Hoàn thiện bộ máy Nhà nước tham gia hoạt động đấu thầu:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải (Trang 87 - 90)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tạ

2.2.Hoàn thiện bộ máy Nhà nước tham gia hoạt động đấu thầu:

2. Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan:

2.2.Hoàn thiện bộ máy Nhà nước tham gia hoạt động đấu thầu:

Quản lý hành chính nhà nước về đấu thầu là những hoạt động gắn liền với công tác đấu thầu. Nội dung của hoạt động này là nhằm đảm bảo sự chấp hành những quy định mang tính quy phạm pháp luật, tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên để công tác đấu thầu đạt được mục tiêu đề ra là cạnh tranh, công bằng, bình đẳng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Trong hoạt động quản lý nhà nước về đấu thầu có hai đối tượng là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý là bộ máy các cơ quan nhà nước có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ

của mình do pháp luật quy định. Theo Nghị Định 66/2003/NĐ – CP nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu bao gồm:

∗ Soạn thảo, ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

∗ Tổ chức thực hiện;

∗ Tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án và kết quả đấu thầu;

∗ Phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án và kết quả đấu thầu;

∗ Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình đấu thầu và thực hiện Quy chế đấu thầu;

∗ Giải quyết các vướng mắc, khiếu nại về đấu thầu;

∗ Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu;

∗ Quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về nhà thầu;

∗ Quản lý nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;

∗ Thực hiện kiểm tra về đấu thầu và thực hiện hợp đồng.

Đứng đầu hệ thống quản lý nhà nước về đấu thầu là Chính Phủ, Chính phủ thống nhất việc quản lý công tác đấu thầu trên phạm vi cả nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp chính phủ thực hiện công tác quản lý về đấu thầu. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhan dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc thẩm quyền của mình.

Đối tượng bị quản lý là các chủ dự án, chủ đầu tư, đại diện các chủ đầu tư (Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án). Các đối tượng này có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

− Chủ đầu tư:

* Tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt;

* Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu với các gói thầu không sử dụng vốn NSNN;

* Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác,sử dụng.

− Ban quản lý dự án:

* Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;

* Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

* Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

* Đàm phán, kí kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;

* Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;

* Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng kí kết;

* Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

* Nghiệm thu, bàn giao công trình;

* Lập báo cáo thực hiên vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Theo như quy định nêu trên, việc tổ chức đấu thầu, xem xét đánh giá, xếp hạng các nhà thầu thường thường hầu hết do Ban quản lý dự án đảm nhiệm nhưng việc xem xét, thẩm định và phê duyệt các kết quả đấu thầu lại là thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu đảm nhiệm. Tuỳ theo quy mô từng gói thầu mà việc thẩm định và phê duyệt kết thúc ở các cấp khác nhau từ Thủ tướng Chính phủ đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Việc phân tách nêu trên tuy có thể tiếp nhận được sự xem xét của nhiều bên tránh được ít nhiều sai sót song nó cũng bộc lộ các nhược điểm :

* Trách nhiệm nhiều khi không phân chia rõ ràng, rành mạch do nhiều bên tham gia. Khi xảy ra sai phạm không xử phạt được công bằng và triệt để; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cơ quan nhà nước tham gia trực tiếp quá trình lựa chọn nhà thầu song lại vừa đóng vai trò thanh tra kiểm tra, xử lý các khiếu nại tố cáo. Khi vi phạm xảy ra, việc tự xử lý mình chắc chắn phần lớn không thể đảm bảo nguyên tắc khách quan.

Do tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống quản lý nhà nước về đấu thầu, việc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác về đấu thầu thực sự trở nên cần thiết.

2.3. Giảm bớt thủ tục hành chính - Tạo môi trường thuận lợi cho công tác đấu thầu

Song song với việc nâng cao trình độ quản lý, năng lực của chủ đầu tư và các nhà thầu, Nhà nước cần có nhiều biện pháp tạo khung pháp lý khách quan đúng đắn để họ tự chủ trong công tác quản lý. Phải xoá bỏ các thủ tục phiền hà mang danh nghĩa “ tăng cường quản lý Nhà nước” để đi sâu can thiệp vào quá trình đấu thầu và dễ tạo ra tiêu cực, tham ô, hối lộ

Bên cạnh đó cần tăng cường các hoạt động thông tin công khai về công tác đấu thầu nói chung từ kế hoạch phân bổ vốn, đấu thầu, quyết định phê duyệt…cũng như các thông tin về khoa học công nghệ mới để góp phần nâng cao chất lượng, trình độ và năng lực của các nhà thầu Việt Nam

Đặc biệt Nhà nước phải chú ý đến vấn đề cấp vốn, thanh quyết toán cho những công trình mà chủ đầu tư thuộc về Nhà nước, không để tình trạng cấp vốn dây dưa kéo dài, lại nhỏ giọt, làm cho các nhà thầu bị động làm chậm tiến độ, gây lãng phí, kém chất lượng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước tại Ban Quản lý dự án 5 - Bộ Giao thông vận tải (Trang 87 - 90)