hà Nội Dưới sự quản lý điềuhành, sự quan tâm, truyền thống, uy tín, thương hiệu của Công ty dệt may HàNội, Nhà máy đã ngày càng được củng cố, ổn định và phát triển.

Năm 2001, Nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền OE của Italia Sản lượngsợi của nhà máy do đó cũng được tăng lên và đạt tới 5.000 tấn/năm, doanh thu200 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân người lao động là 1.200.000đồng/người/tháng Nhà máy đang ngày một đi lên.

4.Giai đoạn 2004 đến nay:

Thực hiện quá trình đổi mới doanh nghiệp, Nhà nước đã có quyết định sátnhập Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan vào Nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty dệt

Trang 6

HĐQT ngày 24/09/2004 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty dệt may ViệtNam) Như vậy, Công ty dệt may Hoàng Thị Loan hôm nay đã có thế và lực mới,với doanh nghiệp có doanh thu xấp xỉ 250 tỷ đồng/năm và có 1.300 lao độngđang là một trong những công ty có quy mô trung bình khá trong ngành dệt mayViệt Nam.

Công ty dệt may Hoàng Thị Loan ( HALOTEXCO) là một doanh nghiệp nhànước, là thành viên hạch toán độc lập với Tổng công ty dệt may Việt Nam Côngty hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quyết định khác của pháp luật Điềulệ tổ chức và hoạt động của công ty dệt may Hoàng Thị Loan được chủ tịch hộiđồng quản trị tổng công ty dệt may phê chuẩn Tổng công ty dệt may Việt Namuỷ quyền cho Công ty dệt may Hà Nội quản lý,điều hành HALOTEXCO trong lộtrình thực hiện công ty mẹ, công ty con.

Công ty có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và pháttriển vốn, bảo đảm việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhânviên chức Bảo đảm ổn định chính trị trật tự an ninh, an toàn trong công ty, bảođảm môi trường sinh thái trên địa bàn hoạt động.

Sản phẩm của Công ty dệt may Hoàng Thị Loan đựoc sản xuất trên dâychuyền thiết bị đồng bộ từ sợi đến may thêu và đóng gói sản phẩm.

Qua một chặng đường phát triển và trưởng thành, Công ty đã luôn luôn cảitiến sản phẩm, giới thiệu và cập nhật những mẫu mã mới mang tính cách tân tiếnvà những ý tưởng sáng tạo độc đáo được khách hàng ưa chuộng Công ty cónhững mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn, sản phẩm được xuất khẩu sangnhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ…

Đến ngày 16/11/2005 Căn cứ vào quyết định số 3795/QĐ-BCN về phê duyệtphương án và chuyển Công ty dệt may Hoàng thị Loan thành Công ty cổ phầndệt may Hoàng thị Loan.

Đầu năm 2006 Công ty thành lập thêm Nhà máy may thời trang và mạnh dạnđầu tư thêm 150 máy khâu nữa Hiện nay Công ty có tất cả 3 nhà máy thành viên:

Trang 7

Nhà máy sợi, Nhà máy may, Nhà máy may thời trang Sản lượng sợi hiện naycủa công ty là 8.600 tấn/năm, sản lượng may là 1.800.000 sản phẩm, lao động có1.200 người.

Sứ mệnh lịch sử của cán bộ công nhân viên toàn công ty cổ phần dệt mayHoàng Thị Loan đến năm 2010 :

“Chúng ta vinh dự là những người chủ, những người lao động trong doanhnghiệp mang tên thân mẫu Bác Hồ, hãy suy nghĩ và hành động để đến năm 2010,Công ty trở thành nhà sản xuất và kinh doanh dệt may hàng đầu Việt Nam”.

Chính sách chất lượng của công ty : “Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợiích là móng cốt để chúng ta bền, phát ”.

III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TYMỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY.

1.Tình hình thực hiện kế hoạch

1.1 Thuận lợi :

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty- Công ty dệt may Hà Nộitrong việc sát nhập Nhà máy sợi Vinh và Công ty dệt kim Hoàng Thị Loan đãkhắc phục được một số khó khăn cho phần dệt may, việc làm cho các nhà máykhá đầy đủ.

- Thị trường của công ty đã dần dần được ổn định, sản phẩm của Công tytiêu thụ tốt.

- Điện, nước và các vật tư cho sản xuất được cấp đầy đủ do đó quá trình sảnxuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

- Nhờ sự sáng tạo, năng động của ban lãnh đạo Công ty mà uy tín của Côngty đã bước đầu được khẳng định.

- Mặc dù Công ty cổ phần mới được thành lập song tập thể cán bộ côngnhân viên luôn đoàn kết, thi đua lao động sản xuất và công tác với tinh thần tráchnhiệm ngày càng cao của người làm chủ.

Trang 8

- Mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty – Công ty dệt may HàNội song tình hình tài chính của Công ty vẫn đang còn nhiều khó khăn, do sảnxuất kinh doanh nhiều năm trước đây thua lỗ kéo dài ( đây được xem như là khókhăn bao trùm, chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ).

- Diễn biến thị trường các năm qua khá phức tạp, các chi phí đầu vào liêntục biến động tăng trong khi giá bán sản phẩm có xu hướng giảm gây bất lợi chosản xuất kinh doanh.

- Nguyên phụ liệu thường không đồng bộ và kịp thời làm cho các nhà máybị động trong bố trí sản xuất, dẫn đến năng suất lao động thấp Xuất hiện nhiềuđơn hàng nhỏ lẻ.

2.Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của côngty.

Trong 5 năm trở lại đây, Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan đã thu

được kết qủa trong quá trình sản xuất kinh doanh Mặc dù chưa cao nhưng đócũng là kết quả đáng khích lệ trong việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đổi mới cácphương thức quản lý và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 1 : M t s ch tiêu ph n ánh k t qu s n xu t kinh doanh qua các n một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ố chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ất kinh doanh qua các năm ăm

TTChỉ tiêuĐơnvị

Doanh thu

(không VAT ) trđ 84.724 117.027 133.694 244.000 259.7503

Trang 9

Thu nhập bìnhquân

( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư )

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ

đạt 123.500 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đã lên đến 263.485 triệu đồng.Sau 4 năm giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng gấp đôi, đây là con số không nhỏtrong quá trình hoạt động của công ty.

Doanh thu chưa tính VAT của công ty cũng tăng qua các năm và đặc biệttăng mạnh trong giai đoạn năm 2004-2005, từ 133.694 triệu đồng lên 244.000triệu đồng Đây là giai đoạn mà công ty có sự biến đổi lớn, Công ty dệt mayHoàng Thị Loan được thành lập do sự sát nhập của Nhà máy sợi Vinh và công tydệt kim Hoàng Thị Loan làm cho doanh thu của công ty tăng vọt một cách nhanhchóng.

Xét về lợi nhuận, năm 2002 là năm mà công ty gặp khó khăn nhất, trongnăm này công ty không những làm ăn không có lãi mà còn bị thua lỗ đến 652triệu đồng Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty không hề nao núng màquyết tâm cùng toàn thể công nhân viên ra sức vực công ty dậy Tinh thần đoànkết của các thành viên trong công ty cuối cùng cũng được đền đáp, lợi nhuận từnăm 2003 trở đi bắt đầu tăng lên không ngừng, cứ năm sau tăng gấp đôi nămtrước Đây là một kết qủa tốt có ảnh hưởng sâu rộng đến công ty ở cả hiện tại vàcả tương lai sau này, công ty sẽ ra sức cố gắng để những năm sau có thể đạt đượckết quả cao hơn những năm trước đó.

Sự gia tăng của giá trị sản xuất công nghiệp, của doanh thu và của lợinhuận cũng làm cho thu nhập bình quân của người lao động thay đổi Thu nhập

Trang 10

Năm 2002 là 952 ngàn đồng, năm 2003 là 1.218 ngàn đồng, năm 2004 là 1.367ngàn đồng, năm 2005 là 1.425 ngàn đồng và đến nay thu nhập của người laođộng là 1500 ngàn đồng Với mức thu nhập còn thấp như vậy đời sống của anhchị em trong công ty vẫn chưa thể cải thiện nhiều được Ban lãnh đạo cần cóchính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý cho người lao động, tiền lương, tiềnthưởng phải đúng với công sức mà họ đóng góp vào công ty nhằm giúp họ đảmbảo cuộc sống, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động trong công việc.

Nguyên nhân làm cho giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuậntăng lên qua các năm là do sản lượng sợi và vải của công ty sản xuất mỗi nămnhiều hơn Chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004 sản lượng vải và sợicủa công ty tăng 3.122 nghìn tấn Tuy nhiên đến năm 2005 sản lượng có xuhướng giảm xuống, cụ thể sản lượng vải thì vẫn tăng lên còn sản lợng sợi giảmxuống từ 8.291nghìn tấn xuống còn 7.700 nghìn tấn Và đến năm 2006 sản lượngbắt đầu tăng trở lại nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại Đây cũng là một vấn đềkhó khăn mà ban lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa nhằm tìm biệnpháp nâng cao sản lượng vải và sợi trong những năm tới.

Trang 11

bán tăng chậm, do đó doanh thu tăng nhưng lợi nhuận công ty thu được vẫnkhông cao Để ngày càng thu được nhiều lợi nhuận, công ty cần xây dựng kếhoạch sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

 Tỷ suất lợi nhuận / chi phí (C).

 Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (V).

Trang 12

năm 2006 là năm mà công ty có những sự thay đổi rõ nét nhất, vốn công ty đưavào sản xuất kinh doanh đã phát huy được hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn chưa caoso với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Trong những năm tới, công tycần cố gắng đưa ra những biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốncủa mình.

Bên cạnh các khoản công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh vàcác khoản trả cho người lao động, công ty cũng không thể quên được nghĩa vụcủa mình đối với Nhà nước Hằng năm công ty trích ra một khoản để nộp thuế vàcác khoản khác cho Nhà nước, năm 2002 công ty nộp cho Nhà nước 1.219 triệuđồng và cho đến năm 2006 công ty nộp 3.695 triệu đồng

Nhìn vào sơ đồ Lợi nhuận - Nộp ngân sách ở dưới ta có thể thấy, so với lợinhuận thì các khoản mà công ty phải nộp cho nhà nước cao hơn rất nhiều Năm2002, công ty làm ăn thua lỗ tới 652 triệu đồng nhưng cũng phải nộp cho Nhànước 1.219 triệu đồng, đây là một khoản phải trả không nhỏ với tình hình củacông ty lúc đó Những năm tiếp theo mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty đã bắt đầu có lãi nhưng các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên khôngkém Công ty muốn bù đắp được mọi chi phí, muốn thực hiện được những chu kỳsản xuất kinh doanh tiếp theo đạt hiệu quả cao thì cần phải có chiến lược gia tăngsản phẩm tiêu thụ nhằm làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh hơn nữa.

Sơ đồ 1: Lợi nhuận và Các khoản nộp ngân sách

Trang 13

Các khoản nộp ngân sáchtrđ

Lợi nhuận trđ

Trang 14

Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan là một doanh nghiệp sản xuất Bảnthân tên công ty đã khái quát được sản phẩm mà công ty đang sản xuất Hiện naycông ty đang sản xuất 2 sản phẩm chủ yếu là sợi tổng hợp và vải dệt kim Trongnhiều năm qua 2 sản phẩm này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caokhả năng cạnh tranh của Công ty, giúp Công ty đứng vững và sẵn sàng đươngđầu với rất nhiều đối thủ trong cùng ngành dệt may.

- Sợi tổng hợp : Là sản phẩm công nghiệp được sản xuất để phục vụ chongành công nghiệp dệt may Trong những năm đầu thành lập, sợi là sản phẩmchính của công ty Dây chuyền sản xuất sợi từ chỗ còn lạc hậu, quy mô sản xuấtnhỏ chỉ phục vụ đủ cho phân xưởng dệt, đến nay công ty đã có dây chuyền tiêntiến, tự động hoá 100%, sản phẩm sợi được xuất bán cho nhiều đơn vị trongnước Hiện nay công ty đang sản xuất các loại sợi như sợi đơn cọc, sợi OE, sợi xevà một số loại sợi khác.

Sợi đơn nồi cọc là loại sợi được kéo trên dây chuyền cổ điển - dây chuyềncó cọc.

Sợi OE là loại sợi được kéo trên dây chuyền không cọc Sợi xe là loại sợi gồm có 2, 3,… sợi được chập lại với nhau.

- Sản phẩm vải dệt kim : Sản phẩm vải của công ty hầu hết được sản xuất làđể tiêu dùng trực tiếp trong và ngoài nước Các sản phẩm may từ vải dệt kim

Trang 15

như: Aó Poloshirt, T-Shirt, Aó cao cổ, Aó sơ mi, Đồ lót, Đồ thể thao, Bộ đồ trẻem, đồ phụ nữ, Aó Jacket…

Để có thể từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trongvà ngoài nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, một đòi hỏi tất yếu vớisản phẩm đầu ra của công ty là phải đảm bảo chất lượng cao và ổn định.

2.Đặc điểm về vốn

Vốn điều lệ của công ty : 16.000.000.000 đồng

Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan là một công ty cổ phần nên nguồnvốn của công ty được hình thành chủ yếu từ số vốn góp của các cổ đông sáng lập.Ngoài ra lượng vốn của Công ty còn được huy động từ việc đi vay của ngân hànggiao dịch chính là ngân hàng công thương Bến Thuỷ.

Nguồn vốn của Công ty chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định,mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Hiện nay công ty đang đứng trước một vấn đề hết sức khó khăn đó là tình trạngthiếu vốn Đây là vấn đề không chỉ của riêng công ty mà hầu hết các doanhnghiệp ở nước ta đều đang ở trong tình trạng này Vấn đề này càng trở nên khókhăn khi sản phẩm của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan lại chủ yếuđược tiêu thụ trên thị trường tư liệu sản xuất, khối lượng hàng lớn, thời giankhách hàng thanh toán hết số tiền mua hàng dài sẽ dẫn đến tình trạng vòng quaycủa vốn bị chậm lại, công ty sẽ không có đủ vốn để thực hiện chu kỳ sản xuấtkinh doanh tiếp theo một cách có hiệu quả, khả năng cạnh tranh của công ty dođó cũng bị giảm đi nhanh chóng Việc đảm báo thu hồi nhanh lượng vốn lưuđộng để đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ vòng quay vốn là vấn đề cấpthiết đặt ra cho công ty.

Trang 16

Tổng công ty dệt mayViệt nam

Số 25, Bà Triệu,Q.Hoàn

Công ty dệt may HàNội

Số 1,Mai Động,Q.Hoàng Mai,TP

Công ty TNHH thươngmại dịch vụ và sản xuấtTân Châu

Khối 3,Phường Bến Thuỷ,TP

Trang 17

thị Loan sát nhập vào Nhà máy sợi Vinh và trở thành Công ty cổ phần dệt mayHoàng Thị Loan hiện nay thì đặc điểm thị trường của công ty đã có sự thay đổi rõnét Xuất phát từ đặc điểm sản xuất-kinh doanh của mình và đặc về sản phẩm đãquyết định đến đặc điểm thị trường của công ty.

- Thị trường sợi bao gồm : Công ty dệt may Châu Giang-Hà Nam, Hợp tác xãdệt may Duy Trinh, Nhà máy dệt DENIM, Dệt Hà Đông…

- Thị trường may nội địa bao gồm tất cả các đơn vị trong cả nước.

- Thị trường may xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nga, Đức, Thuỵ Sỹ, NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan và khối Đông Âu.

Bảng 3 : Lượng sợi tiêu thụ cho các khách hàng qua một số năm

Đơn v : T nị : triệu đồng ất kinh doanh qua các năm

TT Khách hàngNăm 2004 Năm 2005 Năm 2006

( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư )

Trong những năm gần đây, ba khách hàng lớn của Công ty gồm có Nhà

máy dệt Denim, hợp tác xã dệt may Duy Trinh và Công ty dệt Bảo Long Sốlượng sợi mà công ty cung cấp cho ba khách hàng này tăng dần qua các năm.Năm 2004 Công ty tiêu thụ được 2800 tấn sợi cho Nhà máy dệt Denim, năm2005 là 2910 tấn ( tăng 3,9%), năm 2006 là 3105 tấn (tăng 6,7%) Lượng sợi tiêuthụ cho Hợp tác xã dệt may Duy Trinh năm 2004 là 1950 tấn, năm 2005 lên tới2105 tấn ( tăng 7,9% so với năm trước), và đến năm 2006 lượng sợi tiêu thụkhông biến đổi mấy, chỉ đạt 2150 tấn Ngoài việc cung cấp sợi cho các khách

Trang 18

hàng lớn Công ty còn cung cấp cho các khách hàng khác khi họ co nhu cầu đặthàng Hy vọng trong những năm tới Công ty có thể tìm kiếm thêm nhiều kháchhàng mới nữa để nhằm ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củamình

4.Đặc điểm về lao động.

Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan có nguồn lao động khá dồi dào.Lao động của công ty chủ yếu là nữ, chiếm khoảng 80% trong tổng số lao động.Lao động nữ giới hầu hết làm các khâu chính còn nam giới chỉ tập trung ở khâusửa chữa, dịch vụ, bảo vệ, hành chính.

Bảng 4 : Cơ cấu lao động và trình độ lao động của Công ty.

Đơn vị : Ngư iời

Trang 19

nghề cao, có đầu óc quan sát tốt và phải thật sự nhạy bén trong mọi thao tác Hiệnnay số lao động có trình độ đại học vẫn chỉ dừng lại ở con số 35 người, cao đẳnglà 68 người, và trung cấp là 88 người, số lao động còn lại chủ yếu được đào tạo từcác trường học nghề ngắn hạn Bậc thợ cũng là một trong những yếu tố quyếtđịnh đến chất lượng của sản phẩm đầu ra, càng có nhiều thợ bậc cao thì sản phẩmtạo ra có chất lượng càng cao Thợ bậc cao của Công ty năm 2005 là 105 người,năm 2006 là 142 người và năm 2007 là 155 người Thật ra đây là một con sốkhông nhỏ đối với một công ty dệt may.

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết địnhsự thành bại của tổ chức Cũng như tất cả các doanh nghệp khác, Công ty cổ phầndệt may Hoàng Thị Loan luôn nhận thức được điều này và luôn xem nguồn nhânlực là yếu tố quyết định Chính vì nguồn nhân lực là một trong những nguồn lựckhông thể thiếu được của bất kỳ một tổ chức nào nên Quản trị nhân lực là mộtlĩnh vực quan trọng của quản lý trong công ty cũng như trong mọi tổ chức Mặtkhác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu công ty khôngquản lý tốt nguồn nhân lực của mình, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đềuthực hiện bởi con người Trên thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày cànggay gắt, công ty muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải cải tổ tổ chức của mìnhtheo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợpđể giao đúng việc, đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với công ty.Đứng trước tình hình đó, công ty luôn quan tâm chăm lo cho sức khoẻ và đờisống người lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết năng suất laođộng của mình, sử dụng các biện pháp tạo động lực, các khuyến khích tài chínhvà phi tài chính để người lao động nỗ lực hơn trong công việc và gắn bó hơn vớicông ty Đó là tất cả lợi thế mà công ty phải thực hiện và phát huy vì nó khôngnhững giúp công ty phát triển ổn định mà ngày càng đi lên vững chắc.

5.Đặc điểm về nguyên vật liệu.

Trang 20

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh của công ty bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩmđầu ra Đó không phải là vấn đề quá phức tạp song lại đòi hỏi phải được cungứng đầy đủ, kịp thời và đúng chủng loại để đảm bảo chất lượng thành phẩm, từđó mới có thể tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

Do sản phẩm của công ty là sợi và vải dệt kim nên nguyên liệu đầu vào chủyếu là bông và xơ Trong cấu thành giá trị sản phẩm: Bông chiếm 50%, xơ chiếm40%, vật tư nguyên liệu khác chiếm 10%

Bảng 5 : Một số chỉ tiêu cơ lý của bông và xơ

TT Loại bông và xơ

Độ dài(mm)

Độ dày(Tex)

Độ bềntươngđối (cN/Tex)

Độ dãnđứt(%)

Độ ẩmtiêuchuẩn(%)

Trang 21

lanh, len) để kéo sợi, tạo ra chế phẩm dệt có độ bền cao và ít màu Trong tất cảcác loại xơ hoá học thì xơ PE là rẻ nhất

Trước đây công ty dùng xơ Đài Loan nhưng mấy năm gần đây công ty muaxơ ở Đồng Nai.

Nguồn bông do thị trường trong nước cung cấp hầu như không đáng kể (ĐắcLắc, Đồng Nai) nên chủ yếu phải nhập ngoại từ các nước Mêhicô, Liên Xô…

Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triểndiện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp nêndiện tích và sản lượng bông tuy có tăng nhưng không đáng kể Mặt khác dongười nông dân chuyển sang trồng các loại cây khác, hạn hán kéo dài đã làmnhiều vùng trồng bông mất trắng hàng nghìn hécta, không cho thu hoạch.

Do những đặc điểm trên nên giá mua vào nguyên vật liệu cần cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào thị trường bông, xơ trong nước vàthế giới Công ty buộc phải có một lượng dự trữ nguyên vật liệu để đảm bảo quátrình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách ổn định, điêù này có ảnh hưởng khôngnhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

6 Đặc điểm về quy trình công nghệ và máy móc thiết bị.

Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một doanh nghiệp côngnghiệp, sản xuất có tính chất hàng loạt với khối lượng lớn Quy trình sản xuất sảnphẩm được chia thành nhiều bước công việc và rất phức tạp.

Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ tổng quát

Trang 22

Xuất thân là một xí nghiệp cũ, lâu đời, ít được đầu tư đổi mới trang thiếtbị Công ty có khoảng 60 máy vi tính với mạng Lan, Internet và phần mềm quảnlý bán hàng, khoảng 550 máy khâu các loại cùng với 300 máy phụ trợ Hệ thốngthiết bị của công ty gồm 2 mảng : Một là thiết bị phục vụ sản xuất cho nhà máysợi có tất cả 38.000 cọc sợi và 2.000 hộp sợi OE, công suất của dây chuyền nồicọc là 800 tấn/năm, của dây chuyền OE là 700 tấn/năm; nhà máy may và nhàmáy may thời trang có 550 thiết bị sản xuất Hai là mảng thiết bị phụ trợ gồm có1 hệ thống cung cấp nhiên liệu cho là bằng hơi quá nhiệt sử dụng lò hơi đốt than,1 hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

Bảng 6 : Danh m c máy móc thi t b c a công tyục máy móc thiết bị của công ty ết quả sản xuất kinh doanh qua các năm ị : triệu đồng ủa công ty

Thiết bị sản xuất sợi

Máy xé trộnMáy xé 6 trụcMáy xé nằmMáy xé mịn

Băng tải chuyền bôngChải thô

Lọc bụi

Xé kiên tự động

CHDC ĐứcItalia

CHDC ĐứcCHDC ĐứcItalia

CHDC Đức

19851999198520001999199920002000

Trang 23

Ghép Trung QuốcGhép VOUKMáy sợi thôMáy sợi conMáy sợi con OEMáy ống

Máy đậuMáy xe

Thiết bị may

Máy bằng 1 kimMáy bằng 2 kimMáy bằng ziczacMáy xén các loạiMáy chần viềnMáy chần chunMáy viền đăng tenMáy khuyết

Máy đính cúcMáy cắt các loại

MarzoliMarzoliTextimaSihlafhorstSihlafhorstMajedTextimaJuki, ProtexJuki, ProtexToyota,BrotherJuki, YamatoYamato,ProtexKansai,SuribaPegasus,KansaiJuki,ProtexJuki,ProtexSulee,MACK

Trung QuốcItalia

CHDC ĐứcCHDC ĐứcCHDC ĐứcBalanCHDC ĐứcNhật, TQNhật, TQNhậtNhậtNhật, TQNhật, TQNhậtNhật, TQNhật, TQNhật, HK

( Nguồn : Phòng kỹ thuật đầu tư )

Thiết bị sản xuất sợi chủ yếu được nhập từ CHDC Đức và Italia, thiết bị maychủ yếu được nhập từ Nhật và Trung Quốc Hầu hết máy móc thiết bị của Côngty đều được sản xuất và đưa vào sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ XX nênđến bây giờ rất cũ kỹ, lạc hậu và bị khấu hao gần hết Đây chính là nguyên nhânchủ yếu dẫn đến năng suất lao động không cao, làm giảm số lượng và chất lượngsản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinhdoanh của công ty trong mấy năm qua Hiện nay công ty đang cố gắng đầu tư,đổi mới nhằm tạo tính đồng bộ cho dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị.

Bên cạnh đó, hầu hết xưởng cơ khí nằm trong công ty đến nay đều khôngphát huy được hiệu quả, do không đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng,giá cả và thời gian giao hàng của công ty Vì vậy, công ty lại phải nhập khẩunhững phụ tùng, cơ kiện từ nước ngoài tới 80%, trị giá hàng chục triệu USD mỗi

Trang 24

năm Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ cho ngành dệtmay của công ty là do :

Một là, trình độ máy móc thiết bị của các nhà máy cơ khí trong ngành quálạc hậu, không được đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao củacông ty về chất lượng và thời gian giao hàng.

Hai là, phụ tùng, cơ kiện phục vụ cho ngành dệt may đang nhập lậu vàoViệt Nam từ Trung Quốc với số lượng lớn, giá rẻ Điều này luôn là vấn đề uyhiếp tâm lý công ty, công ty không muốn đổi mới thiết bị cơ khí để sản xuất phụtùng vì sợ không cạnh tranh nổi với các sản phẩm của TrungQuốc.

Ba là, giá sắt thép trong nước thường xuyên biến động và tăng cao nên sảnxuất phụ tùng không có hiệu quả.

Bốn là, phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe vềchất lượng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này cácdoanh nghiệp cơ khí trong ngành chưa đủ vốn để đầu tư

7 Đặc điểm về môi trường kinh doanh.

7.1.Môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thànhcông và chiến lược của một doanh nghiệp Thật vậy, với tốc độ tăng trưởng kinhtế của nước ta ngày càng đi lên như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiêudùng của dân cư trong nước Thành phố Vinh tuy chỉ là một thành phố nhỏnhưng mấy năm gần đây liên tục phát triển không ngừng, đời sống của người dânđược tăng lên một cách rõ rệt, cũng nhờ đó mà công ty càng có nhiều cơ hội chođầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Từ chỗ chỉ có 2 nhàmáy là nhà máy sợi và nhà máy may nay công ty đã mở rộng quy mô và cho rađời nhà máy may thời trang vào đầu năm 2006 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu củangười tiêu dùng địa phương, trong nước và nước ngoài Không chỉ có vậy, thịtrường nguyên liệu ngày càng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cung cấp kịpthời và đầy đủ nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công

Trang 25

ty Ngoài nguồn vốn góp của các cổ đông, công ty còn được hỗ trợ bởi nguồn vốnvay dồi dào và ổn định từ Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ - Ngân hàng giaodịch chính của công ty Với nhịp độ phát triển như vậy, công ty cổ phần dệt mayHoàng Thị Loan đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên mọi thịtrường.

7.2.Môi trường công nghệ

Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực hoạtđộng trong công ty Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ Do đó việcphân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơnlúc nào hết Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng đến chu kỳ sốngcủa một sản phẩm hoặc một dịch vụ Hơn nũa, sự thay đổi công nghệ cũng ảnhhưởng tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xửcủa người lao động Nhận thức rõ về tầm quan trọng của khoa học công nghệ,ban lãnh đạo công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan đang cố gắng từng bướcáp dụng công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất vào phương pháp sản xuất nhằm mụcđích kéo dài tuổi thọ sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty Nếukhông làm được điều này công ty sẽ không bao giờ có thể đứng vững trên thịtrường đầy biến động Bằng chứng cho thấy, mấy năm vừa qua công ty đã đầu tưthêm 1 dây chuyền OE của CHDC Đức, máy móc thiết bị cũng thường xuyênđược đầu tư mới từ Đức, Italia, và Nhật… Nhờ có sự đổi mới đó mà năng suấtlao động và sản luợng tăng lên thấy rõ, sản phẩm của công ty dưới sự tác độngcủa khoa học công nghệ đã được cải tiến nhiều về kiểu dáng cũng như chấtlượng, ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.

7.3.Môi trường tự nhiên

Khí hậu luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với tất cả các doanh nghiệp vàCông ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan cũng không nằm ngoài số đó Thànhphố Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn của những đợt gió Lào

Trang 26

cố gắng đưa ra những sản phẩm được dệt từ những loại sợi tốt nhất, mát nhấtphục vụ người tiêu dùng trong thành phố, nhằm giúp họ giảm được sự nóng bứctrong mùa hè Bên cạnh việc phục vụ cho người tiêu dùng trong thành phố, côngty cũng không thể bỏ qua các thị trường khác, công ty liên tục thiết kế, sản xuấtvà tung ra thị trường những sản phẩm thích hợp cho từng mùa Sản phẩm củacông ty do đó ngày càng được phong phú và đa dạng hơn.

7.4.Môi trường luật pháp và chính trị

Công ty Cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan có môi trường kinh doanhtương đối trong sạch và vững mạnh Trong mấy năm vừa qua, nhiều chính sáchkinh tế - tài chính của Nhà nước đã có những tác động tích cực đến ngành dệtmay của công ty Chính sách pháp luật Nhà nước đối với công ty khá ổn định,thuế các loại đều được chuẩn mực hoá Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán vềquan điểm chính sách luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hệ thống luật pháp ởnước ta được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định

Những đặc điểm về môi trường kinh doanh trên đã góp phần không nhỏtrong quá trình phát triển của công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty cóthể hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất, dầnnâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp cùngngành cũng như các doanh nghiệp ở các nước bạn.

8 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh khá gay gắt với một số đối thủ đểtìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình như Tổng công ty dệt Phong Phú,sợi Phú Bài, sợi Nha Trang… Đây là những Công ty lớn ở Miền Nam, hàng nămcung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm tương đối lớn với chất lượngổn định, thương hiệu và uy tín của các Công ty này được rất nhiều khách hàngtrong và ngoài nước biết đến

Trang 27

Không những thế, trong nhiều năm qua công ty luôn phải chịu sự cạnhtranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài Hàng dệt may của cácnước ASEAN đã có nhiều nhãn hiệu quen thuộc, uy tín trên thị trường thế giới.Ngay cả với Indonesia thì hàng dệt kim của công ty vẫn còn thua kém rất nhiều.Một đối thủ cạnh tranh nguy hiểm khác đối với hàng dệt may của Việt Nam nóichung và của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan nói riêng đó chính làTrung Quốc.Trung Quốc vốn đã sản xuất và xuất khẩu tơ lụa từ hàng nghìn nămnay, hiện là nhà cung cấp lớn nhất về vải lụa tơ tằm (chiếm 2/3 sản lượng của thếgiới ) Ngay từ năm 1998, Trung Quốc đã xuất khẩu tới 40 tỷ USD hàng dệt may.Trung Quốc có lợi thế giá nhân công rẻ lại tự túc được nguyên liệu do có diệntích trồng bông rất lớn và có truyền thống về ngành dệt từ lâu đời So với nước ta,gía cả lao động trong ngành dệt may ở Trung Quốc thấp hơn, hàng dệt may củaTrung Quốc có mẫu mã đẹp hơn lại chịu cải tiến liên tục, chất lượng tốt hơn, gíacả phải chăng Hiện nay, hàng lậu Trung Quốc đã tràn ngập khắp thị trường ViệtNam, làm cho hàng hoá Việt Nam khó có thể cạnh tranh được ngay trên sân nhà.Bên cạnh đó, Trung Quốc đã được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ từ nhiềunăm nay nên đã chiếm lĩnh được thị trường quan trọng này Hơn thế nữa, TrungQuốc gia nhập WTO sớm hơn Việt Nam cho nên lại càng có nhiều điều kiện đểchiếm lĩnh thị trường dệt may thế giới Trước những đối thủ cạnh tranh đó, côngty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan phải đối phó như thế nào để sản phẩm củacông ty mình có được chỗ đứng trên thị trường? Câu hỏi này phải luôn được đặtra cho ban lãnh đạo, tập thể người lao động trong công ty cùng suy nghĩ để cóđược câu trả lời tốt nhất.

9 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty

9.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất.

Hệ thống sản xuất của công ty gồm có 3 nhà máy :

- Nhà máy sợi : Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ Giám đốc công ty giao

Trang 28

Hệ thống máy móc thiết bị của nhà máy khá lạc hậu và đã được sử dụng trongnhiều năm Các máy móc thiết bị này chủ yếu được viện trợ từ CHDC Đức, Italiavà Tiệp Khắc.

- Nhà máy may : Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ Giám đốc công ty giaotrong các lĩnh vực tổ chức, điều hành sản xuất mọi hoạt động của nhà máy may.Máy móc thiết bị của nhà máy may chủ yếu được viện trợ từ Nhật và TrungQuốc Công nghệ sản xuất vẫn còn ở mức trung bình Những năm gần đây côngty đã đầu tư thêm nhiều loại máy mới nhằm tăng năng suất sản xuất cho nhà máy.- Nhà máy may thời trang : Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ Giám đốc côngty giao trong các lĩnh vực tổ chức, điều hành sản xuất mọi hoạt động của nhà máymay thời trang Đây là nhà máy mới được thành lập đầu năm 2006 nên có hệthống dây chuyền sản xuất khá tiên tiến, máy móc thiết bị khá hiện đại và đượcđầu tư mới hoàn toàn.

9.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan được tổ chức quản lý theo mô hìnhtrực tuyến chức năng.

Cơ cấu bộ máy quản lý gồm có :

Một giám đốc : Phụ trách phòng Kế toán tài chính, Phòng Kinh doanh xuấtnhập khẩu và Tổ thiết kế thời trang.

Giám đốc là người điều hành tất cả mọi hoạt động của công ty, chịu tráchnhiệm chung về tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, là người đại diện thựchiện mọi giao dịch của công ty Giám đốc là người có quyền cao nhất trong côngty.

Ba phó giám đốc : Trực tiếp điều hành và quản lý các lĩnh vực được phâncông.

+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh, phụ trách phòng kế hoạch vậttư, phụ trách nhà máy may và nhà máy may thời trang.

Trang 29

+ Phó giám đốc phụ trách tài chính, phụ trách phòng tổ chức hành chính,phòng đời sống và trạm y tế.

+ Phó giám đốc phụ trách phòng kỹ thuật đầu tư, phòng KCS và phụ trách nhàmáy sợi.

Dưới phó giám đốc là các phòng chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòngvà chịu sự giám sát của các phó giám đốc.

Có 8 phòng ban :

Phòng kế hoạch vật tư :

Đây là phòng có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty Phòng kế hoạch vật tư tham mưu cho giám đốc công ty vàthực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực :

 Công tác kế hoạch hoá và điều hành sản xuất. Công tác quản lý kho tàng và cung ứng vật tư Công tác tiêu thụ sản phẩm.

 Quản lý điều hành tổ bốc xếp vận chuyển

 Chủ trì báo cáo tình hình sản xuất kinh doanhvà các hoạt động của công tytrong hội nghị sơ kết, tổng kết tháng, quý, 6 tháng, năm.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu :

Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trêncác lĩnh vực:

 Khảo sát, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm củacông ty ( Công tác Marketing, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng, ký kết hợpđồng xuất nhập khẩu…).

 Các thủ tục về xuất nhập khẩu : Mở tín dụng L/C, thủ tục hải quan, thủ tụcvận chuyển, giao nhận quốc tế, nội địa.

 Kinh doanh hàng nội địa ( Công tác Marketing, cửa hàng giới thiệu và bánsản phẩm, các đại lý) và kinh doanh dịch vụ thương mại khác.

Trang 30

 Quảng bá và giới thiệu thương hiệu, sản phẩm của công ty ở trong nước vàquốc

Phòng kỹ thuật đầu tư :

Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao trêncác lĩnh vực:

 Công tác khoa học kỹ thuật và công nghệ. Công tác quản lý thiết bị.

 Công tác định mức kinh tế kỹ thuật. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

 Công tác kỹ thuật an toàn và môi trường. Công tác ISO 9001-2000.

 Quản lý điều hành 2 tổ trực tiếp sản xuất : Điện động lực và tổ cơ khí ốnggiấy.

 Thường trực thi đua công ty.

 Công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thường trực hội đồng dânsố-kế hoạch hoá gia đình công ty.

 Công tác an ninh quốc phòng, Phòng cháy chữa cháy, Phòng chống bãolụt.

Phòng kế toán tài chính :

 Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ giámđốc giao trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng

Trang 31

vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế dộ, đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao  Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và

sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty, tình hình sử dụng các nguồnvốn của đơn vị, phản ánh các chi phí trong quá trình sản xuất và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty.

 Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh,kế hoạch chi tài chính, kỷ luật thu nộp,phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiệntượng tham ô,lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế củacông ty.

thu-Phòng quản lý chất lượng ( KCS): Tham mưu cho giám đốc công ty và thực

hiện nhiệm vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực :

 Công tác thí nghiệm và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sảnphẩm.

 Công tác kiểm soát quá trình sản xuất.

 Xây dựng và áp dụng hệ thống ISO đối với KCS.

 Trả lời kiến nghị, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Phòng đời sống : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm vụ

giám đốc giao trên các lĩnh vực :

 Quản lý nhà ăn và tổ chức tốt bữa ăn, nước uống cho cán bộ công nhânviên.

 Tổ chức cấp phát bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.

 Tổ chức phục vụ cơm khách, tiệc phục vụ hội nghị của công ty.

 Thực hiện nhiệm vụ sủa chữa, xây dựng nhỏ và thường xuyên trong côngty.

 Quản lý và chăm sóc mặt bằng, cây xanh, cây cảnh và thực hiện vệ sinhmôi trường của công ty.

Trang 32

Tổ thiết kế thời trang : Tham mưu cho giám đốc công ty và thực hiện nhiệm

vụ giám đốc giao trên các lĩnh vực :

 Nghiên cứu xu hướng may mặc và tiêu dùng trên thị trường.

 Thiết kế nhiều loại quần áo đa dạng về chủng loại và mẫu mã theo yêu cầucủa ban lãnh đạo.

 Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty trong việc cải tiến sản phẩm cũ và cho rađời những sản phẩm mới.

II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAYCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN.

1.Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty.

Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan là một công ty chuyên sản xuất

và kinh doanh hàng dệt may nên thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm của

Trang 33

Công ty được thể hiện thông qua thực trạng về sản phẩm và chất lượng sản phẩm,thực trạng về giá cả, thực trạng về phương thức phục vụ và thanh toán.

1.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm.

Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần dệt may Hoàng ThịLoan lựa chọn sản phẩm và chất lượng sản phẩm làm một trong những vũ khícạnh tranh của mình Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của Công ty và tạolợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh.

1.1.1.Sản phẩm.

Trong những năm đầu mới thành lập, sản phẩm chủ yếu của công ty là sợitổng hợp Từ khi sát nhập với công ty dệt may Hoàng Thị Loan cho đến nayngoài các loại sợi như sợi đơn nồi cọc, sợi đơn OE, sợi xe công ty còn sản xuất racác sản phẩm may dệt kim và may khác để phục vụ cho thị trường nội địa và thịtrường xuất khẩu

Bảng 7: Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty

( Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư )

Sợi đơn nồi cọc bao gồm các loại như sợi 100% cotton chải thô NE 10-40,sợi T/C chải thô NE 16-46, sợi CVC chải thô NE 10-30, sợi 100% polyester 20-60 Sợi đơn OE bao gồm sợi 100% cotton chải thô NE 6-30, sợi T/C chải thô NE6-30 Sợi xe gồm sợi xe chập 2, chập 3 và chập 4 Tổng sản lượng sơị năm 2006là 8000 tấn tăng 3,9% so với năm 2005 trong đó sợi đơn nồi cọc đạt 4100 tấn,

Trang 34

tăng 5,13% , sợi đơn OE đạt 3900 tấn tăng 2,63% và sợi xe đạt 700 tấn tăng tới16,67% Sản lượng sợi tăng dần qua các năm cho thấy năng lực sản xuất sợi cũngđược tăng lên

Năm 2006 công ty sản xuất được 2820 nghìn sản phẩm may dệt kim tăng15,1% so với năm 2005 Các mặt hàng may dệt kim chủ yếu mà Công ty sản xuấtra gồm có Áo Polo Shirt, T Shirt, quần áo thể thao, các loại váy, đồ lót, quần áothời trang trẻ em và người lớn …Tất cả các sản phẩm may đều được đa dạng vềmàu sắc, kiểu dáng và kích cỡ Ngoài ra, Công ty còn sản xuất thêm nhiều mặthàng may khác như khăn, tất…Với cơ cấu 80% bán nội địa, 20% xuất khẩu, hàngnăm Công ty tung vào thị trường nội địa một khối lượng sản phẩm khá lớn nhưngcũng không bỏ qua thị trường xuất khẩu Sản phẩm may phục vụ cho thị trườngxuất khẩu năm 2005 là 1300 nghìn sản phẩm, năm 2006 lên tới 1467 nghìn sảnphẩm, tăng 12,85% trong đó Công ty nhận gia công cho Hanosimex năm 2005 là

700 nghìn sản phẩm và năm 2005 là 733 nghìn sản phẩm

1.1.2.Chất lượng sản phẩm.

Chính sách chất lượng mà ban lãnh đạo Công ty cổ phần dệt may Hoàng ThịLoan đề ra : “ Thoả mãn khách hàng vì uy tín và lợi ích là móng cốt để chúng tabền phát ” Từ những năm mới thành lập cho đến nay, cán bộ công nhân viêntrong công ty luôn hăng say làm việc và không quên đặt mục tiêu chất lượng lênhàng đầu Có thể nói rằng, đối với Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan,chất lượng sản phẩm đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo lợi thế cạnh tranh choCông ty.

Bảng 8: Một số chỉ tiêu chất lượng sợi

Chỉ tiêu

NE 20Cott

NE20 PE

NE23 PE

NE40 PE

NE42 PE

NE 2083/17

NE 4683/17

Trang 35

Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm.

Trang 36

Chỉ tiêuĐơnvị

Năm 2005 Năm 2006 KH TH KH TH

I.Chất lượng sp sợi:

Chất lượng sản phẩm sợi cấp 1 Công ty đề ra theo kế hoạch cho năm 2005 và

2006 là trên 98%, năm 2005 Công ty thực hiện được 99,2% và năm 2006 đã lêntới 99,83% Trong hai năm đó Công ty đều thực hiện vượt mức kế hoạch và đangcó xu hướng tăng dần trong những năm tới Chất lượng sản phẩm sợi cấp 2 cũngtăng và vượt mức kế hoạch nhưng không đáng kể còn sản phẩm sợi cấp 3 đanggiảm dần theo kế hoạch và có khả năng mất hẳn, nhường chỗ cho sản phẩm sợicấp 1 và cấp 2 Tình hình này cho thấy chất lượng sản phẩm sợi đang ngày càngđược nâng cao, đây là một điều đáng mừng cho phòng KCS nói riêng và toànCông ty nói chung Ban lãnh đạo Công ty cần cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợinhất để cán bộ nhân viên phòng KCS và tập thể công nhân sản xuất Nhà máy sợiphát huy hết khả năng làm việc của mình, cho ra đời những sản phẩm sợi có chấtlượng cao hơn nữa.

Sản phẩm vải dệt kim loại 1 cũng đạt yêu cầu khá cao so với kế hoạch đặt ra.Năm 2006 chất lượng vải dệt kim loại 1 đạt 99,62% tăng hơn so với năm 2005

Trang 37

(99,54%) Tuy nhiên, vải dệt kim tái chế lần 1 và lần 2 vẫn còn gặp phải nhiềuvấn đề Công ty đặt ra kế hoạch không có vải dệt kim tái chế lần 2 nhưng trongquá trình thực hiện, vải dệt kim tái chế lần 2 vẫn chiếm 0,18% trong năm 2005 vàchiếm 0,16% trong năm 2006 Đây là vấn đề mà phòng KCS phải phối hợp vớicác phòng ban có liên quan để tìm ra phương án nhằm làm giảm triệt để sảnphẩm tái chế lần 2, một mặt nhằm nâng cao chất lượng vải các loại, mặt khác gópphần tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc sản xuất vải của Công ty

Hiện nay Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở cảhiện tại lẫn tiềm ẩn Hai đối thủ lớn nhất mà Công ty đang gặp không ít trở ngạilà Công ty Dệt Phú Bài và Công ty dệt Phong Phú Hàng năm hai công ty nàycung ứng cho thị trường nội địa một khối lượng sản phẩm rất lớn, đặc biệt là khuvực thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều nhu cầu về sợi và maymặc nhất cả nước Không những vậy, với lợi thế về số lượng và chất lượng vượttrội, sản phẩm của hai công ty nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận nhiệttình và gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu sang các nước Do đó, để cóđược chỗ đứng vững chắc trên những thị trường đang nắm giữ và chiếm lĩnhthêm nhiều thị trường mới, Công ty cần phải gia tăng hơn nữa lượng sản phẩmsản xuất và tiêu thụ đồng thời không ngừng cải tiến, đổi mới để cho ra đời nhữngsản phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng phù hợp hơn với thị hiếu củangười tiêu dùng trong và ngoài nước, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng nhanh hiệu quả

sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty

1.2.Giá cả.

Gía là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh và thường đượcsử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thịtrường mới Cuối năm 2005 công ty trở thành công ty cổ phần đã đánh dấu mộtbước chuyển đổi lớn, cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt do đóban lãnh đạo công ty đã tìm hiểu và đưa ra chính sách giá cả cho phù hợp Những

Trang 38

mua hàng hoá nào có giá rẻ hơn Để đạt được mức giá thấp ban lãnh đạo công tycần phải xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình, bởi càng có nhiềukhả năng hạ giá thì công ty càng có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh

Bảng 10: Đơn giá một số sản phẩm sợi

( Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư )

Nhìn chung đơn giá của một số sản phẩm sợi đều có xu hướng giảm quacác năm, đặc biệt là sợi NE 30 Cotton đơn giá năm 2004 là 28.170 đ/kg, năm2005 tăng lên 30.560 đ/kg, giá tăng lên làm cho sản lượng của loại sợi này tiêuthụ không được nhiều do đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận Đến năm 2006công ty bước sang giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính sách giá mới làm chođơn giá các loại sợi giảm xuống rõ rệt Sản lượng sợi các năm sau nhiều hơn nămtrước, đơn giá sợi lại giảm làm cho sản lượng sợi tiêu thụ gặp rất nhiều khả quan.

Bảng 11 : Đơn giá một số sản phẩm may dệt kim

Ngày đăng: 10/11/2012, 08:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm TTChỉ tiêuĐơn  vị - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm TTChỉ tiêuĐơn vị (Trang 8)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 123.500 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đã lên đến 263.485 triệu đồng - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
ua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 123.500 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đã lên đến 263.485 triệu đồng (Trang 9)
Bảng 2: Danh sách cổ đông sáng lập. - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 2 Danh sách cổ đông sáng lập (Trang 16)
Bảng 3: Lượng sợi tiêu thụ cho các khách hàng qua một số năm - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 3 Lượng sợi tiêu thụ cho các khách hàng qua một số năm (Trang 17)
Ở bảng trên ta có thể thấy số lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm cả về mặt cơ cấu lẫn số lượng - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
b ảng trên ta có thể thấy số lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm cả về mặt cơ cấu lẫn số lượng (Trang 18)
Bảng 5: Một số chỉ tiêu cơ lý của bông và xơ - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 5 Một số chỉ tiêu cơ lý của bông và xơ (Trang 20)
Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị của công ty - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 6 Danh mục máy móc thiết bị của công ty (Trang 22)
Bảng 8: Một số chỉ tiêu chất lượng sợi - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 8 Một số chỉ tiêu chất lượng sợi (Trang 35)
Bảng 9: Tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm.            Chỉ tiêuĐơn  - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 9 Tình hình thực hiện kế hoạch chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêuĐơn (Trang 36)
Bảng 10: Đơn giá một số sản phẩm sợi                Đơn vị: đ/kg - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 10 Đơn giá một số sản phẩm sợi Đơn vị: đ/kg (Trang 38)
Bảng 1 1: Đơn giá một số sản phẩm may dệt kim - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 1 1: Đơn giá một số sản phẩm may dệt kim (Trang 39)
Bảng 12: Thực hiện định mức năm 2006 - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 12 Thực hiện định mức năm 2006 (Trang 40)
Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan được hình thành là do sự sát nhập của Nhà máy sợi Vinh và Công ty dệt kim Hoàng thị Loan , công ty chuyển  thành công ty cổ phần từ cuối năm 2005 - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
ng ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan được hình thành là do sự sát nhập của Nhà máy sợi Vinh và Công ty dệt kim Hoàng thị Loan , công ty chuyển thành công ty cổ phần từ cuối năm 2005 (Trang 47)
Mục tiêu 2: Duy trì tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con. Tập trung khắc phục những tồn tại của năm 2006, phấn đấu đến hết năm  2010 lợi nhuận phân bổ cho các cổ tức là 20-25%. - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
c tiêu 2: Duy trì tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con. Tập trung khắc phục những tồn tại của năm 2006, phấn đấu đến hết năm 2010 lợi nhuận phân bổ cho các cổ tức là 20-25% (Trang 53)
Bảng 15 : Bố trí, sắp xếp nhân sự của công ty. - Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan
Bảng 15 Bố trí, sắp xếp nhân sự của công ty (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w