Ban quản lý dự án 5 - PMU5 với vai trò là đại diện chủ đầu tư, là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông do Bộ Giao thông vận tải giao.
LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư xây dựng cơ bản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng năm, nước ta chi phí trên dưới 150.000 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng, chiếm khoảng 3% GDP. Trên bước đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đầu tư xây dựng sẽ còn tiếp tục là sự nghiệp lâu dài được thực hiện ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế và trong xã hội. Chỉ cần tiết kiệm được 1% thông qua đấu thầu, hàng năm nước ta đã có thêm hàng ngàn tỷ đồng. Ban quản lý dự án 5 - PMU5 với vai trò là đại diện chủ đầu tư, là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông do Bộ Giao thông vận tải giao. Do vậy, đấu thầu là một công tác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý dự án tại Ban, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ. Chính vì vai trò và sự cần thiết của công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng hiện nay nên dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo-Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà và các cán bộ tại cơ quan thực tế em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô và các cán bộ trong phòng dự án 2 - PMU5 nơi em thực tập đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Kết cấu luận văn của em gồm 2 chương: - Chương I: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5-Bộ GTVT. - Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban 5. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN TRONG NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI I. Vài nét về Ban 5 và hoạt động quản lý dự án tại Ban 1. Quá trình hình thành: Ban quản lý dự án 5 được thành lập tại Quyết định số 269 QĐ/TCCB- LĐ ngày 05 tháng 03 năm 1994 của Bộ giao thông vận tải. Là cơ quan điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông,chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn trong nước và vốn nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Ban quản lý dự án 5 là ban quản lý dự án chuyên ngành do Bộ GTVT quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình. Ban QLDA5 có năng lực chuyên môn về kỹ thuật, kinh tế và pháp luật đảm bảo đủ năng lực để quản lý thực hiện các dự án được bộ GTVT giao. Ban quản lý dự án 5 chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Bộ trưởng Bộ GTVT, thục hiện các chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra của các vụ chức năng của Bộ. Quan hệ thường xuyên với bên tư vấn (thiết kế, giám sát, thanh toán, .) để giải quyết những thủ tục đã quy định và những vấn đề nảy sinh trong thi công, lập và báo cáo đầy đủ với cơ quan vay vốn và cho vay vốn về các thủ tục tài chính, thanh toán, quyết toán. 2. Nhiệm vụ: Ban QLDA5 có các nhiệm vụ như sau: - Đại diện chủ đầu tư ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài và Việt Nam liên quan đến việc xây dựng công trình giao thông do Bộ GTVT giao. - Tổ chức giám sát đấu thầu lựa chọn Công ty tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát. - Lập dự toán, thẩm định hồ sơ thiết kế và các tài liệu liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Duyệt giá thành công trình và quyết toán công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và thông lệ Quốc tế. - Giải quyết các thủ tục về đất đai, đền bù thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án. - Tổ chức đấu thầu xây dựng và ký kết hợp đồng xây dựng Một số thành tích đạt được trong những năm gần đây : - Thực hiện giải ngân cho các dự án trong từng năm kế hoạch: + Năm 2002 hơn 200 tỷ VNĐ + Năm 2003 hơn 700 tỷ VNĐ + Năm 2004 đạt hơn 1.024 tỷ VNĐ vượt 104,8% kế hoạch năm - Các danh hiệu khen thưởng hàng năm: + Năm 1998 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; + Năm 2002 Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc; + Năm 2003 được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Hai; + Năm 2004 Bộ GTVT tặng cờ thi đua xuất sắc. 3. Cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý dự án 5: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC Tổng số: 112 cán bộ công nhân viên Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 3.1. Lãnh đạo ban: a. Tổng Giám Đốc: là đại diện cao nhất, điều hành mọi hoạt động của PMU5 theo chế độ một thủ trưởng . - Chịu trách nhiệm về hoạt động của PMU5 trước Bộ Trưởng Bộ GTVT - Giúp việc trực tiếp hàng ngày cho Tổng Giám Đốc có một chức danh trợ lý Tổng Giám Đốc (biên chế ở phòng Tổng hợp) Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phòng Dự án 1 23 CB CNV Phòng Dự án 2 10CB CNV Phòng Kế hoạch 12 CB CNV Phòng Kỹ thuật chất lượng 8CB CNV Phòng Tài chính kế toán 9 CB CNV Tổ trợ lý 12 CB CNV Phòng giải phóng mặt bằng 13 CB CNV Văn phòng 20 CB CNV b. Các Phó Tổng Giám Đốc: - Phụ trách từng lĩnh vực công tác theo sự phân công của Tổng Giám Đốc - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về lĩnh vực công tác được phân công, về những nhiệm vụ đột xuất khác khi được giao. 3.2. Các phòng nghiệp vụ: 3.2.1. Phòng dự án: Có chức năng thực hiện các công việc về thủ tục, về kỹ thuật từ giai đoạn lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, chấm thầu và công bố thực hiện các dự án. Đồng thời, phối hợp với các phòng ban khác giải quyết các vấn đề khác phát sinh.Cụ thể: a) Chủ trì với sự giúp đỡ của Tư vấn (trong nước và nước ngoài) trong các phần việc: - Thẩm định các hồ sơ về dự án: + Luận chứng tiền khả thi và luận chứng khả thi + Hồ sơ thiết kế (nếu có) - Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu phục vụ cho các bước đấu thầu b) Chuẩn bị nội dung và tổ chức các phiên họp của Hội đồng xét thầu Bộ GTVT, lập hồ sơ để thông qua Bộ trình Hội đồng xét thầu Quốc gia. c) Chủ trì tổ chức các cuộc thương thảo, chuẩn bị nội dung các hợp đồng ký với nhà thầu khi Nhà nước đã cho phép công bố thắng thầu. d) Chỉ trì việc xử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường với sự tham gia của phòng Kỹ thuật. e) Soạn thảo các văn bản để giao dịch với các cơ quan nước ngoài hoặc đại diện nước ngoài tại Việt Nam về những vấn đề có liên quan đến dự án. 3.2.2. Phòng kế hoạch: Thực hiện các công việc liên quan tới các đơn giá và giá trong Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán và đơn giá phát sinh của nhà thầu trong quá trình thi công. Cụ thể: a)Công tác lập kế hoạch: - Lập và bảo vệ kế hoạch hàng năm; - Triển khai kế hoạch năm khi được Bộ giao; - Dự thảo Hợp đồng kinh tế để Tổng Giám Đốc ký kết với các đơn vị; - Chủ trì nghiệm thu thanh toán quyết toán hợp đồng do phòng chịu trách nhiệm quản lý khi thực hiện xong; - Tìm kiếm thêm công việc chuẩn bị cho các dự án được giao thêm; b) Công tác dự toán - thống kê: - Thẩm định và trình duyệt các dự toán do các đơn vị trình qua Ban; - Với sự tham gia của phòng Dự án – phòng Kế hoạch chủ trì trong việc xây dựng giá thầu, thẩm định dự toán - tổng dự toán; - Theo dõi thống kê và lập các báo cáo định kỳ theo qui định hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo về tình hình thực hiện kế hoạch, thực hiện dự án; - Giải quyết các công việc về đảm bào giao thông. 3.2.3. Tổ trợ lý và phòng kỹ thuật: Thực hiện các công việc quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công các công tác xây lắp của Nhà thầu theo hợp đồng giao nhận thầu,thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và các Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. - Tổ chức theo dõi tiến độ thi công công trình theo từng hạng mục, từng hợp đồng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc và của Bộ GTVT; - Nắm bắt các vấn đề nảy sinh tại hiện trường, đề xuất các giải pháp xử lý để Tổng Giám Đốc xem xét giải quyết; - Lập báo cáo tổng hợp về tình hình thi công trên công trình về các mặt: tiến độ thi công; chất lượng công trình; khối lượng thực hiện và giá trị; thanh toán. - Phối hợp với phòng dự án (phòng dự án chỉ trì) trong việc tham mưu xử lý những vấn đề kỹ thuật nảy sinh tại hiện trường; - Các nhiệm vụ công tác khác được Tổng Giám Đốc giao. 3.2.4. Phòng giải phóng mặt bằng: - Chủ trì tổ chức bàn giao các hồ sơ tài liệu hệ thống cọc tìm mốc cho các Ban giải phóng mặt bằng địa phương; - Tham gia với các Ban giải phóng mặt bằng địa phương trong việc: + Lập các phương án đền bù, phương án quy hoạch các khu tái định cư; + Lập kế hoạch và tiến độ giải phóng mặt bằng; - Thẩm định để trình Bộ duyệt: + Phương án đền bù do các địa phương trình; + Thiết kế kỹ thuật và dự toán các hạng mục đền bù có tính chất xây lắp, các khu tái định cư. - Tổ chức nhận và bàn giao mặt bằng đã được đền bù giải toả cho các Nhà thầu; - Chủ trì quyết toán các hạng mục đền bù giải phóng mặt bằng. 3.2.5. Văn phòng: Thực hiện các công tác liên quan đến các thể chế chính sách của Nhà nước liên quan tới các bộ trong Ban. Cụ thể : - Các nhiệm vụ về hành chính quản trị trong toàn cơ quan, quản lý toàn bộ tài sản cơ quan, đề xuất mua và sắm các trang thiết bị và các vật dụng phục vụ cho toàn bộ hoạt động của cơ quan (văn phòng và hiện trường); - Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo; - Các công tác lao động tiền lương; - Các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên và người lao động; - Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; - Giải quyết các thủ tục nhập, xuất đối với người nước ngoài vào làm việc theo dự án và các việc khác có liên quan, thủ tục các đoàn ra, vào; - Quản lý lưu trữ hồ sơ chung của cơ quan; - Công tác bảo vệ cơ quan. 3.2.6. Phòng tài chính - kế toán: - Trên cơ sở kế hoạch đầu tư hàng năm, lập kế hoạch tài chính (tiền trong nước và nước ngoài). Thanh toán cho các Nhà thầu và các khoản mục đền bù giải phóng mặt bằng; - Lập trình duyệt kế hoạch hàng năm về chi tiêu của Ban; - Tiến trình lập các thủ tục tiếp nhận vốn ngoài nước và chi trả theo đúng các quy định của Nhà nước Việt Nam và các Hiệp định tín dụng đã ký; - Lập và trình duyệt quyết toán vốn hàng năm và các báo cáo tài chính theo quy định của Bộ và Nhà nước; - Phối hợp với phòng Kế hoạch (phòng Kế hoạch chủ trì) trong việc lập quyết toán hoàn công hạng mục công trình và toàn bộ công trình; - Quản lý toàn bộ việc thu chi của Ban theo quy định. Nhiệm vụ của các phòng ban theo các giai đoạn thực hiện dự án có thể tóm tắt thành sơ đồ như sau: 4. Hoạt động quản lý dự án tại Ban trong những năm qua: Trải qua mười năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay PMU5 đã là một trong những ban quản lý dự án làm việc có tính chuyên nghiệp và bài bản của Bộ GTVT. Điều đáng nói là những dự án mà PMU5 quản lý thường xuyên gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, các công trình đều đi Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực hiện đầu tư (công bố thắng thầu) Giai đoạn thi công Công trình Giai đoạn nghiệm thu quyết toán Phòng dự án và Phòng kế hoạch Tổ trợ lý và Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán qua nhiều địa phương khác nhau, mỗi nơi lại có những đề nghị trái ngược nhau nên tiến độ thi công các công trình này thường xuyên bị ảnh hưởng do phải mất nhiều thời gian chắp nối, họp hành, lấy ý kiến,nghiên cứu, khảo sát, sửa đổi nhất là các vùng giáp ranh… Tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm và có nhiều biện pháp xử lý hợp lý, được bộ GTVT và các Bộ, ngành, địa phương giúp đỡ ủng hộ nên nhiều dự án do PMU5 quản lý thực hiện vẫn luôn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, đồng thời phát huy hiệu quả sau khi đưa công trình vào khai thác. PMU5 quản lý dự án theo hình thức chủ nhiệm điều hành dự án và theo mô hình quản lý ma trận. Với phương pháp thực hiện quản lý dự án khoa học và chuyên nghiệp, hơn 18 dự án (tính cả những dự án đã hoàn thành, dự án chuyển tiếp và công trình khởi công mới) mà Ban thực hiện trong hơn 10 năm qua là một con số khá ấn tượng. Một số dự án điển hình mà Ban đã thực hiện như: *Quản lý dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 5: Đây là dự án đầu tiên mà PMU5 thực hiện và cũng từ dự án này, Bộ GTVT đã quyết định thành lập Ban quản lý dự án 5. Quốc lộ 5 là trục giao thông nối liền các tỉnh – thành phố: Hà Nội – Hưng Yên- Hải Dương- Thành phố cảng Hải Phòng. Công trình cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 5 đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu và đưa vào sử dụng với đánh giá là: công trình được thi công đúng với thiết kế được duyệt, chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Toàn bộ dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 5 chính tuyến đã thông suốt từ Hà Nội - Hải Phòng, thực hiện được mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực vận tải và phát triển kinh tế vùng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà. Do thực hiện tốt công tác đấu thầu của các gói thầu quốc lộ 5 chính tuyến, nên đã tiết kiệm được gần 50 triệu USD. Phần thưởng lớn nhất đối với Ban trong công tác quản lý Dự án Quốc lộ 5 là được Nhà nước phong tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1998. Ban quản lý Dự án Quốc lộ 5 được Bộ GTVT tin tưởng giao cho dự án khác ngoài Quốc lộ 5 nên tháng 4/1997 Ban được đổi tên là Ban quản lý Dự án 5. *Công trình dự án cải tạo nút Nam Chương Dương: Đây là dự án đặc biệt có vị trí xây dựng ngay tại cửa ngõ phía đông của thủ đô. Chỉ trong thời gian ngắn, Ban đã hoàn thành công tác quản lý dự án từ khâu tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu chuẩn xác có đủ năng lực, đến tổ chức thi công, nhất là công tác giải phóng mặt bằng di dân, di dời hệ thống điện 110KV, phá vỡ đê, xây dựng hoàn thành trước mùa lũ, thời gian thi công công trình theo kế hoạch là 165 ngày, rút ngắn còn 105 ngày đã thông xe, giải quyết được ách tắc giao thông đầu cầu Chương Dương - Hà Nội, tạo được niềm tin và uy tín của ngành với Thủ đô Hà Nội. Kết quả được Nhà nước công nhận là công trình chất lượng cao. Tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng. *Dự án đường nối từ quốc lộ 32 qua trung tâm thể dục thể thao Quốc gia (Đường Seagames): Đây là công trình thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng tốt nhất, mỹ quan được lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đánh giá cao, công tác quản lý chỉ đạo của Ban quản lý dự án 5 được Bộ GTVT khen ngợi. Mặc dù công trình ban đầu gặp nhiều khó khăn là khâu giải phóng mặt bằng, nhưng công trình đã được thi công hoàn thành đúng tiến độ của dự án. Ngày 17/6/2003 công trình đã được bàn giao đưa vào khai thác, phục vụ Seagames 22 tổ chức tại Việt Nam. Dự án có tổng mức vốn đầu tư 150 tỷ đồng. * Tiếp theo các dự án trên, Bộ GTVT giao cho Ban quản lý 5 quản lý nhiều dự án khác: - Dự án nâng cấp tỉnh lộ 18 tỉnh khu vực phía Bắc vốn ADB đã được khởi công tháng 6/2003. Với tổng mức vốn đầu tư 100 triệu USD,các tỉnh đang triển khai thi công. [...]... thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại PMU5: 1 Nhân sự cho công tác đấu thầu: Công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban quản lý dự án 5 do phòng dự án 2 thực hiện Do đó, nhân sự phục vụ cho công tác đấu thầu hầu hết là các cán bộ trong phòng dự án 2 Trước khi bắt đầu tổ chức đấu thầu một dự án nào đó, Tổng Giám đốc PMU5 sẽ ra quyết định thành lập tổ chuyên gia giúp việc cho Tổng Giám... ngoài Ban xây dựng 2 phòng dự án 1 và 2, phòng dự án 1 quản lý các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài và phòng dự án 2 quản lý các dự án sử dụng vốn trong nước Tuy nhiên đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài thường có mục đích là đầu tư cho việc phát triển các tuyến đường giao thông nông thôn (18 tỉnh thành) nhằm giúp xoá đói giảo nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn… nên các gói thầu. .. viên - Lưu Quang Thìn - Tổ viên - Cao Kim Liên - Tổ viên - Dương Khánh Tùng - Tổ viên - Nguyễn Thị Thu Hà - Tổ viên - Hoàng Thị Minh Thu - Tổ viên 5 Tổng hợp kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu của từng thành viên tổ chuyên gia, lập dự thảo biên bản kết quả đánh giá thông qua tổ: - Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng - Cao Kim Liên - Tổ viên - Hoàng thị Minh Thu - Tổ viên 6 Làm báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu. .. xét thầu tới Cục GĐ, Bộ GTVT - Bộ GTVT công nhận nhà thầu thắng thầu - Công bố thắng thầu - Thương thảo hợp đồng - Ký kết hợp đồng - Công bố thực hiện Giai đoạn thi công - Bàn giao mặt bằng - Thẩm tra, phê duỵêt Bản vẽ thi công - Tạm ứng 20% cho nhà thầu - Thuê tư vấn giám sát thi công - Nhà thầu thi công công trình - Nghiệm thu, thanh toán sau khi công trình hoàn thành II Công tác tổ chức đấu thầu các. .. của ban quản lý dự án 5, trình Tổng Giám đốc ký và tập hợp đóng gói hồ sơ Báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ đấu thầu trình Bộ GTVT: - Phạm Tiến Cường - Tổ phó - Cao Kim Liên - Tổ viên - Hoàng thị Minh Thu - Tổ viên B1.3 Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tổ chức đấu thầu, bởi lẽ nó quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu Khi lập Hồ sơ mời thầu cần sử. .. thành các gói thầu tại PMU5 tuân theo các quy định tại Quy chế đấu thầu và các quy định riêng của Bộ GTVT đối với các dự án sử dụng vốn trong nước Phòng dự án cùng với tư vấn thiết kế thực hiện công việc này Trước tiên, dựa vào tổng mức đầu tư được phê duyệt, phòng dự án sẽ xem xét xem dự án này thuộc nhóm A, B hay C Theo như quy định của Bộ GTVT về công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng... lậpBCNCKT - Trình đề cương tới Vụ KHĐT - Tư vấn lập BCNCKT - Vụ KHĐT thẩm định BCNCKT - Bộ GTVT phê duyệt dự án - Ký hợp đồng với tư vấn lập TKKT - Trình đề cương tới Cục GĐ&QLCL CTGT - Tư vấn lập TKKT - Trình lên Cục GĐ và Bộ GTVT - Bộ GTVT phê duyệt TKKT Giai đoạn tổ chức đấu thầu - Bộ GTVT phê duyệt KHĐT và HSMT - Thông báo mời thầu - Bán HSMT - Tổ chức đi thăm tuyến - Mở thầu - Chấm thầu - Trình kết quả. .. các thành viên Tổ chuyển gia xét gói thầu số 1 dự án cải tạo nâng cấp quốc lô 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên : Tổ trưởng tổ chuyên gia xét thầu phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ chuyên gia như sau: 1 Quản lý bản gốc các Hồ sơ đấu thầu; Sau lễ mở thầu, toàn bộ thành viên tổ chuyên gia ký trên từng trang bản gốc Hồ sơ đấu thầu Quản lý bản gốc Hồ sơ đấu thầu: ông Đỗ Đức Chính - Tổ trưởng 2 Đánh... km134-km199 hoàn thành đã góp phần cho công tác vận tải phục xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La và phục vụ phát triển kinh tế an ninh, quốc phòng cho cả miền Tây Bắc, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao d) Sự khác nhau về đấu thầu các gói thầu sử dụng vốn trong nước và gói thầu sử dụng vốn nước ngoài : Tại PMU5, nguồn vốn của các dự án bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước. .. cho các hộ gia đình và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án - Di chuyển các công trình kỹ thuật ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác: khoảng 18 tỷ sẽ được Bộ GTVT phê duyệt bằng quyết định riêng Trong đó bao gồm: - Chi phí quản lý chung của dự án; - Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ mời thầu, . cao hiệu quả công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban 5. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN TRONG. TRONG NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5 - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI I. Vài nét về Ban 5 và hoạt động quản lý dự án tại Ban 1. Quá trình hình thành: Ban quản lý dự án