1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf

83 1,8K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 574,93 KB

Nội dung

Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

˜—&—™

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SIÊU THỊ CO.OP MART CẦN THƠ NĂM 2010

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ DIỆU HIỀN LƯƠNG VŨ ANH CHI

Mã số SV: 4061471

Lớp: QTKDTH khóa 32

Trang 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CƯU 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu 3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.3 3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Vài nét về Marketing 4

2.1.1.1 Định nghĩa về Marketing 4

2.1.1.2 Mục tiêu của Marketing 5

2.1.1.3 Chức năng của Marketing 5

2.1.1.4 Vai trò của Marketing 6

2.1.2 Khái niệm về Marketing hỗn hợp 6

2.1.2.1 Định nghĩa về Marketing hỗn hợp 6

2.1.2.2 Thành phần Marketing hỗn hợp 6

2.1.3 Hoạch định Marketing cho doanh nghiệp 10

2.1.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài 10

2.1.3.2 Phân tích môi trường nội bộ 10

2.1.3.3 Phân tích SWOT 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp phân tích 11

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ CO.OP MART CẦN THƠ 13

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG SAIGON CO.OP 13

3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 13

Trang 3

3.1.3 Hệ thống siêu thị Co.op Mart 15

3.2 GIỚI THIỆU VỀ CO.OP MART CẦN THƠ 16

3.2.1 Sơ lược về siêu thị Co.op Mart Cần Thơ 16

3.2.2 Cơ cấu tổ chức 17

3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ 20

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI SIÊU THỊ CO.OP MART CẦN THƠ 22

4.1 MÔI TRUÒNG NỘI BỘ 22

4.1.1 Nhân sự 22

4.1.2 Các nhóm ngành hàng 23

a Giới thiệu các nhóm ngành hàng 23

b Tình hình doanh thu của các ngành hàng qua ba năm 2007 – 2009 26

c Uy tín trên thị trường 29

4.1.3 Tài chính 30

4.1.4 Tình hình hoạt động Marketing tại siêu thị 31

4.1.4.1 Đặc điểm thị trường bán hàng và khách hàng 30

a Đặc điểm thị trường 30

b Đặc điểm khách hàng 31

c Lượng khách hàng và giá trị hóa đơn bình quân trong ngày 31

4.1.4.2 Tình hình hoạt động Marketing tại siêu thị 35

a Chiến lược sản phẩm 35

b Chiến lược giá 36

c Chiến lược phân phối 37

d Chiến lược chiêu thị 38

4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 42

4.2.1 Môi trường kinh tế xã hội 42

4.2.2 Chính trị pháp luật 44

4.2.3 Môi trường tự nhiên 44

4.2.4 Môi trường dân số 45

4.2.5 Môi trường văn hóa xã hội 45

4.3 MÔI TRƯỜNG VI MÔ 46

Trang 4

4.3.2 Khách hàng 46

4.3.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 56

4.3.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 58

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP MARKETING CHO SIÊU THỊ CO.OP MART BA QUÝ CUỐI NĂM 2010 59

5.1 CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH 59

5.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 62

5.2.1 Chiến lược sản phẩm 62

5.2.2 Chiến lược giá 62

5.2.3 Chiến lược phân phối 63

5.2.4 Chiến lược chiêu thị 63

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

6.1 KẾT LUẬN 68

6.2 KIẾN NGHỊ 68

Trang 5

Bảng 01: Mô hình ma trận SWOT 11

Bảng 02 : Tình hình doanh thu của siêu thị giai đoạn 2007- 2009………… 20

Bảng 03: Tình hình doanh thu các ngành hàng từ năm 2007- 2009 26

Bảng 04: Các tỷ số tài chính 30

Bảng 05: Lượng khách hàng bình quân và giá trị hóa đơn bình quân 32

Bảng 06: Lượng khách hàng qua ba năm 33

Bảng 07: Tình hình doanh thu ngày 8/3 qua ba năm 2007 -2009 39

Bảng 08: Tinh hình doanh thu ngày 27/2 qua ba năm 2007- 2009 40

Bảng 09: Siêu thị được khách hàng lựa chọn mua sắm 46

Bảng 10: Ma trận SWOT 60

Bảng 11: Mục tiêu doanh số của siêu thị năm 2010 63

Bảng 12: Chi phí thực hiện đợt 1 64

Bảng 13: Chi phí thực hiện đợt 2 66

Bảng 14: Mức giảm trên trị giá hóa đơn 66

Bảng 15: Chi phí chương trình giảm giá 66

Bảng 16: Chi phí giảm thực hiện đợt 3 68

Trang 6

Hình 01: Sơ đồ quan niệm về Marketing 5

Hình 02: Các thành phần của Marketing Mix 6

Hình 03: Mục tiêu của giá 8

Hình 04: Nội dung của chiêu thị 9

Hình 05: Logo của hệ thống siêu thị Co.op Mart 15

Hình 06: Sơ đồ tổ chức 19

Hình 07: Tình hình doanh thu qua ba năm 2007- 2009 20

Hình 08: Trình độ nhân viên trong siêu thị 22

Hình 09: Doanh thu của các ngành hàng 26

Hình 10: Tỷ trọng các ngành hàng qua ba năm 2007 – 2009 27

Hình 11: Lượng khách hàng bình quân và giá trị hóa đơn trong ngày 32

Hình 12: Lượng khách hàng mua sắm tại siêu thị từ năm 2007 -2009 34

Hình 13: Doanh số và lượng khách hàng bình quân ngày 8/3 qua ba năm 2007-2009 39

Hình 14: Doanh số và lượng khách hàng bình quân ngày 27/2 qua ba năm 2007 -2009 40

Hình 15: Lý do khách hàng chọn lựa mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ 47

Hình 16: Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của siêu thị Co.op Mart Cần Thơ 49

Hình 17: Mức độ hài lòng về giá 50

Hình 18: Mức độ hài lòng về các chương trình khuyến mãi 51

Hình 19: Mức độ hài lòng về nhân viên tại siêu thị 52

Hình 20: Mức độ hài lòng về nhóm nhân viên tại siêu thị 53

Hình 21: Lý do không mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ 54

Hình 22: Các chương trình khuyến mãi được yêu thích 55

Hình 23: Nguồn thông tin nhận biết các chương trình khuyến mãi tại siêu thị 55

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thới giới, Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội lớn lao để phát triển, đó là điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn đó những khó khăn không nhỏ mà Việt Nam chúng ta phải đối mặt Theo cam kết với WTO, sau khi gia nhập, Việt Nam phải tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam Được đánh giá là một quốc gia tiềm năng trong thị trường bán lẻ, Việt Nam luôn là đích đến của các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài Theo ông Richard Leech, giám đốc công ty CB Richard Ellis Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song năm vừa qua thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn xuất hiện nhiều thương hiệu quốc tế mới như Naf Naf, Morgan de Toi, Mexx, Aldo, Hard Rock Café, Debenhams Điều này cho thấy chắc chắn trong năm

2010 sẽ có thêm nhiều nhà bán lẻ cao cấp nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam Như vậy, đó là một thách thức không hề đơn giản với các doanh nghiệp trong nước Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Không nằm ngoài quy luật đó, Saigon Co_op cũng không ngừng phấn đấu, hoàn thành mục tiêu từng năm nhằm hoàn thành mục tiêu đạt được 50 siêu thị trên toàn quốc năm 2010 và giữ vững danh hiệu “ Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam – Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương”

Ngày 9.02.1996, siêu thị đầu tiên của hệ thống Co.op Mart ra đời tại đường Cống Quỳnh, TP HCM, thành quả của quá trình nắm bắt cơ hội trong thời kỳ đổi mới Không ngừng nỗ lực phát triển, siêu thị Co.op không ngừng mở rộng hệ thống bán lẻ của mình tại thị trường trong nước Tại Cần Thơ, thương hiệu SaigonCo.op Mart được thành lập vào ngày 19.08.2004 Tuy nhiên, tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ hiện nay có đến 5 siêu thị bao gồm siêu thị CitiMart, MaxiMart, Vinatex, Metro và Co.op Mart, điều này dẫn đến sự canh tranh vô cùng gay gắt giữa các siêu thị Vì thế để hoàn thành mục tiêu như đã nêu, siêu thị Co.op Mart nói chung và siêu thị Co.op Mart Cần Thơ nói riêng phải có những giải pháp thích hợp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình Và một

Trang 8

trong những giải pháp đó là phải có một kế hoạch marketing hoàn chỉnh Chính

vì thế mà tên đề tài “ Lập kế hoạch marketing cho siêu thị Co.op Mart Cần

Thơ năm 2010” làm mục tiêu nghiên cứu

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động kinh doanh của siêu thị trong thời gian qua Thông qua

đó nhận định được điểm mạnh, điểm yếu của siêu thị, đồng thời cũng nhận định

đâu là cơ hội và đe dọa Từ đó đề ra những giải pháp marketing thích hợp nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh của siêu thị trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

ü Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.op Mart qua ba

năm 2007, 2008 và 2009

ü Đánh giá thực trạng hoạt động marketing đã thực hiện trong năm 2009

ü Phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường vi mô, vĩ mô tác động đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của siêu thị

ü Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ liên quan đến siêu thị

ü Đề xuất các giải pháp marketing giúp siêu thị nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10.1.2010 đến

31.03.2010

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu

ü Các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào ?

ü Các chiến lược trong thời gian qua có hiệu quả không ?

ü Mức độ hài lòng của khách hàng về siêu thị Co.op Mart như thế nào ?

Trang 9

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Ngô Thị Quế Tâm (2007),“Chiến lược nâng cao quảng bá thương hiệu Co.op Mart tại chi nhánh Cần Thơ

- Mục tiêu của đề tài : đánh giá tổng quan về hình ảnh siêu thị Co.op Mart Cần Thơ, từ đó đưa ra những phương hướng nhằm nâng cao quảng bá hình ảnh thương hiệu Co.op Mart trong tương lai

- Nội dung đánh giá : phân tích thực trạng công tác marketing nhằm nâng cao quảng bá thương hiệu Co.op Mart, đồng thời cũng phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của siêu thị Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao thương hiệu Co.op Mart

Nguyễn Hoàng Diệp (2008), “ Lập kế hoạch marketing cho công ty tin học

Á Âu 2008”

- Mục tiêu của đề tài : phân tích, đánh giá những gì công ty tin học Á Âu đã làm được, những mặt mạnh và yếu trong quá trình kinh doanh Từ đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Nội dung đánh giá: phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua Nêu bật điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của công ty Từ đó vạch ra các giải pháp về marketing phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hình ảnh của công ty trên thị trường

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Vài nét về marketing

2.1.1.1 Định nghĩa về marketing

Theo Philip Kotler, Marketing là sự quản lý xã hội thông qua sự sáng tạo của cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ Là tự do trao đổi sản phẩm và các giá trị khác để từ đó biết được nhu cầu của xã hội

Định nghĩa nhấn mạnh 5 vấn đề :

- Marketing là hoạt động mang tính sáng tạo

- Marketing là một hoạt động trao đổi tự nguyện

- Marketing là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu con người

- Marketing là một quá trình quản lý

- Marketing là sợi dây liên kết giữa xã hội và công ty, xí nghiệp

Theo định nghĩa của viện Marketing Anh, Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó phát hiện ra và biến sưc mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng đó đến người tiêu dùng đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến

Còn theo Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa, Marketing là quá trình lập

kế hoạch, thực hiện kế hoạch đó, đánh giá, khuyến mãi, phân phối hàng hóa, dịch

vụ và ý tưởng nhằm tạo ra sự trao đổi giữa các nhóm mục tiêu, thỏa mãn mục tiêu của khách hàng và tổ chức

Theo định nghĩa của G.I Dargon thì Marketing như môt rada chỉ đạo hoạt động của xí nghiệp và như một máy chỉnh lưu để ứng phó vơi các hoạt động diễn

ra trên thị truờng

Qua các khái niệm chung nhất về Marketing, chúng ta thấy ro quan niệm về Marketing bao gồm :

- “ Chỉ bán cái thị trường cần, chứ không bán cái mình có” Xác định rõ

nhu cầu của khách hàng, mong muốn mà họ chưa được đáp ứng

- Cần phải nghiên cứu, tìm hiểu rõ xu hướng, thị hiếu của khách hàng

Trang 11

Quan niệm về Marketing có thể được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau :

Hình 01 : Sơ đồ về quan niệm marketing

2.1.1.2 Mục tiêu của Marketing

a.Tối đa hóa tiêu dùng

Marketing kích thích tiêu thụ, tạo điều kiện tiêu thụ tối đa

b Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu thụ

Làm cho người tiêu dùng thỏa mãn tối đa về chất lượng tiêu thụ mà nhà sản xuất đem lại

c Tối đa hóa sự chọn lựa

Đem lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, giúp họ thỏa mãn nhu cầu

về vật chất và tinh thần mà sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại

d Tối đa hóa chất lượng của cuộc sống

Làm tăng chất lượng chất lượng cuộc sống : chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, môi trường sống, danh tiếng……

2.1.1.3 Chức năng của Marketing

o Khảo sát thị trường, phân tích nhu cầu, dự đoán nhu cầu

o Kích thích sản xuất để thích nghi với biến động của thị trường và khách hàng

o Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

o Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.4 Vai trò của Marketing

o Giúp công ty xác định được thị hiếu, phân khúc thị trường của mình

o Marketing góp phần thúc đẩy, sáng tạo nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ

Nhu cầu cần thiết

Mong muốn

Nhu cầu

SẢN PHẨM

Giá trị Chi phí

Sự thỏa mãn

Trao đổi Giao dịch Mối quan hệ

THỊ TRƯỜNG Tiếp thị

Người làm tiếp thị

Trang 12

Giá bán xác định bao nhiêu à chiến lược giá

Bán ở đâu ? Lúc nào? Chiến lược phân phối

Sản xuất cái gì? Thế nào? Bao nhiêu

Bán như thế nào? Bằng cách nào?

Chiến lược chiêu thị

o Marketing góp phần thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được

2.1.2 Khái niệm về Marketing hỗn hợp

2.1.2.1 Định nghĩa về marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sau cho phù hợp với tình cảnh kinh doanh thực tế nhằm củng cố vị trí của xí nghiệp hay công ty trên thương trường Nếu sự phối hợp của các thành phần marketing được đồng bộ và nhịp nhàng thích ứng với tình huống của thị trường thì công việc kinh doanh của công ty sẽ trôi chảy, hạn chế những rủi ro

Từ đó công việc kinh doanh sẽ thuận lợi, đạt được lợi nhuận tối đa

2.1.2.2 Thành phần của Marketing Mix

Hình 02 : Các thành phần của marketing Mix

a Chiến lược sản phẩm

Ë Vai trò của chiến lược sản phẩm

- P1 có vai trò cực kỳ quan trọng, được xem là nền tảng, là xương sống của 4p

- Giúp doanh nghiệp xác định hướng đi, hạn chế rủi ro

- P1 giúp chỉ đạo các P còn lại trong Marketing Mix

- Giúp thực hiện các mục tiêu chung : lợi nhuận, uy tín, thế lực, an toàn và hiệu quả

Trang 13

Ë Các chiến lược sản phẩm

Chiến lược chủng loại sản phẩm

- Mở rộng chủng loại : tăng theo tuyến sản phẩm theo chiều rộng, chiều sâu của sản phẩm

- Hạn chế chủng loại : giảm bớt những sản phẩm kém chất lượng, tập trung cho những sản phẩm chủ lực

- Thiết lập, định vị sản phẩm: củng cố sản phẩm đối với đối thủ cạnh tranh, tập trung vào tuyến sản phẩm chủ lực nhằm lôi cuốn khách hàng

Chiến lược hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng

- Nâng cao hiệu suất, công suất của công cụ hiện có

- Khai thác các thuộc tính của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

- Nâng cao chất lượng

Chiến lược đổi mới chủng loại sản phẩm

- Phát triển thêm sản phẩm mới cho thị trường hiện tại

- Đổi mới theo dạng thương mai đi lên hoặc đi xuống

ü Thương mại đi lên : tạo ra sản phẩm danh tiếng, định giá cao cùng với

kinh doanh sản phẩm hiện tại với giá thấp nhằm lôi kéo, giữ chân khách hàng

ü Thương mại đi xuống : thêm sản phẩm với giá thấp với tuyến sản phẩm

danh tiếng để có thêm khách hàng

b Chiến lược giá

Ý nghĩa của giá cả trong kinh doanh

ü Là một trong những cơ sở để khách hàng quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác Là đòn bẫy kích thích tiêu dùng

ü Là vũ khí giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thương trường

Vai trò của giá cả

ü Giá cả hình thành dựa trên giá trị sử dụng giá trị giá cả

ü Trong thực tế, giá cả của sản phẩm không chỉ gắn liền với những lợi ích đơn thuần từ sản phẩm mà giá của một sản phẩm còn gắn liền với lợi ích dịch vụ

mà sản phẩm đem lại nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Trang 14

Những mục tiêu của định giá

Hình 03 : Mục tiêu của giá

c Chiến lược phân phối

Vai trò của phân phối

ü Là cầu nối giúp doanh nghiệp đap ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

ü Tập trung sản phẩm, điều hòa sản phẩm

ü Làm tăng giá trị sản phẩm

ü Tổ chức điều hành vận chuyển, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí

Các chức năng của phân phối

ü Nghiên cứu nhu cầu của người mua

ü Tồn trữ và lưu kho

ü Giao dịch thương mại, tìm ra khách hàng tìm năng

ü Làm thích ứng mặt hàng thương mại, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

ü Xúc tiến hỗ trợ bán hàng, thuyết phục mua hàng

ü Thương thảo, đạt sự thỏa hiệp về giá, phương thức thanh toán

ü Tài trợ tín dụng, chấp nhận rủi ro trong phân phối

ü Tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro

d Chiến lược chiêu thị

Tầm quan trọng của chiêu thị

Mục tiêu của giá

Tối đa hóa lợi nhuận

Đạt lợi nhuận mục tiêu

Chấp nhận giá cạnh tranh

Cạnh tranh không quá giá

Trang 15

- Là biện pháp nhằm thúc đẩy, xúc tiến bán hàng, làm cho hàng hóa được tiêu thụ nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

- Tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin của thị trường, khách hàng Thông qua đó doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện tại và những khách hàng tìm năng

- Ngày nay, khi nhu cầu và thị hiếu con người ngày càng thay đổi nhanh chóng, chiêu thị ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Nội dung chủ yếu của chiêu thị

Hình 04 : Nội dung của chiêu thị

- Chào hàng cá nhân là hình thức giao dịch trực tiếp với khách hàng tương

lai nhằm mục đích bán được hàng

- Quảng cáo là hoạt động truyền thông mà qua đó công ty hay doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm hay dịch vụ đến người tiêu dùng, khách hàng một cách hiệu quả nhất

- Khuyến mãi là hình thức khích lệ dưới dạng thưởng trong ngắn hạn để khuyến khích dùng thử hay mua thử một sản phẩm hoặc dịch vụ

- Tuyên truyền bao gồm nhiều chương trình khác nhau nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ nào đó

2.1.3 Hoạch định chiến lược marketing cho doanh nghiệp

2.1.3.1 Phân tích tình hình bên ngoài

Là nơi mà doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội và nhìn nhận những đe dọa đối với mình, nó bao gồm những yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích môi trường bên ngoài bao gồm

Quảng

cáo

Chiêu thị

Khuyến mãi

Chào hàng cá nhân

Tuyên truyền

Trang 16

a Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, văn hóa, chính trị pháp luật, yếu tố về công nghệ và môi trường tự nhiên Đây là những yếu tố mà doanmh nghiệp không thể kiểm soát được nhưng nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệp

b Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm nhà cung ứng, khách hàng, đối thụ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Những yếu tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.3.2 Phân tích môi trường nội bộ

Phân tích môi trường nội bộ bao gồm việc phân tích, đánh giá các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp Từ đó giúp mỗi doanh nghiệp nhận biết mặt mạnh và yếu của mình để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường

2.1.3.3 Mô hình ma trận SWOT

Khi có được các thông tin về cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu, công

ty sẽ có những chiến lược cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh Ở đây, chú trọng chủ yếu là chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp

Trang 17

Bảng 01 : Mô hình ma trận SWOT 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách phỏng vấn mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động của siêu thị nhằm đưa ra giải pháp marketing phù hợp.Phỏng vấn 40 mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, thuận tiện

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập thông qua số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.op Mart, kết quả của các chương trình marketing trong ba năm 2007-2009 Ngoài ra, còn tham khảo thêm tư liệu qua báo chí và internet

Tăng(+), giảm(-) tuyệt đối = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch

= kết quả hoạt động năm (t) - kết quả hoạt động năm (t-1)

Chiến lược WT

Tối thiểu hóa điểm yếu phòng tránh các đe dọa

Trang 18

C So sánh bằng số tương đối

Mức độ hoàn thành kế hoạch =

Tốc độ tăng trưởng của doanh thu qua các năm =

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT

- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu từ mẫu phỏng vấn

Phương pháp thống kê mô tả

Số lần khách hàng đi mua sắm trong tháng Mức độ hài lòng về hàng hóa tại siêu thị

Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các chương trình khuyến mãi của siêu thị

Mức độ hài lòng về giá cả tại siêu thi

Mức độ hài lòng về nhân viên của siêu thị

Chỉ tiêu kỳ kế hoạch

* 100%

Doanh thu năm t

Doanh thu năm t-1

*100%

Chỉ tiêu kỳ thực hiện

Trang 19

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

TẠI SIÊU THỊ CO.OP MART CẦN THƠ

3.1 Giới thiệu chung về hệ thống SaigonCo.op

Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh có tên giao dịch tiếng anh là Saigon union trading co-operative viết tắt là saigonco.op

Trụ sở chính đặt tại 199- 205 Nguyễn Thái Học, Quận 1 TpHCM

Website : www.saigonco-op.com.vn

3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Ë Giai đoạn khởi nghiệp từ năm 1989-1991

Sau đại hội Đảng lần thứ VI, mô hình hợp tác xã kiểu cũ lâm vào tình trạng khủng hoảng, phải giải thể Trong bối cảnh đó, UBND TP Hồ Chí Minh có quyết định chuyển đổi ban quản lý Hợp tác xã mua bán thành phố thành Liên hiệp hợp tác xã mua bán thành phố Hồ Chí Minh Saigon Co.op với 2 chức năng chính : kinh doanh và cổ động phong trào Hợp tác xã theo nguyên tắc xác lập sở hữu chủ thể, hoạt động tổ chức kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Ë Giai đoạn phát triển 1992 – 2004

Ngày 09.02.1996, siêu thị đầu tiên của hệ thống Co.op Mart ra đời, đó là Co.op Mart Cống Quỳnh Có thể nói đó là thành tựu của cả một quá trình không ngừng hoàn thiện và phát triển trong thời kỳ đổi mới Co.op Mart Cống Quỳnh ra đời đã khởi đầu cho một loại hình kinh doanh bán lẻ mới phù hợp với xu hướng phát triển tại TPHCM

Tháng 1.1997 luật hợp tác xã ra đời, mở đầu cho giai đoạn cất cánh của mẫu hợp tác xã được chọn làm điển hình này Chỉ một năm sau, SaigonCo.op đã tái cấu trúc về nhân sự, tổ chức, tập trung mọi nguồn lực để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ Các siêu thị Co.op lần lượt ra đời, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang tên Co.op Mart Thêm vào đó, Co.op còn học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF( Thụy Điển), Co.op( Nhật Bản) Với sự nỗ lực không ngừng, Co.op đã tạo ra hệ thống Co.op mang đậm nét đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam Tính đến năm 2002, siêu thị Co.op Mart có có đến 7 siêu thị trên toàn quốc

Trang 20

Là một doanh nghiệp nhà nước, Co.op Mart có lợi thế hơn trong việc bành trướng thế lực của mình, do việc mở rộng chi nhánh không hề chịu sự ràng buộc như các doanh nghiệp nước ngoài Chính vì vậy mà tính cho đến nay, mật độ siêu thị của Co.op Mart được xem là dày đặc nhất Đó cũng là một ưu thế trong kinh doanh bán lẻ

Mặc dù công nghệ hiện đại của siêu thị Co.op có thể không bằng Metro, không gian có thể không rộng bằng Big C nhưng siêu thi Co.op vẫn được đánh giá là đáng đồng tiền bát gạo hơn

Là một doanh nghiệp trong nước, siêu thị Co.op Mart tỏ ra mình khá am hiểu tâm lý tiêu dùng của người Việt, đó là đưa vào kinh doanh quầy thực phẩm với các món ăn nấu chính phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam Không chỉ kinh doanh, siêu thị còn hưởng ứng các phong trào xã hội như đưa hàng Việt về nông thôn, chi hơn 3 tỷ đồng chung tay bảo vệ môi trường…… Tất cả các hoạt động đó ngày càng đưa Co.op đến gần với cộng đồng người Việt hơn

Bắt kịp xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam, không ngừng hoàn thiện trong lĩnh vực kinh doanh, đưa thêm các dịch vụ hữu ích cho người tiêu dùng như gói quà miễn phí, giao hàng tận nơi, quà tặng cho khách hàng thành viên, Vip…., không ngừng nỗ lực chung tay vì cộng đồng là những lợi thế giúp SaigonCo.op nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong giai đoạn sắp tới

3.1.2 Các lĩnh vực hoạt động và thành tích đạt được

a Các lĩnh vực hoạt động

C Kinh doanh siêu thị

C Kinh doanh các hoạt động vui chơi giải trí

C Kinh doanh nguyên liệu, hàng hóa,vật tư, máy móc phục vụ hàng hóa và tiêu dùng

C Xuất khẩu trực tiếp, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

C Kinh doanh địa ốc

C Kinh doanh du lịch, quảng cáo, tư vấn đầu tư

b Thành tích đạt được

C Năm 2000 : Nhận danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới

C Năm 2002 : Nhận huân chương lao động hạng nhất

C Năm 2004 : Nhận chứng chỉ ISO 9001- 2000

C Năm 2004 – 2006 : Giữ vững danh hiệu nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Trang 21

C Năm 2005 – 2007 : Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do báo Sài Gòn giải phóng bình chọn

C Năm 2007 : nhận giải vàng hàng chất lượng Châu Âu do International Arch of Europe Award trao tặng

C Năm 2004 – 2007 : Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương

3.1.3 Hệ thống siêu thị Co.op Mart

Logo của hệ thống siêu thị Co.op Mart

Hình 05: Logo của hệ thống siêu thị Co.op Mart

(Nguồn :Phòng marketing – siêu thị Co.op Mart Cần Thơ )

Slogan : “ Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”

Tính đến thời điểm này, SaigonCo.op Mart đã có 42 siêu thị trên toàn quốc

Đó là một thành tựu không nhỏ đối với thương hiệu này Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hệ thống Co.op đang từng bước phát triển thương hiệu của mình khắp toàn quốc, khẳng định tên tuổi trong và ngoài nước Với sự phát triển mạnh

về hệ thống, Co.op Mart thật sự trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước

Phương thức thanh toán tại siêu thị được thanh toán bằng tiền mặt, và có chấp nhận sử dụng thẻ của ngân hàng để thanh toán Tất cả hàng hóa đều được in

mã vạch, sử dụng máy scan để xác nhận giá

Trang 22

Nguyên tắc cơ bản của hệ thống siêu thị Co.op

C Khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa dưới sự giúp đỡ của nhân viên bán hàng khi cần thiết

C Hàng hóa tại siêu thị là các mặt hàng phổ biến, luôn đảm bảo về chất lượng

C Tiêu chí của hệ thống Co.op Mart

C Giá cả phải chăng

C Phục vụ nhiệt tình

C Luôn mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng

3.2 SIÊU THỊ CO.OP MART CẦN THƠ

3.2.1 Sơ lược về siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

Siêu thị Co.op Mart Cần Thơ là sự liên doanh giữa Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh và công ty thương mại tổng hợp Cần Thơ(C.T.C) trong đó, SaigonCo.op góp 70% vốn, 30% còn lại do C.T.C đóng góp Co.op Mart Cần Thơ hoạt động độc lập, tuy nhiên vẫn nằm trong chi nhánh của hệ thống SaigonCo.op Mart Chịu sự kiểm tra giám sát của SaigonCo.op như hằng năm phải đạt các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, các hoạt động cộng động……

Chính thức thành lập tại Cần Thơ vào ngày 19.08.2004, tại địa chỉ số 01 Đại lộ Hòa Bình, Co.op Mart Cần Thơ không ngừng hoàn thiện tính chuyên nghiệp của mình, từng bước tạo nên không gian mua sắm hiện đại cho người dân nơi đây, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ của thị trường trong nước

Co.op Mart Cần Thơ có khoảng 25.000 mặt hàng bao gồm hóa mỹ phẩm, thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ, điện gia dụng, may mặc Ngoài ra, siêu thị hợp tác với các doanh nghiệp khác, mở ra nhiều quầy hàng, mặt bằng như nhà sách FAHASA, PNJ…………

Với tổng diện tích 4.500m2, siêu thị có 1 tầng trệt và 2 tầng lầu

Tầng trệt : khu vực này được xem là khu vực khá nhộn nhịp của siêu thị

Hằng ngày, khoảng từ 9h sáng, khu vực này khá đông đúc Khu vực này bao gồm khu tự chọn bán các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến và công nghệ Ngoài ra, khu vực này cũng có nhiều doanh nghiệp

Trang 23

đến thuê gian hàng như PNJ, bánh mì Sài gòn, điện thoại di động, bánh Pizza, cà phê Ý, gian hàng máy massage … Đặc biệt khi thay đổi không gian bày trí, việc cho Jollibee thuê gian hàng dưới tầng 1 thật sự hiệu quả khi nâng cao được doanh thu, đồng thời tạo nên sự phong phú cho siêu thị

Tầng một : khu vực này bao gồm các mặt hàng may mặc, đồ gia dụng như

chén, đũa, nồi cơm điện… và các quầy hàng cho thuê như mỹ phẩm, nhà sách FAHASA, nhãn hàng Focci, giày dép… và các mặt hàng kim khí điện máy

Tầng 2 : Khu vực này dành cho ăn uống, vui chơi giải trí Có thể nói việc đổi

mới tầng này đã đem về doanh thu không nhỏ cho siêu thị Việc cho thuê các gian hàng thực phẩm làm cho khu này trở nên náo nhiệt hơn Với cách bày trí khá đẹp và bắt mắt, nơi đây là địa điểm của nhiều bạn trẻ, và các bậc phụ huynh đưa con em mình đến đây vào những ngày bận rộn Tầng này cũng có khu vực chơi game cũng thu hút khá nhiều bạ trẻ đến nơi đây Đông thời khu vực này cũng có quầy bar , tạo nên sự phong phú không kém cho khu vực này.Và văn phòng cũng được đặt tại tầng này

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Siêu thị Co.op Mart hiện nay có 280 nhân viên được chia làm 10 tổ :

C Ban giám đốc, kế toán trưởng : 4 người

C Khác(giữ xe, tài xế…): 2

Mỗi tổ sẽ có một tổ trưởng và một tổ phó ngành hàng chịu trách nhiệm quản lý việc đặt hàng, ra hàng, sắp xếp phân chia công việc cho các mậu dịch viên

Hiện nay trình độ chủ yếu của các nhân viên trong siêu thị là tốt nghiệp trung học phổ thông

Trang 25

GVHD: Lê Thi Diệu Hiền 19 SVTH: Lương Vũ Anh Chi

Hình 6 : Sơ đồ tổ chức siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

(Nguồn:Phòng hành chính nhân sự - siêu thị Co.op Mart Cần Thơ)

Tổ bảo

vệ giao hàng

( PGDD)

Tổ thực phẩm tươi sống

và chế biến nấu chính

Tổ hóa

mỹ phẩm

Giám đốc

Bộ phận quản trị ( kế toán trưởng)

Nhân viên hành chính

Và vi tính

Bộ phận hỗ trợ bán hàng

Tổ thu ngân dịch

vụ khách hàng

Tổ sản phẩm mềm : Vải Quần

áo túi xách

Tổ sản phẩm cứng

Đồ dùng gia đình điện máy

Hàng lưu niệm, văn hóa phẩm, dụng

cụ

Trang 26

3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại siêu thị

Trong những năm trở lại đây khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu mua sắm, ăn mặc được nâng lên đáng kể và việc đi mua sắm tại siêu thị trở nên quen thuộc với người dân hơn Đó là cơ hội giúp cho các siêu thị tại Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển

Là một siêu thị có tên tuổi và uy tín, siêu thị Co.op Cần Thơ đã tận dụng cơ hội đó để không ngừng hoàn thành mục tiêu doanh số và nâng cao thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng

Tình hình doanh thu qua ba năm 2007 - 2009

Khi phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một siêu thị, đầu tiên chúng ta cần phân tích mục tiêu và kết quả doanh số thực hiện:

Bảng 02 : Tình hình doanh thu của siêu thị giai đoạn 2007- 2009

Hình 07 : Biểu đồ thể hiện doanh số qua ba năm 2007 – 2009

(Nguồn: số liệu nghiên cứu tháng 3 năm 2010)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tình hình doanh số qua ba năm của siêu thị đều

có sự tăng trưởng Cụ thể, năm 2007 doanh số đạt 195 tỷ sang năm 2008 doanh

số đạt được 256,278 tỷ đồng Về số tuyệt đối, doanh thu năm 2008 tăng 61,45 tỷ đồng Về số tương đối doanh thu năm 2008 tăng 31.14% so với năm 2007 Sang

Trang 27

năm 2009, doanh thu vẫn tiếp tục tăng, doanh thu năm 20009 tăng 58,35 tỷ đồng

và về số tương đối tăng khoảng 22.7% Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể, thì chỉ có năm 2007 là siêu thị có doanh số vượt chỉ tiêu đề ra là 7,04% Hai năm 2008 và năm 2009 không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, cụ thể năm 2008 đạt 98,6% so với mục tiêu đề ra và năm 2009 đạt 98% so với mục tiêu Cụ thể, trong năm 2008, ngành hàng may mặc giảm 2.1%, bách hóa đồ dùng giảm 4,9%, thực phẩm chế biến giảm 8% so với kế hoạch đề ra Một trong những nguyên nhân chính cho sự suy giảm này là trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở nước ta khá cao, giá cả tiêu dùng tăng nhanh, điều này khiến cho đại đa số người dân đều có xu hướng cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết, và những sản phẩm đắt tiền Năm 2009, ngành hàng thực phẩm công nghệ giảm 2,7%, thực phẩm tươi sống giảm 0,25%

so với chỉ tiêu đề ra Mặc dù không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, nhưng sự sụt giảm

so với chỉ tiêu đề ra là không quá lớn Tuy nhiên, nhìn chung thì tình hình doanh

số của siêu thị vẫn tăng qua các năm

Trang 28

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI SIÊU THỊ CO.OP CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY

4.1.1 Nhân sự

Ngày nay, yếu tố nhân sự ngày càng trở nên quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó đóng vai trò trong việc thành bại của một doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như Co.op thì yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Bởi lẽ, khách hàng thường xuyên tiếp xúc với nhân viên trong siêu thị từ nhân viên tiếp thị, thu ngân, quầy dịch vụ, nhân viên giao hàng, nhân viên giữ giỏ cho đến nhân viên tạp vụ Do đó, nhân viên tại siêu thị ngoài trình độ ra thì kỹ năng giao tiếp là một vấn đề khá quan trọng

Hiện tại, trình độ nhân viên tại siêu thị chủ yếu là phổ thông trung học, chiếm khoảng 65,07%, trình độ đại học chiếm khoảng 20,07% , còn lại là cao đẳng chiếm khoảng 14,86%

19.64%

14.28%

66.07%

Đại học Cao đẳng và trung cấp Trung học phổ thông

Hình 08 : Trình độ nhân viên trong siêu thị

( Nguồn : tổ hành chính – nhân sự)

Nhìn chung, trình độ cũng như số lượng nhân viên trong siêu thị hiện tại

là khá hợp lý Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý ở đây là các khóa huấn luyện cho nhân viên Hầu hết các nhân viên tại siêu thị chưa được đào tạo qua các lớp bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng nên vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp Vẫn còn những hạn chế về thái độ phục vụ, xử lý tình huống chưa làm khách hàng hài lòng Do

Trang 29

đó, siêu thị cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn về các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ

4.1.2 Các nhóm ngành hàng tại siêu thị

a Mô tả từng ngành hàng trong siêu thị

Với đặc điểm là đặc điểm là siêu thị bán lẻ hàng tiêu dùng, Co.op Mart luôn

đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng với hơn 15.000 chủng loại hàng hoá là những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân Không dừng

ở đó, Co.op Mart luôn hướng đến phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn bằng cách luôn đa dạng hoá sản phẩm để hướng Co.op Mart là nơi mua sắm

hằng ngày của mọi nhà

* Ngành hàng Thực phẩm tươi sống và chế biến nấu chín:

Là một trong những nét đặc trưng của Co.op Mart với tiêu chí phục vụ nhanh,

đa dạng nhiều chủng loại và đáp ứng nhu cầu, tiết kiện thời gian cho các bà nội trợ Co.op Mart cung cấp cho người bội trợ những sản phẩm ngon, sạch và tiện lợi, bao

Nguồn hàng của Co.op Mart luôn được lựa chọn kĩ và được thu mua trực tiếp

từ các chợ đầu mối như Vĩnh Long, Bến Tre… trong khu vực hay các nhà vườn

ở các tỉnh lân cận để tiết kiệm chi phí vận chuyển, hạ giá thành Tất cả các mặt hàng rau củ quả đều phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng theo các tiêu chuẩn của ATVSTP nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng Hàng hoá được trưng bày tại khu vực dành riêng cho các tủ lạnh, tủ mát và tủ cấp đông ở nhiệt độ luôn ổn định để đảm bảo cho hàng hoá luôn tươi ngon và bắt mắt Hàng hoá luôn được nhân viên ngành hàng chăm sóc thường xuyên, đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, cách nấu các món ăn phục vụ cho thực đơn hằng ngày Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành hàng này vẫn có những tồn đọng như rau quả chưa thật sự tươi, giá

cả của các mặt hàng rau củ quả vẫn còn hơi cao Theo khảo sát, yếu tố thực phẩm chế biến tươi ngon có 32,5% khách hàng hài lòng, thực phẩm chế biến hợp vệ sinh

Trang 30

thì có 35% khách hàng hài lòng, 50% hài lòng về sự tươi ngon của thực phẩm tươi sống Qua đó, ta thấy các tố liên quan đến ngành hàng này vẫn chưa được đánh giá cao Vì thế, siêu thị cần có những giải pháp để điều chỉnh Thêm vào đó, trong khâu cân, và dán tem khi mua các mặt hàng rau củ quả còn chiếm nhiều thời gian của khách vào giờ cao điểm như lúc 10 – 11 giờ hay từ 16 -17 giờ Do đó, siêu thị cần bố trí thêm nhân viên tại các giờ cao điểm

Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng hàng hoá luôn được chú trọng Các mặt hàng nhập về đều phải có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng Siêu thị luôn có nhân viên mậu dịch quan sát từng nhóm hàng nhằm nắm bắt được lượng hàng hóa được mua trong ngày để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng hàng không đủ cung cấp nhu cầu Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn đọng như giá cả sản phẩm không ghi rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng

Trang 31

cạnh đó vẫn còn những hạn chế như là giá cả vẫn còn gây hiểu lầm, các bảng giá

bị rách hoặc mờ gây phản cảm cho khách hàng khi đến mua sắm

* Ngành hàng đồ dùng:

Co.op Mart lạ nhà phân phối của các thương hiệu nổi tiếng như Happy Cook, nhôm Kim Hằng, phalê Việt Tiệp, chén sứ Minh Long … Với hàng ngàn chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng được trưng bày theo từng nhóm: đồ dùng gia đình, thiết bị nhà bếp thuận tiện cho việc lựa chọn và mua sắm ở đây cũng có thể tìm thấy nhiều sản phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt như: tô, dĩa, chén kiểu bằng gốm sứ, thuỷ tinh, phalê, bình hoa, bộ ly Các mặt hàng trong nhóm ngành hàng này đều có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Sự đa dạng trong kiểu dáng mẫu mã, giá cả giúp cho siêu thị có thêm nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, nhóm ngành hàng này lại

ít chương trình khuyến mãi, giá cả cũng tương đối cao Do đó, siêu thị cần liên hệ với các nhà cung cấp nhằm có các đợt giảm giá nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Thêm vào đó, tại khu vực dành cho bán nón bảo hiểm và áo mưa không có nhiều mẫu và màu sắc, cách bày trí không bắt mắt Điều này, siêu thị cần xem lại để có các giải pháp thích hợp

* Ngành hàng may mặc:

Hiện nay, theo chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam”, siêu thị Co.op Mart chủ trương lựa chọn các mặt hàng may mặc với các

thương hiệu Việt như Việt Thy, Nguyễn Hiền, Đan Châu, Việt Tiến, Blook… Thêm vào đó, Co.op cũng tự mình sản xuất các mặt hàng quần áo mang nhãn hiệu SGC với giá cả tương đối, thường xuyên có các đợt khuyến mãi nhằm phục vụ đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình Ngoài gian hàng quần áo tại khu vực tự chọn, Co.op còn phối hợp kinh doanh với nhãn hiệu FOCCI, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng giá cả mặt hàng quần áo vẫn chưa thật sự phù hợp với chất lượng của nó, giá cả vẫn còn cao, các mẫu áo quần vẫn chưa thật sự bắt mắt Chỉ có 27,5% hài lòng khi được hỏi quần áo có mẫu mã đẹp, hợp thời trang và 22,5% thì không hài lòng với ý kiến trên Chính vì vậy, trong thời gian tới, siêu thị cần thay đổi và tìm kiếm các nhà cung cấp khác để tìm kiếm thêm nhiều mặt hàng may mặc

Trang 32

đẹp, hợp thời trang

Ngoài ra, đối với các mặt hàng siêu thị không kinh doanh như hàng điện máy, văn phòng phẩm thì Co.op Mart đã liên kết với các công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng đó như công ty điện máy Caring, công ty phát hành sách Fahasa để phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng

b Tình hình doanh thu các ngành hàng

Trong siêu thị có tất cả năm ngành hàng bao gồm ngành hàng thực phẩm tươi sống, ngành hàng may mặc, ngành hàng đồ dùng, ngành hàng hóa mỹ phẩm, ngành hàng thực phẩm công nghệ

Bảng 03 : Tình hình doanh thu các ngành hàng từ năm 2007 – 2009

ĐVT: tỷ đồng

Ngành hàng 2007 Tỷ trọng

năm 2007 2008

Tỷ trọng năm

2008

2009 Tỷ trọng

năm 2009 2008/2007 2009/2008

Thực phẩm công nghệ 59,521 30,55% 91,95 35,87% 118,151 37,70% 54,5% 28,5% Hóa mỹ phẩm 30,020 20,03% 52,234 20,00% 68,199 21,17% 74,0% 30,0% May mặc 49,812 25,56% 58,565 22,85% 67,221 21,43% 17,5% 14,5%

Đồ dùng 24,26 12,48% 28,767 11,22% 28,075 8,95% 18,2% -2,41% Thực phẩm chế biến 22,140 11,36% 25,766 10,05% 32,915 10,5% 16,0% 27,7%

(Nguồn: Tổ kế toán – siêu thị Co.op Mart Cần Thơ)

20 40 60 80 100

120

140

Thực phẩm công nghệ

Hóa mỹ phẩm

May mặc Đồ dùng Thực phẩm

chế biến nam 2007 nam 2008 nam 2009

Hình 09: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu của các ngành hàng

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03/2010)

Trang 33

Đồ dùng Thực phẩm chế biến

Đồ dùng

Thực phẩm chế biến

Hình 10: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các ngành hàng năm 2007-2008-2009

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03/2010)

Nhìn chung, doanh thu của các ngành hàng qua ba năm đều tăng Cụ thể: Đối với ngành thực phẩm công nghệ, doanh thu qua ba năm đều tăng, và có

tỷ trọng dẫn đầu trong tất cả các ngành hàng của siêu thị Nguyên nhân là các sản phẩm công nghệ của siêu thị rất đa dạng, phong phú, có nguồn gốc của các sản phẩm này đều có xuất xứ rõ ràng, chất lượng và giá cả hợp lý nên thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm Thêm vào đó, có nhiều mặt hàng thường xuyên

có các chương trình khuyến mãi như sữa bột, bánh… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 chỉ có 28,5%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2008 so với năm 2007 là 54,5% Nguyên nhân có thể kể đến là trong năm 2008, nhằm kích thích tiêu dùng, siêu thị phối hợp với nhà cung cấp,

tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, do đó doanh số ngành hàng này tăng cao hơn so với năm 2007 Trong năm 2009, doanh số ngành hàng vẫn tăng, tuy nhiên chỉ tăng 26,201 tỷ đồng so với năm 2008 Nguyên nhân là trong năm vừa qua, đối với ngành hàng này không có nhiều sản phẩm mới và cũng không áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi Do đó doanh thu tăng nhưng không mạnh

Tỷ trọng năm 2007

Trang 34

Đối với ngành hàng hóa mỹ phẩm ta cũng thấy có sự tăng trưởng doanh thu qua các năm Cụ thể, năm 2008 doanh thu của ngành hàng này là 52,234 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2007 là 30,020 tỷ đồng Trong năm 2007, tỷ trọng của ngành hàng này là 20,03%, sang năm 2008, tỷ trọng là 20% Tỷ trọng này sụt giảm do doanh thu ngành hàng thực phẩm công nghệ chiếm khá cao trong cơ cấu doanh thu Sang năm 2009, doanh thu ngành hàng này vẫn tiếp tục tăng, và tỷ trọng cũng tăng hơn so với năm 2008 là 21,17% Doanh thu ngành hàng này tăng là do trong 2008, siêu thị tiếp tục nhập về nhiều hàng hóa với nhiều mẫu mã và giá cả khác nhau, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng Thêm vào đó, trong năm, siêu thị cùng với các nhà cung cấp tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mua sắm Trên đà đó, doanh thu và tỷ trọng ngành hàng này vào năm 2009 cũng tiếp tục tăng do siêu thị không ngừng đa dạng hóa nguồn hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng đối với các sản phẩm thuộc ngành hàng hóa mỹ phẩm Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng qua ba năm có sự biến động theo chiều hướng giảm Cụ thể, so với năm 2007, doanh thu năm 2008 tăng 74%, nhưng doanh thu năm 2009 chỉ tăng 30% so với năm 2008 Nguyên nhân là do trong năm 2009, các mặt hàng tại siêu thị không có gì mới, không có nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu khách hàng

Nhìn chung, doanh thu ngành hàng may mặc cũng tăng lên qua các năm Tuy nhiên về tỷ trọng lại có sự sụt giảm Năm 2008 tỷ trọng ngành hàng này chỉ

có 22,85%, thấp hơn so với năm 2007 là 25,56% Tốc độ tăng trưởng của ngành hàng này trong năm 2008 so với năm 2007 chỉ có 17,5% và năm 2009 so với năm 2008 là 14,5% Qua đó, ta thấy, mặc dù doanh thu qua từng năm của ngành hàng này có tăng nhưng tốc độ tăng có sự suy giảm Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động, nên người dân có phần thắt chặt hơn trong chi tiêu

Năm 2009, siêu thị có thu hẹp lại ngành hàng may mặc, các mặt hàng may mặc không đa dạng, thêm vào đó lại không có nhiều chương trình khuyến mãi nên không thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đến mua sắm

Doanh thu ngành hàng đồ dùng trong năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm 2007 Trong cơ cấu doanh thu thì ngành hàng

Trang 35

này có doanh thu không cao so với các ngành hàng còn lại Nguyên nhân là do siêu thị chưa đa dạng các mặt hàng này, thêm vào đó một số mặt hàng thuộc ngành hàng đồ dùng có giá cả thường cao hơn so với chợ, đồng thời đây là nhóm mặt hàng không thường xuyên nên khách hàng không lựa chọn nhiều Thêm vào

đó, trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, do đó khách hàng chỉ mua những mặt hàng thật sự cần thiết cho bản thân và gia đình Một nguyên nhân khác nữa có thể nhắc đến là các mặt hàng trong ngành hàng này hầu như không

có chương trình khuyến mãi nào nên không thu hút được khác hàng Năm 2009, siêu thị dời ngành hàng này lên tầng 1, điều này khiến khách hàng không quen nên doanh thu có phần sụt giảm, dẫn đến tỷ trọng chỉ có 8,95%, thấp hơn so với năm 2008

Doanh thu ngành hàng thực phẩm chế biến đều tăng qua ba năm Thế nhưng tỷ trọng của ngành hàng này không cao hơn so với các ngành hàng còn lại,

do doanh thu ngành hàng này trong hai năm 2007 và 2008 không cao hơn so với các ngành hàng khác Đồng thời, siêu thị không chú trọng nhiều vào ngành hàng này Các mặt hàng rau củ quả thường có giá cả cao hơn so với ngoài chợ, và vẫn chưa thật sự tươi ngon Tuy nhiên, doanh số năm 2009 có cải thiện hơn so với năm 2008 và tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là 27,7% cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là 16% Sở dĩ có sự tiến triển đó là siêu thị quan tâm và đầu tư nhiều hơn đối với ngành hàng này Siêu thị luôn tìm kiếm các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống vói các nhà cung cấp địa phương với giá cả hợp lý, nguồn hàng tươi, ngon

và ổn định nên thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm Hơn nữa, siêu thị cũng tìm kiếm thêm nhiều nhân viên chế biến thực phẩm với tay nghề giỏi hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu bữa cơm hằng ngày của người Việt Nam Các món ăn được đầu tư nhiều hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng Do đó, doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành hàng này có sự cải thiện

Trang 36

Điều đó chứng tỏ siêu thị Co.op Mart ngày càng có vị thế trong lòng khách hàng.

Về tỷ số ROA: Qua các năm, ta thấy tỷ số ROA đều có tăng Năm 2007, cứ

1 đồng tài sản tạo ra 0,13 đồng lợi nhuận Năm 2008, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,155 đồng lợi nhuận và năm 2009, cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,176 đồng lợi nhuận Như vậy, nhìn chung thì khả năng sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận của siêu thị là khá tốt

Về tỷ số ROE: tỷ số ROE năm 2008 giảm so với năm 2007 do tỷ lệ tăng của

lợi nhuận ròng năm 2008 không bằng tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng năm 2008 tăng so với năm 2007 vào khoảng 1,9 lần Nhưng mức tăng VCSH năm 2008/ 2007 là 1,36 lần Sang năm 2009, tỷ số ROE là 0,417 cao hơn so với năm 2008 là 0,348 Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của VCSH đã được cải thiện, cứ 1 đồng VCSH đem lại 0,417 đồng lợi nhuận

Như vậy, nhìn chung, tình hình tài chính của siêu thị đã được cải thiện so với năm 2008 Tuy nhiên, theo cam kết với công ty thương mại cổ phần Cần Thơ, doanh thu sẽ chia theo tỷ lệ 7:3, nên doanh thu và lợi nhuận của siêu thị sẽ giảm đi phần nào Điều đó là một áp lực không nhỏ đối với siêu thị khi phải đảm bảo chỉ tiêu của liên hiệp Đồng thời, khi siêu thị muốn thay đổi, nâng cấp thì gặp phải nhiều khó khăn Hơn nữa, là một siêu thị thuộc liên hiệp nhưng Co.op Mart Cần Thơ không được hỗ trợ vốn nhiều từ phía Liên Hiệp nên vấn đề tài chính cũng sẽ khó khăn hơn nếu trong tương lai các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài vào Việt Nam Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài với tìm lực tài chính mạnh sẽ là một trở ngại không nhỏ đối với siêu thị Co.op Mart

4.1.4 Tình hình hoạt động marketing tại siêu thị

4.1.4.1 Đặc điểm thị trường bán hàng và khách hàng

Trang 37

a Đặc điểm thị trường bán hàng

Hình thức bán hàng chính đó là bán lẻ, khách hàng đến xem và lựa chọn các

mặt hàng cần thiết sau đó sẽ đến tính tiền tại cash Với các hóa đơn trên 200.000 đồng, khách hàng sẽ được giao hàng tận nơi theo yêu cầu trong nội ô quận Ninh Kiều

b Đặc điểm thị trường khách hàng

Trong những năm trở lại đây thì nhu cầu mua sắm tại các siêu thị tăng lên Nếu trong năm 2007, theo khảo sát hành vi người tiêu dùng thì có khoảng 11% cho rằng kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu, thì con số này sang năm 2008 là

21% Tầng suất đi siêu thị từ 2 lần/ tháng thì tăng lên 3 lần/tháng ( Nguồn:

baomoi.com)

Tại Cần Thơ, theo dự đoán, nhu cầu này sẽ tăng mạnh từ năm 2010 trở đi,

ước tính tốc độ tăng vào khoảng 150% (Nguồn:: Niên giám thống kê TPCT)

Theo đà phát triển và hội nhập, người Việt Nam nói chung và người Cần Thơ nói riêng đã quen dần với kênh mua sắm tại siêu thị Theo dự báo, năm 2010, sức mua của người tiêu dùng vào khoảng 53 tỷ USD và có xu hướng chuyển dịch mạnh sang kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hoặc trung tâm thương mại Theo số liệu nghiên cứu cho thấy,

trung bình người dân Cần Thơ đi siêu thị Co.op Mart vào khoảng 3,57 lần/ tháng.( Nguồn: số

liệu nghiên cứu tháng 3/2010) Và thường mua sắm các mặt hàng thuộc nhóm hóa mỹ phẩm

và thực phẩm công nghệ

Trong thời gian vừa qua cho thấy xu hướng tiêu dùng của người thành thị

có sự thay đổi Nếu như trước kia, người tiêu dùng thường lựa chọn các mặt hàng đắt tiền thì hiện nay, họ có xu hướng chuyển sang mua sắm các mặt hàng có nhiều khuyến mãi Và khuyến mãi đó là đặc điểm của kênh siêu thị Chính vì vậy, đó là một điều kiện thuận lợi giúp cho siêu thị Co.op có cơ hội phát triển

c Lượng khách hàng và trị giá hóa đơn bình quân trong ngày

Trang 38

Bảng 05: Lượng khách bình quân hàng ngày và trị giá hóa đơn bình quân

(Nguồn:Tổ kế toán – siêu thị Co.op Mart Cần Thơ)

90000 120000 136000

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

Giá trị hóa đơn bình quân năm 2007 năm 2008 năm 2009

Hình 11 : Lượng khách bình quân và trị giá hóa đơn trong ngày

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03/2010)

Từ bảng số liệu nói trên, ta thấy lượng khách bình quân tại siêu thị hằng năm đều tăng Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 403 lượt khách/ ngày, hay là tăng vào khoảng 7% Năm 2009 tăng so với năm 2008 chỉ vào khoảng 6,76% Giá trị hóa đơn bình quân cũng tăng qua các năm Cụ thể năm 2008 tăng so với năm 2007 là 30.000 đồng/ hóa đơn, về số tương đối tăng khoảng 33% Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 16.000 đồng/ hóa đơn, về số tương đối tăng khoảng 13,33%.Tuy nhiên, trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 23%, chỉ số CPI ở mức 22,9%, một con số khá cao Chính vì vậy, giá trị tăng trưởng thật sự của trị giá hóa đơn bình quân chỉ ở mức 10% Giá trị hóa đơn bình quân năm

2009 tăng 13,3% so với năm 2008, mặc dù tốc độ tăng này không bằng tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007 nhưng vì trong năm 2008, lạm phát ở Việt Nam khá cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt nên trị giá hóa đơn tăng là phù hợp

Năm 2009/2008

Trang 39

Bước sang năm 2009, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng giảm, giá cả trên thị trường bình ổn hơn Thêm vào đó, trong năm 2009, Co.op Mart Cần Thơ tiến hành chính sách bình ổn giá cả nên trị giá hóa đơn có tăng nhưng không cao so với mặt bằng chung của thị trường Do đó, tốc độ tăng của trị giá hóa đơn năm

2009 không bằng năm 2008 Nhìn chung, tình hình kinh doanh nói chung của siêu thị có sự tăng trưởng qua hàng năm Điều đó có thể cho thấy rằng siêu thị Co.op Mart ngày càng khẳng định vị thế của mình trong mắt người tiêu dùng Và một phần nào đó cũng cho thấy mức thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu mua sắm cũng được nâng lên

Bảng 06: Số lượng khách hàng qua ba năm 2007 - 2009

(Nguồn: Tổ kế toán – siêu thị Co.op Mart Cần Thơ)

47.858

40.128

5.597 2.133

Số lượng mua hàng Khách hàng thân thiết Thành viên VIP

Hình 12: Lượng khách hàng mua sắm tại siêu thị từ năm 2007- 2009

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03/2010)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy lượng khách hàng tham gia mua sắm tại siêu thị hằng năm đều tăng Cụ thể, năm 2008 tăng so với năm 2007 ở mức 17,40%, năm 2009 tăng so với năm 2008 ở mức 30%

Số lượng mua hàng 31.327 36.771 47.858 117,4% 130,0% Khách hàng thân thiết 28.116 30.779 40.128 107,7% 130,0%

Trang 40

Với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, lượng khách hàng thân thiết của siêu thị đã tăng lên đáng kể Chương trình khách hàng thân thiết bắt đầu từ năm

2004, lượng khách hàng thân thiết đạt được 1.352 người vào năm 2005 thì đến cuối năm 2007 lượng khách hàng này đã tăng lên đáng kể với con số là 28.116 người Đó là một con số khá lớn, chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng đến tham quan và mua sắm tại siêu thị Sang năm 2008, con số này đạt được 30.779 tăng 7,07% so với năm 2007, và năm 2009, lượng khách hàng thân thiết tại siêu thị là 40.128, tăng 30,0% so với năm 2008 Lượng khách hàng thành viên cũng tăng lên qua ba năm Năm 2007 là 2.196, năm 2008 là 3.951, tức là tăng vào khoảng 80,0% so với năm 2007 Tuy nhiên, điều này cũng có thể xuất phát từ giá

cả tiêu dùng, và tỷ lệ lạm phát trong năm 2008 là khá cao Do đó khách hàng dễ dàng hơn trong việc đạt được doanh số của khách hàng thành viên Năm 2009, lượng khách hàng thành viên là 5.597, tăng khoảng 42,0% so với năm 2008 Lượng khách hàng Vip cũng tăng lên qua ba năm Ấn tượng nhất là trong năm 2008, lượng khách hàng Vip đạt 2.041, tăng 101,0% so với năm 2007 Sự tăng trưởng mạnh này cũng có thể do yếu tố lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nên khách hàng có thể dễ dàng đạt doanh số của khách hàng Vip Tuy nhiên, với lượng khách hàng thành viên và Vip tăng lên qua các năm có thể thấy Co.op Mart ngày càng có vị thế cao trên thương trường Năm 2009, lượng khách hàng Vip tiếp tục tăng, đạt 2.133 người, tăng trưởng 5,0% so với năm 2008 Tốc độ tăng của lượng khách hàng Vip năm 2009 không cao như năm 2008 là do một phần bởi yếu tố lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng Nếu như năm 2008, tỷ lệ lạm phát cao 23,0%, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân của năm 2008 so với năm

2007 tăng 22,97%, vì thế lượng khách hàng đạt doanh số cao là dễ hiểu Tuy nhiên, sang năm 2009, tình hình lạm phát ở mức 7,0%, chỉ số CPI tăng 6,8% so với năm 2008, giá cả bình ổn, vì thế để đạt được vị trí Vip, nhiều khách hàng không đạt đủ doanh số 10 triệu đồng trong năm Do đó, lượng khách hàng Vip có

tỉ lệ tăng không cao như năm 2008 Mặc dù lượng khách Vip tăng không cao so với năm 2008, nhưng phần nào cũng cho thấy t hươ ng hi ệu “ Co op M art ”

đã và đang chiếm một vị thế không nhỏ trong lòng khách hàng

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 01 : Sơ đồ về quan niệm marketing - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 01 Sơ đồ về quan niệm marketing (Trang 11)
Hình 02 : Các thành phần của marketing Mix - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 02 Các thành phần của marketing Mix (Trang 12)
Hình 03 : Mục tiêu của giá - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 03 Mục tiêu của giá (Trang 14)
Hình 04 : Nội dung của chiêu thị - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 04 Nội dung của chiêu thị (Trang 15)
Bảng 01 : Mô hình ma trận SWOT  2.2 Phương pháp nghiên cứu - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 01 Mô hình ma trận SWOT 2.2 Phương pháp nghiên cứu (Trang 17)
Hình 6 : Sơ  đồ tổ chức siêu thị Co.op Mart Cần Thơ - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 6 Sơ đồ tổ chức siêu thị Co.op Mart Cần Thơ (Trang 25)
Bảng 02 : Tình hình doanh thu của siêu thị giai đoạn 2007- 2009 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 02 Tình hình doanh thu của siêu thị giai đoạn 2007- 2009 (Trang 26)
Hình 07 : Biểu đồ thể hiện  doanh số qua ba năm 2007 – 2009 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 07 Biểu đồ thể hiện doanh số qua ba năm 2007 – 2009 (Trang 26)
Bảng 03 : Tình hình doanh thu các ngành hàng từ năm 2007 – 2009 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 03 Tình hình doanh thu các ngành hàng từ năm 2007 – 2009 (Trang 32)
Hình 10: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các ngành hàng năm 2007-2008-2009 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Hình 10 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các ngành hàng năm 2007-2008-2009 (Trang 33)
Bảng 04: Các tỷ số tài chính  Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009  2008/2007  2009/2008 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 04 Các tỷ số tài chính Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 (Trang 36)
Bảng 05: Lượng khách bình quân hàng ngày và trị giá hóa đơn bình quân - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 05 Lượng khách bình quân hàng ngày và trị giá hóa đơn bình quân (Trang 38)
Bảng 06: Số lượng khách hàng qua ba năm 2007 - 2009 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 06 Số lượng khách hàng qua ba năm 2007 - 2009 (Trang 39)
Bảng 07: Tình hình doanh thu ngày 8/3 qua ba năm 2007 -2009 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 07 Tình hình doanh thu ngày 8/3 qua ba năm 2007 -2009 (Trang 44)
Bảng 08: Tình hình doanh thu từ năm 2007 – 2009 vào dịp 27/2 - Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf
Bảng 08 Tình hình doanh thu từ năm 2007 – 2009 vào dịp 27/2 (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w