1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006

96 1,9K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài.

Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư ngày càng tăng thì các doanhnghiệp đang hoạt động càng có nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất và ngày càng

có nhiều nhà đầu tư tiềm năng muốn tham gia thị trường…dẫn đến tăng nhu cầu lập

kế hoạch kinh doanh Hơn nữa, việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinhdoanh không chỉ được quan tâm bởi các nhà đầu tư mà ngay cả ban quản trị doanhnghiệp cũng xem đây là công cụ giúp cho họ định hướng và quản lý hoạt động nhằmđạt mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi hoạt động với quy mô kinh doanh lớn

và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều yếu tố bất định, việc lập một kếhoạch kinh doanh ở dạng văn bản chính thức một cách có hệ thống sẽ giúp chodoanh nghiệp có điều kiện phân tích kỹ hơn, đánh giá tốt hơn kế hoạch hành độngcủa mình và kế hoạch kinh doanh đó cũng có thể được sử dụng như là một cẩm nang

để dẫn đến thành công

Được chính thức thành lập vào năm 2001, Công ty cổ phần xuất nhập khẩuthủy sản An Giang đã tiến hành hoạt động xuất khẩu, thực hiện xuất một số mặthàng từ thủy sản sang thị trường của một số nước (Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, HongKong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản…) Mặt khác, do kim ngạch xuất khẩu trongcác năm gần đây đều tăng, nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau trênthị trường xuất khẩu bất cứ lúc nào cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho Công

ty Do đó, để tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển vững mạnh thì bản thânCông ty phải ra sức hoạt động có hiệu quả Hiệu quả mà Công ty đạt được không chỉ

là lợi nhuận kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt xã hội, tạo điều kiện giải quyết công

ăn việc làm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương Xuất phát từnhững nhu cầu như trên nên em quyết định chọn đề tài “Lập kế hoạch kinh doanhcho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006” để nghiêncứu với hi vọng mang lại sự thay đổi tích cực cho Công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt độngbên trong cũng như bên ngoài Công ty (môi trường kinh doanh), trên cơ sở đó đưa

Trang 2

ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu mở rộng thịtrường, quảng bá sản phẩm của Công ty Với các phân tích về nguồn lực của Công

ty, về môi trường kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh…kế hoạch kinh doanh sẽ đưa racác chiến lược, các kế hoạch thực hiện cùng với các dự báo kết quả hoạt động trongkhoảng thời gian kế hoạch Từ đó nhằm đưa ra các chiến lược Marketing nhằm pháthuy những mặt mạnh mà Công ty có được và khắc phục những yếu kém mà Công tygặp phải để đưa hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả và đạtchất lượng cao, đưa sự nghiệp kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển Bêncạnh đó còn giúp cho Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, để cóthể đứng vững trên nền kinh tế thị trường, đồng thời còn góp phần vào sự phát triểnkinh tế của tỉnh nhà

3 Phương pháp nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu phương pháp chủ yếu trong quá trình thựchiện đề tài này là: thu thập số liệu trực tiếp từ Công ty trong 3 năm gần đây (2003-2004-2005) để dự báo cho những năm tiếp theo, kết hợp với việc tham khảo cácluận văn khóa trước, giáo trình, sách báo, internet cùng với những kiến thức đã họcđược như dự báo bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính và phươngpháp parapol

4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

Hoạt động của Công ty rất đa dạng và phong phú, nhưng do hạn chế về thờigian, kiến thức và ban đầu làm quen với thực tế nên trong đề tài này em chỉ tậptrung lập kế hoạch kinh doanh cho 2 sản phẩm là: sản phẩm cá Tra fillet đông lạnhxuất khẩu và cá Basa fillet đông lạnh xuất khẩu (Doanh thu của 2 mặt hàng nàychiếm trên 80% tổng doanh thu của toàn Công ty) Kế hoạch này dựa trên số liệucủa 3 năm gần nhất (2003-2005) Song cũng đưa ra được một số chiến lược nhằm

mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu sản phẩm của Công ty

Trong quá trình viết đề tài này không khỗi gặp phải những thiếu sót, kínhmong nhận được sự chỉ dẫn của quý Thầy (Cô), Cán bộ công nhân viên của Công tycùng với các bạn sinh viên để luận văn này được hoàn thiện hơn

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN.

I Khái niệm kế hoạch kinh doanh.

1 Kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh là bảng tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch

bộ phận bao gồm: kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạchtài chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiên trong thời gian sắp tới

2 Lập kế hoạch kinh doanh.

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực,quyết định cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu đã đề ra

Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp Bởi lẽ, kế hoạch gắn liềnvới việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổchức, của một doanh nghiệp Kế hoạch hóa cũng là việc chọn lựa phương pháp tiếpcận hợp lý các mục tiêu định trước Kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lốihành động mà một Công ty hoặc cơ sở nào đó và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo

Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai

sẽ làm Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chổ

mà chúng ta muốn có trong tương lai

3 Tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh.

Tầm quan trọng của kế hoạch bất nguồn từ những căn cứ sau:

- Kế hoạch hóa là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định vànhững thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một doanh nghiệp

Kế hoạch hóa làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽkhông xảy ra khác đi Mặc dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sựkiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếukhông có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thácmay rủi, trong việc thiết lập một môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có

gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và

Trang 4

mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện và những đường lối chỉ dẫn

để tuân theo trong khi thực hiện các công việc

Những yếu tố bất định và thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thànhtất yếu Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa tínhbất định càng lớn Ví dụ: trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn đặt hàng

đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên taiđến bất ngờ…Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giảiquyết các tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với nhữngtình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn Ngay cảkhi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần thiết, bởi lẽ

kế hoạch hóa là tìm ra những giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra

- Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch hóabao gồm: xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thốngnhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống Nếu muốn nỗ lực của tập thể cóhiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào

- Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch hóa quan tâmđến mục đích chung là đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất Nếu không có kếhoạch hóa các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp,gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết Chức năng kế hoạch còn bao gồm

cả việc làm thế nào để thúc đẩy các quá trình cải tiến thiết thực

- Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra vàđiều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong

hệ thống nói riêng

4 Phân loại kế hoạch kinh doanh.

Tuy các kế hoạch kinh doanh về cơ bản có các mục chính giống nhau, nhưngtrong các trường hợp cụ thể chúng lại có một số đặc điểm khác nhau Do vậy, việcphân loại kế hoạch kinh doanh sẽ giúp người lập cũng như người đọc bảng kế hoạchkinh doanh nhận dạng được các vấn đề trọng tâm nêu trong kế hoạch Có nhiều tiêuchí để phân loại một kế hoạch kinh doanh:

 Phân loại theo thời gian gồm: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và

kế hoạch ngắn hạn

Trang 5

 Phân loại theo mức độ hoạt động gồm: kế hoạch chiến thuật, kế hoạchchiến lược và kế hoạch tác nghiệp.

 Phân loại theo quy mô doanh nghiệp có hai loại: kế hoạch kinh doanhcho doanh nghiệp lớn và kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Sauđây là một vài điểm khác biệt giữa hai loại kế hoạch này

Bảng 1: Điểm khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp lớn với doanhnghiệp vừa và nhỏ

Kế hoạch kinh doanh cho doanh

nghiệp lớn

Kế hoạch kinh doanh cho doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

- Hầu hết các chủ doanh nghiệp là các cổ

đông, chỉ góp vốn chứ không trực tiếp

điều hành hoạt động của doanh nghiệp

nên kế hoạch kinh doanh sẽ không đề

cập đế vai trò của chủ doanh nghiệp

- Nhấn mạnh vai trò của chủ doanhnghiệp, khả năng và kinh nghiệm củangười này trong lĩnh vực đang hoạt độnghoặc dự định sẽ hoạt động sản xuất kinh

doanh trong tương lai

- Các thông tin do doanh nghiệp cung

cấp trong phân tích thị trường, phân tích

khách hàng, phân tích cạnh tranh thường

có độ tin cậy cao, vì do các bộ phận

chuyên trách của doanh nghiệp thực

hiện

- Các phân tích về thị trường, kháchhàng, cạnh tranh thường mang tính ướclượng, kinh nghiệm, do nhu cầu về thôngtin không cao, hạn chế về chi phí

- Trong chiến lược marketing có thể theo

đuổi cả chiến lược kéo và đẩy với xu

hướng dẫn đầu thị trường

- Hầu như chỉ đề ra những chiến lượctheo đuôi về marketing, chỉ đủ kinh phí

theo đuổi chiến lược đẩy

(Nguồn: Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty SXKD-XNK Trúc Giang của tác giả Phạm Thúy Kiều)

 Phân loại theo tình trạng doanh nghiệp khi lập kế hoạch kinh doanhgồm: kế hoạch kinh doanh khi khởi sự doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh chodoanh nghiệp đang hoạt động

 Phân loại theo mục đích lập kế hoạch kinh doanh gồm: kế hoạch kinhdoanh để vay vốn/bán doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh dùng để địnhhướng/quản lý hoạt động

 Phân loại theo đối tượng đọc bản kế hoạch kinh doanh gồm hai loại:

kế hoạch kinh doanh viết cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và kế hoạch kinhdoanh cho đối tượng bên trong doanh nghiệp

Trang 6

5 Khi nào doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh.

Lập kế hoạch kinh doanh là cần thiết, tuy nhiên mục đích lập kế hoạch kinhdoanh thường khác nhau theo từng tình huống cụ thể của doanh nghiệp, có thể tạmthời chia làm hai nhóm chính sau:

 Lập kế hoạch kinh doanh dùng để vay vốn, huy động vốn Trongtrường hợp tìm kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạchkinh doanh cung cấp nhiều thông tin và dễ thuyết phục các nhà đầu tư hơn là nghiêncứu khả thi

 Lập kế hoạch kinh doanh dùng để định hướng hoạt động quản lý Đểđịnh hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường kế hoạch kinh doanhđược sử dụng nhằm duy trì sự ổn định hoặc khi có dự kiến mở rộng, hoặc khi phảithực hiện hợp nhất, sáp nhập, bán đi

II.Quá trình lập bảng kế hoạch kinh doanh.

Quá trình xây dựng một bảng kế hoạch kinh doanh có thể chia ra các giaiđoạn sau:

1 Chuẩn bị.

Bao gồm việc hình thành nhu cầu, ý tưởng, mục đích và xác định người chịutrách nhiệm thực hiện và các nguồn lực cần thiết Nhu cầu và ý tưởng lập kế hoạchkinh doanh có thể phát sinh do nhu cầu của bên ngoài khi doanh nghiệp cần vay hayhuy động vốn, khi cần thuyết minh hay thông tin với các tổ chức hoặc cá nhân bênngoài doanh nghiệp Nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh cũng có thể phát sinh từ nội

bộ doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích quản lý Khi đó, kế hoạch kinh doanhđược dùng như một công cụ để định hướng, chỉ đạo hoạt động và dự báo kết quảtương lai Khi xác định nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp cũng hìnhthành rõ mục đích sử dụng kế hoạch kinh doanh để làm gì Có thể có nhiều mục đíchkhác nhau, tuy nhiên cần phải định rõ đâu là mục đích chính và đâu là mục đích kếthợp

Sau khi đã quyết định xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm phục vụ cho mụcđịch nào đó, việc kế tiếp cần phải quyết định là doanh nghiệp tự làm lấy (xác địnhngười nào chịu trách nhiệm triển khai) hay mời tư vấn thực hiện (xác định nhà tư

Trang 7

vấn cần mời) Cuối cùng là dự kiến và chuẩn bị những nguồn lực cần thiết để triểnkhai thực hiện.

2 Thu thập thông tin.

Đây là công việc mất nhiều thời gian và công sức, thường được tập trungthực hiện trong giai đoạn đầu và đôi khi còn kéo dài sau đó trong trường hợp có yêucầu Thu thập thông tin càng được chuẩn bị chu đáo trước khi triển khai thì hiệu quảcông việc càng cao Ngoài ra, người lập kế hoạch kinh doanh cũng cần phải ướclượng mức độ chính xác cần có của mỗi thông tin mà họ sẽ thu thập Vì yếu tố nàyrất ảnh hưởng đến chi phí, thời gian và cách thu thập thông tin

3 Tổng hợp và phân tích thông tin.

Sau khi thu thập được phần lớn các dữ liệu cần thiết từ nhiều nguồn khácnhau, người lập kế hoạch kinh doanh sẽ tổng hợp chúng lại và hình thành một bứctranh mô tả toàn cảnh về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường và môi trường kinhdoanh mà doanh nghiệp đang hoặc sắp hoạt động

Có được các thông tin cần thiết vẫn chưa đủ Để có được một bảng kế hoạchkinh doanh tốt, giai đoạn này đòi hỏi người lập kế hoạch kinh doanh phải biết tậndụng những kỹ năng, kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ để phân tích thông tin và diễndịch ý nghĩa hay ẩn ý của các thông tin Ngoài ra cần dự báo một số thay đổi trongtương lai về thị trường, nhu cầu, yếu tố cạnh tranh…Bởi vì kế hoạch kinh doanh là

để giúp triển khai các hoạt động trong tương lai, trong khi hầu hết các thông tinđược mô tả chỉ được xem xét ở thời điểm hiện tại

4 Hình thành chiến lược và kế hoạch hoạt động.

Đây là phần công tác nội nghiệp quan trọng, đòi hỏi người lập kế hoạch phải

có khả năng tư duy chiến lược và có kỹ năng, kinh nghiệm về lập kế hoạch kinhdoanh Thực tế, phần này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả phân tích và diễn dịchthông tin ở phần trước cùng với khả năng vận dụng kinh nghiệm thực tiễn và cácnguyên tắc lý thuyết của người lập kế hoạch

Một yếu tố quan trọng trong gian đoạn này là phải đảm bảo tính nhất quángiữa chiến lược chung và các kế hoạch hoạt động chức năng (tiếp thị, sản xuất,nhân sự…) mà người lập kế hoạch kinh doanh sẽ cụ thể hóa tiếp theo đó bằng các kếhoạch ngắn hạn

Trang 8

5 Lượng hóa và tổng hợp yêu cầu về nguồn lực.

Để có thể đánh giá hiệu quả và triển khai thực hiện các hoạt động chức năng

đề ra trong kế hoạch kinh doanh, cần phải xác định nhu cầu về nguồn lực cho từnghoạt động chức năng, sau đó tổng hợp nhu cầu về các nguồn lực cho toàn bộ kếhoạch kinh doanh Từ đó, doanh nghiệp xác định được nhu cầu bổ sung và chuẩn bịhuy động nguồn lực Ở giai đoạn này những người lập kế hoạch có kinh nghiệmthực tế và kiến thức cụ thể về các lĩnh vực chức năng sẽ có nhiều ưu thế hơn trongviệc nhận dạng, sử dụng thông tin và số liệu để lượng hóa các nguồn lực Một sốđịnh mức hoặc các số liệu theo kinh nghiệm cũng được sử dụng trong công việc này

6 Phân tích và đánh giá kết quả.

Các nguồn lực cần sử dụng và các khoản thu nhập (doanh thu) dự kiến đượctính bằng tiền cùng với các chi tiết về thời gian thu, chi cụ thể là cơ sở thiết lập các

dự báo tài chính Ngoài ra, các phân tích về hiệu quả kinh doanh, về cấu trúc vốn vàtình trạng tài chính trong tương lai cũng sẽ được thực hiện để có thể đưa ra các nhânđịnh chung Để làm phần này, người lập kế hoạch cần có các kiến thức về kế toán,tài chính và các kỹ năng tính toán nhất định Khối lượng tính toán trong phần nàykhá lớn và đôi khi phải tính lặp lại nhiều lần để hiệu chỉnh các thông tin đầu vào chothích hợp Do vậy, các doanh nghiệp có thể thực hiện trên máy tính cùng với cácphần mềm chuyên dùng hỗ trợ cho việc tính toán Tuy nhiên, phần phân tích sau khi

có kết quả đặc biệt quan trọng trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng kế hoạchkinh doanh để định hướng phát triển, khi đó người đọc là lãnh đạo doanh nghiệp chứkhông phải là các chuyên gia tài chính

7 Giai đoạn hoàn tất.

Để hoàn tất, người lập kế hoạch kinh doanh viết và trình bày toàn bộ kết quảthực hiện thành một bảng kế hoạch kinh doanh với đầy đủ các nội dung yêu cầu.Tuy nhiên đó mới chỉ là bảng dự thảo Bước tiếp theo là tổ chức trình bày cho lãnhđạo doanh nghiệp, những người có trách nhiệm hoặc các chuyên gia nghe và góp ý.Một bảng kế hoạch kinh doanh càng được nhiều người có trách nhiệm (kể cả nhữngngười có trách nhiệm thực thi) đồng tình và ủng hộ thì quá trình triển khai thực hiệncàng thuận lợi

Trang 9

Nên xem xét các góp ý thật cẩn thận để có những thay đổi hay điều chỉnh cầnthiết Quá trình này có thể được thực hiện vài dòng khi cần Sau đó, người lập kếhoạch kinh doanh sẽ hoàn chỉnh bảng chính thức và đệ trình lãnh đạo doanh nghiệp.Quá trình lập kế hoạch kinh doanh được xem là kết thúc khi lãnh đạo doanh nghiệpchấp nhận chất lượng và đồng ý nhận bảng kế hoạch kinh doanh đã giao nộp.

III Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh.

1 Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh.

Bắt đầu từ dự báo bán hàng dài hạn, chúng ta tiến hành chuẩn bị kế hoạchkinh doanh Nói cách khác, kế hoạch kinh doanh được căn cứ theo “mức độ chấpnhận” của thị trường đối với những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp Cáchlàm này cho phép sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp phù hợpvới “mức độ chấp nhận” của thị trường Nếu chỉ dựa vào khả năng hiện có của mình,chẳng hạn như công suất sản xuất có thể sử dụng được, doanh nghiệp có thể rơi vàocác tình huống bất lợi như: mức tồn kho tăng quá cao hay sử dụng tài sản khônghiệu quả Trong nền kinh tế thị trường, phương pháp lập kế hoạch kinh doanh gắnvới thị trường được xem là một phương pháp tốt nhất, vì nó cho phép sử dụng tối ưutất cả các nguồn lực luôn khan hiếm của doanh nghiệp Từ dự báo bán hàng dài hạnchúng ta chuẩn bị được bảng kế hoạch bán hàng cho năm kế hoạch Đây là bảng kếhoạch hướng dẫn và ban đầu trong hệ thống kế hoạch kinh doanh Bắt đầu từ bảng

kế hoạch bán hàng chúng ta xây dựng được các kế hoạch sản xuất hay kế hoạch muahàng đi cùng với các kế hoạch chi tiết về sử dụng các yếu tố chi phí sản xuất và chiphí thời kỳ và sau cùng là các kế hoạch tài chính

Trang 10

Hình 1: Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh

2 Tóm tắt tổng quát nội dung bảng kế hoạch kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh có thể thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, nhiềutình huống doanh nghiệp khác nhau và có nhiều đối tượng đọc khác nhau Tuy nhiênhầu hết kế hoạch kinh doanh đều đề cập tới những nội dung tương tự nhau Điểmkhác biệt giữa chúng là ở sự điều chỉnh về mức độ chi tiết của mỗi phần tùy theotầm quan trọng của chúng đối với đối tượng đọc Kế hoạch kinh doanh này nhằmđịnh hướng hoạt động cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong

Kế hoạchsản xuất vàmua hàng

Kế hoạch sửdụng chi phí

Kế hoạch tàichính

Kết thúc

Trang 11

năm tiếp theo 2006 Một cách tổng quát, nội dung của kế hoạch kinh doanh này cóthể được thể hiện một cách hệ thông theo sơ đồ sau:

Hình 2: Liên kết các nội dung của bảng kế hoạch kinh doanh

Các mũi tên trong sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ về trình tự thông tin cũngnhư lôgíc ý tưởng của một bảng kế hoạch kinh doanh Các mũi tên theo hướng xuôi

từ trái sang phải còn có chiều ngược lại, nghĩa là quá trình lập kế hoạch kinh doanhphải được xem là một quá trình lặp Khi đã phân tích và đánh giá kết quả tài chínhcùng với phân tích rủi ro, từ đó ta có thể quay trở lại các phần đầu để xem xét vàhiệu chỉnh sao cho có một kết quả cuối cùng thỏa mãn nhất với mục tiêu và ý tưởngkinh doanh của Công ty Quá trình này cũng cho thấy mục tiêu, nguồn lực và ýtưởng kinh doanh của Công ty có thực tế hay không

Nội dung đầu tiên được trình bày bao gồm: mô tả, phân tích về Công ty, sảnphẩm và thị trường Qua đó, người đọc hiểu rõ về Công ty, về đặc điểm khách hàng

và nhu cầu của họ, về sản phẩm mà Công ty và đối thủ cạnh tranh đang có, đồngthời biết được toàn cảnh về môi trường kinh doanh và những xu thế đang thay đổi.Nội dung tiếp theo là mục tiêu của Công ty, chiến lược chung cùng với các chứcnăng cụ thể

Kế hoạch hoạtđộng

Phân tích tỷ số tàichính và rủi roPhân tích kết quảhoạt động kinhdoanh

Kế hoạch tàichínhMục tiêu và chiến

lược chung

Trang 12

IV Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.

1 Tỷ số thanh khoản.

1.1 Vốn luân chuyển ròng (NWC).

Vốn luân chuyển ròng là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổngcác khoản nợ lưu động Vốn luân chuyển ròng biểu thị số tiền còn lại sau khi đãthanh toán tất cả những khoản nợ lưu động

Vốn luân chuyển ròng = Tài sản có lưu động – Các khoản nợ lưu động

1.2 Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động (C/R).

Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu

động đối với nợ ngắn hạn Tỷ số này là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất khả năng thanhtoán ngắn hạn Giá trị càng lớn thì phản ánh khả năng thanh toán nợ càng cao

C/R = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

1.3 Tỷ số thanh toán nhanh (tỷ số tài sản quay vòng nhanh)

Tài sản quay vòng nhanh: đó là những tài sản mà Công ty có thể đưa đếnngân hàng khi cần, chúng là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiềnmặt, thuật ngữ chuyên môn gọi là những tài sản có độ lỏng cao Nó không bao gồmhàng tồn kho, bởi vì người ta còn phải bán chúng đi Do đó tài sản quay vòng nhanh

là tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho

Tỷ số tài sản quay vòng nhanh được tính bằng cách lấy tài sản quay vòngnhanh chia cho tài sản nợ lưu động

Tỷ số thanh toán nhanh =

2 Các tỷ số hoạt động.

2.1 Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho (I/R).

Nhu cầu vốn luân chuyển của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi độ dàithời gian của hàng hóa trong kho Điều này có thể tính được bằng cách tính tỷ sốluân chuyển của hàng hóa tồn kho, là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân đượcbán trong kỳ kế toán.Tỷ số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thứcnhư sau:

I/R = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Các khoản nợ lưu động

Trang 13

2.2 Thời gian thu tiền bán hàng bình quân (kỳ thu tiền bình quân).

Kỳ thu tiền bình quân đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phảithu Nó được tính như sau:

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/Doanh thu trung bình mỗi ngày

2.3 Tỷ số luân chuyển tài sản cố định.

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Nó là tỷ lệ giữadoanh thu và TSCĐ ròng

Tỷ số luân chuyển TSCĐ = Doanh thu/TSCĐ ròng

2.4 Tỷ số luân chuyển tài sản có.

Tỷ số luân chuyển tài sản có đo lường sự luân chuyển của toàn bộ tài sản cócủa Công ty Tỷ số này được tính bằng cách chia doanh thu cho toàn bộ tài sản có

Tỷ số luân chuyển tài sản có = Doanh thu/Tổng tài sản có

3 Các tỷ số quản trị nợ.

3.1 Tỷ số nợ trên vốn tự có.

Tỷ số nợ trên vốn tự có là một chỉ tiêu để đánh giá xem liệu Công ty có lạmdụng các khoản nợ để phục vụ chi các mục đích thanh toán hay không Tỷ số nàyđược tính bằng cách chia tổng các khoản nợ cho tổng số vốn tự có của Công ty

Tỷ số nợ trên vốn tự có = Tổng các khoản nợ/Tổng vốn tự có

3.2 Tỷ số nợ trên tài sản có (D/A)

Tỷ số nợ trên tài sản có hay còn gọi là tỷ số nợ, đo lường tỷ lệ % tổng số nợ

do những người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản có của Công ty Tỷ lệnày được tính bằng cách chia tổng các khoản nợ (bao gồm nợ lưu động và nợ dàihạn) cho tổng tài sản có

D/A = Tổng các khoản nợ/Tổng tài sản có

4 Các tỷ số khả năng sinh lời.

4.1 Mức lợi nhuận trên doanh thu.

Mức lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng sẵn có(có thể sử dụng được) cho doanh thu

Mức lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/Doanh thu

Trang 14

4.2 Lợi nhuận trên tài sản có (ROA).

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời ròng của tài sản có của Công ty Nóđược tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng tài sản có

ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có

4.3 Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE).

Tỷ số này cho chúng ta biết khả năng sinh lời của vốn tự có chung, nó đolường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các chủ đầu tư

ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn tự có

Trang 15

Chương 2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU THỦY SẢN

AN GIANG (AGIFISH)

I Khái quát chung.

Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) là một trong nhữngCông ty xuất khẩu cá nước ngọt hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam Sản phẩmchính của Công ty là cá Tra và cá Basa đông lạnh Công ty Agifish hiện đứng thứhai cả nước về khối lượng xuất khẩu thủy sản

 Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN

AN GIANG

 Tên giao dịch:

ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY.

 Tên viết tắt: AGIFISH Co

 Vốn điều lệ: 41,791,300,000 đồng (Bốn mươi mốt tỷ bảy trăm chín mươimốt triệu ba trăm ngàn đồng)

 Cơ cấu vốn khi thành lập

Bảng 2: Cơ cấu vốn của Công ty khi mới thành lập.

Cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 50 %

Cổ phần bán cho nhà đầu tư nước ngoài 6,6 %

Cổ phần bán cho đối tượng ngoài doanh nghiệp 23,4 %

(nguồn: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang)

 Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000009 do Sở kế hoạch và Đầu

tư Tỉnh An Giang cấp ngày 10 tháng 08 năm 2001

Trang 16

 Công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theoQuyết định số16/GPPH ngày 08 tháng 03 năm 2002.

 Mã số thuế: 16.00583588 -1

 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm: sản xuất kinhdoanh, chế biến và xuất nhập khẩu thủy - hải sản đông lạnh, nông sản thựcphẩm, và vật tư nông nghiệp Công ty AGIFISH là doanh nghiệp đầu tiên vàduy nhất của ngành thủy sản có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từkhâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủysản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụ phẩm của cá tra và cábasa

1 Lịch sử hình thành.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang tiền thân là Xí nghiệpĐông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu

tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Năm 1990, Xí nghiệp Đông lạnh được sáp nhập vào Công ty Xuất nhập khẩuNông thủy sản An Giang (AFIEX) và được đổi tên là Xí nghiệp Xuất khẩu Thủysản, đơn vị trực thuộc AFIEX

Tháng 10/1995, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lậptrên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX)với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An GiangAGITEXIM)

Ngày 28/6/2001, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang đượcthành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang theoquyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Trang 17

Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AnGiang được tổ chức vào ngày 28 tháng 07 năm 2001 Đại hội đã thông qua Điều lệ

tổ chức và hoạt động, các phương án hoạt động kinh doanh của Công ty; bầu ra Hộiđồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên (2001-2002), và đồng ý tham gianiêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Agifish tại thời điểm 31/08/20011.638 người, với 907 hợp đồng lao động dài hạn, 731 hợp đồng lao động ngắn hạn.Trong đó:

 Lao động có trình độ Đại học là 104 người chiếm 6,34%

 Cao đẳng là 10 người chiếm 0,61%

 Trung cấp là 37 người chiếm 2,25%

Với thành tích hoạt động kinh doanh trong thời gian đó, Công ty Agifish đãnhận được các khen thưởng sau:

 Năm 1987, Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước tặng

 Từ năm 1996 đến năm 2000 Công ty liên tục là đơn vị lá cờ đầu củangành thủy sản, được chính phủ tặng cờ luân lưu

 Tháng 04 năm 2000 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anhhùng lao động

Công ty Agifish được ghi nhận có nhiều thành tích trong việc đầu tư nghiêncứu sinh sản nhân tạo cá Basa, cá Tra Hoạt động này được hợp tác với trường ĐạiHọc Cần Thơ và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu Nông nghiệp phục vụphát triển- CIRAD (Pháp) Công ty đã cho ra đời thành công mẻ cá Basa sinh sảnnhân tạo đầu tiên trên thế giới vào ngày 20 tháng 05 năm 1995

Ngày 01 thàng 09 năm 2001, Công ty chính thức hoạt động theo hình thứccông ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoánViệt Nam ngày 08 tháng 03 năm 2002

Từ ngày 01 tháng 09 năm 2002 Công ty đã đưa 38 mặt hàng giá trị gia tăngđược chế biến từ cá basa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa, năm 2003 đã phát triểnthêm gần 40 sản phẩm, nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ là 70 sản phẩm, năm 2004phát triển thêm 30 mặt hàng nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ lên đến 100 sản phẩm

Trang 18

Ngày 02 tháng 05 năm 2002, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yếttrên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 01 tháng 08 năm 2002, Công ty được tổ chức quốc tế SGS công nhậnhợp chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Từ năm 1997, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP,GMP, SSOP,…và có 3 code vào EU là DL07, DL08 và DL360

Tháng 04 năm 2003, các sản phẩm chế biến của Công ty đã được Ban đại diệnHồi Giáo tại Việt Nam cấp chứng chỉ HALAL, mở ra một thị trường tiêu thụ chocộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang là thành viên của Vasep,VCCI, G18, AFA,…

Năm 2004, tiếp tục thực hiện sản xuất sạch hơn tại XNĐL8 Đầu tư hệ thốngHPLC để kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuấtkhẩu

Năm 2005, được công nhận hợp chuẩn các hệ thống quản lý chất lượng SQF

1000, SQF 2000, BRC XNĐL9 được cấp code EU: DL360 Hoàn thành và đưa vào

sử dụng hệ thống xử lý nước thải công suất 800 m3/ngày đêm tại XGĐL8

AGIFISH đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” năm

2003-2004-2005 do người tiêu dùng bình chọn

Agifish đạt 6 huy chương vàng và một sản phẩm độc đáo tại hội Vietfish

2004 và lần đầu tiên các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa (mở cá, cá xiên quetẩm kem, sa tế, chả cá, chả giò…) được xuất sang các nước Âu, Á, Mỹ, Úc…

Agifish là thương hiệu mạnh năm 2004 do bạn đọc thời báo kinh tế ViệtNam, báo điện tử thời báo kinh tế Việt Nam và triễn lãm thương hiệu Việt Nam trêninternet bình chọn

Tháng 04 năm 2000, Công ty đã được Nhà Nước trao tặng danh hiệu cao quý

“Anh hùng lao động”

Liên tục các năm 2002-2003-2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua củaChính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, góp phầnvào sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam

3 Định hướng phát triển trong những năm tới.

Trang 19

Chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Công ty định hướng phát triểntrong những năm tới như sau:

 Tổ chức lại sản xuất và phát triển bền vững

- Đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ

-Thành lập liên hợp sản xuất cá sạch AGIFISH (APPU)

+ Liên kết 5 nhóm thành viên trong chuỗi giá trị sản phẩm cá tra, cá basa.+ Cung cấp cho thị trường sản phẩm cá sạch đạt chất lượng, phù hợp thịhiếu tiêu dùng và yêu cầu của thị trường

+ Chia sẻ lợi ích, rủi ro của các nhóm thành viên tham gia chuỗi giá trịnghề cá

+ Thực hiện chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu

- Áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Xây dựng và hợp chuẩn hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đếnchế biến sản phẩm xuất khẩu,

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng:

- Thực hành nuôi tốt GAP (Good Aquaculture Practice)

- Bảo vệ môi trường

 Liên kết giữa các doanh nghiệp trong các hiệp hội nghề nghiệp

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại

- Trao đổi thông tin về thị trường, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhânlực

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu chung

Trang 20

 Liên kết, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn ở các thịtrường.

- Xây dựng mối hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thốngsiêu thị, chuỗi các cửa hàng, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường

- Dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường từng bước xây dựng hệ thống phânphối thủy sản Việt Nam tại nước ngoài

 Phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản vàsản xuất kinh doanh

 Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang các lĩnh vựckhác

- Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, điện nước; kinh doanh bấtđộng sản và các hoạt động cá liên quan đến bất động sản

 Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiêncứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế thừa

II Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

1 Sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005.

120 tấn/ngày

 Lắp đặt thêm hệ thống cấp đông nhanh tại các Xí nghiệp cũng như cáctrang thiết bị hiện đại kiểm tra dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm, phục vụ tốt côngtác thu mua, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiến độ giao hàng

1.1.2.Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, trong năm 2005 Công ty cũng gặp nhiều khókhăn, tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty như:

Trang 21

 Giá các loại vật tư, bao bì, vật liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất tăngkhá cao trong khi đó giá xuất khẩu cá tra, cá basa giảm bình quân khoảng 20%, làmgiảm năng lực cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu Bên cạnh đó các rào cản vềthương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản là trở ngại không nhỏ chohoạt động của các doanh nghiệp

 Nguyên liệu cá tra, cá basa vừa thừa lại vừa thiếu

Tốc độ phát triển của nghề sản xuất cá tra, cá basa quá nhanh, tạo áp lực cạnhtranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trênmọi phương diện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động

1.2 Một số hoạt động chính của Công ty trong năm 2005.

a) Tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2004 vàbầu lại 4 thành viên cũ vào HĐQT với nhiệm kỳ 2005 – 2008

b) Hội đồng quản trị tổ chức họp định kỳ 4 lần trong năm 2005 Nhiềuchủ trương và định hướng chiến lược cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty được các thành viên thảo luận thông qua Kịp thời thông qua các nghịquyết về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về tài chính, kế hoạch đầu tư và các vấn đề

cụ thể khác nhằm giải quyết những vướng mắc trong cơ chế quản lý điều hành giúpcho Công ty vượt qua những khó khăn trong những tháng đầu năm 2005 khi thịtrường có dấu hiệu chững lại do những rào cản kỹ thuật và thương mại của các nướcnhập khẩu Thể hiện tính độc lập cao của Hội Đồng

d) Duy trì cơ chế giao quyền, cơ chế khoán cho từng đơn vị cơ sở

e) Do khó khăn về thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ, nên thựchiện chuyển hướng thị trường sang các thị trường khác thành công, bù đắp được sựthiếu hụt thị trường Mỹ Sản lượng xuất khẩu tăng so với 2004, tăng trưởng nhanh

kể cả ở các thị trường khó tính như EU, Australia…

Trang 22

f) Thừa ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT đã nhất trí lựa chọnCông ty cổ phần kiểm toán và tư vấn (A & C) là Công ty độc lập kiểm toán năm2005.

g) Chỉ đạo thực hiện đầu tư theo kế hoạch thông qua tại Đại hội đồng cổđông thường niên năm 2004 Tổng giá trị đầu tư 25,354 tỷ đồng, kịp thời đưa cáccác hạng mục đầu tư vào sử dụng và phát huy hiệu quả đầu tư

h) Thông qua các mục tiêu chiến lược cho năm 2006 Cụ thể là kế hoạchsản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, thành lập Phòng bán hàngtại Chi Nhánh TPHCM, phương án huy động vốn trên thị trường chứng khoán

i) Giám sát việc công bố thông tin kịp thời, bảo đảm tính minh bạch.Ngoài ra, trong năm Công ty đăng ký mở rộng kinh doanh sang các mặthoạt động khác:

 Lắp đặt các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng, lắp đặt đường dâytrung hạ thế và trạm biến áp, lắp đặt điện trong nhà

 Lắp đặt đường ống cấp nước, thoát nước, bơm nước

 San lắp mặt bằng

 Xây dựng công trình dân dụng

 Xây dựng công trình công nghiệp

 Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà

 Mua bán thiết bị điện, dụng cụ hệ thống điện

 Kinh doanh nhà đất và các hoạt động liên quan đến bất động sản

Các hoạt động khác.

- Tham gia nhiều Hội chợ Quốc tế trong và ngoài nước: Hội chợ Boston(Mỹ), Hội chợ Châu Âu (Brussel), Hội chợ Ba Lan, Hội chợ Vietfish 2005, Hội chợhàng Việt Nam chất lượng cao tại Paris (Pháp), Hội chợ ASEANTEX tại Nam Phi

và tại Hội chợ Vietfish 2005 (Agifish là nhà tài trợ chính) Công ty đã tiếp và làmviệc với rất nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm cá tra, cá basa Đặc biệt, trongquý 2/2005 Công ty đã có bước đột phá mới trong việc đưa các sản phẩm chay tham

dự các Hội chợ và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này, làm phong phú thêm cácsản phẩm xuất khẩu của Công ty

Trang 23

- Sản lượng hàng giá trị gia tăng đạt 2.050 tấn, doanh thu hơn 63,8 tỷ đồng.Trong đó, hàng giá trị gia tăng (GTGT) xuất khẩu đạt 250 tấn trị giá 850.000 USDchiếm tỷ trọng 20,8% giá trị Hàng GTGT nội địa đạt 101% so với kế hoạch năm

2005 và tăng 29% so với năm 2004 Các sản phẩm Agifish có mặt hầu hết các siêuthị lớn như: Metro, Coop-mart, Big-C

- Doanh số sản phẩm dịch vụ khoảng 25 tỷ đồng bao gồm: thức ăn thủy sản,thuốc thú y thủy sản, bột cá, bánh dầu đậu nành,…cung cấp cho các thành viên trongliên hợp sản xuất cá sạch APPU Ngoài ra, Xí Nghiệp Dịch Vụ Kỹ Thuật tham gialắp đặt máy móc thiết bị công trình cho các doanh nghiệp cùng ngành

- Đơn vị duy nhất sản xuất kinh doanh cá tra, cá basa đạt danh hiệu “HàngViệt Nam chất lượng cao” và đạt 3 năm liền

- Cổ phiếu AGF đạt mức giá 46.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất từ trước đếnnay Đặc biệt trong năm 2005, lần đầu tiên thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu với

số lượng 208.904 CP, tổng trị giá là 2.089 triệu đồng

- Quan hệ tín dụng Ngân hàng rất tốt, uy tín về thanh khoản cao Năng lựchuy động vốn vay từ ngân hàng dồi dào, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh ởnhững thời điểm khó khăn nhất

2 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1 Tổ chức và nhân sự.

2.1.1 Tình hình nhân sự.

- Cơ cấu bộ máy tổ chức

 Trụ sở chính: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.Vănphòng chính của công ty Agifish tọa lạc tại 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố LongXuyên, Tỉnh An Giang

Điện thoại: (84.76) 852 368 – 852 939

Fax: (84.76) 852 202

 Chi nhánh Công ty tại TP HCM:

Địa chỉ: 38 Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP HCM

Điện thoại: (84.8) 825 1100 – 8211 485 – 829 9767

Fax: (84.8) 822 5022

 Công ty Agifish USA tại Hoa Kỳ

Trang 24

 Lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học là: 166 người chiếm6,48%.

 Lao động có trình độ trung cấp là: 76 người chiếm 2,97%

 Lao động Phổ thông là: 2.319chiếm 90,55%

Trong những tháng đầu năm 2005 tại An Giang có 3 nhà máy chế biến cá đivào hoạt động nên lượng lao động có nhiều biến động lớn, tổng số lao động giảmtrong năm 805 người, tổng số lao động mới thu vào 688 người chủ yếu tập trung ởlực lượng công nhân sản xuất của các xí nghiệp Lực lượng lao động nữ cho các XíNghiệp chế biến thủy sản hiện nay không đủ đáp ứng yêu cầu về số lượng vẫn chấtlượng Vì vậy, lãnh đạo Công ty cố gắng ổn định việc làm cho công nhân, đề ra

Trang 25

nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ để thu hút công nhân có tay nghề, lao động giỏilàm việc gắn bó lâu dài với Công ty.

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.

- Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

i) Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ

phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

 Cơ cấu cổ đông của Công ty

Bảng 3: Cơ cấu cổ đông của Công ty (xác định đến tháng 01 năm 2006).

Cơ cấu cổ đông Số lượng cổ phiếu Tỷ lệ

2 Cổ đông là CB-CNV Công ty 470.370 10,72%

3 Cổ đông ngoài Công ty

a Cổ đông trong nước

(nguồn: phòng kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang)

 Số lượng cổ đông ngoài tổ chức phát hành:

 Tổ chức 23

 Cá nhân 592

 Số lượng cổ phần nắm giữ của các cổ đông ngoài tổ chức pháthành: 3.103.033 cổ phần (không kể cổ đông nhà nước)

Trang 26

SVTH: Nguyễn Hoàng Tín

Phó Tổng Giám Đốc(Phụ trách tài chính, kế toán) Đại Hội Đồng Cổ Đông

Phòng

kế hoạch

và điều

độ sản xuất

Xí nghiệp đông lạnh 8Phó Tổng Giám Đốc

(Phụ trách hàng nội địa-KHKD)Phó Tổng Giám Đốc

(Phụ trách kỹ thuật-XDCB)Chủ Tịch HĐQTHội Đồng Quản TrịTổng Giám Đốc

Thư

ký công ty Chi nhánh công ty tại TP.HC M Công

ty AGIFI

SH USA tại Hoa Kỳ

Xí nghiệp đông lạnh 7

Xí nghiệp chế biến thực phẩm

Xí nghiệp dịch vụ

kỹ thuật

Xí nghiệp dịch vụ thủy sản Phòng kinh doanh tiếp thị

Ban Kiểm SoátPhó Chủ Tịch HĐQT

Phòng

kế toán Ban công nghệ

và chất lượng Phòng hành chánh

tổ chức Ban thu mua26

Trang 27

 Tình hình giao dịch liên quan đế cổ đông lớn.

Bảng 4: Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của Công ty (xác định đến tháng 01 năm 2006).

Trang 28

Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ, có nhiều quyền tự chủ trong sản xuấtkinh doanh phụ phẩm tận dụng từ hai xí nghiệp đông lạnh.

2.1.3 Chính sách đối với người lao động.

- Đảm bảo ổn định về việc làm và thu nhập của người lao động Lươngbình quân 1.200.000 đồng/người/tháng

- Thời gian làm việc của công nhân được Công ty bố trí hợp lý, bình quân

41 giờ/tuần (lao động gián tiếp), 48 giờ/tuần (lao động trực tiếp)

- Bếp ăn tập thể phục vụ công nhân bữa ăn giữa ca 5.000 đồng/suất, bảođảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt,

vệ sinh đầy đủ, an toàn cho cán bộ công nhân viên

- Thành lập phòng y tế cho mỗi nhà máy để khám chữa bệnh thông thườngcho công nhân tại nhà máy Công ty đã nhận được bằng khen của Chủ tịch PhòngThương Mại và Công Nghiệp Việt Nam vì đã có thành tích trong việc tạo mối quan

hệ lao động tốt tại doanh nghiệp

- Trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ và bảo hộ lao động,…tạo điều kiện tốtnhất để người lao động an tâm sản xuất Thực hiện đầy đủ các chế độ như: hợp đồnglao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,…

- Làm tốt các chế độ khen thưởng hàng năm, khen thưởng đột xuất và tổchức cho nhiều đợt cán bộ công nhân viên đi tham quan du lịch trong và ngoài nước

- Tham gia tích cực công tác xã hội tại địa phương, ủng hộ tài chính cácquỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa,…

Trang 29

2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Nhằm không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩmtăng sức cạnh tranh, trong những năm vừa qua Agifish không ngừng đầu tư mở rộngnhà xưởng và trang bị các loại máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện một cách có hiệuquả trong việc đầu tư đổi mới thiết bị đối với hai xí nghiệp đông lạnh, tập trung đầu

tư chiều sâu, đầu tư mở rộng công suất, thay đổi dần các máy móc thiết bị cũ, lạchậu bằng các thiết bị mới với nhiều tính năng ưu việt hơn, đồng thời thực hiện tựđộng hóa nhiều công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong năm 2002 tổng giá trị đầu tư và đưa vào sử dụng là 10 tỷ đồng

Năm 2003 tổng giá trị đầu tư và đưa vào sử dụng là 21 tỷ đồng

Trong năm 2004 Công ty đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng và trang bị máy mócthiết bị với tổng số vố đầu tư là 40.261.900.792 đồng Đặc biệt tháng 8/2004 phânxưởng chế biến mặt hàng mới chính thức đi vào hoạt động với năng lực sản xuất 900tấn sản phẩm/ năm và thu hút thêm 300 lao động

Năm 2005 Công ty đầu tư các thiết bị nâng cao năng lực sản xuất, để tăngnăng suất lao động với tổng số vốn đầu tư của năm 2005 là 25.354.000.000 đồng

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh.

+ Kích cỡ: cá xuất bán phải đạt trọng lượng tối thiểu là 500 gr/con trởlên

+ Chất lượng: cá không bị nhiểm bệnh hoặc ký sinh trùng, không có dị tậtbẩm sinh, thịt cá trắng

ii) Cá Tra, cá Basa đông lạnh

Trang 30

Cá Tra, cá Basa đông lạnh là sản phẩm chính có doanh thu chiếm trên80% trong tổng doanh thu của Công ty Phần thịt nạt để làm ra thành phẩm cá Tra và

cá Basa fillet đông lạnh xuất khẩu chiếm từ 30 – 40% trọng lượng cá nguyên liệu

Sản phẩm của Công ty được chia thành nhiều loại dựa trên kích cỡ vàcách đóng gói:

+ Kích cỡ: cá Tra và cá Basa thường phân ra các cỡ loại: 60-120,

120-170, 170-220, 220-300, 300-UP, 170-UP(1) (gr/miếng cá)

+ Đóng gói: sản phẩm cá Tra và cá Basa được đóng gói dưới hai hìnhthức chính là đông rời (IQF) và đông khối (block)

 Đông rời: cho 1 kg thành phẩm vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếp

10 túi cùng cỡ loại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc

 Đông khối: cho mỗi khối 5 kg vào túi nhựa PE hàn kín miệng, xếphai khối cùng cỡ lại cho vào thùng Carton và dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc

Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm còn được đóng gói theonhiều dạng khác nhau Ví dụ: 5kg/PE – 10kg/thùng

Bao bì sử dụng loại giấy Carton, in nhãn hiệu phù hợp với nhãn hiệu Việtnam (TCVN) về quy định nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu

Giá bán trung bình 1 kg thành phẩm cá Basa fillet là 3,95 USD/kg và cá Trafillet là 2,56 USD/kg

 Chất lượng sản phẩm:

Các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm luôn được đưa lên hàng đầu nhằm đảmbảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và đã được kháchhàng công nhận Sản phẩm thực hiện theo tiêu chuẩn của khách hàng nhưng khôngthấp hơn TCVN

Hiện nay Agifish đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP,ISO:9001-2000, SQF1000, Halal, BRC vào sản xuất để bảo đảm chất lượng tốt nhấtcho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Hai nhà máy chếbiến chính đã được trang bị với các thiết bị tiên tiến, dây chuyền chế biến hiện đại

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Bên cạnh đó, công ty cũngthường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện để nâng cao tay nghề của công nhân

 Sản phẩm từ phụ phẩm

Trang 31

Các phần còn lại của con cá Tra, cá Basa sau khi đã lấy đi phần thịt nạt đểxuất khẩu gồm có đầu, xương, da, thịt vụng, mỡ Tỷ lệ khối lượng phụ phẩm chiếm

60 – 70% khối lượng cá nguyên liệu Phụ phẩm này chủ yếu được chế biến thành

mỡ thực phẩm và bột cá Doanh thu của hoạt động này chiếm khoảng 5% tổngdoanh thu

Giá trung bình các sản phẩm của xí nghiệp chế biến thực phẩm là 4000 –

4500 đông/kg bột cá và 2000-3000 VNĐ/kg mỡ

Chất lượng bột cá và mỡ thực phẩm đã đạt được những tiêu chuẩn cần thiết

do Viện Pastuer Thành phố Hồ Chí Minh kiểm nghiệm

(nguồn: phòng kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang)

Cá Basa và đặc biệt là cá Tra là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biếnthủy sản đông lạnh của Agifish Với những ưu thế về đặc tính sinh học như khỏe, dễnuôi, ít bệnh, dễ sinh sản nhân tạo Thêm vào đó, điều kiện thời tiết của vùng đầunguồn sông Cửu Long khá phù hợp, đảm bảo việc nuôi cá có thể thực hiện quanhnăm Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu vớinhững ưu đãi của thiên nhiên, môi trường sinh thái phù hợp đã trở thành trung tâmcủa hoạt động nuôi cá bè

Trung bình mỗi năm Công ty tiêu thụ hơn 40.000 tấn cá nguyên liệu, trongkhi tổng sản lượng cá bè trong khu vực 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp lên tới gần181.000 tấn Nguyên liệu cá nguyên con được Công ty thu mua trực tiếp từ các bècác của ngư dân dọc sông Hậu (65%), các bè của cán bộ công nhân viên hay giađình cán bộ công nhân viên Công ty có vay vốn lưu động của Công ty (20%) và các

bè cá của xí nghiệp nuôi cá bè thuộc Công ty (15%) Giá thu mua cá nguyên con đầuvào khoảng 11.000 – 12.000 VNĐ/kg và có thể thay đổi do biến động giá thị trườngtiêu thụ

Trang 32

Để đáp ứng với những yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự

an toàn của sản phẩm, quản lý tốt nguồn nguyên liệu, góp phần bảo môi trường sinhthái và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, Công ty Agifish đã thành lập Câu lạc bộ20.000 tấn cá bè vào ngày 01/10/2001

Mục đích chính của việc Câu lạc bộ 20.000 tấn cá nguyên liệu đi vào hoạtđộng là điều chỉnh sự mất cân đối giữa cung và cầu của cá bè để đảm bảo lợi ích cho

cả người nuôi và Công ty Trên cơ sở đó, Câu lạc bộ thực hiện vai trò là trung tâmtiếp nhận và tuyên truyền các thông tin về kỹ thuật nuôi, khuyến ngư, tín dụng vàứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào nghề cá nuôi trong tỉnh Câu lạc bộ sẽ cónhiệm vụ hướng dẫn các thành viên kỹ thuật nuôi theo đúng yêu cầu HACCP; tưvấn sử dụng thức ăn trong từng giai đoạn tăng trưởng của cá; hướng dẫn và cung cấpthuốc đúng chất lượng cho người nuôi; tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kỹ thuậtnuôi và phổ biến những qui định bắt buộc về đảm bảo môi trường nuôi

Ngoài nguyên liệu để chế biến thành phẩm là cá Tra và cá Basa, nhữngnguyên vật liệu khác cần thiết cho quá trình sản xuất là bao bì (PE) và các loạithùng, hộp carton dùng để đóng gói

Hiện tại, Công ty có một phân xưởng sản xuất bao bì bằng PE và thực hiện in

ấn nhãn mác hàng hóa Các loại thùng, hộp carton được Công ty mua từ các nhàcung cấp bên ngoài

Căn cứ vào kế hoạch và tình hình sản xuất trong tháng Phòng Kế hoạch vàđiều độ sản xuất sẽ lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu cụ thể Ngoài ra còn có cácloại nguyên vật liệu đi với từng hợp đồng cụ thể sẽ đáp ứng theo từng lúc yêu cầu.Thời gian lưu kho nguyên vật liệu đảm bảo đủ sản xuất trong tháng không để tồnđọng Các nguyên vật liệu tồn đọng rất ít xảy ra, nếu có là do đặt trước theo hợpđồng xuất khẩu nhưng sau đó không thực hiện

- Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu của Công ty:

Trang 33

- Nhóm các máy móc thiết bị chính: các loại tủ cấp đông (đông khối), cấpđông băng chuyền xoắn (đông rời), máy sản xuất nước đá vảy, máy trộn cá chânkhông v.v…, là những máy móc thuộc công nghệ mới, giá trị còn lại hơn 60%, côngsuất hoạt động đạt khoảng 95%.

- Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: hệ thống điều hòa, hệ thống máy phátđiện, máy hút chân không dán bao v.v… sản xuất trong các năm 1999 – 2000 Côngsuất sử dụng khoảng 80%, riêng hệ thống máy phát điện công suất sử dụng khoảng10% (tùy theo mùa) Giá trị còn lại của các máy móc thiết bị này khoảng 90%

Chi phí sản xuất

- Tỷ trọng chi phí sản xuất trên giá bán của Agifish năm 2005: cá Basa là91%; cá Tra là 79% Nếu tính bình quân chung cho cả cá Tra và cá Basa thì tỷ trọngchi phí sản xuất trên giá bán là: 87% (năm 2005)

- Việc tăng giảm chí phí sản xuất sẽ ảnh hưởng đến giá bán và hiệu quả kinhdoanh của Công ty Chi phí sản xuất chịu tác động của mùa vụ và sản lượng nuôicủa ngư dân Đặc điểm của Agifish là sản xuất theo đơn đặt hàng, do đó việc thươnglượng giá bán và giá mua nguyên liệu theo nguyên tắc đảm bảo sản xuất kinh doanh

Qui trình sản xuất.

Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên của ngành thủy sản có mô hìnhsản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo,

Trang 34

nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụphẩm của cá tra, cá basa.

Quy trình sản xuất của Công ty được tổ chức qua các đơn vị kinh doanh nhưsau:

 Xí nghiệp nuôi thủy sản (sản xuất cá giống, nuôi cá bè)

 Các xí nghiệp đông lạnh

 Xí nghiệp chế biến thực phẩm

 Các hoạt động kinh doanh khác (không thuộc mô hình sản xuấtkhép kín)

i) Xí nghiệp nuôi thủy sản

Trong mô hình sản xuất khép kín, xí nghiệp nuôi thủy sản có nhiệm vụ sảnxuất, nghiên cứu phát triển cá giống và cá nuôi bè

Cá tra (Pangasius hypophthamus) và cá Basa (Pangasius bocourti) có mộtvòng đời từ khi nở ra cho tới khi đạt khối lượng có thể chế biến thịt đông lạnh là từ

6 – 7 tháng

Bộ phận sản xuất cá giống nằm ở thị xã Châu Đốc, cách Thành phố LongXuyên 50 km về phía tây, ngay trên bờ sông Hậu Đây là một khu vực có môitrường sinh thái rất phù hợp cho loại cá nước ngọt da trơn Quy trình hoạt động của

bộ phận này bắt đầu từ nuôi vỗ cá bố, mẹ, cho ép đẻ trứng, cho trứng trở thành cábột và đến ươm nuôi cá bột thành cá hương và cá giống Với chu kỳ 2 – 2,5 tháng,

cá giống đạt khối lượng từ 20 – 30 gr đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các bè nuôi Tỷ lệ

cá sống khoảng 45 – 50% Xí nghiệp có khả năng cung cấp được 100 triệu congiống cá tra, 1 triệu con giống cá basa và 15 triệu con tôm giống P15 hàng năm, đủcung cấp cho nhu cầu nuôi cá bè và nuôi tôm trong khu vực

ii) Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh 7

Xí nghiệp đông lạnh 7 nằm trong khuôn viên trụ sở chính của Công ty tạiThành phố Long Xuyên Xí nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi theo đường bộ làquốc lộ 91 và theo đường thủy là sông Hậu

Nguyên liệu cho sản xuất (cá tra và cá basa nguyên con) được vận chuyểnbằng ghe chuyên dụng (ghe đục) từ các bè cá đến bến cá của xí nghiệp đông lạnh 7

Trang 35

Xí nghiệp đông lạnh 7 có tổng số 640 công nhân viên Trong đó lao động trựctiếp là 603 công nhân viên Hệ thống thiết bị chính là dàn tủ cấp đông (công nghệđông tiếp xúc – Contact Freezer) với tổng công suất 7000 kg/mẻ và hệ thông kho trữđông với năng lực 420 tấn thành phẩm mỗi tháng Xí nghiệp đông lạnh 7 có côngsuất bình quân 300 tấn cá đông lạnh thành phẩm một tháng, tương đương 950 tấnngyên liệu.

Quy trình sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh của nghiệp được thực hiệntheo chương trình quản lý chất lượng “phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn– HACCP” và “quy phạm sản xuất – GMT”

Các công đoạn chế biến cá đông lạnh của xí nghiệp được trình bày trong hình

4 Đặc điểm của dây chuyền là các công đoạn chế biến cá đông lạnh sử dụng nhiềulao động thủ công và có khả năng chuyển đổi từ sản phẩm cá đông lạnh sang các sảnphẩm thủy sản đông lạnh khác như tôm, mực…Ngoài ra, các xí nghiệp đông lạnhđiều có trang bị hệ thống xử lý nước thải và thực hiện các biện pháp vệ sinh môitrường cần thiết nhằm hạn chế tác động vào môi trường sinh thái và sinh hoạt củacộng đồng dân cư trong khu vực

Công ty sử dụng công nghệ tạo nước đá vảy nên vấn đề vệ sinh trong chếbiến được đảm bảo Ngoài ra chất lượng cá đông lạnh được bảo quản tốt hơn, không

bị mất đi chất dinh dưỡng trong thịt cá

Sản phẩm cá đông lạnh của xí nghiệp 7 đã được cấp mã số (code) vào thịtrường Châu Âu là DL07 từ năm 1997

iii) Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh 8

Xí nghiệp đông lạnh 8 nằm ở thị trân An Châu, Huyện Châu Thành trên quốc

lộ 91, cách Thành phố Long Xuyên 10 km về phía tây

Cá Tra, cá Basa nguyên liệu được chuyên chở bằng ôtô từ bến cá của xínghiệp đông lạnh 7 đến xí nghiệp đông lạnh 8

Xí nghiệp đông lạnh 8 có tổng số 662 công nhân viên, trong đó lao động trựctiếp là 624 công nhân viên Hệ thống thiết bị chính là dàn tủ cấp đông với tổng côngsuất là 4700 kg/mẻ và hệ thống khi trữ đông với năng lực 100 tấn thành phẩm Máymóc thiết bị của xí nghiệp 8 cũng được trang bị tương tự như xí nghiệp 7, ngoài ra xínghiệp đông lạnh 8 còn được trang bị một tủ cấp đông băng chuyền xoắn, công suất

Trang 36

500 kg/giờ để làm hàng đông lạnh đống gối nhỏ - đông rời (IQF) với hiệu quả kinh

tế gia tăng Xí nghiệp đông lạnh 8 có công suất bình quân 300 tấn cá đông lạnhthành phẩm mỗi tháng

Quy trình sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh của xí nghiệp 8 cũng đượcthực hiện theo chương trình quản lý chất lượng “phân tích mối nguy và kiểm soátđiểm tới hạn – HACCP” và “quy phạm sản xuất – GMT”

Năm 2001 sản phẩm đông lạnh của xí nghiệp 8 cũng được cấp mã số (code)vào thị trường Châu Âu là DL08

iv) Xí nghiệp chế biến thực phẩm

Đầu năm 2001, Công ty Agifish sau một thời gian hoàn thiện quy trình côngnghệ sản xuất bột cá – đã nâng cấp phân xưởng chế biến phụ phẩm thành Xí nghiệpchế biến thực phẩm Xí nghiệp chế biến thực phẩm là phần cuối cùng trong hệ thốngsản xuất của Công ty Xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm đối diện trụ sở chính củaCông ty tại Thành phố Long Xuyên

Tổng số nhân viên của xí nghiệp là 128 người, đây là mô hình sản xuất phụphẩm trong dây chuyền chế biến thủy sản đông lạnh duy nhất ở đồng bằng sông cửulong và cả nước Việt Nam

Nguyên liệu chính của xí nghiệp là phụ phẩm (đầu, xương, da, thịt vụng, mỡ)tận dụng từ các xí nghiệp đông lạnh 7 và 8 Trung bình xí nghiệp tiêu thụ từ 80 – 90tấn/ngày Khả năng mở rộng công suất hoạt động của xí nghiệp cần phải xem xét kỹ,

vì chi phí vận chuyển để thu mua phụ phẩm từ các địa phương khác có tác động lớntới giá thành của xí nghiệp

Sản lượng thành phẩm của xí nghiệp là 1,5 – 2 tấn bột cá và 8 tấn mỡ cátrong ngày Sản phẩm của xí nghiệp hiện nay chủ yếu cung cấp cho các nhà máy chếbiến thức ăn gia súc Riêng 2 nhà máy: Proconco và Cargill tiêu thụ tới hơn 50% sảnlượng của xí nghiệp Các nhà máy chế biến thức ăn gia súc của tư nhân và các hộnuôi gia súc, thủy sản tiêu thụ phần còn lại

Quy trìmh sản xuất qua các công đoạn như sơ đồ sau:

Phân loại, sơ chế

Phần thô: Xay thô => phơi và sấy khô => nghiền nhỏ thành bột thức ăn giasúc

Trang 37

Phần mỡ: Nấu mỡ cá => lọc => chiết thành mỡ thực phẩm.

v) Các hoạt động kinh doanh khác

Các hoạt động kinh doanh khác bao gồm: hoạt động xuất nhập khẩu ủy tháccác mặt hàng nông thủy sản (tôm,mực, nông sản thực phẩm), hóa chất, dụng cụ sảnxuất

Hoạt động kinh doanh này không nằm trong mô hình sản xuất khép kín,chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty

Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất của Công ty (trang 37)

2.3.3 Hoạt động marketing.

Do tính chất của lĩnh vực kinh doanh, hoạt động Marketing hiện nay chủ yếu

do Ban giám đốc đảm nhiệm

Phương thức Marketing mà Công ty đang áp dụng là kết hợp với hiệp hội chếbiến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tham dự các Hội chợ thủy sản quốc tếhàng năm Vietfish – Việt Nam, Boston, San Francisco – Mỹ, Brussel – Bỉ,…để giớithiệu sản phẩm và tìm kiếm các cơ hội mua bán Ngoài ra, Công ty còn thực hiệntìm kiếm khách hàng qua báo, đài, mạng Internet và sự giới thiệu của các doanhnghiệp trong ngành, của bạn hàng Đối với thị trường mới, Công ty sử dụng nhữngkênh phân phối có sẵn

Để quảng bá sản phẩm tốt hơn đến khách hàng, Agifish đang kết hợp vớiVasep thực hiện trang wed để đưa sản phẩm của Công ty lên mạng internet

Công ty luôn duy trì và phát triển mối quan hệ mua bán với các khách hàngtruyền thống, tìm kiếm mở rộng các khách hàng mới Có kế hoạch phân công theodõi chặt chẽ tiến độ, khối lượng và doanh số mua bán từng khách hàng để có nhữngđiều chỉnh thích hợp Bên cạnh đó Công ty cũng đang mở rộng thêm các mặt hànggiá trị gia tăng khác như: tôm, cá xiên que, tẩm bột… cung cấp cho các siêu thị, nhàhàng và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cá fillet tươi sống bằng máy bay nhằm đápứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng

Trang 38

SVTH: Nguyễn Hoàng Tín

Lột daTiếp nhận (cá nguyên con)Bao gói + Bảo quản kho lạnhĐầu xương, thịt vụng, mỡRửa bán thành phẩm, phân loạiRửa cá, loại bỏ ký sinh trùngChặt đầu + Moi ruộtXếp khuôn + cấp đôngLạng thịt (fillet)Kiểm tra ký sinh trùngNghiền thành bột cáNấu thành mỡ cáPhân loại sơ chếRửaPhơi, sấy khôĐóng góiXay thô38

Trang 39

2.4 Tình hình tài chính.

Bảng 6: Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2003-2005.

Đvt: triệu đồng

Trang 40

Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003-2005.

Đvt: triệu đồng

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh 2. Tóm tắt tổng quát nội dung bảng kế hoạch kinh doanh. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Hình 1 Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh 2. Tóm tắt tổng quát nội dung bảng kế hoạch kinh doanh (Trang 10)
Hình 2: Liên kết các nội dung của bảng kế hoạch kinh doanh - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Hình 2 Liên kết các nội dung của bảng kế hoạch kinh doanh (Trang 11)
Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Hình 3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 26)
Bảng 4: Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của Công ty (xác   định đến tháng 01 năm 2006). - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 4 Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của Công ty (xác định đến tháng 01 năm 2006) (Trang 27)
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2003-2005. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 6 Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2003-2005 (Trang 41)
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003-2005.  Đvt: triệu - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003-2005. Đvt: triệu (Trang 42)
Bảng 8: Các tỷ số tài chính của Công ty qua 3 năm. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 8 Các tỷ số tài chính của Công ty qua 3 năm (Trang 44)
Bảng 9:  Các Công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam năm 2005. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 9 Các Công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam năm 2005 (Trang 53)
Bảng 12: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 12 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 (Trang 59)
Bảng 13: Định mức chi phí sản xuất (triệu đồng/tấn) sản phẩm. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 13 Định mức chi phí sản xuất (triệu đồng/tấn) sản phẩm (Trang 61)
Bảng 15: Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu qua 3 năm. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 15 Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu qua 3 năm (Trang 64)
Bảng 30: Kế hoạch chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cá Basa fillet xuất  khẩu. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 30 Kế hoạch chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu (Trang 73)
Bảng 31: Kế hoạch chi phí bán hàng cho sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 31 Kế hoạch chi phí bán hàng cho sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu (Trang 75)
Bảng 32: Kế hoạch chi phí bán hàng cho sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 32 Kế hoạch chi phí bán hàng cho sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu (Trang 76)
Bảng 34: Kế hoạch chi phí QLDN  cho sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 34 Kế hoạch chi phí QLDN cho sản phẩm cá Basa fillet xuất khẩu (Trang 77)
Bảng 33: Kế hoạch chi phí QLDN  cho sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 33 Kế hoạch chi phí QLDN cho sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu (Trang 77)
Hình 5: Kênh phân phối sản phẩm đông lạnh xuất khẩu 4.3. Kế hoạch giá cả. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Hình 5 Kênh phân phối sản phẩm đông lạnh xuất khẩu 4.3. Kế hoạch giá cả (Trang 80)
Bảng 37 : Bảng báo cáo giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 37 Bảng báo cáo giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm (Trang 81)
Bảng 39 :Xác định số lượng nhân viên. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 39 Xác định số lượng nhân viên (Trang 82)
Bảng 43: Kế hoạch tiền mặt năm 2006 - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 43 Kế hoạch tiền mặt năm 2006 (Trang 85)
Bảng 44: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến năm  2006. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 44 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến năm 2006 (Trang 87)
Bảng 45: Bảng cân đối kế toán 31/12/2006. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 45 Bảng cân đối kế toán 31/12/2006 (Trang 88)
Bảng 46: Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp năm 2006 - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 46 Các tỷ số tài chính của doanh nghiệp năm 2006 (Trang 89)
Bảng 1: Danh sách thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Agifish. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 1 Danh sách thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Agifish (Trang 93)
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2003-2005. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 3 Bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2003-2005 (Trang 93)
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán kế hoạch (31/12/2006). - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 4 Bảng cân đối kế toán kế hoạch (31/12/2006) (Trang 95)
Bảng 2: Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu. - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 2 Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu (Trang 98)
Bảng 6: Phân tích hồi quy trên cơ sở số liệu phi mùa vụ (12 quý). - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 6 Phân tích hồi quy trên cơ sở số liệu phi mùa vụ (12 quý) (Trang 99)
Bảng 10: Phân tích hồi quy trên cơ sở số liệu phi mùa vụ (12 quý). - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 10 Phân tích hồi quy trên cơ sở số liệu phi mùa vụ (12 quý) (Trang 101)
Bảng 11: Kết quả dự báo sản lượng cá Basa fillet xuất khẩu của năm 2006 - Lập kế hoạch kinh doanh cho Cty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang trong năm 2006
Bảng 11 Kết quả dự báo sản lượng cá Basa fillet xuất khẩu của năm 2006 (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w