Kế hoạch kinh doanh cho Công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang năm 2006

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính

Tỷ số thanh khoản

    Tài sản quay vòng nhanh: đó là những tài sản mà Công ty có thể đưa đến ngân hàng khi cần, chúng là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt, thuật ngữ chuyên môn gọi là những tài sản có độ lỏng cao. Tỷ số tài sản quay vòng nhanh được tính bằng cách lấy tài sản quay vòng nhanh chia cho tài sản nợ lưu động.

    Các tỷ số hoạt động

      Tỷ số nợ trên vốn tự có là một chỉ tiêu để đánh giá xem liệu Công ty có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ chi các mục đích thanh toán hay không. Tỷ số nợ trên tài sản có hay còn gọi là tỷ số nợ, đo lường tỷ lệ % tổng số nợ do những người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản có của Công ty.

      Khái quát chung

      Lịch sử hình thành

      Tháng 10/1995, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang AGITEXIM). Ngày 28/6/2001, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

      Quá trình phát triển

      Đại hội đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, các phương án hoạt động kinh doanh của Công ty; bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ đầu tiên (2001-2002), và đồng ý tham gia niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán. Liên tục các năm 2002-2003-2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam.

      Định hướng phát triển trong những năm tới

      - Xây dựng mối hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, chuỗi các cửa hàng, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường. • Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế thừa.

      Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

      Sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005

      • Đặc điểm tình hình

        Kịp thời thông qua các nghị quyết về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về tài chính, kế hoạch đầu tư và các vấn đề cụ thể khác nhằm giải quyết những vướng mắc trong cơ chế quản lý điều hành giúp cho Công ty vượt qua những khó khăn trong những tháng đầu năm 2005 khi thị trường có dấu hiệu chững lại do những rào cản kỹ thuật và thương mại của các nước nhập khẩu. - Tham gia nhiều Hội chợ Quốc tế trong và ngoài nước: Hội chợ Boston (Mỹ), Hội chợ Châu Âu (Brussel), Hội chợ Ba Lan, Hội chợ Vietfish 2005, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Paris (Pháp), Hội chợ ASEANTEX tại Nam Phi và tại Hội chợ Vietfish 2005 (Agifish là nhà tài trợ chính).

        Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

        • Tổ chức và nhân sự

          Trong những tháng đầu năm 2005 tại An Giang có 3 nhà máy chế biến cá đi vào hoạt động nên lượng lao động có nhiều biến động lớn, tổng số lao động giảm trong năm 805 người, tổng số lao động mới thu vào 688 người chủ yếu tập trung ở lực lượng công nhân sản xuất của các xí nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo Công ty cố gắng ổn định việc làm cho công nhân, đề ra nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ để thu hút công nhân có tay nghề, lao động giỏi làm việc gắn bó lâu dài với Công ty.

          Cổ đông ngoài Công ty a. Cổ đông trong nước

          • Tình hình hoạt động kinh doanh

            Nhằm không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh, trong những năm vừa qua Agifish không ngừng đầu tư mở rộng nhà xưởng và trang bị các loại máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện một cách có hiệu quả trong việc đầu tư đổi mới thiết bị đối với hai xí nghiệp đông lạnh, tập trung đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng công suất, thay đổi dần các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới với nhiều tính năng ưu việt hơn, đồng thời thực hiện tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc điểm của dây chuyền là các công đoạn chế biến cá đông lạnh sử dụng nhiều lao động thủ công và có khả năng chuyển đổi từ sản phẩm cá đông lạnh sang các sản phẩm thủy sản đông lạnh khác như tôm, mực…Ngoài ra, các xí nghiệp đông lạnh điều có trang bị hệ thống xử lý nước thải và thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường cần thiết nhằm hạn chế tác động vào môi trường sinh thái và sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong khu vực. Nhưng đến năm 2005 thì doanh thu có giảm so với năm 2004, cụ thể: doanh thu năm 2005 là 830.979,006 triệu đồng, giảm 60.555,493 triệu đồng tương 6,79% so với năm 2004 chủ yếu là do: thứ nhất, giá các loại vật tư, bao bì, vật liệu, nhiên liệu,… phục vụ sản xuất tăng khá cao trong khi đó giá xuất khẩu cá tra, cá basa giảm bình quân khoảng 20%, làm giảm năng lực cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu; thứ hai, bên cạnh đó còn có các rào cản về thương mại, kỹ thuật của các nước nhập khẩu thủy sản làm trở ngại không nhỏ cho các hoạt động của các doanh nghiệp; thứ ba, tốc độ phát triển của nghề sản xuất cá tra, cá basa tăng quá nhanh, tạo áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trên mọi phương diện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động.

            Nguyên nhân lợi nhuận năm 2004 giảm là do: thứ nhất, giá cả nguyên liệu tăng đột biến như phân tích ở trên; thứ hai, một số chi phí như chi phí bán hàng tăng 52,27%, chi phí tài chính, chi phí khác; thứ ba, qua năm 2004 này Công ty phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà trước đây do Công ty được miễn thuế bởi một số chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước.

            Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
            Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

            Phân tích môi trường kinh doanh

            • Xác định khách hàng
              • Phân tích thị trường
                • Phân tích cạnh tranh
                  • Phân tích môi trường kinh doanh

                    Ngay từ những ngày đầu của vụ kiện bán phá giá cá basa, tra vào thị trường Mỹ, Công ty đã chủ động từng bước giảm tốc độ phát triển của thị trường này và tích cực tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường mới, đồng thời có chính sách phù hợp để ổn định phát triển những thị trường truyền thống thông qua việc phối hợp cùng Vasep, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tham gia các đợt xúc tiến thương mại ở các nước và các kỳ hội chợ quốc tế: Vietfish, Los Angeles, Brussel, Nga, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Mê hi cô, Thụy Điển, Nhật… làm thay đổi cơ bản cơ cấu thị trường vốn có, nhằm bù đắp sự thiếu hụt của thị trường Mỹ. Sức mua chủ yếu tập trung mạnh vào những tháng đầu năm và cuối năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng đông lạnh (chế biến) chiếm 45%, mặt hàng tươi cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ 35%, hàng sơ chế cấp đông chiếm 20%.Thị trường tiêu thụ Thành Phố Hồ Chí Minh có sức tiêu thụ mạnh nhất chiếm tỷ lệ 49%, kế đến là thị trường tiêu thụ Phía bắc chiếm 32%, thị trường có sức tiêu thụ tương đối đó là thị trường khu vực Miền Tây với 15%, còn lại là thị trường Miền Trung và Cao Nguyên 4%.

                    Bảng 9:  Các Công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam năm 2005.
                    Bảng 9: Các Công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam năm 2005.

                    Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh

                    Phân tích tình hình thực hiện các định mức sản xuất

                      Số liệu được đề cập trong bảng định mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được thu thập từ phòng kế toán và được tính toán từ những số liệu của năm trước. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty gồm: chi phí bán hàng khả biến và chi phí bán hàng bất biến.

                      Bảng 13: Định mức chi phí sản xuất (triệu đồng/tấn) sản phẩm.
                      Bảng 13: Định mức chi phí sản xuất (triệu đồng/tấn) sản phẩm.

                      Dự báo kinh doanh

                      • Dự báo Sản lượng

                        Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu này, ngành thủy sản Việt Nam phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, như xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại nước ngoài để tăng cường đầu ra ổn định cho sản phẩm, giảm bớt trung gian và chủ động điều phối hàng hóa tại các thị trường lớn. Hiện nay, với việc tăng cường kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada (kiểm soát 100% các lô hàng thuộc 3 nhóm sản phẩm thịt cua gh‹, tôm và cá da trơn với 4 chỉ tiêu kháng sinh, thời gian tối thiểu 4 tháng), Việt Nam đã củng cố vững chắc niềm tin về chất lượng hàng thủy sản cho tất cả các thị trường, kể cả thị trường khó tính nhất là EU.

                        Bảng 15: Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu qua 3 năm.
                        Bảng 15: Khối lượng sản phẩm cá Tra fillet xuất khẩu qua 3 năm.