Tiết kiệm nguyên vật liệu Nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm là bông và xơ chiếm 6570%

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (Trang 57 - 58)

xơ chiếm 65-70% trong giá thành sản phẩm, vì vậy tiết kiệm bông xơ trong quá trình sản xuất cũng giúp làm giảm chi phí chế biến, giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Muốn vậy, nhiệm vụ của phòng KCS là:

Thứ nhất, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu khi vừa mới được mua về để có thể loại bỏ những nguyên liệu không đạt yêu cầu về chất lượng, giảm tỷ lệ sai hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Thứ hai, cần tiến hành xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, đưa vào sản xuất và luôn theo dõi tình hình thực hiện. Trong năm 2007 này, ban lãnh đạo Công ty cùng với phòng KCS đã lập kế hoạch định mức cụ thể :

Chuy ê n đ th c t p tt nghi p GVHD: Ths.Nguy n Th Ho à i Dung

Nguyên liệu : 8.043.508 kg Phụ liệu : 3.657.324 kg

Thứ ba, lệnh cho các tổ trưởng sản xuất không ngừng đôn đốc cho các công nhân sản xuất trong tổ của mình thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, không để nguyên vật liệu rơi vãi trên mặt bằng sản xuất, sử dụng, thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm.

Thứ tư, cải tạo hệ thống kho tàng, nâng cao trình độ đội ngũ thủ kho, tăng cường các điều kiện cho công tác xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản nguyên vật liệu nhằm đảm bảo tính chính xác về số lượng, chủng loại và yêu cầu chất lượng.

Hiện nay, phần lớn nguyên liệu của công ty đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Việc nhập nguyên liệu từ nước ngoài làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất của công ty do chi phí cao, vận chuyển khó khăn, rủi ro lớn. Công ty có thể chủ động tìm nguồn nguyên liệu phù hợp về chất lượng, giá, điều kiện vận chuyển… từ đó tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dệt may của công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w