MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf (Trang 48)

d. Chiến lược chiêu thị

4.2 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước đạt được 5,32%, cao hơn với mục tiêu là 5%. Có thể nói GDP năm qua thấp hơn so với năm 2008(6,23%) và năm 2007(8,5%), nhưng với tình hình suy thoái toàn cầu thì

Lu n v n t t nghi p

mức tăng trưởng của năm vừa qua là dấu hiệu đáng mừng. Theo đà suy giảm kinh tế cuối năm 2008, quý I năm 2009, GDP bình quân của cả nước chỉ đạt 3,14%. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Chính phủ, GDP của quý II đã tăng, đạt được 4,46%, quý III là 6,04%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2008 là 5,98%, quý IV là 6,09% cao hơn so với năm 2008(5,89%). Tại Cần Thơ, GDP bình quân của thành phốđạt được 13,07%, cao hơn so với mức bình quân của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 1.028 USD, cao hơn so với năm 2008 (901,8 USD).

Từđó, ta thấy cả nước từng bước thoát khỏi suy giảm kinh tế, thu nhập của người dân tăng cao, đời sống từng bước được cải thiện, người dân sẽ mạnh tay hơn cho việc chi tiêu. Người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng mạnh hơn, song song

đó, họ sẽ có nhu cầu nhiều hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Cụ thể trong năm vừa qua, doanh thu hàng hóa và dịch vụ năm 2009 đạt mức 7,18% cao hơn so với năm 2008(6,63%).

Trong những năm trở lại đây, người tiêu dùng đã trở nên quá quen thuộc khi mua sắm tại siêu thị. Tại Cần Thơ, theo dựđoán, nhu cầu này sẽ tăng mạnh từ năm 2010 trởđi, vào khoảng 150% (Nguồn: Niên giám thống kê TPCT). Theo

đà phát triển và hội nhập, người Việt Nam nói chung và người Cần Thơ nói riêng

đã quen dần với kênh mua sắm tại siêu thị. Theo dự báo, năm 2010, sức mua của người tiêu dùng vào khoảng 53 tỷ USD và có xu hướng chuyển dịch mạnh sang kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hoặc trung tâm thương mại. Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, chất lượng hàng hóa tại các chợ truyền thống không đảm bảo, gây tác hại đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Và kênh siêu thị trở

thành lựa chọn tốt nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng hiện nay. Nhu cầu mua sắm tại các kênh mua sắm hiện đại ngày càng gia tăng, đặc biệt là siêu thị. Theo dựđoán, nhu cầu mua sắm tại siêu thị sẽ tăng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, nguy cơ lạm phát tại Việt Nam có thể tái diễn. Chỉ số CPI 1/2010 đã tăng 1,36% so với 12/2009. Điều này tạo nên áp lực khá lớn và nguy cơ tái lạm phát là có thể diễn ra. Thêm vào đó, theo dự tính vào đầu tháng 3 năm nay, giá điện có thể tăng. Điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của GDP khoảng 0,28% và tăng CPI vào khoảng 0,17%.

Lu n v n t t nghi p

Như vậy nguy cơ tái lạm phát có thểảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng hoặc họ sẽ chuyển sang mua sắm tại các chợ truyền thống vì giá mua tại các chợ truyền thống thường rẻ hơn một chút so với siêu thị. Thêm vào đó, với áp lực tăng giá điện sẽ là một ảnh hưởng không nhỏ đối với lợi nhuận kinh doanh của siêu thị

4.2.2 Môi trường chính trị pháp luật

Song song với phát triển kinh tế, tình hình anh ninh chính trị tại Việt Nam khá

ổn định, được xem là một quốc gia có tình hình anh ninh quốc phòng tốt nhất trong khu vực. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước đều có thuận lợi để phát triển bền vững.

Vì vậy, với nền chính trị ổn định, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững.

Theo cam kết sau khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam cam kết sẽ mở

cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Và ngày 1.1.2009 sẽ mở cửa hoàn toàn cho doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài. Ngày 1.1.2010 vừa qua, Việt Nam cũng đã ban hành văn bản về việc cho phép các doanh nghiệp sản xuất và nhập các mặt hàng nước ngoài vào Việt Nam. Đó là một thách thức không nhỏđối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nói chung và siêu thị Co.op Mart Cần Thơ nói riêng.

Hiện nay, Nhà nước đưa ra khá nhiều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn : Nghị quyết 41 TW Đảng về vấn đề bảo vệ môi trường, 32/2005 Nghị quyết của chính phủ về xử phạt vi phạm tài nguyên nước….). Điều đó, buộc mỗi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Do đó, siêu thị phải chú trọng nhiều hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phải có trang máy móc thiết bị hiện đại nhằm chế biến bảo quản thực phẩm tốt nhất. Đồng thời phải tốn chi phí vận chuyển nhiều hơn nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa.

4.2.3. Môi trường tự nhiên

Cần Thơ được xem là vùng miền có khí hậu thuận lợi nên việc kinh doanh không chịu nhiều ảnh hưởng từ thiên nhiên. Co.op Cần Thơ nằm ngay vị trí khá thuận lợi về diện tích cũng như giao thông nên rất thuận tiện cho việc tham quan mua sắm. Thêm vào đó, vào tháng 4.2010 cầu Cần Thơ chính thức khánh thành,

Lu n v n t t nghi p

điều này tạo điều kiện thuận lợi về lưu thông, thu hút thêm nhiều khách đến Cần Thơ tham quan, du lịch…

Với những lợi thếđó, Cần Thơ sẽ thu hút nhiều khách hàng đến tham quan mua sắm, đồng thời với giao thông thuận tiện khi cầu Cần Thơ khánh thành vào ngày 24.4.2010 sẽ giúp cho siêu thị thuận lợi hơn trong việc vận chuyển các mặt hàng từ thành phố Hồ Chí Minh về, góp phần làm giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên bên cạnh đó khi giao thông thuận tiện hơn, có thể Cần Thơ sẽ là

điểm dừng chân của nhiều tập đoàn kinh doanh bán lẻ khác, đặc biệt là các tập

đoang kinh doanh của nước ngoài. Khi đó, có thể Co.op Mart sẽ có thêm nhiều khó khăn hơn để giữ vững thị phần của mình.

4.2.4. Môi trường dân số

Dân số thành phố Cần Thơ hiện nay vào khoảng 1.171 người, hàng năm tại Cần Thơ đón tiếp thêm hàng trăn sinh viên đến học tập.Hơn nữa, khi giao thông trở nên thuận lợi, Cần Thơ sẽ là điểm đến của nhiều người hơn. Như thế, Co.op Mart sẽ có thêm cơ hội thu hút hơn nhiều khách hàng đến tham quan mua sắm.

4.2.5. Môi trường văn hóa xã hội

Hiện nay, tại TPCT vẫn chưa có nhiều nơi vui chơi giải trí vì thế rất nhiều người dân nơi đây chọn lựa đi siêu thị như một cách để giải trí, tham quan, mua sắm.

Đây là một cơ hội giúp Co.op có thêm nhiều điều kiện thu hút khách hàng đến với siêu thị, đồng thời có thể quảng bá hình ảnh của siêu thị. Hơn nữa, trong năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của thành phố Cần Thơ là 1.028 USD cao hơn 126,2 USD so với năm 2009 và theo dự báo thu nhập bình quân đầu người năm 2010 sẽ đạt 1.428 USD. Với thu nhập bình quân tăng, nhu cầu mua sắm cũng sẽ tăng. Cũng theo dự báo, trong những năm tới xu hướng mua sắm tại siêu thị sẽ tăng 150%, đồng thời, người dân cũng có xu hướng mua sắm tại các siêu thị do có nhiều chương trình khuyến mãi hơn. Số lần đi siêu thị trung bình của người dân Cần Thơ là 3,57 lần và 87,5% thường hay đi mua sắm tại siêu thị

Co.op Mart. Đó là những bước thuận lợi cơ bản cho siêu thị Co.op Mart trong năm tới.

Lu n v n t t nghi p

4.3 MÔI TRƯỜNG VI MÔ 4.3.1 Nhà cung ứng 4.3.1 Nhà cung ứng

Hiện tại nhà cung ứng hàng của Co.op là SaigonCo.op, hàng hóa được vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về, ngoài ra Co.op Mart còn đặt hàng với các nhà cung cấp tại địa phương như rau củ quả tại các đầu mối chợ như Vĩnh Long, bưởi năm roi ở Vĩnh Long, cua, tôm ở Bạc Liêu… Ngoài ra Co.op Mart còn có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp khác như Pepsi, P&J, Unilever, Vinamilk….. ngoài ra vào tháng 10/2009 lập trung tâm phân phối tại miền Tây tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận chuyển.

Với mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, Co.op Mart luôn đảm bảo việc cung cấp đủ hàng hóa cho người tiêu dùng. Đồng thời, việc lập trung tâm phân phối tại miền Tây đã phần vào giảm thiểu chi phí vận chuyển cho siêu thị.

4.3.2 Khách hàng

Bất cứ trong lĩnh vực kinh doanh nào, khách hàng bao giờ cũng là yếu tố

chủ chốt giúp doanh nghiệp thành công. Không nằm ngoài quy luật đó, đối với Co.op Mart, khách hàng vô cùng quan trọng. Khách hàng đến với siêu thị thuộc rất nhiều ngành nghề khác nhau như nội trợ, sinh viên, học sinh, giới văn phòng, tự kinh doanh, người mua bán nhỏ, doanh nghiệp… số lượng khách hàng đến với siêu thị hằng ngày cũng khá lớn 6.409 khách, trị giá hóa đơn trên ngày vào khoảng 136.000 đồng.

Hiện nay, siêu thị Co.op có một thị phần khá lớn, được nhiều khách hàng lựa chọn khi đi mua sắm. Phần lớn khách hàng đến với siêu thị là công nhân viên chức chiếm 60%, nội trợ chiếm 10%, sinh viên học sinh chiếm khoảng 22,5 % và còn lại như giáo viên, tự kinh doanh chiếm khoảng 7% .( Nguồn : số liệu nghiên cứu tháng 3/2010)

Bảng 09: Siêu thịđược khách hàng lựa chọn mua sắm

( Nguồn : Số liệu nghiên cứu tháng 3/2010) Siêu thị Tầng số Phần trăm (%) Metro 4 10% Vinatex 1 2,5% Co.op Mart 35 87,5% Citi Mart 0 0% Maximart 0 0% Tổng 40 100%

Lu n v n t t nghi p

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Co.op là siêu thị được khách hàng lựa chọn khi đi mua sắm. Từ bảng số liệu nói trên, ta thấy có đến 87,5% khách hàng thường đi siêu thị Co.op Mart, Metro chỉ có 10,0%, Vinatex là 2,5% và không có sự lựa chọn nào cho Citi và Maximart.

Từđó, ta thấy với lượng khách hàng đông đảo như vậy, Co.op Mart đã phần nào khẳng định tên tuổi của mình tại thị trường Cần Thơ. Như vậy, Co.op sẽ có thêm nhiều cơ hội thu hút thêm khách hàng, quảng bá hình ảnh của mình bằng phương pháp truyền miệng, tức là thông qua những khách hàng thân thiết tại siêu thị.

Như chúng ta đã biết, khi cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người cũng nâng lên đáng kể, họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn với các doanh nghiệp và dễ dàng bỏ đi nếu như họ cảm thấy quyền lợi hoặc nhu cầu không

được thỏa mãn. Khách hàng bao giờ cũng là thượng đế, cuộc sống ngày càng càng cải thiện, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn tốt hơn, đồng thời nhu cầu con người ngày càng đa dạng và phức tạp. Chính vì thế, đó là một thách thức không nhỏ của siêu thị, siêu thị phải luôn đáp ứng kịp thời và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 34 19 9 8 12 22 13 9 10 18 11 Hàng hóa phong phú đa dạng Giá cả phải chăng Phục vụ ân cần chu đáo Có dịch vụ tăng thêm cho khách hàng Không gian rộng rãi

Vị trí thuận lợi Cơ sở vật chất hiện đại An toàn không sợ mất cắp Bãi giữ xe rộng rãi Có nhiều chương trình khuyến mãi Có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí

Hình 15 : Lý do khách hàng thường xuyên mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu tháng 3/2010)

Qua số liệu nghiên cứu cho thấy có 34 hay 85% khách hàng lựa chọn mua sắm tại siêu thị do có hàng hóa phong phú và đa dạng, 19 hay 47,5% khách hàng

Lu n v n t t nghi p

đến với siêu thị Co.op Mart vì giá cả phải chăng, phục vụ chu đáo có 9 khách hàng quan tâm khi đến mua sắm tại siêu thị Co.op Mart, 8 khách hàng lựa chọn thường đến với siêu thị vì có các dịch vụ tăng thêm như giao hàng tận nhà hay gói quà miễn phí vào các dịp lễ tết, 12 khách hàng thích đến mua sắm tại siêu thị

vì có không gian bày trí rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng đến mua sắm, vị trí thuận lợi cũng là một trong những lý do được khách hàng ưu tiên chọn lựa khi đến mua sắm. Yếu tố này được 12 khách hàng lựa chọn tương ứng với 30,0%.Thường có các chương trình khuyến mãi cũng là một trong những lý do khách hàng hay đi mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ với 18 khách hàng lựa chọn. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như an toàn, bãi giữ xe rộng rãi, có các dịch vụ ăn uống vui chơi….Như vậy, nhìn chung, các yếu tố chính để khách hàng quyết định mua sắm chủ yếu tại một siêu thịđó là yếu tố về hàng hóa đa dạng và có nhiều chương trình khuyến mãi, giá cả phải chăng. Các sản phẩm mà người tiêu dùng thường hay lựa chọn khi đi mua sắm đó là các mặt hàng về hóa mỹ

phẩm, thực phẩm công nghệ và chế biến.

Ð Dưới đây là mức độ hài lòng của khách hàng đối với hàng hóa trong siêu thị 3.63 3.85 3.45 3.9 3.9 3.23 3.47 3.5 3.8 3.85 3.97 3.67 2.85 Hàng hóa trưng bày hợp lý và bắt mắt có nhiều hàng hóa mới và đa dạng Hàng may mặc đẹp, có nhiều mẫu mã Hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng Chất lượng sản phẩm tốt Thực phẩm chế biến ngon Thực phẩm hợp vệ sinh Thực phẩm tươi ngon Thực phẩm công nghệ đa dạng Thực phẩm công nghệ có nguồn gốc rõ ràng Đồ dùng gia đinh đa dạng Hóa mỹ phẩm đa dạng Dễ dàng trong việc trả đổi hàng hóa

Hình 16: Mức độ hài lòng của khách hàng về siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

(Nguồn : Số liệu nghiên cứu tháng 3/2010)

Lu n v n t t nghi p

3,97 điểm, nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng đạt 3,85 điểm. Yếu tố thấp nhất là việc trả đổi lại hàng hóa chỉ có 2,85 điểm. Theo ý kiến của khách hàng, do khách hàng không biết đến việc có thể trảđổi hàng hóa nên thấy việc trả đổi là khó khăn. Một số ý kiến lại cho rằng, khi trả đổi lại hàng hóa, thái độ của nhân viên không thân thiện nên họ cảm thấy không thoải mái. Do đó siêu thị cần chú trọng đến vấn đề này, cần giải quyết kịp thời, tránh tạo ra sự phiền hà cho khách hàng.

Ð Mức độ hài lòng về các chương trình khuyến mãi của siêu thị

3.77 3.75 3.2 Giá cả phù hợp với chất lượng của nó Giá cả thường rẻ hơn tại các siêu thị khác Giá cả hàng tiêu dùng hàng ngày thường không

cao hơn so với chợ Điểm

Hình 17: Mức độ hài lòng về giá cả tại siêu thị

( Nguồn: số liệu nghiên cứu tháng 3.2010)

Qua bảng số liệu nói trên, ta thấy, yếu tố giá cả phù hợp với chất lượng của nó được 3,77 điểm. Và yếu tố thấp điểm nhất là giá cả so với chợ không cao hơn chỉ được 3,2 điểm. Điều này cho thấy khách hàng vẫn không thực sự hài lòng về

giá cả so với chợ. Nhìn chung, theo cam kết bình ổn giá cả thị trường, giá cả các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày thường không cao hơn so với chợ, nếu có sự

chênh lệch thì chỉ cao hơn 1-2%, nhất là các mặt hàng rau củ quả. Vì lý do an toàn vệ sinh thực phẩm, siêu thị luôn lựa chọn những nhà cung cấp rau sạch và an toàn nên giá thành có hơi cao hơn một chút. Thêm vào đó, hiện nay, đa phần người dân Việt Nam nói chung và người tiêu dùng Cần Thơ nói riêng, có xu hướng chuyển dần sang mua sắm tại siêu thị, nhưng vẫn còn 65,8% vẫn mua sắm tại chợ. Đặc điểm tâm lý tiêu dùng của người dân thường cho là hàng hóa tại siêu thị thường mắc hơn ngoài chợ, và các mặt hàng rau củ quả, thịt cá tươi sống

Lu n v n t t nghi p

thường mắc hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, giá cả thường không cao hơn. Ví dụ,

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)