Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải (Trang 84 - 87)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tạ

2. Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan:

2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:

Hệ thống văn bản pháp lý bị ảnh hưởng của các quy chế đấu thầu quốc tế, nước ta là nước đi sau, vừa mới trải qua cơ chế tập trung bao cấp nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi tiếp cận với cơ chế mới vì vậy sự học hỏi thiếu kinh nghiệm chọn lọc tạo ra một quy chế đấu thầu ảnh hưởng các quy định của JBIC, WB, ADB…bên cạnh đó lại còn bị ảnh hưởng của tư tưởng, tư duy từ đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ. Tuy có thể nói hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu đã đóng góp không nhỏ cho các hoạt động kinh tế nước nhà.

Do các chế tài xử phạt cần có của hệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu hiện hành Việt Nam chưa đủ độ nghiêm ngặt nên một số đối tượng có phần ngang nhiên thực hiện các hành động sai trái của mình. Các quy định liên quan đến đầu tư nói chung còn quá rườm rà, khó hiểu, báo cáo nghiên cứu

khả thi kém, việc quyết định đầu tư tràn lan cũng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác đấu thầu nói chung.

Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu đều được ban hành dưới dạng Nghị định của chính phủ.Tuổi thọ bình quân của nghị định thường ngắn (khoảng từ 1 tháng đến vài năm) vì vậy tính ổn định không được đảm bảo. Các doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư luôn mong muốn có hệ thống văn bản pháp lý tương đối ổn định tạo cơ sở cho hoạt động kinh tế của họ tránh được rủi ro có thể phát sinh từ chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra hệ thống quản lý nhà nước của ta phân ra làm nhiều bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, phụ trách về lĩnh vực riêng của mình.Và tất nhiên các cơ quan Nhà nước được phân cấp cũng quản lý hoạt động đầu tư và thực hiện đầu tư. Mỗi cơ quan đều tham gia soạn thảo một phần quy định có tính quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư. Ví dụ như Bộ xây dựng chủ trì biên soạn Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì biên soạn quy chế đấu thầu, Bộ tài chính, bộ tư pháp, bộ lao động thương binh và xã hội ban hành các thông tư hướng dẫn do bộ mình quản lý…Do đặc điểm mỗi cơ quan đều có những văn bản do mình đưa ra để tạo nên hệ thống văn bản chung, trong khi mỗi cơ quan đều muốn đưa ra chủ ý của riêng mình. Điều này gây tình trạng không nhất quán, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho các nhà thầu và những người thực hiện theo văn bản pháp luật, không biết là nên theo chủ ý nào.

Hệ thống văn bản pháp lý đáp ứng một hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động đầu tư vận hành một cách có hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, khuyến khích các nhà đầu tư tích cực tham gia dự thầu.

Tại kì họp thứ 8, Quốc hội khoá XI Luật đấu thầu đã được thông qua.

Tại kì họp này có 14 dự án Luật được thông qua. Các luật khác dều chỉ có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 riêng luật đấu thầu do tính cấp thiết , nhạy cảm của nó nên có hiệu lực thi hành sớm hơn, từ 1/4/2006. Phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch

vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với các gói thầu thuộc các dự án: Sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu phát triển, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị -xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân...;Sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sữa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng của các doanh nghiệp nhà nước.

Luật đấu thầu sẽ thay thế cho quy chế đấu thầu trước đây (bao gồm nội dung 3 Nghị định của chính phủ về đấu thầu được ban hành trong các năm 1999,2000,và 2003). Bằng sự kiện này công tác đấu thầu sẽ bước sang trang mới với những quy định chặt chẽ và chế tài xử lý đầy đủ hơn.

Mục tiêu chủ yếu của bộ luật mới này là tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ trong lĩnh vực đấu thầu nhằm quản lý, sử dụng vốn nhà nước hiệu quả nhất, phát triển tối đa những điểm mạnh của quy chế đấu thầu hiện hành, hạn chế những tồn tại, đồng thời khẳng định sự công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tăng cường sự giám sát cộng đồng, hạn chế tình trạng tiêu cực, sử dụng tiền nhà nước như tiền chùa trong hoạt động đấu thầu.Ngoài ra một mục tiêu không kém phần quan trọng nữa là luật hoá để hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.

Có khá nhiều điểm mới của bộ luật so với quy chế đấu thầu trước đây nhưng tựu chung lại có 5 điểm cơ bản, tập trung giải quyết mọi tồn tại của quy chế đấu thầu trước đây:

- Thứ nhất là: chồng chéo khép kín nhằm tạo ra những sự cạnh tranh không hiệu quả. Điều 11 của luật quy định các nhà thầu và bên mời thầu hoặc giữa các nhà thầu với nhau tham gia cùng một gói thầu phải độc lập vầ tổ chức và không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý, phải độc lập về tài chính.

- Thứ 2 là: nâng cao tính chuyên nghiệp trong đấu thầu (điều 9) , luật có quy định bên chủ đầu tư không đủ năng lực sẽ không được làm bên mời thầu. Lúc đó chủ đầu tư phải tìm một đơn vị tư vấn, hoặc một tổ chức đấu thầu

chuyên nghiệp để làm thay, đảm bảo đủ điều kiện mới được làm. Như vậy trong tương lai khi luật đi vào cuộc sống sẽ có thể hình thành những doanh nghiệp chuyên đứng ra tổ chức đấu thầu mang tính chuyên nghiệp cao.

- Thứ 3 là: việc xử lý các kiến nghị (những thắc mắc, khiếu nại, băn khoăn…) của nhà thầu, đảm bảo tính công bằng minh bạch (điều 72-73)

- Thứ 4 là: vấn đề xử lý vi phạm với các chế tài cụ thể , rõ ràng hơn nhằm ngăn chặn sự tiêu cực trong đấu thầu, đảm bảo hiệu lực của Luật. Luật đấu thầu lần này đã nêu rõ các hành vi đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, dùng ảnh hưởng của cá nhân để tác động, can thiệp, báo cáo sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước với nhà thầu để làm thay đổi hồ sơ dự thầu… đều bị cấm và có hướng xử lý vi phạm rõ ràng.

- Và cuối cùng điểm thứ 5 là: phân cấp mạnh , tăng trách nhiệm cho chủ đầu tư. Như vậy chủ đầu tư sẽ được tăng thêm quyền và kèm theo là trách nhiệm. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn của nhà nước.

Mọi thông tin mời thầu sẽ được đăng tải trên các tờ báo chính thống của nhà nước, nhất là bắt buộc phải đăng trên tờ “Thông tin đấu thầu” của Bộ kế hoạch và đầu tư. Mọi thông tin về đấu thầu sẽ được công khai trên báo chí và việc sử dụng đồng tiền nhà nước sẽ minh bạch và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w