Các phát sinh thường gặp trong hệ thống văn bản pháp luật về đấu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải (Trang 70 - 71)

IV. Một số vấn đề phát sinh thường gặp trong công tác đấu thầu

1.Các phát sinh thường gặp trong hệ thống văn bản pháp luật về đấu

Trong công tác đấu thầu, khi đưa ra yêu cầu cho bên tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đôi lúc Ban đưa ra những yêu cầu về gói thầu quá cao không bám sát các yêu cầu đã được duyệt. Điều này dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu ngay từ lần đấu thầu đầu tiên mà phải làm lại. Điều đó cũng là do Ban muốn có những nhà thầu tuyệt vời nhất tham gia đấu thầu, nhưng khi đó không phải nhà thầu nào cũng đáp ứng được các yêu cầu quá cao như vậy. Và khi đó có khi chỉ có được một nhà thầu vượt qua được giai đoạn đánh giá về kỹ thuật, mặc dù các nhà thầu tham dự đều là những nhà thầu tiềm năng, có uy tín.

Trình tự phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, báo cáo kết quả đấu thầu bị kéo dài, mất nhiều thời gian. Một mặt cũng là do hệ thống văn bản pháp quy trong đấu thầu chưa được hoàn thiện. Mặt khác cũng do các cán bộ phụ trách vấn đề trình duyệt không thường xuyên theo dõi sát sao quá trình phê duyệt với cấp trên để giải trình kịp thời những vấn đề phát sinh.

Ngoài ra công tác bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và ngoại ngữ chưa được quan tâm thường xuyên.

IV. Một số vấn đề phát sinh thường gặp trong công tác đấu thầu tại PMU5: tại PMU5:

1. Các phát sinh thường gặp trong hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu: thầu:

Ở các nước mới bắt đầu công tác đấu thầu thường chưa đủ kinh nghiệm để xây dựng và ban hành các quy định chuẩn mực mang tính quốc tế. Đây là điều dễ hiểu, vì từ thói quen mua sắm cho các nhu cầu của Nhà nước theo hình thức chỉ định tiến đến thông qua các hình thức mua sắm cạnh tranh là

các cuộc đấu thầu, thường có tư tưởng muốn việc thay đổi từ từ, muốn bám lấy các cơ chế đang có và đôi khi lo ngại sự phản đối thường là khá mãnh liệt của các đối tượng mà quyền hạn, chức năng và quyền lợi sẽ bị thay đổi theo các quy định mới. Vì vậy trong điều kiện kinh tế xã hội của đất nước đang thời kỳ biến động, cách tốt nhất là đưa ra các văn bản sao cho dễ điều chỉnh, dễ sửa đổi, dễ bổ sung theo tình hình thực tế. Việt Nam là một ví dụ điển hình cho quan điểm này. Tháng 3 năm 1994, Quy chế đấu thầu ra đời; sau đó các quy định về đấu thầu tiếp theo: Quyết định 183/TTg (4/1994), Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP (1999), Nghị định 14/CP (2000) và 66/CP (2003) là những giải pháp khắc phục những phát sinh trong thực tế nhằm làm cho các văn bản quy định của Nhà nước trở nên hữu hiệu hơn.

Gần như theo chu kỳ cứ khoảng 2-3 năm, văn bản quy định về đấu thầu được thay đổi, điều chỉnh lại. Mặc dù điều đó giúp cho hoạt động đấu thầu được hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tế hơn, tuy nhiên làm cho Ban không yên tâm và luôn bị động với những thay đổi trong quy định. Vì vậy, việc cập nhập những thay đổi trong các quy định về đấu thầu là rất cần thiết đối với Ban, vì nếu không kịp cập nhật thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công tác tổ chức đấu thầu.

Tuy nhiên trong thời gian qua, Ban 5 luôn là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ do Bộ GTVT giao. Điều đó chứng tỏ, Ban đã luôn luôn nắm bắt và thực hiện tốt, kịp thời những điều chỉnh, bổ sung các quy định về đấu thầu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải (Trang 70 - 71)