Khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (Trang 40)

- Khả năng về tài chính tốt.

Chỉ khi thực hiện đầy đủ 3 vấn đề trên thì Công ty mới đảm bảo được chiến lược hạ giá mà vẫn thu được lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình. Đặc biệt, chi phí về kinh tế thấp sẽ làm cho giá thành sản phẩm hạ do đó việc hạ giá bán sẽ trở nên đơn giản hơn. Trong năm vừa qua, công tác thực hiện định mức mà Công ty đã làm rất tốt.

Bảng 12: Thực hiện định mức năm 2006

Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện ±

1. Nguyên liệu kg 8.241.311 8.240.082 -1.229 2. Phụ liệu kg 3.814.221 3.804.949 -9.272 3. Điện KWh 22.382.47 3 22.191.91 5 -190.558 4. Nước m³ 83.405 82.870 -535

( Nguồn : Phòng Kỹ thuật đầu tư )

Thực hiện định mức về nguyên liệu, phụ liệu, điện, nước trong năm 2006 đều giảm so với kế hoạch. Cụ thể, định mức nguyên liệu giảm 1.229 kg, định mức phụ liệu giảm 9.272 kg, định mức sử dụng điện giảm 190.558 KWh và định mức sử dụng nước giảm 535 m³. Đây là những vấn đề mà Công ty cần đặc biệt quan tâm khi thực hiện chương trình cắt giảm chi phí kinh tế nhằm hạ giá thành sản phẩm. Trong những năm tới Công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh này.

1.3.Phương thức phục vụ và thanh toán.

Phương thức phục vụ và thanh toán là công cụ cạnh tranh khá quan trọng vì nó tạo được sự tiện lợi cho khách hàng, do đó doanh nghiệp nào nắm được công cụ này thì sẽ nắm được phần thắng trong cạnh tranh. Phương thức phục vụ

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

và thanh toán được thể hiện ở 3 giai đoạn của quá trình bán hàng : trước khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.

Hiện nay, Công ty có tất cả 3 cửa hàng ở Thành phố Vinh, 1 cửa hàng ở Hà Tĩnh, 1 cửa hàng ở Nghĩa Đàn và 1 cửa hàng ở Hà Nội. Trước khi tung sản phẩm mới vào thị trường, Công ty tìm cách tiếp cận khách hàng nhằm thu hút sự chú ý của họ vào sản phẩm thông qua các hình thức quảng cáo, giới thiệu, trưng bày, tham gia các hội chợ và triển lãm. Do sản phẩm của Công ty tập trung vào đối tượng khách hàng bình dân cho nên sử dụng hình thức quảng cáo tại các điểm bán hàng là phù hợp nhất, Công ty đã sử dụng những băng rôn, khẩu hiệu treo tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và trung tâm thời trang Halotexco ở Vinh. Hàng năm công ty trích ra một khoản kinh phí khá lớn để chi cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng :

Năm 2004 : 2,12 tỷ đồng. Năm 2005 : 2,63 tỷ đồng. Năm 2006 : 3,11 tỷ đồng.

Kinh phí cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng tăng dần qua các năm cho thấy ban lãnh đạo Công ty ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo trong việc đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm.

Trong quá trình bán hàng, Công ty đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong việc thanh toán nhờ đó mà phương thức thanh toán trở nên linh hoạt và đa dạng hơn. Đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng ít, Công ty sử dụng phương thức thanh toán một lần còn đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn thì Công ty lại áp dụng phương thức thanh toán chậm (bán chịu), bán trả góp. Khi khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ Công ty cũng rất linh hoạt trong việc trao đổi. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong quá trình bán hàng đó chính là nghệ thuật bán của nhân viên bán hàng. Nhân viên bán hàng của Công ty rất tôn trọng, ân cần, chu đáo và nhiệt tình với khách hàng.

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

Chính điều này đã làm cho khách hàng không những tạo được niềm tin vào sản phẩm mà còn tạo được niềm tin vào cả Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng để Công ty có thể tạo được lợi thế trong cạnh tranh hiện nay.

Là một Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may, sản phẩm của Công ty là sợi, vải dệt kim và sản phẩm may dệt kim nên những dịch vụ sau bán hàng Công ty áp dụng là rất ít. Đối với khối lượng hàng lớn, Công ty tiến hành kiểm tra, bao gói cẩn thận và giao đến tận tay người mua theo đúng đơn đặt hàng.

2. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của Công ty.2.1. Thành công : 2.1. Thành công :

Công ty cổ phần dệt may Hoàng thị Loan có được kết quả như ngày hôm nay đã phải trải qua không ít khó khăn. Nhờ có sự đổi mới, chuyển hướng đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược, công ty đã dần lấy lại được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh được nhiều thị trường và ngày càng khẳng định được vị thế của một công ty cổ phần trong ngành dệt may Việt Nam. Trong suốt hơn 20 năm hoạt động công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau : - Công ty đã xây dựng và củng cố đựơc uy tín trên thị trường trong nước và ngày càng mở rộng ra thị trường nước ngoài. Đến nay thị trường nội địa của công ty đã trải rộng khắp từ Bắc vào Nam và tương đối ổn định. Danh mục hàng may mặc xuất khẩu sang các nước Nhật, Liên Xô… rất đa dạng và ngày càng mở rộng. Với năng lực của mình và cùng với nhu cầu thị trường, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm nhà máy may thời trang và dần dần hoàn thiện sản phẩm may hoàn chỉnh. Công tác đầu tư chiều sâu cho sợi đã tổ chức đấu thầu xong và đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp.

- Đa dạng hoá sản phẩm tiêu thụ. Có thể xem đây là một bước đột phá của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ chỗ chỉ sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sợi như sợi xe, sợi đơn cọc, sản xuất và tiêu thụ vải dệt kim…đến nay

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

sản phẩm tiêu thụ của công ty khá phong phú và đa dạng. Tính năng, công dụng và các yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm tương đối tốt. Mẫu mã, bao bì của một số chủng loại sản phẩm đã được cải tiến và trở nên bắt mắt hơn. Đây cũng là kết quả của việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng mới, một quyết định táo bạo nhưng thể hiện sự đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó, công ty rất chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản từ các trường nên đã tạo ra nhiều sản phẩm với kiểu dáng mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng khách hàng.

- Khi trở thành Công ty cổ phần, toàn bộ tài liệu về ISO đã được thay đổi, phát cho các đơn vị và đã triển khai thực hiện tốt. Đoàn kiểm tra đánh giá giám sát chất lượng lần I và lần II đã đánh giá cao việc duy trì và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của chúng ta và tiếp tục công nhận hệ thống đó. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên và đã dần chiếm được niềm tin, xây dựng được thương hiệu và uy tín trong lòng khách hàng trong và ngoài nước. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đã phát huy được tối đa hiệu quả, hạn chế được lỗi sai hỏng không đáng có trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.

- Trong việc hạ giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh, Công ty đã tiêu thụ được nhiều chủng loại hàng đặc biệt là những mặt hàng đang ở ngưỡng suy thoái, hàng tồn kho do đó cũng giảm đi rất nhiều và làm tăng lượng vốn lưu động để Công ty thực hiện được những chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Công tác thực hiện định mức về nguyên phụ liệu, điện, nước thu được kết quả tốt và do đó đã góp phần lớn trong việc hạ giá thành sản phẩm.

- Chất lượng sản phẩm tăng, số lượng sản phẩm sản xuất ngày càng nhiều cùng với chính sách giá cả hợp lý đã làm cho doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ không ngừng tăng lên. Mặc dù có sự biến động trong mỗi sản phẩm nhưng tổng

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ vẫn tăng qua các năm. Điều đó thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên. Mặc dù hiệu quả này chưa cao nhưng cũng vừa bù đắp được chi phí vừa tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng.Vừa qua công ty đã khai trương trung tâm thời trang Halotexco tại Thành phố Vinh, đã thành lập tổ tiêu thụ hàng nội địa. Tổng doanh thu hàng nội năm 2007 ước tính đạt 7,3 tỷ đồng.

2.2. Những tồn tại và nguyên nhân:

Bên cạnh những mặt đạt được, cũng như các doanh nghiệp dệt may khác công ty đang có nhiều vấn đề còn tồn tại sau :

2.2.1. Năng lực sản xuất : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của ban Giám đốc công ty, sự phối hợp của các phòng chức năng, tập thể cán bộ công nhân viên đã có rất nhiều cố gắng trong thời gian qua nhưng năng suất lao động vẫn còn thấp, đây là hạn chế lớn nhất lớn nhất của công ty. Năng lực sản xuất tuy được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn còn thấp hơn năng lực sản xuất thiết kế, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do trình độ công nghệ trang thiết bị lạc hậu, tay nghề của công nhân kém.

2.2.2. Đầu vào của ngành :

- Nguồn nguyên phụ liệu : Nguồn nguyên phụ liệu bông xơ trong nước mới chỉ đáp ứng được hơn 30% nhu cầu của công ty, phần còn lại đều do các đối tác nước ngoài cung cấp, do đó tại thời điểm có khó khăn về vốn lưu động việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu cho chất lượng sản phẩm đã không đem lại hiệu quả cao. Điều này xảy ra là do :

• Thu nhập từ cây bông giảm sút khiến người nông dân hờ hững trong việc mở rộng diện tích trồng bông và đầu tư vào cây bông.

• Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bông Việt Nam đối với sản phẩm nhập khẩu là khá yếu kém mà nguyên nhân là do hạn chế về chất lượng và giá thành.

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

• Gía bông tụt dốc nhanh chóng, thị trường bông đang có những biến động lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

• Nhà nước chưa có kế hoạch cụ thể để phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dẫn tới tình trạng nguồn nguyên liệu bị phân tán nhỏ lẻ, vừa thiếu về số lượng vừa thiếu về chủng loại.

Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn nhiều bất cập, năng lực và quy mô các nhà máy hiện tại quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty.

- Máy móc thiết bị và công nghệ : Hầu hết máy móc thiết bị của công ty được nhập từ CHDC Đức và Italia thuộc thế hệ những năm 80 của thế kỷ XX. Sau nhiều năm sử dụng đã trở nên lỗi thời, mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nhưng nhìn chung máy móc thiết bị và công nghệ của công ty phần lớn vẫn còn lạc hậu, một số dây chuyền chưa đồng bộ làm cho chất lượng của một số chủng loại sản phẩm còn gặp khó khăn về độ đồng đều trong quá trình sản xuất. Thêm nữa, công tác quản lý kỹ thuật của công ty còn thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và giá thành.

- Lao động : Lao động của công ty vẫn còn thiếu, chất lượng thấp. Con số thống kê cho thấy lao động của công ty hiện nay là 1.427 người trong đó chỉ có 35 người là đạt đến trình độ đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và công nhân từ các trường học nghề, do trình độ thấp nên dễ bị cuốn hút bởi những thông tin học nghề ngắn hạn, vì vậy tay nghề yếu dẫn đến còn một số lỗi thường mắc phải trong quá trình sản xuất sản phẩm như : lỗi do dệt, do là, do may, do vệ sinh công nghiệp…nếu không kiểm tra kỹ trước khi đưa ra thị trường sẽ tao ra ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của công ty trong con mắt của người tiêu dùng. Nhưng nếu khắc phục được tình trạng này sẽ giúp công ty tránh được những lãng phí không cần có. Hiện nay, trình độ lao động, sự bố trí lao động tại các nhà máy trong công

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

ty chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như khả năng sáng tạo trong công việc của họ.

2.2.3. Sản phẩm và thị trường :

Thứ nhất là vấn đề thiết kế, công tác thiết kế mẫu mốt còn yếu, chưa được chú trọng, khâu thiết kế sản phẩm còn nhiều hạn chế, chưa có khả năng tạo ra các sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với nhu cầu thị trường và chưa xây dựng được thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của công ty. Điều này là do một mặt chưa có những điều tra cụ thể, mặt khác chưa có đội ngũ thiết kế có trình độ chuyên sâu và năng lực thiết kế chuyên nghiệp.

Thứ hai là sản phẩm, bắt nguồn từ khâu thiết kế còn yếu nên dẫn đến sản phẩm tạo ra có mẫu mã không đa dạng, nghèo nàn, chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Các sản phẩm của công ty được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao và không đồng đều, hầu hết là đáp ứng cho phân đoạn thị trường có nhu cầu bình dân, yêu cầu chất lượng thấp, giá rẻ.

Thứ ba là thị trường, hàng dệt may của công ty mới chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn. Với thị trường trong nước, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, hệ thống tiêu thụ sản phẩm dệt may tại thị trường này phát triển chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu , có xu hướng co cụm tập trung ngay tại địa bàn đó. Công ty vẫn chưa có những phương hướng phát triển cụ thể cho thị trường và cho sản phẩm của mình. Một số chính sách còn chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo, các hình thức xúc tiến bán hàng chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các chương trình quảng cáo chưa nhiều, chưa hấp dẫn. Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin về ý kiến khách hàng và đối thủ cạnh tranh còn chưa được chú trọng, vì vậy có những thay đổi trên thị trường cũng như chiến lược của đối thủ cạnh tranh công ty không thể nắm bắt kịp thời nên đôi khi rơi vào tình trạng bị động. Hoạt động Marketing, xúc tiến thương

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

mại, quảng bá thương hiệu còn kém và chưa phát huy hiệu quả, định hướng cho người dân tiêu dùng sản phẩm trên thị trường nội địa chưa rõ nét khiến nhiều người tiêu dùng trong nước còn chưa biết đến tên tuổi và sản phẩm của công ty. Hệ thống kênh phân phối còn quá đơn giản và nghèo nàn, sự ràng buộc giữa các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm là chưa cao. Còn với thị trường nước ngoài, việc xuất khẩu hàng dệt may của công ty bị phụ thuộc nhiều vào hạn ngạch và chưa thể xâm nhập vào mạng lưới phân phối của các thị trường lớn.

Đứng trước tình hình thị trường như vậy công ty phải luôn đảm bảo và

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (Trang 40)