1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải

109 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 784 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư xây dựng cơ bản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng năm, nước

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tư xây dựng cơ bản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong suốt quátrình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Theo số liệu của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư hàng năm, nước ta chi phí trên dưới 150.000 tỷ đồng vốn đầu tưxây dựng, chiếm khoảng 3% GDP Trên bước đường công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước, đầu tư xây dựng sẽ còn tiếp tục là sự nghiệp lâu dài đượcthực hiện ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế và trong xã hội Chỉ cần tiết kiệmđược 1% thông qua đấu thầu, hàng năm nước ta đã có thêm hàng ngàn tỷđồng

Ban quản lý dự án 5 - PMU5 với vai trò là đại diện chủ đầu tư, là cơquan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông doBộ Giao thông vận tải giao Do vậy, đấu thầu là một công tác đóng vai trò rấtquan trọng trong quá trình quản lý dự án tại Ban, đặc biệt là các dự án sửdụng vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ.

Chính vì vai trò và sự cần thiết của công tác đấu thầu trong đầu tư xâydựng hiện nay nên dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo-Thạc sỹ Nguyễn

Thu Hà và các cán bộ tại cơ quan thực tế em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệuquả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại BanQuản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải” cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn cô và các cán bộ trong phòng dự án 2 - PMU5 nơiem thực tập đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn.

Kết cấu luận văn của em gồm 2 chương:

- Chương I: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụngvốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5-Bộ GTVT.

- Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cácdự án sử dụng vốn trong nước tại Ban 5.

Trang 2

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁNSỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 -

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

I Vài nét về Ban 5 và hoạt động quản lý dự án tại Ban1 Quá trình hình thành:

Ban quản lý dự án 5 được thành lập tại Quyết định số 269 LĐ ngày 05 tháng 03 năm 1994 của Bộ giao thông vận tải Là cơ quan điềuhành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông,chịu tráchnhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước và vốn nước ngoài nhằmnâng cao hiệu quả vốn đầu tư

QĐ/TCCB-Ban quản lý dự án 5 là ban quản lý dự án chuyên ngành do Bộ GTVTquyết định thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về mọi hoạt động của mình Ban QLDA5 có năng lực chuyên mônvề kỹ thuật, kinh tế và pháp luật đảm bảo đủ năng lực để quản lý thực hiệncác dự án được bộ GTVT giao

Ban quản lý dự án 5 chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Bộ trưởng BộGTVT, thục hiện các chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra của các vụ chứcnăng của Bộ.

Quan hệ thường xuyên với bên tư vấn (thiết kế, giám sát, thanh toán, )để giải quyết những thủ tục đã quy định và những vấn đề nảy sinh trong thicông, lập và báo cáo đầy đủ với cơ quan vay vốn và cho vay vốn về các thủtục tài chính, thanh toán, quyết toán.

2 Nhiệm vụ:

Ban QLDA5 có các nhiệm vụ như sau:

- Đại diện chủ đầu tư ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác

nước ngoài và Việt Nam liên quan đến việc xây dựng công trình giaothông do Bộ GTVT giao.

Trang 3

- Tổ chức giám sát đấu thầu lựa chọn Công ty tư vấn thiết kế, Tư vấngiám sát.

- Lập dự toán, thẩm định hồ sơ thiết kế và các tài liệu liên quan trình cơquan có thẩm quyền phê duyệt.

- Duyệt giá thành công trình và quyết toán công trình theo quy địnhhiện hành của Nhà nước Việt Nam và thông lệ Quốc tế.

- Giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù thực hiện giải phóng mặtbằng của dự án.

- Tổ chức đấu thầu xây dựng và ký kết hợp đồng xây dựng

Một số thành tích đạt được trong những năm gần đây :

- Thực hiện giải ngân cho các dự án trong từng năm kế hoạch: + Năm 2002 hơn 200 tỷ VNĐ

+ Năm 2002 Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc;

+ Năm 2003 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Hai; + Năm 2004 Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc.

Trang 4

3 Cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý dự án 5:

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tổng số: 112 cán bộ công nhân viên

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Tổng giám đốc

Phó

Tổng giám đốc Tổng giám đốcPhó PhóTổng giám đốc

PhóTổng giám đốc

Phòng Dự án 1

23 CB CNV

Phòng Dự án

10CB CNV

Phòng Kế hoạch

12 CBCNV

Phòng Kỹ thuật

chất lượng

Phòng Tài chính kế toán

9 CB CNV

Tổ trợ lý

12 CB CNV

Phòng giải phóng

mặt bằng

13 CB CNV

Văn phòng

20 CB CNV

Trang 5

Có chức năng thực hiện các công việc về thủ tục, về kỹ thuật từ giaiđoạn lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, chấm thầu và công bốthực hiện các dự án Đồng thời, phối hợp với các phòng ban khác giải quyếtcác vấn đề khác phát sinh.Cụ thể:

a) Chủ trì với sự giúp đỡ của Tư vấn (trong nước và nước ngoài) trongcác phần việc:

- Thẩm định các hồ sơ về dự án:

+ Luận chứng tiền khả thi và luận chứng khả thi + Hồ sơ thiết kế (nếu có)

- Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu phục vụ cho các bước đấu thầu

b) Chuẩn bị nội dung và tổ chức các phiên họp của Hội đồng xét thầu BộGTVT, lập hồ sơ để thông qua Bộ trình Hội đồng xét thầu Quốc gia.

c) Chủ trì tổ chức các cuộc thương thảo, chuẩn bị nội dung các hợp đồngký với nhà thầu khi Nhà nước đã cho phép công bố thắng thầu.

d) Chỉ trì việc xử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường vớisự tham gia của phòng Kỹ thuật.

e) Soạn thảo các văn bản để giao dịch với các cơ quan nước ngoài hoặcđại diện nước ngoài tại Việt Nam về những vấn đề có liên quan đến dự án

3.2.2 Phòng kế hoạch:

Thực hiện các công việc liên quan tới các đơn giá và giá trong Tổng mứcđầu tư, Tổng dự toán và đơn giá phát sinh của nhà thầu trong quá trình thicông Cụ thể:

Trang 6

a)Công tác lập kế hoạch:

- Lập và bảo vệ kế hoạch hàng năm;

- Triển khai kế hoạch năm khi được Bộ giao;

- Dự thảo Hợp đồng kinh tế để Tổng Giám Đốc ký kết với các đơn vị;- Chủ trì nghiệm thu thanh toán quyết toán hợp đồng do phòng chịutrách nhiệm quản lý khi thực hiện xong;

- Tìm kiếm thêm công việc chuẩn bị cho các dự án được giao thêm;b) Công tác dự toán - thống kê:

- Thẩm định và trình duyệt các dự toán do các đơn vị trình qua Ban;- Với sự tham gia của phòng Dự án – phòng Kế hoạch chủ trì trong việcxây dựng giá thầu, thẩm định dự toán - tổng dự toán;

- Theo dõi thống kê và lập các báo cáo định kỳ theo qui định hoặc đột xuấttheo yêu cầu của lãnh đạo về tình hình thực hiện kế hoạch, thực hiện dự án;

- Giải quyết các công việc về đảm bào giao thông.

3.2.3 Tổ trợ lý và phòng kỹ thuật:

Thực hiện các công việc quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi côngcác công tác xây lắp của Nhà thầu theo hợp đồng giao nhận thầu,thiết kế bảnvẽ thi công được phê duyệt và các Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được ápdụng.

- Tổ chức theo dõi tiến độ thi công công trình theo từng hạng mục, từnghợp đồng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc và củaBộ GTVT;

- Nắm bắt các vấn đề nảy sinh tại hiện trường, đề xuất các giải pháp xửlý để Tổng Giám Đốc xem xét giải quyết;

- Lập báo cáo tổng hợp về tình hình thi công trên công trình về các mặt:tiến độ thi công; chất lượng công trình; khối lượng thực hiện và giá trị; thanhtoán.

- Phối hợp với phòng dự án (phòng dự án chỉ trì) trong việc tham mưuxử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường;

Trang 7

- Các nhiệm vụ công tác khác được Tổng Giám Đốc giao.

- Thẩm định để trình Bộ duyệt:

+ Phương án đền bù do các địa phương trình;

+ Thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục đền bù có tính chất xây lắp,các khu tái định cư.

- Tổ chức nhận và bàn giao mặt bằng đã được đền bù giải toả cho cácNhà thầu;

- Chủ trì quyết toán các hạng mục đền bù giải phóng mặt bằng.

- Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo;- Các công tác lao động tiền lương;

- Các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của cán bộ công nhânviên và người lao động;

- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật;

- Giải quyết các thủ tục nhập, xuất đối với người nước ngoài vào làmviệc theo dự án và các việc khác có liên quan, thủ tục các đoàn ra, vào;

- Quản lý lưu trữ hồ sơ chung của cơ quan;- Công tác bảo vệ cơ quan.

Trang 8

3.2.6 Phòng tài chính - kế toán:

- Trên cơ sở kế hoạch đầu tư hàng năm, lập kế hoạch tài chính (tiềntrong nước và nước ngoài) Thanh toán cho các Nhà thầu và các khoản mụcđền bù giải phóng mặt bằng;

- Lập trình duyệt kế hoạch hàng năm về chi tiêu của Ban;

- Tiến trình lập các thủ tục tiếp nhận vốn ngoài nước và chi trả theođúng các quy định của Nhà nước Việt Nam và các Hiệp định tín dụng đã ký;

- Lập và trình duyệt quyết toán vốn hàng năm và các báo cáo tài chínhtheo quy định của Bộ và Nhà nước;

- Phối hợp với phòng Kế hoạch (phòng Kế hoạch chủ trì) trong việc lậpquyết toán hoàn công hạng mục công trình và toàn bộ công trình;

- Quản lý toàn bộ việc thu chi của Ban theo quy định.

Nhiệm vụ của các phòng ban theo các giai đoạn thực hiện dự án có thểtóm tắt thành sơ đồ như sau:

4 Hoạt động quản lý dự án tại Ban trong những năm qua:

Trải qua mười năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay PMU5 đã là mộttrong những ban quản lý dự án làm việc có tính chuyên nghiệp và bài bản củaBộ GTVT Điều đáng nói là những dự án mà PMU5 quản lý thường xuyêngặp phải không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, các công trình đều đi

Giaiđoạnchuẩn bị

đầu tư

Giai đoạnthực hiện

đầu tư(công bố

thắng thầu)

Giaiđoạnthi công

Công trình

Giai đoạnnghiệm

Phòng dự án và

Phòng kế hoạchPhòng kỹ thuậtTổ trợ lý và

Phòng tài chính kế toán

Trang 9

qua nhiều địa phương khác nhau, mỗi nơi lại có những đề nghị trái ngượcnhau nên tiến độ thi công các công trình này thường xuyên bị ảnh hưởng dophải mất nhiều thời gian chắp nối, họp hành, lấy ý kiến,nghiên cứu, khảo sát,sửa đổi nhất là các vùng giáp ranh…

Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm và có nhiều biện pháp xử lý hợp lý,được bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương giúp đỡ ủng hộ nên nhiều dự ándo PMU5 quản lý thực hiện vẫn luôn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng,đồng thời phát huy hiệu quả sau khi đưa công trình vào khai thác.

PMU5 quản lý dự án theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án và theomô hình quản lý ma trận Với phương pháp thực hiện quản lý dự án khoa họcvà chuyên nghiệp, hơn 18 dự án (tính cả những dự án đã hoàn thành, dự ánchuyển tiếp và công trình khởi công mới) mà Ban thực hiện trong hơn 10 nămqua là một con số khá ấn tượng.

Một số dự án điển hình mà Ban đã thực hiện như:

*Quản lý dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 5:

Đây là dự án đầu tiên mà PMU5 thực hiện và cũng từ dự án này, BộGTVT đã quyết định thành lập Ban quản lý dự án 5 Quốc lộ 5 là trục giaothông nối liền các tỉnh – thành phố: Hà Nội – Hưng Yên- Hải Dương- Thànhphố cảng Hải Phòng

Công trình cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 5 đã được Hội đồng nghiệm thuNhà nước nghiệm thu và đưa vào sử dụng với đánh giá là: công trình được thicông đúng với thiết kế được duyệt, chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn kỹthuật của dự án.

Toàn bộ dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 5 chính tuyến đã thông suốt từHà Nội - Hải Phòng, thực hiện được mục tiêu của dự án là nâng cao năng lựcvận tải và phát triển kinh tế vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà Do thựchiện tốt công tác đấu thầu của các gói thầu quốc lộ 5 chính tuyến, nên đã tiếtkiệm được gần 50 triệu USD.

Trang 10

Phần thưởng lớn nhất đối với Ban trong công tác quản lý Dự án Quốc lộ5 là được Nhà nước phong tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1998.Ban quản lý Dự án Quốc lộ 5 được Bộ GTVT tin tưởng giao cho dự án khácngoài Quốc lộ 5 nên tháng 4/1997 Ban được đổi tên là Ban quản lý Dự án 5.

*Công trình dự án cải tạo nút Nam Chương Dương:

Đây là dự án đặc biệt có vị trí xây dựng ngay tại cửa ngõ phía đông củathủ đô Chỉ trong thời gian ngắn, Ban đã hoàn thành công tác quản lý dự án từkhâu tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu chuẩn xác có đủ năng lực, đến tổchức thi công, nhất là công tác giải phóng mặt bằng di dân, di dời hệ thốngđiện 110KV, phá vỡ đê, xây dựng hoàn thành trước mùa lũ, thời gian thi côngcông trình theo kế hoạch là 165 ngày, rút ngắn còn 105 ngày đã thông xe, giảiquyết được ách tắc giao thông đầu cầu Chương Dương - Hà Nội, tạo đượcniềm tin và uy tín của ngành với Thủ đô Hà Nội Kết quả được Nhà nướccông nhận là công trình chất lượng cao Tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng.

*Dự án đường nối từ quốc lộ 32 qua trung tâm thể dục thể thao Quốcgia (Đường Seagames):

Đây là công trình thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng tốt nhất, mỹquan được lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đánh giá cao, công tác quản lýchỉ đạo của Ban quản lý dự án 5 được Bộ GTVT khen ngợi Mặc dù côngtrình ban đầu gặp nhiều khó khăn là khâu giải phóng mặt bằng, nhưng côngtrình đã được thi công hoàn thành đúng tiến độ của dự án Ngày 17/6/2003công trình đã được bàn giao đưa vào khai thác, phục vụ Seagames 22 tổ chứctại Việt Nam Dự án có tổng mức vốn đầu tư 150 tỷ đồng.

* Tiếp theo các dự án trên, Bộ GTVT giao cho Ban quản lý 5 quản lý

nhiều dự án khác:

- Dự án nâng cấp tỉnh lộ 18 tỉnh khu vực phía Bắc vốn ADB đã đượckhởi công tháng 6/2003 Với tổng mức vốn đầu tư 100 triệu USD,các tỉnhđang triển khai thi công.

Trang 11

- Dự án nâng cấp,cải tạo quốc lộ 3 đoạn Bờ đậu- Thuỷ Khẩu dài 257kmvới đầu tư 544 tỷ đồng có 13 gói thầu đang thi công Hai đoạn tránh thị xãCao Bằng và thị xã Bắc Kạn được lập dự án tách riêng với tổng mức đầu tưgần 400 tỷ đồng.

- Đang khẩn trương chỉ đạo thi công để hoàn thành tiến độ của Bộ giao.- Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 6 đoạn Tòng Đậu đi Mộc Châu (từ km134 – km199) Tổng mức đầu tư là 286 tỷ đồng có 5 gói thầu đang triển khaithi công, hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của Bộ giao.

- Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Tây – Thanh Hoá đang tập trungchỉ đạo nhà thầu và tư vấn thực hiện theo tiến độ của Bộ đề ra.

- Dự án giao thông nông thôn 3 vốn vay Ngân hàng Thế giới WB3 Dựkiến 150 triệu USD đã triển khai các thủ tục để tiếp nhận.

- Dự án Hành lang Côn Minh - Hải Phòng đang triển khai hỗ trợ kỹ thuậtvốn Ngân hàng Châu Á (ADB) tài trợ 1 triệu USD.

- Và nhiều dự án khác như: đoạn tuyến Cầu Chui - Cầu Đuống, quốc lộ279, đường 4C- 4D nối Lào Cai – Hà Giang, đường 32 nút giao Nam ThăngLong đi Nhổn phục vụ cho Seagames 22…

Quy mô công trình và giá trị vốn quản lý đầu tư xây dựng của Ban nămsau tăng hơn năm trước.Các năm gần đây:

+ Năm 2000 : Quản lý dưới 300 tỷ+ Năm 2001 :Quản lý 300 tỷ+ Năm 2002 : Quản lý hơn 350 tỷ+ Năm 2003 : Quản lý hơn 800 tỷ

Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh và trưởng thành của Ban quản lý dự án 5.

5 Tiến trình thực hiện dự án tại Ban 5:

5.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

1.1 Bộ giao thông vận tải ra quyết định cho phép Ban 5 là đại diện chủđầu tư, tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi (b/c NCKT).

Trang 12

1.2 Ban ký hợp đồng với tư vấn lập b/c NCKT, và tư vấn thẩm định:Phòng kế hoạch soạn thảo hợp đồng và ký hợp đồng.

1.3 Tư vấn (lập b/c NCKT ) trình đề cương khảo sát (khối lượng, chi phívà phương pháp thực hiện) giai đoạn lập b/c NCKT.

1.4 Ban trình đề cương tới Vụ Kế hoạch đầu tư thuộc Bộ GTVT: phòngdự án xét khối lượng và phương pháp thực hiện, phòng kế hoạch xét dự toánkinh phí theo khối lượng trình.

1.5 Căn cứ vào khối lượng đề cương được Bộ GTVT duyệt, tư vấn tiếnhành khảo sát lập b/c NCKT.

1.6 Tư vấn trình b/c NCKT (gồm: hồ sơ khảo sát và hồ sơ thiết kế).1.7 Ban 5 chuyển báo cáo nghiên cứu khả thi tới Tư vấn thẩm định,đồng thời chuyển đến các Cục và Vụ trong Bộ GTVT để xem xét, cho ý kiến.

1.8 Ban 5 trình b/c NCKT đến Vụ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ GTVT:phòng dự án xem xét về sự phù hợp của báo cáo (bao gồm cả khối lượng) vàphòng kế hoạch xét tổng mức đầu tư (sự phù hợp về đơn giá).

1.9 Vụ Kế hoạch đầu tư chủ trì họp thẩm định b/c NCKT

1.10 Bộ GTVT ra quyết định phê duyệt dự án (quy mô và tổng mức đầutư).

5.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư:

♦ Giai đoạn duyệt thiết kế kỹ thuật:

2.1.Ban (phòng Kế hoạch) ký hợp đồng với tư vấn thiết kế kỹ thuật và tưvấn thẩm định thiết kế kỹ thuật.

2.2 Tư vấn trình đề cương khảo sát (khối lượng và chi phí) giai đoạnthiết kế kỹ thuật.

2.3 Ban 5 (phòng dự án xét khối lượng và phòng kế hoạch xét kinh phí)trình đề cương tới Cục giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông.2.4 Căn cứ vào khối lượng đề cương thiết kế kỹ thuật được duyệt, tư vấntiến hành khảo sát lập thiết kế kỹ thuật.

Trang 13

2.5 Tư vấn trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật (gồm: hồ sơ khảo sát và hồ sơthiết kế).

2.6 Ban chuyển hồ sơ thiết kế tới Tư vấn thẩm định dể xem xét cho ýkiến.

2.7 Ban (phòng dự án xem xét về sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật, baogồm cả khối lượng và phòng kế hoạch xét tổng mức đầu tư) trình b/c NCKTtới Cục Giám định và Bộ GTVT.

2.8 Bộ GTVT ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (quy mô và dựtoán)

♦ Giai đoạn tổ chức đấu thầu:

3.1 Trình kế hoạch đấu thầu tới Cục giám định (chia gói thầu, ước tínhgiá trị xây lắp, hình thức đầu tư, )

3.2 Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

3.3 Ban yêu cầu tư vấn thiết kế lập hồ sơ mời thầu trên cơ sở hồ sơ thiếtkế kỹ thuật đã được duyệt.

3.4 Tư vấn thiết kế chuyển hồ sơ mời thầu tới Ban.3.5 Bộ GTVT phê duyệt hồ sơ mời thầu.

3.6 Ban thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng (1báo TW, 1 báo địa phương và 1 báo ngành).

3.7 Ứng thầu tới đăng ký mua hồ sơ mời thầu.3.8 Ban bán hồ sơ mời thầu cho các ứng thầu 3.9 Ban tổ chức cho các ứng thầu đi thăm tuyến.3.10 Tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Trang 14

3.16 Công bố thắng thầu.

3.17 Ban tổ chức thương thảo hợp đồng với nhà trúng thầu.3.18 Ký kết hợp đồng.

3.19 Công bố thực hiện.

♦ Giai đoạn thi công công trình:

4.1 Ban tổ chức bàn giao mặt bằng, hệ thống cọc mốc tại hiện trườngcho nhà thầu.

4.2 Nhà thầu trúng thầu lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công trên cơ sởhồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt.

4.3 Ban xem xét, thẩm tra và phê duyệt Bản vẽ thi công.

4.4 Nhà thầu có thể xin tạm ứng 20% giá trị hợp đồng trước (theo quyđịnh của Nhà nước).

4.5 Nhà thầu huy động máy móc, vật tư, vật liệu tới công trường.4.6 Ban và tư vấn giám sát kiểm tra đối chiếu với hồ sơ dự thầu.4.7 Nhà thầu tiến hành thi công các hạng mục công trình:

- Trước khi thi công nhà thầu phải tiến hành đệ trình các biện pháp thicông chi tiết, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinhmôi trường , an toàn cháy nổ, tới tư vấn giám sát để được chấp nhận các biệnpháp trên.

- Nhà thầu thi công với sự giám sát của tư vấn giám sát.

4.8 Ban và tư vấn giám sát nghiệm thu các hạng mục công trình trướckhi tiến hành thi công các hạng mục công trình tiếp theo.

4.9 Nhà thầu lập biểu thanh toán các phần khối lượng công việc đã thựchiện có chứng nhận của tư vấn giám sát.

4.10 Ban kiểm tra đối chiếu các khối lượng công việc đã thực hiện, nếuđúng sẽ lập biểu thanh toán và chuyển ra kho bạc Nhà nước để thanh toán.

4.11 Sau khi thi công hoàn thiện công trình, Ban và tư vấn sẽ tiến hànhnghiệm thu công trình.

4.12 Ban thuê tư vấn kiểm định để tiến hành đánh giá kiểm định côngtrình.

Trang 15

4.13 Nhà thầu thực hiện công tác bảo hành công trình.

4.14 Nhà thầu lập bản vẽ hoàn công Ban chấp thuận bản vẽ hoàn công.4.15 Hết thời hạn bảo hành mà không có sự cố sai sót, ban kết hợp vớinhà thầu, đơn vị khai thác công trình tiến hành bàn giao công trình để đưa vàokhai thác sử dụng.

4.16 Ban tiến hành công tác kiểm toán và quyết toán công trình.

Tiến trình thực hiện dự án tại Ban 5 có thể tóm tắt thành sơ đồ như sau:

- Ký hợp đồng với tư vấn

lậpBCNCKT- Trình đề cương

tới Vụ KHĐT- Tư vấn lập

- Vụ KHĐT thẩm định BCNCKT- Bộ GTVT phê

duyệt dự án.

Giai đoạn chuẩn bịđầu tư

Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn duyệt

Thiết kế kỹ thuật Giai đoạn tổ chức đấu thầu Giai đoạn thi công

- Ký hợp đồng với tư vấn lập TKKT

- Trình đề cương tới Cục GĐ&QLCL CTGT - Tư vấn lập

- Trình lên Cục GĐ và Bộ GTVT - Bộ GTVT

phê duyệt TKKT

- Bộ GTVT phê duyệt KHĐT và HSMT

- Thông báo mời thầu

- Bán HSMT - Tổ chức đi thăm

tuyến - Mở thầu - Chấm thầu - Trình kết quả

xét thầu tới Cục GĐ, Bộ GTVT - Bộ GTVT công

nhận nhà thầu thắng thầu - Công bố thắng

- Thương thảo hợp đồng

- Ký kết hợp đồng - Công bố thực

hiện

- Bàn giao mặt bằng - Thẩm tra,

phê duỵêt Bản vẽ thi công - Tạm ứng

20% cho nhà thầu- Thuê tư vấn

giám sát thi công

- Nhà thầu thi công công trình - Nghiệm

thu, thanh toán sau khi công trình hoàn thành

Trang 16

II Công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nướctại PMU5:

1 Nhân sự cho công tác đấu thầu:

Công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dựán 5 do phòng dự án 2 thực hiện Do đó, nhân sự phục vụ cho công tác đấuthầu hầu hết là các cán bộ trong phòng dự án 2 Trước khi bắt đầu tổ chức đấuthầu một dự án nào đó, Tổng Giám đốc PMU5 sẽ ra quyết định thành lập tổchuyên gia giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc đánh giá hồ sơ và xétchọn thầu Thành viên trong tổ chuyên gia là các cán bộ trong phòng dự án 2,ngoài ra còn có các Phó Tổng Giám đốc tham gia đánh giá, xét chọn thầu.

Các thành viên còn lại trong phòng không tham gia vào tổ chuyên gia thìgiúp việc cho tổ chuyên gia trong việc tập hợp, đóng gói hồ sơ báo cáo kếtquả đánh giá hồ sơ dự thầu trình Tổng Giám đốc ký và trình Bộ Giao thôngvận tải duyệt

Hiện nay, đội ngũ cán bộ tại phòng dự án 2 có ưu điểm là trẻ, năngđộng, am hiểu về đấu thầu trong ngành giao thông vận tải Các cán bộ trongphòng đều tốt nghiệp các trường đại học như: Xây dựng, Giao thông vận tải,Kinh tế quốc dân…và một số cán bộ là nghiên cứu sinh ở nước ngoài về Mộtsố cán bộ tuy trẻ tuổi nhưng rất có kinh nghiệm, làm việc rất hiệu quả Tuynhiên, một số cán bộ do mới tiếp xúc với công việc nên vẫn còn hơi bỡ ngỡvà thiếu kinh nghiệm cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhiều

2 Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà Ban đã và đang quản lý:

PMU5 đựơc coi là một trong những Ban quản lý dự án làm việc có tínhchuyên nghiệp và bài bản của Bộ GTVT Có thể nói như vậy vì những dự ánmà PMU5 quản lý thường xuyên gặp phải không ít khó khăn trong quá trìnhtriển khai thực hiện, các công trình đều đi qua nhiều địa phương khác nhau.Tuy vậy, nhưng nhiều dự án do PMU5 quản lý thực hiện vẫn đảm bảo đúngtiến độ và chất lượng.

Trang 17

a) Quy mô của các gói thầu lớn:

Các dự án mà Ban tiến hành quản lý đều có mức tổng vốn đầu tư lớn dovậy các gói thầu được phân chia từ các dự án này cũng có quy mô rất lớn, giátrị của các gói thầu thường khoảng vài chục tỷ đồng, thậm chí có gói thầu đếnhàng trăm tỷ đồng.Ví dụ như dự án nâng cấp quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu - ThuỷKhẩu, nguồn vốn từ ngân sách Chính phủ, dự án này có tổng mức vốn đầu tưgiai đoạn 1 là 545 tỷ đồng và được chia thành 16 gói thầu; tổng mức đầu tưgiai đoạn 2 là 1.291 tỷ đồng.

b) Yêu cầu cao về kỹ thuật:

Quy mô của các gói thầu rất lớn, do vậy các gói thầu đều có những yêucầu khắt khe về kỹ thuật Với một số vốn đầu tư lớn như vậy thì chất lượngcủa công trình cũng phải được đảm bảo một cách tốt nhất Do vậy, nhà thầumuốn nhận được các gói thầu phải đưa ra được các biện pháp tốt nhất để đápứng những yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật xây dựng công trình Hơn nữa, đólà những gói thầu công trình giao thông, nên nếu không có những yêu cầu caovề kỹ thuật thì sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, gây nhiều nguy hiểmcho người dân khi công trình đi vào sử dụng Phần lớn các gói thầu là các dựán cải tạo nâng cấp quốc lộ, nếu không có những yêu cầu khắt khe về mặt kỹthuật thì công trình sẽ xuống cấp nghiêm trọng rất dễ gây tai nạn mà phươngtiện đi lại chủ yếu là các xe tải, ôtô do vậy khi có tai nạn xảy ra thì thiệt hại làrất lớn.

c) Mang ý nghĩa kinh tế xã hội:

PMU5 là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu xây dựng công trìnhgiao thông, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước vàvốn nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Vì vậy các dự án hay cácgói thầu mà Ban quản lý, tổ chức đấu thầu đều là các công trình mang ý nghĩakinh tế xã hội cao Điển hình là công trình Dự án cải tạo nút nam ChươngDương Đây là dự án đặc biệt có vị trí xây dựng ngay tại cửa ngõ phía Đôngcủa Thủ đô Công trình này đã giải quyết được ách tắc giao thông đầu cầu

Trang 18

Chương Dương – Hà Nội Điều đó đã góp phần rất nhiều trong việc lưu thôngthông suốt trong thành phố.

Những công trình xây dựng các tuyến đường mới phục vụ cho đi lại củangười dân được thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí như: Công trìnhQuốc lộ 32 qua trung tâm Thể dục thể thao Quốc gia hay còn gọi là đườngSeagames, công trình hoàn thành đúng tiến độ được đưa vào khai thác, phụcvụ Seagames 22 tổ chức tại Viêt Nam Điều đó vô cùng có ý nghĩa đối vớiPMU5 vì đã góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về Hà Nội - Việt Nam trongmắt bạn bè Quốc tế.

Những công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ, giúp cho việc lưu thông giữacác tỉnh thành được thuận lợi hơn nhờ đó kinh tế cũng phát triển hơn, nét vănhoá của các nơi được truyền bá rộng rãi hơn, nối liền giữa các tỉnh, vùng miềnxa xôi như: Các gói thầu thuộc dự án cải tạo quốc lộ 3 từ Bờ Đậu đến cửakhẩu Tà Lùng hoàn thành đã tạo động lực thúc đẩy kinh tê một khu vực cònyếu kém, nghèo đói và chậm phát triển.

Các gói thầu mà Ban đã tổ chức đấu thầu và quản lý đều nhằm một mụcđích to lớn và ý nghĩa là cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, giảm bớtnhững khó khăn trong việc đi lại trong nội thành cũng như giữa các tỉnh,thành phố, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước, đưa nước ta dần trở thành nước công nghiệp Ví dụ như dựán nâng cấp cải tạo quốc lộ 3 từ km134-km199 hoàn thành đã góp phần chocông tác vận tải phục xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La và phục vụ pháttriển kinh tế an ninh, quốc phòng cho cả miền Tây Bắc, góp phần cải thiện đờisống cho nhân dân các dân tộc vùng cao.

d) Sự khác nhau về đấu thầu các gói thầu sử dụng vốn trong nước và góithầu sử dụng vốn nước ngoài :

Tại PMU5, nguồn vốn của các dự án bao gồm cả vốn trong nước và vốnnước ngoài Ban xây dựng 2 phòng dự án 1 và 2, phòng dự án 1 quản lý cácdự án sử dụng vốn vay nước ngoài và phòng dự án 2 quản lý các dự án sử

Trang 19

dụng vốn trong nước Tuy nhiên đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoàithường có mục đích là đầu tư cho việc phát triển các tuyến đường giao thôngnông thôn (18 tỉnh thành) nhằm giúp xoá đói giảo nghèo, nâng cao đời sốngcho người dân ở nông thôn… nên các gói thầu thường có quy mô nhỏ, giá trịgói thầu chỉ vào khoảng từ 7 đến 10 tỷ đồng/gói Trong khi các dự án sử dụngvốn trong nước (phần lớn là vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chínhphủ) có quy mô thường từ 10 đến 30 tỷ đồng /gói.

Việc đấu thầu các dự án sử dụng vốn nước ngoài mà chủ yếu là vốn vaytừ Ngân hàng Thế giới, vốn hỗ trợ phát triển, vốn vay ADB… thì ngoài việcphải tuân theo các quy định về đấu thầu tại Việt Nam còn phải đáp ứng cácđiều kiện, quy định của tổ chức cho vay vốn Ví dụ như khi tham gia dự thầucác dự án ADB tài trợ thì các doanh nghiệp và công ty sau bị xem là không cótư cách hợp lệ khi tham gia đấu thầu (theo công văn số 1552/BKH/KTĐNngày 19/3/2004):

- Có các cổ đông chi phối thuộc bên đối tác của dự án (nhà nước Việt Nam);- Được một hoặc nhiều bên đối tác của dự án bao cấp trực tiếp hoặc giántiếp;

- Có quan hệ với bên đối tác thông qua bên thứ 3, có thể có thông tin ảnhhưởng tới việc dự thầu;

- Nộp từ 2 hồ sơ dự thầu trở lên (các nhà thầu phụ có thể tham gia nhiềugói thầu);

- Đã từng làm tư vấn trong quá trình chuẩn bị thiết kế hoặc hồ sơ kỹthuật;

- Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc khối quốc phòng.

Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tham dự đấu thầu nếu độc lập về tài chính vàpháp lý, hoạt động theo luật thương mại và không phụ thuộc bên mua.

3 Hình thức đấu thầu:

Với các dự án sử dụng vốn trong nước, hình thức lựa chọn nhà thầu màBan 5 thường sử dụng là đấu thầu rộng rãi trong nước đối với đấu thầu xây

Trang 20

lắp Một vài trường hợp theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, Ban cũng sửdụng hình thức đấu thầu hạn chế nhưng là rất ít Bởi sử dụng hình thức đấuthầu hạn chế tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp, khó lựa chọn được nhà thầu đủ kinhnghiệm và năng lực để thực hiện thi công theo yêu cầu và nhất là việc kiểmsoát giá cả gói thầu.

Tuy nhiên, với mục đích là tiết kiệm, hạ giá thành công công trình mộtcác hợp lý để giảm chi phí đầu tư; đồng thời có thể tìm ra đối tác thích hợp cónăng lực, uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độvới chất lượng cao nên Ban chủ yếu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trongnước nhằm nâng cao hiệu quả của gói thầu và công tác đấu thầu, đồng thờicũng nâng cao tính cạnh tranh để chọn được nhà thầu có năng lực nhất.

Trong những năm gần đây, do thực tế Việt Nam hiện nay năng lực cácnhà thầu tư vấn thiết kế còn hạn chế nên đối với đấu thầu lựa chọn tư vấn thìBan 5 dùng hình thức chỉ định thầu Hơn nữa, do đặc thù của công việc, nênkhông nhiều nhà thầu tư vấn đáp ứng được các điều kiện Bởi lẽ tư vấn thiếtkế đồng thời cũng là đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu Nếu thiết kếkỹ thuật và hồ sơ mời thầu không đảm bảo chất lượng, có nhiều sai sót thì sẽảnh hưởng rất nhiều đến công tác tổ chức đấu thầu của Ban và ảnh hưởng đếnchất lượng công trình về sau.

Theo quy định của pháp luật, có 3 phương thức thực hiện đấu thầu là đấuthầu 1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ, và đấu thầu 2 giai đoạn Tuy nhiên, đấuthầu 2 túi hồ sơ chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn trong khi tạiPMU 5 tuyển chọn tư vấn lại dùng hình thúc chỉ định thầu; còn đấu thầu 2giai đoạn thì chỉ cáp dụng đối với các gói thầu xây lắp có giá trị từ 500 tỷđồng trở lên, nhưng những gói thầu như thế không có tại Ban vì vậy phươngthức đấu thầu 1 túi hồ sơ là phù hợp nhất và được Ban áp dụng cho tất cả cáccuộc đấu thầu mà Ban đã tổ chức.

Phương thức thực hiện hợp đồng mà Ban 5 thường sử dụng là: hợpđồng trọn gói đối với những gói thầu mà thời gian thực hiện ≤ 12 tháng, hợp

Trang 21

đồng có điều chỉnh giá đối với những gói thầu mà thời gian thực hiện > 12tháng.

4 Quy trình đấu thầu tại Ban 5:

Sau khi được Bộ GTVT phê duyêt thiết kế kỹ thuật của dự án, BanQLDA5 với tư cách là chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác đấu thầu dự án Quytrình đấu thầu tại Ban 5 được thực hiện theo Quy chế đấu thầu mà ban hànhkèm theo Nghị định số 88/1999/ NĐ- CP ngày 5-5-200 và Nghị định số66/2003/NĐ – CP ngày 12-6-2003 của Chính phủ ,Thông tư 04/TT-BKHngày 26-5-2000, Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 2-2-2004 của Bộ KếHoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu Cũng như các quyđịnh của nguồn vốn và sự vận dụng linh hoạt phù hợp với các điều kiện đặcthù đã hình thành nên trình tự đấu thầu ở Ban QLDA5.

4.1 Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu

Giai đoạn này bao gồm rất nhiều khâu và do bên mời thầu lập Dựa trêncác công việc cụ thể trong dự án đã được phê duyệt, Ban sẽ căn cứ vào tìnhhình thực tế của mình, vào tính chất các công việc và mối quan hệ giữa chúngđể xác định thứ tự các công việc cụ thể của dự án Vì thế ngay từ đầu kếhoạch thực hiện các công việc cụ thể của dự án phải được xây dựng một cáckhoa học, logic Nội dụng của giai đoạn này bao gồm:

B1.1 Lập kế hoạch đấu thầu:

Kế hoạch đấu thầu được lập và trình duyệt để làm cơ sở cho việc thựchiện đấu thầu Kế hoạch này do Ban 5 lập và phải trình lên Bộ GTVT và CụcGiám định và quản lý chất lượng công trình giao thông phê duyệt mới trởthành một trong những điều kiện mời thầu Việc lập và phê duyệt kế hoạchđấu thầu của dự án đuợc tiến hành sau khi có quyết định đầu tư được phêduyệt Căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu của dự án là các tài liệu được phêduyệt hoặc có hiệu lực như :

- Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ sung trong quátrình thẩm định dự án;

Trang 22

- Quyết định đầu tư;

- Dự toán, tổng dự toán được duyệt;

- Khả năng cung cấp vốn, tình hình thực tế của dự án;- Các văn bản pháp lý có liên quan khác.

Nội dụng của kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm :

Nội dung

1 Phân chia dự án thành các gói thầu

2 Giá gói thầu và nguồn tài chính

3 Hình thức lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu rộng rãi Chào hàng cạnh tranh

Mua sắm đặc biệt

Mua sắm trực tiếpChỉ định thầu

4 Phương thức đấu thầu áp dụng cho từng gói thầu

Đấu thầu 1 túi hồ sơ Đấu thầu hai túi hồ sơ

Đấu thầu hai giai đoạn

5 Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu

6 Loại hợp đồng cho từng gói thầu

Hợp đồng chìa khoá

Hợp đồng có điều chỉnhHợp đồng trọn gói

7 Thời gian thực hiện hợp đồng.

Trang 23

Có thể nói trong các nội dung trên thì nội dung phân chia dự án thànhcác gói thầu là nội dung quan trọng hơn cả Bởi lẽ gói thầu chính là căn cứ tổchức đấu thầu và xét thầu Việc phân chia này phải đảm bảo tính hợp lý, tínhđồng bộ của dự án và làm giảm được chi phí đấu thầu của dự án.Việc phânchia dự án thành gói thầu căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trìnhtự thực hiện dự án.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu tại PMU5 tuân theo các quyđịnh tại Quy chế đấu thầu và các quy định riêng của Bộ GTVT đối với các dựán sử dụng vốn trong nước Phòng dự án cùng với tư vấn thiết kế thực hiệncông việc này Trước tiên, dựa vào tổng mức đầu tư được phê duyệt, phòngdự án sẽ xem xét xem dự án này thuộc nhóm A, B hay C Theo như quy địnhcủa Bộ GTVT về công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng bằngnguồn vốn trong nước của quyết định số 06/2005/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2005việc phân chia gói thầu xây lắp cần đảm bảo giá trị mỗi gói thầu trong khoảngnhư sau:

- Dự án nhóm C: đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng, phầnxây lắp phân thành 1 đến 2 gói thầu; dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷđồng, phần xây lắp phân thành 1 gói thầu.

- Dự án nhóm B: Các gói thầu xây lắp có giá trị khoảng từ 30 -50 tỷ tuỳthuộc quy mô và giá trị tổng mức đầu tư Đối với nhóm này, dự án có giá trịphần xây lắp nhỏ hơn 30 tỷ đồng quy định toàn bộ phần xây lắp là 1 gói thầu.

- Dự án nhóm A: Các gói thầu xây lắp có giá trị ít nhất khoảng 70 tỷ đồng.Khuyến khích phân chia các gói thầu xây lắp có giá trị lớn hơn 100 tỷ đồng.

Sau đó, phòng dự án sẽ xác định khối lượng xây lắp của dự án tiếnhành đấu thầu là bao nhiêu, dự án có thể chia thành mấy gói thầu, mỗi góithầu có giá trị khoảng bao nhiêu, mỗi gói thầu cần đảm bảo những yêu cầu thếnào về kỹ thuật…Gói thầu được phân chia phải đảm bảo tối thiểu các yếu tố:

- Gói thầu được phân chia sao cho công tác cung cấp, xây lắp được góigọn trong các hạng mục hoàn chỉnh.

Trang 24

- Các gói thầu phù hợp với tình hình tài chính, khả năng cung cấp củacác nhà thầu và thời gian thực hiện gói thầu

Rồi yêu cầu tư vấn thiết kế phân chia gói thầu theo quy định của BộGTVT, Quy chế đấu thầu và khối lượng xây lắp của dự án Tư vấn thiết kế sẽdựa trên các mức và các yêu cầu mà Ban đưa ra để tiến hành phân chia Sau khisơ bộ phân chia lần thứ nhất, tư vấn sẽ trình lên Ban một kế hoạch phân chia đểBan xem xét, phê duyệt để chính thức thiết kế các gói thầu như yêu cầu.

Việc phân chia các gói thầu tại Ban một mặt căn cứ theo các yêu cầu vềkỹ thuật, mặt khác còn phải đảm bảo phù hợp với thực trạng năng lực tàichính của các nhà thầu trong nước Vì đặc thù của ngành giao thông vận tảinên hầu hết các dự án tại PMU5 thường được phân chia thành hai gói thầu làgói thầu xây lắp và gói thầu bảo hiểm Từ hai gói thầu đó Ban tiến hành phânchia mỗi loại gói thầu thành các gói thầu nhỏ hơn để tiến hành đấu thầu.

Giá trị gói thầu là giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đượcxác định trên cơ sở khối lượng công việc phải thực hiện hoàn chỉnh nhân vớiđơn giá và định mức được Nhà nước ban hành Giá trị gói thầu được dùng đểlàm căn cứ so sánh các giá dự thầu của các nhà thầu để trình trong hồ sơ mờithầu sau khi được hiệu chỉnh các sai lệch Nếu giá dự thầu của nhà thầu lớnhơn giá trị gói thầu được duyệt thì nhà thầu đó sẽ bị loại về mặt tài chínhthương mại.

Giá của các gói thầu này được dự tính lần đầu tiên bởi các công ty tư vấnthiết kế khi họ tiến hành lập thiết kế kỹ thuật Khi bản thiết kế kỹ thuật đượcchuyển cho Ban quản lý dự án, thì các chuyên viên trong Ban sẽ tiến hànhkiểm tra, đối chiếu các khối lượng thiết kế với các khối lượng dự toán để tiếnhành soạn thảo tiên lượng mời thầu và dự toán giá gói thầu để trình duyệt.Nếu các chuyên viên phát hiện ra có sai sót, thiếu hay nhầm khối lượng thìyêu cầu chuyên viên tư vấn giải trình, nhằm xây dựng được giá gói thầu sátvới thực tế nhất.

Sau khi ước tính giá trị gói thầu thì công việc tiếp theo là xác định loạihợp đồng cho gói thầu Trong thời gian qua, Ban 5 sử dụng hai phương thứcthực hiện hợp đồng đó là :

Trang 25

● Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng thực hiện theo giá khoán gọn Phương

thức này áp dụng cho các gói thầu mà đối tượng thi công là các hạng mụccông trình có tính chất kỹ thuật không phức tạp lắm, thời gian thi côngnhanh, dưới 12 tháng.

● Hợp đồng có hiệu chỉnh giá: Là hợp đồng mà giá cả có sự điều chỉnh

giá trong quá trình thực hiện hợp đồng Phương thức này được áp dụng đốivới các gói thầu có thời gian thực hiện trên 12 tháng nên thường có sự biếnđồng về giá đối với ba yếu tố chủ yếu là nguyên vật liệu, thiết bị và lao động.Ngoài ra có thể cũng vì do tính chất phức tạp của nó mà ngay cả tư vấn cũngkhông khẳng định được là đã dự toán chính xác được mọi công việc

Việc điều chỉnh giá được tiến hành với các điều kiện sau:

+ Trong hồ sơ mời thầu được phê duyệt có quy định điều kiện, giới hạnvà công thức điều chỉnh giá;

+ Được các bên liên quan xác nhận là :

- Do thay đổi thiết kế không do nhà thầu gây ra

- Khi có sự thay đổi về giá do chính sách Nhà nước (tính từ tháng 13)+ Tổng giá sau điều chỉnh < Tổng dự toán và Tổng dự toán < Tổng mứcđầu tư.

Giá trị hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Khi có những khối lượng, số lượng phát sinh do thay đổi thiết kế(không phải do nhà thầu gây ra):

- Nếu những phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng gốc thì giá trị phầnkhối lượng, số lượng phát sinh được tính theo giá của hợp đồng gốc (Khoản6- điều 1- nghị định 66/CP);

- Nếu những phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng gốc thì giá trịphần khối lượng, số lượng phát sinh được tính theo đơn giá do Nhà nước quyđịnh tại thời điểm phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng(Khoản 6- điều 1- NĐ 66/CP);

- Nếu khối lượng công việc đã có trong hợp đồng nhưng khi thực hiệnthay đổi (tăng hoặc giảm) lớn hơn 20% so với khối lượng công việc đã ghi

Trang 26

trong hợp đồng thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới nhưngkhông vượt quá đơn giá do Nhà nước quy định tại thời điểm thực hiện.(thựchiện theo quy định của nghị định 16/CP và thông tư số 02/2005/TT- BXD);

b) Khi có sự biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi đốivới các yếu tố nhân công, đơn giá ca máy, vật liệu xây dựng do Nhà nướcquản lý (danh mục theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/ BTC- BXDngày 26-4-2004 của liên Bộ Tài Chính và Bộ xây dựng) Trượt giá về vật liệu,nhân công, máy thi công chỉ được tính từ tháng 13 kể từ thời điểm bắt đầuthực hiện hợp đồng và được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Chỉ điều chỉnh giá những đơn giá được phép điều chỉnh và khối lượngthực hiện trong thời gian Nhà nước cho phép điều chỉnh Giá trị điều chỉnh bổsung phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện điều chỉnh giá trị hợp đồng trong trường hợp này (do Nhànước thay đổi chính sách) theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật Trườnghợp pháp luật không quy định cụ thể thì việc điều chỉnh giá thực hiện dựa trêncơ sở hướng dẫn điều chỉnh dự toán, bù chênh lệch vật liệu do Nhà nước quyđịnh như sau:

- ki (%): Tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu của hạng mục i.

ki được xác định bằng tỷ lệ % giữa đơn giá trúng thầu và đơn giá dựtoán được duyệt trước khi đấu thầu của hạng mục i

Trang 27

Ki = ĐGi trúng thầu/ ĐGi cũ (%)Ki ≤ 1; trường hợp Ki > 1 thì Ki được lấy = 1

c) Khi người quyết định đầu tư hoặc Chủ đầu tư điều chỉnh dự án dothấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn chodự án.

d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trựctiếp đến dự án.

Giới hạn phạm vi điều chỉnh giá :

Chỉ điều chỉnh giá cho các hạng mục chính mời thầu, không điều chỉnhcho các công tác xây lắp phụ, công trình phụ, không điều chỉnh cho những vậttư, vật liệu mà theo biện pháp thi công của nhà thầu đề xuất do nhà thầu tựkhai thác.

Để thấy rõ hơn về công tác lập kế hoạch đấu thầu tại Ban 5, ta có thểxem xét một bản kế hoạch đấu thầu sau đây:

Kế hoạch đấu thầu xây lắp các gói thầu thuộc dự án cải tạo, nâng cấpquốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang, dự án thành phần 1:đoạn Tuần Giáo - Điên Biên

♦ Khái quát dự án:

Ngày 20-10-2004 Bộ GTVT đã có quyết định số 312/QĐ-BGTVT về việcđầu tư Dự án cải tạo nâng cấp QL 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên- TâyTrang ( giai đoạn 1: Tuần Giáo - Điện Biên), nội dung sau:

1 Tên dự án: Dự án cải tạo nâng cấp QL 279 đoạn Tuần Giáo - ĐiệnBiên- Tây Trang, dự án hoàn thành phần 1: đoạn Tuần Giáo - Điện Biên.

2 Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 5 (PMU5)

3 Phạm vi dự án: Dự án thuộc địa phận tỉnh Điện Biên, có tổng chiềudài khoảng 76km Điểm đầu dự án: Km0 (QL279) - Km405+300 - QL6 tạiTuần Giáo Điểm cuối dự án: Km75+800 - QL279

4 Hướng tuyến: về cơ bản trên cơ sở hướng tuyến QL279 hiện tại đểnâng cấp, cải tạo và tránh cục bộ thị trấn Tuần Giáo.

Trang 28

5 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:- Phần đường :

+ Dự án cải tạo, nâng cấp QL279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - TâyTrang, dự án thành phần 1: đoạn Tuần Giáo - Điện Biên được xây dựng theotiêu chuẩn cấp IV miền núi (TCVN 4054-85) Đối với những đoạn tuyến điqua đô thị: mặt cắt ngang đầu tư theo qui hoạch đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt.

+ Nút giao, đường giao: các vị trí giao giữa QL279 với các quốc lộ, tỉnhlộ khác được thiết kế giao bằng Giao với các đường dân sinh thực hiện vuốtnối để đảm bảo êm thuận và an toàn trong khai thác, mặt đường dân sinhđược vuốt nối bằng đá dăm láng nhựa tiêu chuẩn 4.5kh/m2, dày 15cm.

+ Công trình: xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép đảm bảo tảitrọng thiết kế H30 - XB80

- Phần cầu: Thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép tường và bê tôngcốt thép dự ứng lực ( bề rộng cầu bằng khổ nền đường)

6 Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 576.896 triệu đồng

Trong đó: - Giá trị xây lắp sau thuế:462.231 triệu đồng

8 Tiến độ: theo kế hoạch được giao.

- Khởi công dự kiến: Quý IV năm 2005- Hoàn thành dự kiến: Quý IV năm 2008.

♦ Kế hoạch đấu thầu của dự án:

* Phần công việc đ ã thực hiện:

Trang 29

- Tại văn bản số 744/TTg-CN ngày 07-4-2005 của Thủ tướng Chính phủcho phép miễn bước lập Báo cáo đầu tư dự án này.

- Công tác khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo nângcấp quốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang do Tổng công ty Tưvấn thiết kế GTVT đã thực hiện và được bộ GTVT phê duyệt tại Quuyết định số760/KHĐT ngày 19-03-2002 với kinh phí tạm duyệt là 899,6 triệu đồng Tạiquyết định số 1746/GTVT-KHĐT ngày 14-06-2004 của Bộ GTVT đã duyệt bổsung chi phí khảo sát (bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi) đoạn tránh thịtrấn Tuần Giáo và thành phố Điện Biên với số tiền là 324 triệu đồng

- Khảo sát, thiết kế, lập tổng dự toán ( bước thiết kế kỹ thuật): Tổng côngty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) thực hiện, đã được Bộ GTVT giao nhiệm vụ tạiquyết định số 419/QĐ-BGTVT ngày 17-02-2005 với trị giá là 7.875 triệu đồng.Chi phí khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi 4 cầu bắc qua sông Nậm Rốnvà đường nối QL279 vào đền thờ Hoàng Công Chất đã được tạm duyệt tạiQuyết định số 967/QĐ-BGTVT ngày 11-4-2005 với số tiền là 618,9 triệu.

* Phần công việc không thực hiện đấu thầu:

+ Đền bù giải phóng mặt bằng: giá trị tạm tính 21.344 triệu đồng (theoQĐ đầu tư); bao gồm các hạng mục công việc sau:

- Rà phá bom mìn, vật nổ: phần công việc này có tính chất đặc thù chỉcó các đơn vị công binh chuyên trách thuộc Bộ Quốc Phòng đảm nhiệm BộGTVT sẽ quyết định việc chọn đơn vị thực hiện.

- Công tác cắm mốc chỉ giới giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới,

- Khảo sát đo đạc lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đo đạc bản đồ hiện trạngphục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình và tổchức bị ảnh hưởng bởi dự án.

- Di chuyển các công trình kỹ thuật ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằngcủa dự án.

Trang 30

+ Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: khoảng 18 tỷ sẽ được Bộ GTVTphê duyệt bằng quyết định riêng.

Trong đó bao gồm:

- Chi phí quản lý chung của dự án;

- Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xâydựng công trình;

- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ đấu thầu;- Chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;- Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

- Chi phí nghiệm thu, quyết toán công trình;- Chi phí lập dự án;

- Chi phí khảo sát, thiết kế xây dựng;- Các lệ phí và chi phí thẩm định;- Chi phí nghiệm thu đưa vào sử dụng;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán và một số các chi phíkhác.

* Phần công việc sẽ tổ chức đấu thầu:

- Bảo hiểm công trình: thực hiện theo phương thức chào hàng cạnhtranh, dự kiến chia thành 3 gói thầu với giá trị ước tính như sau:

Trang 31

1 Phân chia gói thầu xây lắp: 10 gói thầu

2 Ước tính giá trị gói thầu: từ 30-65 tỷ đồng, cụ thể:

Gói thầuLý trìnhGiá trị xây lắp ước tính chưabao gồm dự phòng ( tỷ đồng)

8 Nguồn vốn : sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ theo QĐ số183/2003/QĐ-TTg ngày 05-09-2003 của Thủ Tướng Chính phủ.

Trang 32

B1.2 Chuẩn bị nhân sự cho công tác đấu thầu:

Để thực hiện các hoạt động đấu thầu Ban 5 thành lập tổ chuyển gia giúpviệc Thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về: Kỹ thuật, côngnghệ, kinh tế tài chính, pháp lý và các vấn đề khác Các thành viên trong tổchuyên gia đều là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực liên quan đếndự án và được Tổng Giám đốc Ban 5 căn cứ vào quy chế đấu thầu, các quyếtđịnh đầu tư của Bộ GTVT…để lựa chọn và thành lập nhằm giúp việc TổngGiám đốc Ban 5 đánh giá hồ sơ dự thầu và xét chọn nhà thầu.

Để tham gia vào tổ chuyên gia, các thành viên phải có tiêu chuẩn sau:- Am hiểu pháp luật đấu thầu;

- Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;- Am hiểu về các nội dung cụ thể của gói thầu;

- Có kinh nghiệm trong các công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu.Tổ chuyên gia có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

- Chuẩn bị các tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu;- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu;

- Phân tích, đánh giá, so sánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu theo tiêuchuẩn đã được nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đượcduyệt khi mở thầu.

- Tổng hợp tài liệu về quá trình đánh giá xét chọn nhà thầu và lập báocáo xét thầu;

- Có trách nhiệm bảo mật thông tin, không được cộng tác với nhà thầudưới bất kỳ hình thức nào;

- Không được tham gia thẩm định kết quả đấu thầu.

Tổ trưởng tổ chuyên gia có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợpvà chuẩn bị các báo cáo đánh giá các hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu có liên quankhác Đồng thời, tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu tiến hành phân công nhiệmvụ các thành viên trong tổ chuyển gia.

Ví dụ minh hoạ công tác phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổchuyên gia:

Trang 33

Phân công nhiệm vụ của các thành viên Tổ chuyển gia xét gói thầu số1 dự án cải tạo nâng cấp quốc lô 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên :

Tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu phân công nhiệm vụ các thành viêntrong tổ chuyên gia như sau:

1 Quản lý bản gốc các Hồ sơ đấu thầu;

Sau lễ mở thầu, toàn bộ thành viên tổ chuyên gia ký trên từng trang bảngốc Hồ sơ đấu thầu Quản lý bản gốc Hồ sơ đấu thầu: ông Đỗ Đức Chính -Tổ trưởng.

2 Đánh giá sơ bộ Hồ sơ đấu thầu: gồm các thành viên có danh sáchtrong quyết định về thành lập tổ chuyên gia xét thầu của Tổng Giám đốc.

3 Đánh giá kỹ thuật: gồm 06 thành viên- Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng

- Phạm Tiến Cường- Tổ viên- Bùi Ngọc Kiều- Tổ viên- Lưu Quang Thìn - Tổ viên- Trương Hồ Bắc- Tổ viên.

4 Kiểm tra sai số số học, sai lệch và xem xét sự hợp lý của đơn giá dựthầu: gồm 5 thành viên

- Lưu Quang Thìn - Tổ viên

- Dương Khánh Tùng- Tổ viên- Nguyễn Thị Thu Hà- Tổ viên- Hoàng Thị Minh Thu- Tổ viên

5 Tổng hợp kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu của từng thành viên tổchuyên gia, lập dự thảo biên bản kết quả đánh giá thông qua tổ:

- Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng

- Hoàng thị Minh Thu- Tổ viên

6 Làm báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu của ban quản lý dự án5, trình Tổng Giám đốc ký và tập hợp đóng gói hồ sơ Báo cáo kết quả đánhgiá Hồ sơ đấu thầu trình Bộ GTVT:

Trang 34

- Phạm Tiến Cường- Tổ phó

- Hoàng thị Minh Thu- Tổ viên

B1.3 Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tổ chức đấuthầu, bởi lẽ nó quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu Khi lập Hồ sơmời thầu cần sử dụng các cơ quan, cá nhân có đủ năng lực trình độ chuyênmôn về gói thầu, am hiểu về đấu thầu để đảm bảo chất lượng của hồ sơ dựthầu, tạo thuận lợi cho các nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợicho việc xét thầu Vì vậy, khi lập Hồ sơ dự thầu, Ban 5 yêu cầu Tư vấn thiếtkế là đơn vị thực hiện lập thiết kế kỹ thuật của dự án lập luôn Hồ sơ mời thầutrên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt

Sau khi lập xong, tư vấn thiết kế chuyển hồ sơ mời thầu tới Ban, Banxem xét và trình lên Bộ GTVT để Bộ phê duyệt Sau khi được Bộ phê duyệt,hồ sơ mời thầu đó là căn cứ để Ban thông báo mời thầu.

Hồ sơ mời thầu chỉ được lập dựa trên các căn cứ sau:

- Quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thihoặc Báo cáo đầu tư kèm theo.

- Thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán công trình của dự án đã được BộGTVT phê duyệt.

- Kế hoạch đấu thầu của dự án và gói thầu đã được Bộ GTVT phê duyệt.- Các văn bản pháp lý có liên quan về đấu thầu và gói thầu đang được tổchức đấu thầu.

- Các chính sách có liên quan khác của Nhà nước như Thuế; tiền lương,ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc chính sách khác.

Hồ sơ mời thầu cần đầy đủ, chính xác, rõ ràng, khách quan và phù hợpvới các căn cứ trên Tính chính xác trong lập Hồ sơ mời thầu là rất quan trọngvì nó là cơ sở để các nhà thầu xác định tính chất và quy mô của công trình vàtính giá chào thầu Bất kể sai sót nào không được phát hiện kịp thời và thông

Trang 35

báo cho các nhà thầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đấuthầu cũng như công tác thi công và hiệu quả của dự án.

Hồ sơ mời thầu tại Ban 5 thường được chia thành 4 tập:

- Tập 1gồm: thư mời thầu, mẫu đơn dự thầu, chỉ dẫn đối với nhà thầu vàđiều kiện của hợp đồng.

- Tập 2 gồm: thiết kế kỹ thuật của gói thầu- Tập 3: bản tiên lượng

- Tập 4: phụ lục bổ sung

Tập 1: chỉ dẫn đối với nhà thầu và bản điều kiện của hợp đồng

Trong tập 1 thường bao gồm các nội dung sau:

Phần I: Thông báo mời thầu

Thư mời thầu: được lập theo mẫu qui định trong phụ lục III của thông

tư 04/200/TT_BKH ngày 26-5-2000.

Mẫu đơn dự thầu: cũng được lập theo mẫu qui định tại phụ lục III của

thông tư 04/200/TT_BKH ngày 26-5-2000, mẫu đơn dự thầu được lập sẵn vàtheo quy định của Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất cho các nhà thầu khitham gia đấu thầu.

Lịch thực hiện đấu thầu: được lập theo mẫu sau:

1 Thông báo mời thầu

2 Đăng ký và nộp tiền mua hồ sơ mời thầu

3 Các nhà thầu đã đăng ký và nộp tiền đếnnhận Hồ sơ mời thầu

4 Tổ chức cho các nhà thầu đi thăm tuyến5 Hội nghi tiền đấu thầu

6 Hạn cuối cùng các nhà thầu đệ trình câu hỏi bằng văn bản

7 Hạn cuối bên mời thầu trả lời câu hỏi8 Hạn cuối phát hành phụ lục bổ sung9 Thời gian đóng thầu và mở thầu

Phần II: Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Trang 36

Trong phần này cung cấp cho các nhà thầu các thông tin liên quan đếngói thầu: các chỉ dẫn, mẫu đơn, điều khoản và các đặc điểm, yêu cầu nhằmgiúp các nhà thầu chuẩn bị đúng, đủ các loại tài liệu, thông tin và văn bản…để tham gia đấu thầu cũng như các công việc phải làm nếu trúng thầu Bản chỉdẫn được lập theo phụ lục III - Thông tư 04/2000/TT-BKH Những chỉ dẫnnày càng cụ thể, càng đầy đủ càng tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho bênmời thầu và đánh giá các hồ sơ dự thầu Nội dung cụ thể của bản chỉ dẫn đốivới nhà thầu bao gồm các phần sau:

ươ ng I: Giới thiệu về dự án và gói thầu

Trong chương này, bên mời thầu sẽ đưa ra các thông tin như:- Tên dự án, mục tiêu của dự án;

- Địa điểm thực hiện dự án, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện tựnhiên nơi dự án diễn ra;

- Thông tin về gói thầu: phạm vi, điều kiện tự nhiên, xã hội của gói thầu,các đặc tính kỹ thuật, đặc trưng của gói thầu;

ươ ng II : Chỉ dẫn đối với nhà thầu:

Trong chương này thường bao gồm các nội dung sau:

A Các điều kiện tổng quát:

 Phần đầu tiên trong chương này là nội dung đấu thầu: phạm vi đấuthầu, hình thức đấu thầu, tiến độ xây dựng.

 Các điều kiện về tài chính và phương thức thanh toán: Nguồn vốn củadự án, phương thức thanh toán, điều kiện tài chính Với mỗi gói thầu cụ thể,bên mời thầu sẽ đưa ra một điều kiện tài chính cụ thể đối với các nhà thầu Vídụ như với các dự án sử dụng vốn trong nước (mà chủ yếu là nguồn vốn từngân sách Nhà nước) thì Ban 5 yêu cầu các nhà thầu phải mở tài khoản tạikho bạc Nhà nước để tiếp nhận và sử dụng kinh phí được thanh toán từ góithầu thuộc dự án.

Trang 37

 Các yêu cầu về chất lượng, vật liệu, thiết bị và dịch vụ; thực hiện theoquy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính phủvề quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các yêu cầu tiêu chuẩntrong Hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

 Yêu cầu về tư cách pháp nhân và năng lực nhà thầu:

- Tư cách hợp lệ của nhà thầu: trong mục này, bên mời thầu sẽ đưa ra

các yêu cầu, điều kiện tối thiểu về tư cách của các nhà thầu độc lập hay liêndanh tham dự thầu:

♦ Đối với nhà thầu độc lập tham dự thầu: nhà thầu phải có năng lực pháp

luật dân sự về ngành nghề xây dựng công trình giao thông, có đăng ký kinhdoanh trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông hoặc có quyết định củacơ quan Nhà nước cho phép xây dựng công trình giao thông, đồng thời phảiđộc lập về tài chính theo quy định tại Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày02/02/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuỳ từng công trình, dự án khác nhau mà đòi hỏi thời gian hoạt độngtrong ngành xây dựng của các nhà thầu khác nhau:

+ Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm A, nhà thầu phải có ít nhất 5năm tham gia hoạt động chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của gói thầu.

+ Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B là 3 năm;+ Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm C là 2 năm.

Đồng thời Ban cũng đưa ra các yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực tàichính như:

+ Trong vòng bao nhiêu năm trở lại đây nhà thầu phải thực hiện và hoànthành ít nhất 01 hợp đồng tương tự về kỹ thuật có giá trị lớn hơn giá trị gói thầu.

+ Năng lực tài chính phải lành mạnh, số liệu tài chính của nhà thầu phảicó chứng thực của cơ quan kiểm toán, hoặc của cơ quan tài chính Nhà nướccó thẩm quyền, hoặc cơ quan thuế địa phương xác nhận về hoạt động tàichính của nhà thầu; hoạt động xây lắp bình quân trong 3 năm phải lớn hơn 0và lớn hơn hoặc bằng 2 lần giá gói thầu

Trang 38

♦ Đối với nhà thầu liên danh: ngoài các điều kiện quy định như một nhà

thầu độc lập, yêu cầu nhà thầu liên danh phải đáp ứng một số điều kiện khácnhư:

+ Số lượng thành viên trong liên danh đấu thầu xây lắp được quy địnhnhư sau:

- Gói thầu xây lắp từ 70 tỷ đồng trở lên: Không quá 03 thành viên;- Gói thầu xây lắp từ 15 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng: Không quá 02 thành

- Các gói thầu xây lắp đường giao thông thông thường (gói thầukhông có các hạng mục thuộc các chuyên ngành xây lắp có yêucầu đăng ký kinh doanh khác nhau) có giá trị dưới 15 tỷ thì chỉ chophép doanh nghiệp tham gia đấu thầu độc lập.

+ Thành viên đứng đầu Liên danh phải được thực hiện và hoàn thành ítnhất 01 hợp đồng tương tự về kỹ thuật xây dựng; doanh thu được tính bằngtổng doanh thu trung bình của các bên tham gia liên danh.

+ Thành viên đứng đầu liên danh phải có doanh thu lớn hơn hoặc bằng60% giá trị doanh thu quy định đối với nhà thầu độc lập đồng thời bắt buộcphải lớn hơn 2 lần giá trị sản lượng gói thầu tính theo % nhà thầu đứng đầuliên danh đó đảm nhận Các nhà thành viên khác trong liên danh phải códoanh thu trung bình 3 năm lớn hơn hoặc bằng 2 lần giá trị gói thầu tham giatính theo % trên cơ sở thoả thuận hợp đồng liên danh ghi trong Hồ sơ dự thầucủa nhà thầu…

+ Nhà thầu đứng đầu liên danh phải đảm nhận khối lượng công việc:

 Lớn hơn hoặc bằng 60% giá trị hợp đồng, đối với liên danh 2thành viên;

 Lớn hơn hoặc bằng 40% giá trị hợp đồng, đối với liên danh 3thành viên;

 Các thành viên khác thực hiện không thấp hơn 25% giá trịhợp đồng;

Trang 39

- Yêu cầu về năng lực kỹ thuật: phần này đưa ra các yêu cầu về máy móc

thiết bị, nhân lực, ban điều hành gói thầu của nhà thầu như:

+ Nhà thầu phải có khả năng huy động về số lượng, chủng loại và phảikhai rõ để chứng minh nguồn gốc và tình trạng hiện tại của từng thiết bị; phảibố trí phòng thí nghiệm có đủ số lượng chủng loại và chất lượng đảm bảothực hiện công tác quản lý chất lượng nội bộ theo đúng qui định của nghị địnhsố 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 của Chính phủ về quản lý chất lượngcông trình xây dựng và các qui trình, quy phạm hiện hành.

+ Trong Hồ sơ dự thầu, các nhà thầu phải kê khai bộ máy điều hànhquản lý có đủ năng lực về trình độ chuyên môn và hệ thống kiểm tra kỹ thuậtchất lượng nội bộ, kèm theo lý lịch trích ngang các vị trí được giao đảm tráchđể Bên mời thầu xem xét đánh giá và là cơ sở để kiểm tra khi thực hiện hợpđồng Về công nhân lao động huy động cho gói thầu phải được sử dụng đúngnghề nghiệp trình độ, đã được đào tạo về an toàn lao động, được trang bị bảohộ lao động đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.

+ Về ban điều hành gói thầu của nhà thầu: nhà thầu phải tổ chức một bộmáy điều hành có đủ số người có trình độ, kinh nghiệm liên quan và có đủ cơsở vật chất để hoạt động điều hành mọi hoạt động trong quá trình thi công;ban điều hành phải có giám đốc điều hành có đủ năng lực kinh nghiệm đảmnhận trách nhiệm đại diện cho nhà thầu (nếu là nhà thầu liên danh thì giámđốc điều hành phải là người của nhà thầu đứng đầu liên danh)…

- Và một số yêu cầu khác như: mỗi nhà thầu chỉ có một đơn dự thầu, nhàthầu phải chịu mọi chi phí liên quan tới quá trình tham dự thầu, yêu cầu giảithích làm rõ Hồ sơ dự thầu …

B Chỉ dẫn đối với nhà thầu:

Sau các nội dung tổng quát về các điều kiện tham dự thầu, các phần tiếptheo trong Hồ sơ mời thầu sẽ đưa ra các nội dung cho công tác chuẩn bị Hồsơ dự thầu cho các nhà thầu Trong đó qui định các nội dung và trật tự sắp xếpcác tài liệu trong mỗi bản Hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Trang 40

Thuyết minh tài liệu dự thầu : nhà thầu thuyết minh nhằm mục đích

để bên mời thầu xem xét, đánh giá và hiểu nhanh nhất những điểm chínhtrong Hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Đơ n dự thầu : chuẩn bị theo mẫu mà bên mời thầu đưa ra Đơn dự

thầu phải do đại diện theo pháp luật của nhà thầu ký tên, đóng dấu Với cácnhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thànhviên liên danh ký.

- Các hình thức thực hiện bảo lãnh:

+ Bảo lãnh do một Ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặcNgân hàng nước ngoài (được bên mời thầu chấp thuận) phát hành Nếu làngân hàng nước ngoài thì phải được thực hiện thông qua một chi nhánh tạiViệt Nam.

+ Bảo lãnh bằng tiền mặt kèm theo văn bản xác nhận tuân theo các yêucầu về bảo lãnh dự thầu.

- Trường hợp nhà thầu không có bảo lãnh dự thầu hoặc có nhưng khônghợp lệ như có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không đúng đồngtiền bảo lãnh, không đúng tên nhà thầu, không đầy đủ nội dung và gửi khôngđúng địa chỉ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu thì Hồ sơ dự thầu đó sẽ bị loại.

- Nhà thầu sẽ không được hoàn trả bảo lãnh dự thầu trong các trườnghợp sau:

+ Nếu nhà thầu rút đơn trong thời hạn có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu đãquy định trong Hồ sơ mời thầu

+ Nếu nhà thầu đã được bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thờihạn có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu mà nhà thầu: từ chối thực hiện hợp đồng;không có khả năng nộp hoặc từ chối bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Ngày đăng: 03/12/2012, 11:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chuyên đề quy chế đấu thầu của trường đào tạo cán bộ ngành xây dựng Khác
3. Các bài tham luận của hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam – VACC Khác
4. Quy chế đầu tư xây dựng và quy chế đấu thầu;5. Luật đấu thầu Khác
6. Tạp chí giao thông vận tải tháng 4/2004 và tháng 7/2005 Khác
7. Một số luận văn của các khoá trước Khác
9. Các Thông tư, Nghị định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CƠ CẤU T Ổ  CHỨC - Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải
SƠ ĐỒ CƠ CẤU T Ổ CHỨC (Trang 4)
5. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước 6. Hình thức đấu thầu:  Đấu thầu một túi hồ sơ - Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải
5. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước 6. Hình thức đấu thầu: Đấu thầu một túi hồ sơ (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w