Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều đén tầm quan trọng của Quản trị nhân lực Khi người ta nói đến một doanh nghiệp, một giám đốc làm ăn thua lỗ, không phải do thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, t
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay người ta bắt đầu nói nhiều đén tầm quan trọng của Quản trịnhân lực Khi người ta nói đến một doanh nghiệp, một giám đốc làm ăn thualỗ, không phải do thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, thiếu mặt bằng… mà người tachỉ ngay đến người đó không có đủ năng lực điều hành công việc và thiếu sựtrang bị về kiến thức quản trị nhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiếnlược con người
Có thể nói quản trị nhân lực là một công cụ không thể thiếu của bất kỳmột tổ chức nào, nó gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp con người vàonhững vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức để đảm bảo khả năng quản trị,điều hành doanh nghiệp cả hiện tại lẫn tương lai Và để đáp ứng được điều đóthì một công cụ không thể thiếu của quản trị nhân lực phải được thực hiệnhiệu quả đó là công tác phân tích công việc Phân tích công việc có vai trò vôcùng quan trọng nó ảnh hưởng tới tất cả các mặt hoạt động của quản trị nhânlực nói riêng và toàn bộ tổ chức nói chung Và trong thời gian 15 tuần thựctập, được tiếp xúc và làm việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất HàNội, với kiến thức và sự nhìn nhận thực tiễn thấy rằng công tác phân tíchcông việc tại Sở hiện nay chưa được đánh giá đúng mức và còn chưa thật sựphát huy tác dụng Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tácphân tích công việc tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội” tại nơitôi thực tập để có thể phần nào áp dụng những kiến thức đã học vào áp dụngthực tiễn tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện bài viết này, tôi xin chân thành cảm ơn Thạcsỹ Vũ Thị Uyên là người đã hướng dẫn tôi làm việc trong suốt thời gian quavà xin chân thành cảm ơn các cán bộ công chức viên chức trong Sở đã giúpđỡ tôi rất nhiều trong cung cấp thông tin, tài liệu cũng như những kinhnghiệm thực tế
Trang 2CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂNTÍCH CÔNG VIỆC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘII Nội dung phân tích công việc
1 Khái niệm
Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhàquản trị nhân sự Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhânviên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp Một nhà quản trị không thểtuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng vào một việc nếu khôngbiết phân tích công việc.
Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cáchthức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của côngviệc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thếnào để thực hiện công việc tốt nhất.
Để hiểu rõ thê nào là phân tích công việc chúng ta phải tìm hiểu về cácđịnh nghĩa liên quan như nhiệm vụ,công việc…
Nhiệm vụ: biểu thị từng hoạt động lao động riêng biệt với tính mụcđích cụ thể mà người lao động cần phải thực hiện.
Công việc: là tất cả các nhiệm vụ, công tác cụ thể mà một người laođộng cần phải hoàn thành để thực hiện được mục tiêu của tổ chức.
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau, của các tác giả khác nhau vềphân tích công việc nhưng theo định nghĩa chung nhất thì phân tích công việclà quá trình thu thập thông tin liên quan đến công việc Phân tích công việcxác định các kỹ năng, năng lực và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiệncông việc đó một cách thành công.
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm củacông việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu củacông việc đối với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Trang 32 Các thông tin trong phân tích công việc
Các thông tin cần phải thu thập trong phân tích công việc: các thông tinvề nhiệm vụ cụ thể của từng công việc
Thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các mối quan hệ cầnthực hiện thuộc công việc: Các thông tin được thu nhập trên cơ sở của côngviệc thực tế thực hiện công việc, như phương pháp làm việc, hao phí thời gianthực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc.
Thông tin về các máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu cácyêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loại của các máy móc,trang bị dụng cụ được sử dụng trong quá trình sử dụng công việc.
Thông tin về đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện baogồm tất cả các yêu cầu về nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trình độchuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện côngviệc, các thuộc tính cá nhân.
Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc: bao gồm cácthông tin liên quan đến các vấn đề điều kiện làm việc như sự cố gắng về thểlực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động,của công ty, chế độ lương bổng, quần áo đồng phục
3 Các kết quả phân tích công việc
3.1 Bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ,trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một côngviệc cụ thể.
Nội dung của bản mô tả công việc:
Phần xác định công việc: Xác định công việc bao gồm nhữngthông tin chủ yếu: tên công việc, mã số của công việc, người thực hiện côngviệc, phòng ban và địa điểm, người có trách nhiệm đã ký duyệt… Nên ghi rõ
Trang 4ngày tháng phân tích, điều này quan trọng vì qua đó bạn biết khi nào thì cầnxem xét lại mô tả vị trí công việc này.
Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và các trách nhiệm thuộc công việcTóm tắt công việc là mô tả những tính chất, chức năng hoặc những hoạtđộng cơ bản của công việc, tóm tắt về những trách nhiệm chung và các nộidung giúp phân biệt công việc này với công việc khác Phần này cũng nêu cảtình trạng công việc: công nhân viên làm việc toàn bộ thời gian, bán thời gian,làm tạm thời…
Các chức năng và nhiệm vụ thiết yếu: Các nhiệm vụ của công việc lànhững hoạt động tạo nên trách nhiệm hay chức năng cụ thể của từng côngviệc Các nhiệm vụ chủ yếu của công việc là những nhiệm vụ mà khi đượcthực hiện sẽ dẫn tới việc hoàn thành tốt các trách nhiệm và chức năng của vịtrí công việc Liệt kê từng chức năng, trách nhiệm chính, sau đó cần phải giảithích các công việc cụ thể cần thực hiện trong nhiệm vụ chính đó.
Ví dụ: Một trong số các nhiệm vụ chủ yếu của viên trưởng phòng nhânsự là: "chọn lựa, đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên cấp dưới" thểhiện như sau:
- Phát triển tinh thần hợp tác làm việc và hiểu biết trong công việc- Đảm bảo cho nhân viên cấp dưới có được sự đào tạo đặc biệt theo yêucầu cần thiết của công việc.
- Chỉ đạo việc đào tạo, bao gồm việc giảng dạy, hướng dẫn, giải thíchvà cố vấn cho nhân viên cấp dưới.
Các điều kiện làm việc:
Điều kiện làm việc: Liệt kê những điều kiện làm việc đặc biệt như phảilàm ca đêm, làm thêm giờ, mức độ tiếng ồn, ô nhiễm, sự may rủi trong côngviệc.
Trang 5Ngoài ra còn có thể liệt kê thêm các mối quan hệ: Cần ghi rõ mối quanhệ chủ yếu giữa người thực hiện công việc với những người khác ở trong vàngoài doanh nghiệp.
Trưởng phòng nhân sự của doanh nghiệp sẽ có mối quan hệ chủ yếutrong doanh nghiệp:
- Thực hiện báo cáo thường kỳ với phó giám đốc phụ trách nhân sự- Làm việc với tất cả uỷ viên trong hội đồng quản trị doanh nghiệp vàlãnh đạo các phòng ban.
- Thực hiện lãnh đạo, giám sát việc thực hiện công việc của phòng nhânsự.
- Quan hệ với các tổ chức bên ngoài xí nghiệp: văn phòng dịch vụ laođộng, nghiệp đoàn lao động, sở lao động
Các yêu cầu đối với bản mô tả công việc:
Để xây dựng được một bản mô tả công việc tốt cần phải đảm bảo cácyêu cầu sau:
- Sắp xếp các nhiệm vụ và trách nhiệm theo đúng trình tự thực hiện.Hãy bắt đầu bằng nhiệm vụ đòi hỏi nhiều thời gian nhất hoặc mang tráchnhiệm lớn nhất
- Không nên liệt kê tất cả các nhiệm vụ, sử dụng cách diễn đạt “cácnhiệm vụ và trách nhiệm cơ bản” ở đoạn đầu và kết thúc với câu “thực hiệncác nhiệm vụ liên quan khác theo yêu cầu”.
- Thể hiện các nhiệm vụ riêng biệt một cách rõ ràng và ngắn gọn.Không sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và đưa vào các ví dụ cụ thể về nhiệmvụ bất cứ lúc nào.
- Bản mô tả công việc phải khách quan và chính xác Mô tả công việctheo đúng cách nó phải thực hiện trên thực tế Đảm bảo rằng chức danh của vịtrí công việc phản ánh đúng trách nhiệm nhưng không hạ thấp người làm việc.
Trang 6- Sử dụng từ có tính hành động Nhấn mạnh những gì mà người đảmnhiệm công việc cần phải làm mà không cần phải giải thích quy trình cần ápdụng Ví dụ một trong các nhiệm vụ của người lễ tân là ghi chép các cuộchẹn Mô tả công việc cần phải nêu “ghi chép các cuộc hẹn” hơn là “cần phảilưu lại bản ghi chép các cuộc hẹn” Tránh dùng những từ “cấp thấp” và “cấpcao” khi có thể, không dùng chức danh “quản lý” hoặc “giám sát” với nhữngcông việc mà các trách nhiệm đa phần không thuộc lĩnh vực quản lý.
- Đề cập tới chức danh và vị trí hơn là những người cụ thể.
Bản mô tả công việc nên đơn giản và ngắn gọn, không nên rườm rà, sựdài dòng của bản mô tả công việc không làm tăng tầm quan trọng của côngviệc.
Các yêu cầu đối với người viết bản mô tả công việc:
Người viết bản mô tả công việc công việc phải có sự hiểu biết rõ ràngvề trách nhiệm của vị trí công việc và các chức năng của vị trí đó Người đócần biết tại sao vị trí công việc lại quan trọng đối với phòng ban và vị trí nàyhỗ trợ cho mục đích và mục tiêu của tổ chức như thế nào Các câu hỏi thenchốt luôn phải đặt ra là:
- Tại sao lại có vị trí này?
- Tại sao vị trí này lại quan trọng?
- Vị trí này hỗ trợ cho mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp như thếnào?
3.2 Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện
Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện là bản liệt kê cácyêu cầu của công việc đối với người thực hiện, các kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm cần phải có; trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các đặc trưng tinhthần và thể lực; các yêu cầu cụ thể khác đối với từng vị trí công việc.
Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đadạng, phong phú Những yêu cầu chung của bản yêu cầu của công việc đốivới người thực hiện là:
Trang 7- Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua.
- Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các mônhọc chủ yếu và tốt nghiệp.
- Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc, nghe vàviết.
- Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được.- Tuổi đời
- Sức khoẻ- Ngoại hình
- Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc biệt như ghi tốc ký, đánhmáy.
Đảm bảo các yêu cầu liệt kê ra là ở mức độ thiết yếu đối với công việc.Đôi khi người ta có xu hướng liệt kê những yêu cầu mong muốn hơn là nhữngyêu cầu thực sự cần thiết Việc yêu cầu hơn cái mong muốn có ảnh hưởng tớiviệc tuyển dụng, đề bạt, tính toán tiền lương và tiền thù lao
Khi cần tuyển chọn nhân viên đã được đào tạo, điều này có thể xácđịnh được thông qua việc nghiên cứu hồ sơ nhân viên, các cuộc điều tra, trắcnghiệm và phỏng vấn.
Tuy nhiên vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi cần tuyển chọn nhân viênđể đào tạo họ trước khi họ chính thức được giao thực hiện công việc Tuyểnchọn nhân viên để đào tạo căn cứ vào:
+ Thực hiện phân tích công việc và xác định nên đánh giá thực hiện
công việc như thế nào? (Tiêu chuẩn mẫu để đánh giá)
+ Xác định những yêu cầu, đặc điểm chính xác của cá nhân mà ta dự
đoán sẽ làm công việc được thực hiện tốt nhất như: bàn tay khéo léo, trí thôngminh, mức độ nhạy cảm của tâm lý
Trang 8+ Chọn lựa các ứng viên theo yêu cầu của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu ứng viên làm việc và đánh giá việc thực hiện công việc của
ứng viên.
+ Phân tích mối quan hệ giữa những nét yêu cầu ở trên và việc thực
hiện công việc của từng ứng viên Từ đó rút ra kết luận cần thiết về yêu cầuđối với ứng viên.
3.3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chíphản ánh các yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệmvụ được quy định trong bản mô tả công việc.
Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc là các thước đo dựa trên cơ sở kỳvọng về kết quả công việc đối với một vị trí Bản tiêu chuẩn thực hiện côngviệc được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc so với những kỳvọng đó Nói cách khác, các tiêu chuẩn đánh giá đó chính là kết quả mongmuốn sẽ đạt được nếu như người giữ công việc thực hiện tốt công việc.
Nội dung: Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc bao gồm ba phạm trù làchất lượng, số lượng hoặc năng suất lao động và thời hạn hoàn thành côngviệc
Ví dụ như việc yêu cầu một người đánh máy chữ không được phép cóquá hai lỗi chính tả trong mười trang đánh máy là một tiêu chuẩn về chấtlượng Yêu cầu một người đánh máy chữ đánh mười bản trong một giờ là mộttiêu chuẩn về năng suất Yêu cầu một người đánh máy chữ hoàn thành toànbộ một nhiệm vụ cụ thể được giao vào lúc hết giờ làm việc của ngày thứ sáulà một tiêu chuẩn thực hiện công việc đúng thời hạn…
Các bước tiến hành:
Bước đầu tiên trong việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hoàn thànhcông việc là xác định ra được những nhiệm vụ quan trọng có thể đo lườngđược của vị trí công việc.
Trang 9Các nhiệm vụ có thể đo lường được là những nhiệm vụ mà kết quảhoặc đầu ra của nó có thể lượng hoá hoặc đánh giá định tính được Đây cũngcó thể là những nhiệm vụ cần phải được hoàn thành trong một khoảng thờigian nhất định Phải xem xét phần trách nhiệm trong bản phân tích công việchoặc xem xét các nhiệm vụ chính và phụ trong bản mô tả, tìm xem trong đónhiệm vụ nào là cụ thể và có thể đo lường được Một trong những nhiệm vụcụ thể của nhân viên tuyển dụng là phỏng vấn các ứng viên Có thể đặt ra mụctiêu kỳ vọng cho nhiệm vụ này bằng cách sử dụng một loại thước đo hay bấtcứ sự kết hợp nào của ba loại thước đo đã được xác định Các thước đo có thểlà: những kiểu người nào, có bao nhiêu cuộc phỏng vấn và khi nào đưa ra lờimời nhận việc.
Bước thứ hai là xác định các tiêu chuẩn kết quả công việc là mức độthực hiện công việc mà một cá nhân có khả năng và được đào tạo đầy đủ cóthể đạt được khi thực hiện vị trí công việc đó.
4 Quan hệ của phân tích công việc đối với hoạt động quản trị nhânlực khác
4.1 Đối với thiết kế công việc
+ Dựa vào các kết quả phân tích công việc các nhà quản lý có thể thiếtkế lại công việc, có các quyết định thiết kế công việc để kết hợp các công việcvới mục tiêu của tổ chức tạo động lực trong công việc
4.2 Đối với kế hoạch hoá nguồn nhân lực
+ Được sử dụng để mô tả các công việc đang cần người và quảng cáovề các vị trí làm việc mới.
+ Được sử dụng để xác định các kỹ năng và các hoạt động và lấy đó đểra quyết định lựa chọn người nào vào làm việc tại công ty.
+ Tìm kiếm người trong nội bộ doanh nghiệp để đưa vào vị trí đangthiếu, bằng cách so sánh các thông tin về lao động của người đó với các yêucầu của công việc đó.
+ Thiết lập các tiêu chí lựa chọn cho các vị trí công việc mới
Trang 10+ Định hướng nhân viên mới về công việc cần phải làm.
4.3 Đối với quá trình tuyển dụng
+ Phân tích công việc đưa ra các công việc và căn cứ vào đó công tác
kế hoạch hoá nguồn nhân lực sẽ lên kế hoạch để lấp đầy các chỗ trống.
+ Hiểu biết các yêu cầu của từng công việc để phục vụ cho quá trìnhhoạch định nguồn nhân lực
+ Cung cấp các thông tin về kiến thức kỹ năng và năng lực đã có trongdoanh nghiệp
+ Đưa ra các công việc trong doanh nghiệp đang thừa, thiếu nhân lựcđể người làm công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực đưa ra các giải pháp đểgiải quyết
4.4 Đối với đào tạo và phát triển
+ Đánh giá nhu cầu đào tạo thông qua xác định các hoạt động mànhững người lao động phải có để thực hiện công việc.
+ Thiết kế các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp dựa trên các kỹnăng cụ thể cần thiết.
+ Thiết kế các chương trình phát triển cá nhân phục vụ cho việc pháttriển nhân viên trong doanh nghiệp.
4.5 Đối với đánh giá thực hiện công việc
+ Là cơ sở là yếu tố đầu tiên để hệ thống đánh giá có thể thực hiện+ Là mốc để xem xét mức độ hoàn thành công việc
+ Là tiêu chí để xem xét mức độ phù hợp của hệ thống đánh giá đối vớicông việc
4.6 Đối với thù lao lao động
+ Là cơ sở để xây dựng cơ cấu trả công hợp lý và công bằng bằng cáchđánh giá các giá trị công việc đòi hỏi và thực tế người lao động làm được.
4.7 Đối với quan hệ lao động
+ Là cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động tại toà án
+ Giúp cho quan hệ lao động bớt gay gắt tránh xảy ra mâu thuẫn.
Trang 11II Các nhân tố tác động đến phân tích công việc và các phươngpháp tiến hành phân tích công việc
1 Các nhân tố tác động đến phân tích công việc
- Về phía người quản lý: Khi một nhà quản lý có sự quan tâm haykhông quan tâm đến phân tích công việc , hiểu biết về tầm quan trọng củaphân tích công việc sẽ là một yếu tố không nhỏ quyết định đến sự thành cônghay thất bại của phân tích công việc Nếu thờ ơ coi phân tích công việc chỉ làmột việc làm mất thời gian và tốn kém chi phí thì có thể nói phân tích côngviệc đã thất bại ngay từ bước đầu thực hiện.
- Về phía nhân viên nhân sự: Nhà quản lý có thể là người quyết địnhđến bước đầu tiên của phân tích công việc nhưng chưa phải là quan trọng nhấtmà điều đó còn tuỳ thuộc vào các nhân viên nhân sự người trực tiếp ảnhhưởng đến kết quả phân tích công việc Nhân viên phải là người có tráchnhiệm, đảm bảo thông tin chính xác, có đủ trình độ chuyên môn để đảmnhiệm tốt công việc Có đầu óc phân tích và tổng hợp các thông tin thu thậpđược để tạo ra được các kết quả phân tích công việc thực sự có ý nghĩa pháthuy được hết giá trị của nó trong thực tế.
- Về phía người lao động: Ảnh hưởng cũng không nhỏ đến tiến trìnhphân tích công việc, nhân viên sẽ là người cung cấp thông tin cho quá trìnhphân tích, sự hợp tác và trung thực của họ sẽ tạo điều kiện để phân tích côngviệc có được những kết quả chính xác và không tốn quá nhiều thời gian và chicho việc xác nhận lại thông tin, sửa đổi
2 Các phương pháp tiến hành thu thập thông tin phân tích công việc
Việc thu thập thông tin để phân tích công việc thường do các chuyêngia về nhân sự, công nhân, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc và cácgiám viên trực tiếp tiến hành.
2.1 Quan sát
Là phương pháp trong đó người cán bộ nghiên cứu quan sát một haymột nhóm người lao động thực hiện công việc và ghi lại đầy đủ Phương pháp
Trang 12quan sát trực tiếp có nhiều hữu ích khi cần thu thập thông tin để phân tíchcông việc được thực hiện chủ yếu bằng tay, hoặc chủ yếu do sự cố gắng vềthể lực của công nhân viên sản xuất thực hiện Phương pháp này không ápdụng được đối với các công việc có tính chất tình huống như công việc của ytá trong phòng cấp cứu hay công việc của người lao động trí óc.
Nên thực hiện quan sát theo chu kỳ công việc hoàn chỉnh Chu kỳ côngviệc là thời gian cần thiết cho việc hoàn thành, thực hiện trọn vẹn công việc.
Sau khi thu thập thông tin cần phỏng vấn nhân viên thực hiện công việcđể tìm hiểu những điều chưa hiểu trong quá trình quan sát và bổ sung thêmcác thông tin và người quan sát bị bỏ sót.
Có thể tiến hành quan sát vừa phỏng vấn, cách làm này nhân viên thựchiện công việc dễ bị hồi hộp hoặc bị phá vỡ nhịp điệu làm việc bình thường,làm cho kết quả quan sát khó chính xác.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp.
Nhược điểm: Không mô tả được đầy đủ, sâu sắc công việc.
2.2 Bảng câu hỏi
Để cho công nhân, nhân viên điền vào các bảng câu hỏi trong đó có môtả các quyền hạn, trách nhiệm và các vấn đề có liên quan đến công việc là mộtphương pháp rất tốt để có được các thông tin phân tích công việc.
Yêu cầu của phương pháp này là cần xác định được:- Nên dựa vào bảng câu hỏi, những câu hỏi như thế nào?- Cơ cấu của câu hỏi đó ra sao?
Thông thường trong thực tế có hai thái cực trái ngược nhau về vấn đềcâu hỏi là:
- Ngoài chức năng, nhiệm vụ chính, còn yêu cầu nhân viên quá nhiềucác chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Trang 13- Yêu cầu nhân viên quá sơ sài, đơn giản các chức năng nhiệm vụ chínhcủa công việc.
Một bảng câu hỏi tốt thường khắc phục được nhược điểm của hai tháicực trên.
Ưu điểm của phương pháp câu hỏi:
- Chi phí thấp hơn so với phương pháp phỏng vấn.- Nhanh chóng thu thập được thông tin từ nhóm đông.
Nhược điểm: Hạn chế tư duy của người được hỏi do bị khống chế vềnội dung trong bảng câu hỏi.
2.3 Phỏng vấn
Nười tiến hành phân tích công việc sẽ phỏng vấn nhân viên để lấythông tin về công việc, các nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành…Qua phỏngvấn, người lao động sẽ cho biết những nhiệm vụ nào cần phải thực hiện trongcông việc của họ, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó và cần phải thựchiện như thế nào
Các hình thức phỏng vấn thu thập thông tin phân tích công việc:
- Phỏng vấn cá nhân với từng công nhân viên.
- Phỏng vấn các giám thị và những người có hiểu biết sâu sắc về côngviệc.
Các nội dung phỏng vấn sau:- Nhiệm vụ của công việc
- Quyền hạn thực hiện- Đặc điểm của công việc Ưu điểm:
Trang 14- Phát hiện được nhiều thông tin về các hoạt động, các quan hệ quantrọng trong công việc mà các phương pháp khác không thể tìm ra được.
- Cho ta cơ hội để giải quyết các yêu cầu và chức năng của phân tíchcông việc
Nhược điểm:
- Sự bóp méo thông tin: Những người được phỏng vấn thường ngụ ýrằng việc phân tích công việc là nhằm thay đổi tiền lương, nâng cao địnhmức, giảm bớt số lượng lao động, do đó họ thường có xu hướng đề cao tráchnhiệm và những khó khăn của mình và giảm bớt mức độ trách nhiệm và khókhăn của người khác.
Những câu hỏi điển hình trong phỏng vấn phân tích công việc:- Công việc được thực hiện như thế nào?
- Các nhiệm vụ, quyền hạn chính trong công việc là gì?
- Những bộ phận hay vị trí khác nhau trong cơ thể trực tiếp tham giavào quá trình thực hiện công việc?
- Trình độ văn hoá, kinh nghiệm, các văn bản chứng chỉ tốt nghiệp cầncó theo yêu cầu thực hiện công việc?
- Những cơ sở tính toán và các tiêu chuẩn trong đánh giá thực hiệncông việc?
- Yêu cầu về tinh thần và thể lực của nhân viên khi thực hiện côngviệc?
- Có sự may rủi hay yếu tố bất thường trong thực hiện công việc? Các lưu ý khi phỏng vấn phân tích công việc:
Để phỏng vấn công việc có hiệu quả cần chú ý :
Trang 15- Trước hết cần xác định người thực hiện công việc giỏi nhất và ngườicó khả năng mô tả quyền hạn, trách nhiệm, cách thực hiện công việc giỏinhất.
- Nhanh chóng thiết lập quan hệ với người bị phỏng vấn, sơ bộ nhắc lạimục đích phỏng vấn và giải thích vì sao lại chọn họ để phỏng vấn.
- Thực hiện phỏng vấn theo hướng dẫn của các bảng chỉ dẫn, xem lạicác câu hỏi cần thiết Lưu ý hướng dẫn nhân viên trả lời theo yêu cầu và bổsung thêm những điều bị bỏ sót.
- Đề nghị nhân viên liệt kê các nhiệm vụ mà họ phải thực hiện khôngtheo qui định thông thường về tầm quan trọng và mức độ thường xuyên xảyra.
- Xem xét và kiểm tra lại các thông tin thu thập được với viên giám thịhoặc với chính người được phỏng vấn.
2.4 Ghi chép các sự kiện quan trọng
Người nghiên cứu ghi chép lại các hành vi thực hiện công việc củanhững người lao động làm việc có hiệu quả và những người lao động làm việckhông có hiệu quả, khái quát lại đặc trưng của công việc cần mô tả và các đòihỏi của công việc.
Ưu điểm: Cho thấy tính linh động của sự thực hiện công việc ở nhiềungười khác nhau.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian để quan sát, khái quát hoá và phânloại các sự kiện Khó khăn trong xây dựng các hành vi trung bình để thực hiệncông việc
Trang 16Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không phải lúc nào người laođộng cũng nhận thức đầy đủ về công việc đang làm Ghi chép khó đảm bảođược liên tục và nhất quán.
2.6 Hội thảo chuyên gia
Là phương pháp phân tích công việc trong đó các chuyên gia được mờidự cuộc họp để thảo luận những công việc cần tìm hiểu Phương pháp này sẽgiúp cho người nghiên cứu làm sáng tỏ và bổ sung thêm những chi tiết chưathu được từ các cuộc phỏng vấn và các phương pháp trên
III Các bước tiến hành phân tích công việc
1 Xác định các công việc cần phải phân tích
Xác định chính sách của doanh nghiệp, mục đích phân tích công việc,từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích công việc hợp lýnhất Thông thường một doanh nghiệp tiến hành phân tích công việc trong cácđiều kiện sau:
- Khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động - Khi xuất hiện các công việc mới
- Khi các công việc có sự thay đổi đáng kể về nội dung
- Khi doanh nghiệp tiến hành rà soát tất cả các công việc theo chu kỳ
2 Lựa chọn phương pháp phân tích
Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tíchcông việc Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tincần thu thập, tuỳ theo loại hình công việc và khả năng tài chính của doanhnghiệp có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tinphân tích công việc như phỏng vấn, bản hỏi, quan sát tại nơi làm việc…
3 Tiến hành thu thập thông tin
Thu nhập các thông tin cơ bản trên cơ sở sơ đồ tổ chức, các văn bản vềmục đích yêu cầu, chức năng quyền hạn của công ty, phòng ban, phân xưởng,sơ đồ quy trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nếu có).
Trang 174 Sử dụng thông tin thu thập
Kiểm tra, xác minh lại tính chính xác của thông tin Những thông tinthu thập để phân tích công việc trong bước 3 cần được kiểm tra lại về mức độchính xác, đầy đủ bằng chính các nhân viên, công nhân thực hiện công việcvà các giám thị, giám sát tình hình thực hiện công việc đó.
Viết bản nháp mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối vớingười thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Sau đó hoàn thiện lạivà truyền đạt tới nhân viên.
IV Sự cần thiết hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Sở Tàinguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội
Phân tích công việc có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các tổchức, giúp cho nhà quản lý nói chung cũng như các cán bộ nhân sự có thểthực hiện được các hoạt động quản trị nhân sự một cách thuận lợi Đó sẽ là cơsở để nhà quản lý có thể xác định được kỳ vọng của mình đối với nhân viêntừ, xác định được chính xác các yêu cầu của công việc với người lao động từđó có thể đưa ra được các quyết định tuyển dụng nhân sự đúng đắn cũng nhưtrong vấn đề thuyên chuyển, đề bạt Cũng là cơ sở để có thể đánh giá đúngnăng lực của nhân viên, loại bỏ nhiều bất bình đẳng về mức lương qua việcphân tích nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc, tạo điều kiện kích thíchngười lao động làm việc nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức thưởng Phântích công việc còn có ý nghĩa rất lớn đó là công cụ hữu hiệu giúp tổ chức,doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần só sự cải tổ hoặc thay đổi về cơcấu tổ chức, tinh giản biên chế, giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếuhiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ.
Giúp người lao động hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình Côngviệc không bị chồng chéo tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phậntrong tổ chức Tạo ra các tiêu chuẩn để người lao động có hướng phấn đấu vàcố gắng thực hiện tốt công việc được giao, giảm thiểu các mâu thuẫn trong
Trang 18quan hệ đồng nghiệp, tránh xảy ra xô xát khi so sánh mức lương cũng như sosánh về khối lượng công việc cần phải hoàn thành.
Ngoài những đặc điểm nói trên, khi mỗi cá thể hay tập thể có một bảngmô tả công việc cho mình, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đánh giá thànhquả lao động, từ đó làm quyết định khen thưởng hay đề bạt một cách kháchquan Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc xây dựng tínhđoàn kết của doanh nghiệp
Các kết quả phân tích công việc cũng là cơ sở rõ ràng để trả lời các câuhỏi:
- Tại sao có công việc này?
- Người đảm nhiệm công việc phải có trách nhiệm gì?
- Cần phải có những yếu tố nào để có thể thực hiện công việc một cáchhiệu quả.
Các kết quả phân tích công việc còn là nền tảng đảm bảo cho sự nhấtquán trong các hoạt động giao tiếp và trong các phương thức quản lý nguồnnhân lực Chúng cũng là cơ sở cho cách hiểu thống nhất về các phận sự củacông việc mà những người đảm nhiệm công việc và người quản lý của họphải chịu trách nhiệm công khai
Trang 19CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC - THỰC TRẠNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI
I Quá trình hình thành phát triển của Sở Tài nguyên, Môi trườngvà Nhà đất Hà Nội
1 Quá trình hình thành phát triển của Sở Tài nguyên, Môi trườngvà Nhà đất Hà Nội
Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội được thành lập theoquyết định số 101/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội căncứ vào quyết định số 45/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việcthành lập Ngành Tài nguyên môi trường Tiền thân của Sở Tài nguyên, Môitrường và Nhà đất Hà Nội là Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội, sau đó sát nhậpvới quỹ môi trường để tạo nên Sở Chức năng nhiệm vụ của Sở hầu nhưkhông thay đổi so với trước đây, hiện nay bổ sung thêm một mảng môitrường hoạt động song song
Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môngiúp Uỷ ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềtài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khítượng thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở và công sở trên địa bàn thànhphố Hà Nội.
Sở Tài nguyên, Môi trường và nhà đất Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên mônnghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngànhcó liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, có tư cách pháp nhân,được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quyđịnh hiện hành.
Trụ sở cơ quan đặt tại: 18 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thànhphố Hà Nội.
Nhiệm vụ chung:
Trang 20+ Trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,về công tác quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,khí tượng, thuỷ văn, môi trường, đo đạc bản đồ, nhà ở và công sở (sau đây gọichung là Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất) trên địa bàn Thành phố.
+ Trình UBND Thành phố về quy hoạch, chương trình, kế hoạch dàihạn, 5 năm và hàng năm về quản lý, phát triển, chính sách và khai thác, sửdụng tài nguyên, môi trường và phát triển Nhà ở phù hợp với quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
+ Tổ chức, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, chương trình sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật và thông tin về tài nguyên, môi trường và nhà đất đến tổ chức vàcông dân; tham gia thẩm định các dự án công trình có nội dung liên quan đếnlĩnh vực tài nguyên môi trường và nhà đất.
+ Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và lập bản đồ về tài nguyên để có kếhoạch bảo vệ và khai thác sử dụng.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên,môi trường và nhà đất ở cấp Quận, huyện, xã, phường và thị trấn.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp,khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môitrường và nhà đất theo quy định của pháp luật Phối hợp với Ban tổ chứcchính quyền thành phố và chính quyền địa phương về giải quyết tranh chấpđịa giới hành chính trên địa bàn Thành phố.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công tronglĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật, đápứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vềquản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất; cập nhật, xây dựng hệ thống thôngtin – lưu trữ tư liệu, số liệu về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy
Trang 21định của pháp luật; được phép thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảnlý của ngành theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức và người lao động; đàotạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn,làm công tác quản lý về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định củaBộ tài nguyên và môi trường và UBND Thành phố Hà Nội.
+ Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phâncấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
+ Kiến nghị với UBND Thành phố đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bảncủa các tổ chức, các cấp chính quyền thuộc thành phố trái thẩm quyền hoặc viphạm quy định của Nhà nước và Thành phố về tài nguyên môi trường và nhàđất.
- Trình UBND quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyểnquyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng nhà đất, đấu giá quyền sử dụngđất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho các đối tượng thuộc thẩm quyền củaUBND Thành phố.
- Hướng dẫn UBND các Quận, huyện thực hiện việc cấp giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị, giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu vực nông thôn; giấy chứngnhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánhgiá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý
Trang 22hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; cập nhật, bổ sung và chỉnh lý biếnđộng về đất và nhà để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả; ký hợp đồngthuê đất trên địa bàn thành phố; đăng ký giao dịch, đảm bảo về quyền sử dụngđất, bất động sản gắn liền với đất đối với các tổ chức.
+ Về quản lý nhà ở và công sở:
- Quản lý nhà ở, công thự, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước doThành phố quản lý; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát triểnquỹ nhà ở, công thự được giao quản lý theo quy định của pháp luật, hướngdẫn của Bộ xây dựng và phân cấp của Thành phố; hướng dẫn việc thực hiệnchế độ bảo hành, bảo trì nhà công vụ, nhà thuộc sở hữu nhà nước do thànhphố quản lý.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, lập danh bạđiều tra về diện tích, tình trạng phân loại, mục đích sử dụng và chuyển dịch sởhữu nhà của cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố; hướng dẫnUBND các quận, huyện làm thủ tục chuyển dịch sở hữu nhà ở trên địa bànquận, huyện.
- Hướng dẫn và tổ chức việc tiếp nhận quỹ nhà tự quản của Trung ươngvà Thành phố để thống nhất quản lý, tổ chức và tiến hành thủ tục mua bán,cho thuê nhà ở theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra UBND các quận huyện thực hiệnđánh biển số nhà trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo và thực hiện cácgiải pháp chính sách để quản lý thống nhất các hoạt động về kinh doanh bấtđộng sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấpThành phố.
- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Thành phố về chính sách đấtvà nhà, Ban điều hành chương trình phát triển nhà ở Thành phố, Hội đồng bánnhà Thành phố và Hội đồng 297 Thành phố.
Trang 23- Tham gia định giá các loại nhà, đất ở Thành phố theo khung giá,nguyên tắc, phương pháp định giá các loại nhà, đất của Chính phủ.
+ Về tài nguyên khoáng sản:
- Trình UBND Thành phố quy định các biện pháp bảo vệ tài nguyênkhoáng sản trên địa bàn Thành phố và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
- Trình UBND Thành phố cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai tháckhoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thukhoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyềncủa UBND Thành phố theo quy định của pháp luật.
- Quản lý kiểm tra việc thực hiện tìm kiếm, thăm dò, khai thác tàinguyên khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân hoạt động tại địa phương theoquy định của pháp luật.
- Giúp UBND Thành phố chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành có liênquan để khoanh vùng cấm khai thác khoáng sản, trình Chính phủ xem xétquyết định.
+ Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:
- Trình UBND Thành phố quy định các biện pháp bảo vệ tài nguyênnước và công trình khí tượng thuỷ văn ở địa phương; hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện.
- Tổ chức điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xâydựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố.
- Trình UBND Thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt độngđiều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, dung lượng xả nướcthải vào nguồn nước, các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng theophân cấp; kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả củathiên tai trên địa bàn Thành phố.
+ Về môi trường:
Trang 24- Trình UBND Thành phố quy định các biện pháp bảo vệ môi trường ởđịa phương, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.
- Trình UBND Thành phố cấp, thu hồi, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩnmôi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn Thànhphố theo phân cấp.
- Tổ chức điều tra, khảo sát và thẩm định, báo cáo đánh giá tác độngcủa các dự án đầu tư và cơ sở sản xuất, kinh doanh đến môi trường trên địabàn Thành phố.
- Tổ chức điều tra đánh giá hiện trạng môi trường, theo dõi diễn biếnchất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên vàMôi trường.
- Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, phối hợpvới các ngành, các cấp, các hội quần chúng để tuyên truyền, giáo dục nângcao ý thức bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố.
+ Về Đo đạc bản đồ:
- Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷquyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân đăng kýhoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn Thành phố theo quy định của phápluật.
- Trình UBND Thành phố phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chấtlượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính; đo đạc và bản đồchuyên dụng của Thành phố; quản lý dấu, mốc đo đạc.
- Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lậphệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề để phục vụ các mục đích chuyêndụng.
- Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quanquản lý Nhà nước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩmbản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật, sai địa giới hành chính, địa danhcủa Thanh phố.
Trang 25P ĐKTKvà ĐĐ
Thanh tratài nguyênmôi trườngvà nhà đấtBan 61/
P Tổ chứcHànhchính
P.QLMT,khí tượngvà thuỷ văn
P.QL đầutư và tàinguyên
P QL địachính nhà
đất
P ChínhsáchP Kế
hoạch tổnghợp
VP ĐKđất vànhà HN
Công tykinhdoanh nhà
Ban QLvốn vàngân sách
Công tyđịachính
Giám đốc
Phó Giám đốc
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội
(Nguồn Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội )
Trang 262 Cơ cấu quản lý
2.1 Lãnh đạo Sở
Gồm 01 Giám đốc Sở và 04 Phó Giám đốc Sở trong đó Giám đốc Sở chịutrách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và trước Pháp luật về chứctrách, quyền hạn và nhiệm vụ được giao còn Phó Giám đốc Sở chịu tráchnhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
2.2 Các phòng ban chuyên môn2.2.1 Phòng Kế hoạch tổng hợp
Đề xuất, tổng hợp trình Giám đốc Sở về quy hoạch, kế hoạch dài hạnvà 5 năm liên quan đến các nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ngành phù hợpvới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố; tổng hợp cácChỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Ngành để trình UBND Thành phố; trìnhGiám đốc Sở giao nhiệm vụ và Chỉ tiêu kế hoạch cho các Phòng, Ban, đơn vịtrực thuộc sau khi được phê duyệt; tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất hàng năm của các Quận, Huyện trình UBND Thành phố phê duyệt;tham gia Hội đồng thẩm định liên ngành Thành phố về chính sách giải phóngmặt bằng, định giá đất đai và nhà ở phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.Xây dựng kế hoạch phát triển quỹ nhà tái định cư, phương án phân bổ quỹnhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thànhphố Thụ lý hồ sơ trình UBND Thành phố về việc quyết định bán, cho thuênhà tái định cư; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án pháttriển nhà trên địa bàn Thành phố Xây dựng quy trình và thụ lý thẩm định hồsơ giá đất mới, cho thuê đất mới, xây dựng các khu đô thị mới, đấu giá quyềnsử đụng dất; chính sách giao đất làm nhà ở giãn dân nông thôn; kiểm tra việcsử dụng đất của các tổ chức, đơn vị sau khi có quyết định giao đất, cho thuêđất và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.
2.2.2 Phòng Đăng ký thống kê và Đo đạc bản đồ
Phòng đăng ký thống kê và Đo đạc bản đồ là phòng chuyên môn, thammưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
Trang 27hợp thức, chuyển mục đích sử dụng đất, công tác cấp Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất của tổ chức Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác lập hồ sơđịa chính, công tác phân hạng, định giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai Quảnlý Nhà nước về khảo sát và đo đạc các loại bản đồ Địa chính và bản đồchuyên ngành; Quản lý lưới toạ độ, độ cao và mốc giới địa chính, địa giớihành chính, lập trích lục bản đồ trên địa bàn Thành phố.
2.2.3 Phòng Chính sách
Phòng chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu nghiên cứu đề xuấthoặc làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn chínhsách, pháp chế của Nhà nước về quản lý Tài nguyên, Môi trường và Nhà đấtthực hiện trên địa bàn Thành phố, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sáchpháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà đất; Phối hợp tổ chức tập huấnđào tạo về chính sách cho cán bộ các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; Thụlý giải quyết đơn thư và khiếu nại của cá nhân tổ chức và thẩm định hồ sơ cấpGiấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với các loạinhà và đất thuộc diện chính sách: vắng chủ, cải tạo, công tư hợp doanh, nhàHoa, tôn giáo, quản lý theo Thông tư 73/TTg, các loại nhà thuộc phạm vi điềuchỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của UB Thường vụ Quốchội về giao dịch dân sự và nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 và thựchiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao.
2.2.4 Phòng Quản lý Điạ chính Nhà đất
Phòng Quản lý Điạ chính Nhà đất là phòng chuyên môn, tham mưu,quản lý hồ sơ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước do Sở Tài nguyên, Môi trườngvà Nhà đất được giao quản lý; đăng kiểm các loại hợp đồng nhà dụng nhà đất,quản lý quỹ nhà tự quản của cơ quan Trung ương và Hà Nội, quỹ nhà ở phụcvụ tái định cư hoặc tổ chức bán theo quy định của Nhà nước và UBND Thànhphố; tổ chức thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất và quản lý theo dõi cập nhậtbiến động các Hợp đồng thuê đất của các tổ chức kinh tế trong nước, tổ chứcnước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài theo quy định của cấp có thẩm
Trang 28quyền; Quản lý, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn công tác đánh số và gắn biển sốnhà trên địa bàn Thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi đượcGiám đốc Sở giao.
2.2.5 Phòng Quản lý tài nguyên và đầu tư
Phòng Quản lý tài nguyên và đầu tư là phòng chuyên môn, tham mưulãnh đạo Sở trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản vàđầu tư.
2.2.6 Phòng Quản lý môi trường, khí tượng và thuỷ văn
Phòng Quản lý môi trường, khí tượng và thuỷ văn là phòng chuyênmôn, tham mưu lãnh đạo Sở về công tác quản lý Môi trường, Khí tượng vàthuỷ văn trên địa bàn Thành phố và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốcSở giao.
2.2.7 Ban 61/CP
Ban 61/CP là phòng chuyên môn, tham mưu Lãnh đạo Sở về công táclập kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhànước theo Nghị định 61/CP trên địa bàn Thành phố, tiếp nhận nhà tự quản củacác cơ quan Trung ương và Hà Nội; tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ nhà ởtheo Quyết định 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện một số nhiệmvụ khác khi được Giám đốc Sở giao.
2.2.8 Thanh tra Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất
Thanh tra việc chấp hành chính sách, thi hành pháp luật, giải quyết cáctranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tàinguyên, môi trường, và nhà đất theo quy định của pháp luật và tổ chức thựchiện sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt
2.2.9 Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà Hà Nội
Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà là tổ chức sự nghiệp trực giúp Sở Tàinguyên Môi trường và Nhà đất, thực hiện chức năng tổ chức đăng ký sử dụngđất, quản lý hồ sơ địa chính gốc, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và xâydựng quản lý hệ thống thông tin đất đai.
Trang 292.2.10 Phòng Tổ chức – Hành chính
Tham mưu giúp Giám đốc Sở các mặt:
Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng tổ chức bộ máy quản lý củaNgành hợp lý, thống nhất đạt hiệu quả.
Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức, người lao động.Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ và chế độchính sách đối với cán bộ công chức của Ngành Tài nguyên, Môi trường vàNhà đất.
Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện các Nội quy, Quychế cơ quan, Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác cải cách hành chính.
Hành chính quản trị, đối nội, đối ngoại, hợp tác quốc tế, bảo vệan ninh trật tự và an toàn cơ quan.
Giải quyết chế độ chính sách tiền lương theo quy định của Nhànước.
Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán, tài chính đốivới các đơn vị thuộc Sở quản lý theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ có phát sinh thu chi đối với cơquan Văn phòng Sở và hạch toán theo quy định của Nhà nước.
Phối hợp dự thảo các văn bản Pháp quy có liên quan đến nhiệmvụ được giao và hướng dẫn thực hiện.
Ngoài các phòng ban chuyên môn Sở còn có các đơn vị trực thuộc,được tổ chức như một đơn vị nhưng có chức năng và nhiệm vụ như các phòngban đó là Công ty kinh doanh nhà, Ban Quản lý vốn ngân sách cấp và Công tyđịa chính
Cơ cấu tổ chức của Sở được thực hiện theo mô hình trực tuyến – chứcnăng, giúp Sở nâng cao tính chuyên sâu trong công việc của nhân viên, vàgiúp nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua học hỏi lẫn nhau trongcông việc chuyên môn Ngoài ra, chênh lệch trình độ chuyên môn, kinh
Trang 30nghiệm giữa các nhân viên vô hình trung phân chia họ thành thứ bậc Vì thế,mỗi cá nhân cảm thấy có nhu cầu phát triển bản thân thông qua đầu tư vàoviệc học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và để được thăng tiến theo nấcthang nghề nghiệp Tuy nhiên sự phân chia theo mô hình trực tiếp chức năngsẽ dẫn đến sự không ăn ý giữa các phòng ban trong Sở và kết quả là tính phốihợp lẫn nhau giữa các bộ phận dễ bị ảnh hưởng Mô hình này đã phát huyđược tính ứng dụng của nó vì nó đã giúp cho tài sản và thông tin được luânchuyển nhịp nhàng vượt qua ranh giới giữa các phòng ban, và nhờ sắp xếptheo mô hình này mà thông tin từ cấp dưới đưa lên cấp trên nhanh và chínhxác từ đó giúp cho ban Lãnh đạo Sở có những quyết định kịp thời Giúp Lãnhđạo Sở có thể bao quát được toàn bộ tình hình hoạt động từ đó cũng một phầngiúp tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ công chức viên chức với lãnhđạo Với mô hình này thì cần phải đặc biệt lưu ý đến vấn đề độ chính xác củathông tin khi đi qua các tầng quản lý trong Sở, đảm bảo thông tin giữ đượctính trung thực tuyệt đối khi đến được cấp quản lý cao nhất.
Trang 313 Đặc điểm nhân lực của Sở
Bảng 1: Bảng kê chất lượng cán bộ công chức viên chức của Sở Tàinguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội
Số lượngTỷ lệ(%)
Trang 32(Nguồn: Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội)
Nguồn nhân lực của Sở hiện nay là một đội ngũ công chức hành chínhchuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Hầu hết các cán bộcông chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm 94,6% tổng số cán bộcông chức viên chức và phần lớn đã qua đào tạo về trình độ lý luận chính trịtừ sơ cấp đến cao cấp Với đặc điểm này sẽ giúp cho công chức của Sở cóđược tính chuyên nghiệp cao trong công việc Tính chuyên nghiệp cao trongcông việc không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn thểhiện ở thời gian và thâm niên công tác Phần lớn cán bộ công chức viên chứcở trong Sở là những người 35-55 tuổi có kinh nghiệm cả về chuyên môn vàtrình độ quản lý hành chính Nhà nước
Cán bộ công chức viên chức là nữ chiếm 40%, nam chiếm 60% nhưvậy đã phần nào thể hiện sự bình đẳng trong nguồn nhân lực Tạo được sựcân bằng và mối quan hệ hài hoà trong công việc
Bảng 2: Bố trí nhân lực tại các phòng ban của Sở Tài nguyên, Môitrường và Nhà đất Hà Nội
9Ban 60/CP (Văn phòng đăng ký 7
Trang 33đất nhà)
13Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế+ Công chức nguồn
(Nguồn: Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội)
Qua bảng trên ta có thể thấy có sự biến đổi lớn trong số lượng chỉ tiêubiên chế của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, sở dĩ có sự thayđổi này là cuối năm 2003, Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội sát nhập với một bộphận môi trường do đó số lượng cán bộ công chức viên chức đã tăng lên đángkể Giữa các phòng ban, số lượng cán bộ công chức viên chức cũng biến đổikhông nhiều trong giai đoạn 2003-2005 Chất lượng cán bộ công chức tại cácphòng ban đã được khẳng định là rất cao với gần 100% tôt nghiệp đại học, vàtrên đại học Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các công việc đượcgiao Mức lương bình quân trong toàn Sở là 1.301.599 đồng, mức lương nàycòn rất thấp so với các khu vực ngoài quốc doanh khác nhưng phản ánh đúngthực trạng chung của bộ phận công chức hành chính hiện nay.
Trang 344 Một số kết quả đạt được của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhàđất Hà Nội trong thời gian qua
Sở luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra và trong từng lĩnh vực côngtác cụ thể:
Bảng 3: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu của Sở Tài nguyên, Môitrường và Nhà đất Hà Nội trong giai đoạn 2003-2005
chỉ tiêu
04/03 05/03 05/04TH/KH1Thu phí, lệ
đồng 5.140 8.157 6.885 6.788 1,59 1,32 0,83 0,982Thu tiền thuê
đồng 43.567 53.495 49.260 50.000 1,23 1,15 0,93 1,023Bán nhà theo
Nghị định61/CPvà Quyếtđịnh
4Kế hoach sửdụng đất
1.9572.331,42.055644,081,190,330,280,315Gắn biển số
13.5009.62910.30018.8000,691,392,031,836Sửa chữa
bảo trì nhà
đồng 12.642 22.455 25.301,5 25.196 1,78 1,99 1,12 0,997Công tác
phát triểnnhà ở xâymới
1.164.000 1.418.000 1.350.000 1.550.0001,231,331,091,15
8Công tác thuhồi đất theochỉ thị 15
(Nguồn: Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội)
Trang 354.1 Thực hiện công tác
Trong công tác quản lý Tài nguyên Môi trường và Nhà đất các năm qua.Sở đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và vượt so với các nămtrước; các chính sách quản lý đất và nhà, ngày càng đi vào cuộc sống và tạođược nhiều chuyển biến tích cực, đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực, gópphần phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.
4.1.1 Về công tác quản lý Nhà nước
Tham mưu ban hành chính sách quản lý Nhà nước lĩnh vực Tài nguyên,Môi trường và Nhà đất phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc vận dụngđường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Sở đã dự thảo,trình UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hànhlang pháp lý nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực tàinguyên, môi trường và nhà đất trên địa bàn Thành phố, triển khai luật đất đainăm 2003 dưới nhiều hình thức quyết định, chỉ thị và kế hoạch (xem bảng 4kèm theo).
4.1.2 Công tác quản lý đất đai và nhà:
Xác định công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là nhiệm vụquan trọng trong các năm qua nhằm phát huy nội lực, khai thác tiềm năng từđất, thu ngân sách để đầu tư trở lại xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật,xã hội của Thành phố, Sở đã phối hợp với các ngành và UBND các Quận,Huyện tập trung triển khai thực hiện các dự án theo kế hoạch của UBNDThành phố.
Sở đã đôn đốc, phối hợp và hướng dẫn các Quận, Huyện thựchiện kế hoạch cấp Giấy chứng nhận theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP củaChính phủ, đồng thời chỉ đạo hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính ở cácphường, xã, thị trấn.
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các Ngành hoàn chỉnh các quyđịnh về quản lý quỹ nhà đa sở hữu, trình UBND Thành phố ban hành chỉ thịtriển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các Quận, Huyện
Trang 36đến năm 2010 để cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời hướng dẫn các Quận, Huyệnthực hiện.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng và tăng cườngxây dựng để chuẩn bị quỹ nhà ở tái định cư, chủ động phục vụ công tác giảiphóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bànThành phố.
Tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp triển khai có hiệu quảChỉ thị 15/CT-UB, Chỉ thị 16/CT-UB, Chỉ thị 17/CT-UB của UBND Thànhphố.
Tập trung với các ngành kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cácQuận, Huyện giải quyết, xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại tồnđọng kéo dài liên quan đến lĩnh vực quản lý Tài nguyên, Môi trường và Nhàđất.
Phối hợp các Quận, Huyện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêmcác hoạt động khai thác cát, hoạt động bến bãi trái phép để góp phần làmgiảm hoạt động khai thác trái phép cũng như tăng nguồn thu Ngân sách vàđảm bảo môi trường xã hội.
4.1.3 Công tác cải cách Hành chính
Sở tập trung thực hiện mạnh hơn cơ chế “Một cửa” theo Quyết định số156/QĐ-UB ngày 11/11/2003 của Thành phố; chủ động xây dựng ban hànhmới các quy chế dân chủ, quy ước hoạt động và quy định về trình tự thủ tục,thời gian giải quyết hồ sơ và thời gian trả kết quả về giải quyết thủ tục hànhchính với các tổ chức và công dân tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cảicách hành chính trong các lĩnh vực giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứngnhận.
Tổ chức thực hiện công tác tiếp dân tại Văn phòng Sở và các Công tytrực thuộc tập trung về một đầu mối công tác khiếu nại, tố cáo thuộc thẩmquyền giải quyết của Ngành Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Phấn đấu
Trang 37mục tiêu cải cách hành chính mạnh hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực nhằm tạomọi điều kiện cho các tổ chức và nhân dân tiếp cận với các quy định của Nhànước và Thành phố; có thái độ đúng mức trong giao tiếp, chống cửa quyền,phiền hà và đảm bảo quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
4.2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước 4.2.1 Về lĩnh vực tài nguyên đất
Thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất thực hiện kế hoạchsử dụng đất
Tập trung chỉ đạo dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) của Thành phố Hà Nội đãđược thủ tướng chính phủ phê duyệt; phối hợp với các ngành, các cấp tổnghợp các nhu cầu sử dụng đất của các dự án để lập kế hoạch sử dụng đất điềuchỉnh của Thành phố Hà Nội năm 2004 là 3.388 ha đất (điều chỉnh tăng là1.844 ha đất) được HĐND Thành phố thông qua, Thủ tướng Chính phủ phêduyệt điều chỉnh tại quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 09/06/2004; tổ chứcthực hiện công tác thống kê đất đai hàng năm.
Thực hiện có kết quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất:
Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng từ đất đai, thực hiện đấu giáquyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là một chủ trương lớncủa Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố, đã được Thủ tướng Chính phủcho phép thực hiện Việc đấu giá quyền sử dụng đất đã thực hiện đúng tinhthần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX vềtiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với quy định của Luật Đất đainăm 2003, UBND Thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọngcủa Đảng bộ và chính quyền các cấp nên đã tập trung chỉ đạo quyết liệt từ lậpkế hoạch đến tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Mục tiêu của công tác này là: Nhà nước điều tiết được địa tô chênh lệchvà sử dụng toàn bộ địa tô thu được để phục vụ lợi ích công cộng, cải thiện đời
Trang 38sống nhân dân, chủ yếu tại địa phương nơi thu hồi đất; giải quyết được mộtphần nhu cầu nhà ở của nhân dân, bước đầu góp phần bình ổn thị trường nhàđất; đồng thời lựa chọn được các chủ đầu tư có năng lực thực hiện dự án phùhợp với quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố.
Năm 2004 tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích 36.209m2 đất
4.2.2 Về lĩnh vực khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản
Lập bản đồ tài nguyên, xác định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm, khuvực hạn chế khai thác và khai thác tận thu khoáng sản; trình UBND Thànhphố ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát trên địabàn Thành phố.
Phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành Thành phố thành lập đoàn kiểm traliên ngành để kiểm tra khả năng thoát lũ, dòng chảy trên các sông để đảm bảoan toàn trong mùa mưa bão, kết quả đạt được đối với các đơn vị vi phạm đoànkiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu đình chỉngay việc khai thác và sử dụng bến bãi.
Năm 2003-2005 thẩm định nhiều hồ sơ về thăm dò, khai thác nguồnnước; cấp phép hồ sơ thăm dò nguồn nước, khai thác cát, khai thác tận thu sétcao lanh, và hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác cát; tiến hành kiểm tra cácdoanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý các vi phạm khai tháccát sỏi của một số đơn vị trên các sông thuộc địa bàn Thành phố; tổ chức tậphuấn cho các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản để phổ biến quántriệt Quyết định số 159/2003/QĐ-UB ngày 21/11/2003 của UBND Thành phốvề Quy định tạm thời quản lý, khai thác cát, sỏi, sử dụng bến bãi, đường vậnchuyển tạm thời để chứa và trung chuyển cát, sỏi trên các sông trên địa bànThành phố.
4.2.3 Công tác bảo vệ nâng cao chất lượng môi trường
Trang 39Quán triệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Sở đã triển khai xâydựng Đề án bảo vệ môi trường của Thành phố đến năm 2010 và định hướngđến năm 2020 trình UBND Thành phố phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch và triển khai việc thu phí môi trường nước thải tạicác cơ sở Lập kế hoạch triển khai Đề án số 31- ĐA/TU ngày 24/04/2004 củaThành uỷ về một số nhiệm vụ trọng điểm cải thiện môi trường xã hội trongnăm 2004-2005; triển khai các khoá tập huấn về dự án VCEP II và công tácquản lý môi trường cho UBND các quận huyện; phối hợp với các tổ chứctrong nước, ngoài nước để triển khai các dự án: phát triển giao thông đô thịHà Nội, Xây dựng chỉ số đánh giá giao thông đô thị bền vững, phí bảo vệ môitrường đối với nước thải trên địa bàn Thành phố và chương trình không khísạch các thành phố Châu Á
Công tác cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP: Sở đãtrình UBND Thành phố quyết định tiếp tục phân cấp cho UBND các Huyệnxét duyệt và ký quyết định cấp giấy chứng nhận; tổ chức tập huấn về chuyênmôn nghiệp vụ cho cán bộ phường xã, thị trấn và cán bộ phòng tài nguyên,
Trang 40môi trường các Quận, Huyện, phân công cán bộ theo dõi địa bàn, thườngxuyên đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc chủ động thiết lập đường dâynóng để tiếp nhận ý kiến, giải quyết kịp thời vướng mắc của nhân dân và xửlý cán bộ có biểu hiện cản trở việc cấp giấy chứng nhận.
Công tác bán nhà theo Nghị định 61/CP và thực hiện quyết định20/2000/QĐ-TTg:
Công tác bàn giao tiếp nhận nhà của các cơ quan tự quản đang được triểnkhai
Làm tốt việc thực hiện Quyết định 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 củaThủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cáchmạng tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở
Công tác quản lý nhà, bảo trì và phát triển quỹ nhà:
Công tác gắn biển số nhà: Sở đã phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đánh số, gắnbiển số nhà cho các Quận, Huyện với tổng số 10.000 biển kết quả thực hiệnđã gắn được 18.800 biển số nhà đạt 182% kế hoạch năm So với năm 2004được 9.500 biển gấp 2 lần
Công tác bán nhà: Thực hiện tốt việc ký hợp đồng thuê nhà cho tổ chứccá nhân thuê để ở và sản xuất kinh doanh
Công tác sửa chữa chống xuống cấp nhà nguy hiểm, chính sách thuộcquỹ nhà sở hữu Nhà nước: Năm 2005 đã có chuyển biến mạnh thực hiện chỉtiêu kế hoạch cho công tác sửa chữa chống xuống cấp quỹ nhà quản lý là26,951 tỷ đồng Do khâu chuẩn bị đầu tư tốt và thường xuyên kiểm tra đônđốc, nên toàn Ngành đã đạt được kết quả thực hiện sửa chữa, bảo trì năm2005.
Công tác phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố: Thực hiện chủtrương xã hội hoá phát triển nhà ở, tạo điều kiện về cải thiện nhà ở của nhândân, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chương trình 12/CTr-TU về phát triển nhàở năm 2010; UBND Thành phố giao chỉ tiêu hướng dẫn kế hoạch phát triểnnhà ở đến năm 2005 cho các ngành, Quận, Huyện và chủ đầu tư dự án phát