Tình hình hoạt động kinh doanh tại siêu thị Co.op Mart Cần Thơ

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf (Trang 26)

Trong những năm trở lại đây khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu mua sắm, ăn mặc được nâng lên đáng kể và việc đi mua sắm tại siêu thị trở nên quen thuộc với người dân hơn. Đó là cơ hội giúp cho các siêu thị tại Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển

Là một siêu thị có tên tuổi và uy tín, siêu thị Co.op Cần Thơđã tận dụng cơ hội đó để

không ngừng hoàn thành mục tiêu doanh số và nâng cao thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng

Tình hình doanh thu qua ba năm 2007 - 2009

Khi phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một siêu thị, đầu tiên chúng ta cần phân tích mục tiêu và kết quả doanh số thực hiện:

Bảng 02 : Tình hình doanh thu của siêu thị giai đoạn 2007- 2009

ĐVT: tỷđồng

Doanh thu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu 182 260 321

Thực hiện 195 256,278 314,634

% chỉ tiêu/ thực hiện 107,04 98,6 98

(Nguồn:Tổ kế toán – siêu thị Co.op Mart Cần Thơ )

182 260 321 195 256 315 0 50 100 150 200 250 300 350 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Thực hiện Hình 07 : Biểu đồ thể hiện doanh số qua ba năm 2007 – 2009 (Nguồn: số liệu nghiên cứu tháng 3 năm 2010)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tình hình doanh số qua ba năm của siêu thịđều có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2007 doanh số đạt 195 tỷ sang năm 2008 doanh số đạt được 256,278 tỷđồng. Về số tuyệt đối, doanh thu năm 2008 tăng 61,45 tỷ đồng. Về số tương đối doanh thu năm 2008 tăng 31.14% so với năm 2007. Sang

Lu n v n t t nghi p

năm 2009, doanh thu vẫn tiếp tục tăng, doanh thu năm 20009 tăng 58,35 tỷđồng và về số tương đối tăng khoảng 22.7%. Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể, thì chỉ có năm 2007 là siêu thị có doanh số vượt chỉ tiêu đề ra là 7,04%. Hai năm 2008 và năm 2009 không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, cụ thể năm 2008 đạt 98,6% so với mục tiêu đề ra và năm 2009 đạt 98% so với mục tiêu. Cụ thể, trong năm 2008, ngành hàng may mặc giảm 2.1%, bách hóa đồ dùng giảm 4,9%, thực phẩm chế

biến giảm 8% so với kế hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân chính cho sự

suy giảm này là trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở nước ta khá cao, giá cả tiêu dùng tăng nhanh, điều này khiến cho đại đa số người dân đều có xu hướng cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết, và những sản phẩm đắt tiền. Năm 2009, ngành hàng thực phẩm công nghệ giảm 2,7%, thực phẩm tươi sống giảm 0,25% so với chỉ tiêu đề ra. Mặc dù không hoàn thành chỉ tiêu đề ra, nhưng sự sụt giảm so với chỉ tiêu đề ra là không quá lớn. Tuy nhiên, nhìn chung thì tình hình doanh số của siêu thị vẫn tăng qua các năm.

Lu n v n t t nghi p

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI SIÊU THỊ CO.OP CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY

4.1.1 Nhân sự

Ngày nay, yếu tố nhân sự ngày càng trở nên quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó đóng vai trò trong việc thành bại của một doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như Co.op thì yếu tố này càng trở

nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, khách hàng thường xuyên tiếp xúc với nhân viên trong siêu thị từ nhân viên tiếp thị, thu ngân, quầy dịch vụ, nhân viên giao hàng, nhân viên giữ giỏ cho đến nhân viên tạp vụ. Do đó, nhân viên tại siêu thị ngoài trình độ ra thì kỹ năng giao tiếp là một vấn đề khá quan trọng.

Hiện tại, trình độ nhân viên tại siêu thị chủ yếu là phổ thông trung học, chiếm khoảng 65,07%, trình độ đại học chiếm khoảng 20,07% , còn lại là cao

đẳng chiếm khoảng 14,86%.

19.64%

14.28% 66.07%

Đại học Cao đẳng và trung cấp Trung học phổ thông

Hình 08 : Trình độ nhân viên trong siêu thị

( Nguồn : tổ hành chính – nhân sự)

Nhìn chung, trình độ cũng như số lượng nhân viên trong siêu thị hiện tại là khá hợp lý. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý ởđây là các khóa huấn luyện cho nhân viên. Hầu hết các nhân viên tại siêu thị chưa được đào tạo qua các lớp bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng nên vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp. Vẫn còn những hạn chế về thái độ phục vụ, xử lý tình huống chưa làm khách hàng hài lòng. Do

Lu n v n t t nghi p

đó, siêu thị cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn về các nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ.

4.1.2 Các nhóm ngành hàng tại siêu thị a. Mô tả từng ngành hàng trong siêu thị a. Mô tả từng ngành hàng trong siêu thị

Với đặc điểm là đặc điểm là siêu thị bán lẻ hàng tiêu dùng, Co.op Mart luôn

đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng với hơn 15.000 chủng loại hàng hoá là những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân. Không dừng

ở đó, Co.op Mart luôn hướng đến phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn bằng cách luôn đa dạng hoá sản phẩm để hướng Co.op Mart là nơi mua sắm hằng ngày của mọi nhà.

* Ngành hàng Thc phm tươi sng và chế biến nu chín:

Là một trong những nét đặc trưng của Co.op Mart với tiêu chí phục vụ nhanh,

đa dạng nhiều chủng loại và đáp ứng nhu cầu, tiết kiện thời gian cho các bà nội trợ. Co.op Mart cung cấp cho người bội trợ những sản phẩm ngon, sạch và tiện lợi, bao gồm:

- Thực phẩm sơ chế và tẩm ướp

- Thực phẩm chế biến và nấu chín

- Rau an toàn

- Trái cây

Nguồn hàng của Co.op Mart luôn được lựa chọn kĩ và được thu mua trực tiếp từ các chợ đầu mối như Vĩnh Long, Bến Tre…. trong khu vực hay các nhà vườn

ở các tỉnh lân cận để tiết kiệm chi phí vận chuyển, hạ giá thành. Tất cả các mặt hàng rau củ quảđều phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng theo các tiêu chuẩn của ATVSTP nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Hàng hoá được trưng bày tại khu vực dành riêng cho các tủ lạnh, tủ mát và tủ cấp đông ở nhiệt độ

luôn ổn định đểđảm bảo cho hàng hoá luôn tươi ngon và bắt mắt. Hàng hoá luôn

được nhân viên ngành hàng chăm sóc thường xuyên, đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, cách nấu các món ăn phục vụ cho thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành hàng này vẫn có những tồn đọng như rau quả chưa thật sự tươi, giá cả của các mặt hàng rau củ quả vẫn còn hơi cao. Theo khảo sát, yếu tố thực phẩm chế biến tươi ngon có 32,5% khách hàng hài lòng, thực phẩm chế biến hợp vệ sinh

Lu n v n t t nghi p

thì có 35% khách hàng hài lòng, 50% hài lòng về sự tươi ngon của thực phẩm tươi sống. Qua đó, ta thấy các tố liên quan đến ngành hàng này vẫn chưa được đánh giá cao. Vì thế, siêu thị cần có những giải pháp đểđiều chỉnh. Thêm vào đó, trong khâu cân, và dán tem khi mua các mặt hàng rau củ quả còn chiếm nhiều thời gian của khách vào giờ cao điểm như lúc 10 – 11 giờ hay từ 16 -17 giờ. Do đó, siêu thị

cần bố trí thêm nhân viên tại các giờ cao điểm

* Ngành hàng Thc phm công ngh

Các nhà cung cấp chủ yếu của Co.op Mart là những thương hiệu nổi tiếng như Pepsi, Duch Lady, Vissan, Vinamilk….

Với việc trưng bày hàng hoá theo Concept Co.op Mart, hàng hoá luôn được trưng bày với tiêu chí: dễ thấy, dễ lấy, và dễ chọn mua. Mỗi line hàng đều có bảng hướng dẫn nên rất dễ dàng cho việc quan sát và lựa chọn mua hàng.

Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lượng hàng hoá luôn được chú trọng. Các mặt hàng nhập vềđều phải có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Siêu thị luôn có nhân viên mậu dịch quan sát từng nhóm hàng nhằm nắm bắt được lượng hàng hóa được mua trong ngày để có thểđáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng hàng không đủ cung cấp nhu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn đọng như giá cả sản phẩm không ghi rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

* Ngành hàng hoá m phm:

Nhiều chủng loại hàng hoá từ những nhà cung cấp hàng đầu như Unilever, P&G, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ hảo,… luôn đem lại những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng với các sản phẩm như bột giặt, nước xả, dầu gội, sữa tắm, xà bông, nước rửa chén,… Ngoài các sản phẩm thông dụng, Co.op Mart còn có những sản phẩm chăm sóc chuyên biệt cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng như gel dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng tay, sữa dưỡng thể, kem dưỡng gót chân hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng với khá nhiều nhãn hiệu, thương hiệu với giá cả khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Có thể nói ngành hàng này có nhiều sựđổi mới hơn so với những năm trước, với nhiều hàng hóa đa dạng về mẫu mã, chủng loại, với nhiều chương trình khuyến mãi hơn. Chính vì vậy mà trong năm 2009, sự tăng trưởng của ngành hàng này dẫn đầu so với các ngành còn lại với mức tăng là 33,11%. Thế nhưng, bên

Lu n v n t t nghi p

cạnh đó vẫn còn những hạn chế như là giá cả vẫn còn gây hiểu lầm, các bảng giá bị rách hoặc mờ gây phản cảm cho khách hàng khi đến mua sắm.

* Ngành hàng đồ dùng:

Co.op Mart lạ nhà phân phối của các thương hiệu nổi tiếng như Happy Cook, nhôm Kim Hằng, phalê Việt Tiệp, chén sứ Minh Long.. … Với hàng ngàn chủng loại hàng hoá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng được trưng bày theo từng nhóm: đồ dùng gia đình, thiết bị nhà bếp thuận tiện cho việc lựa chọn và mua sắm. ở đây cũng có thể tìm thấy nhiều sản phẩm xinh xắn, kiểu dáng lạ, đẹp, bắt mắt như: tô, dĩa, chén kiểu bằng gốm sứ, thuỷ

tinh, phalê, bình hoa, bộ ly. Các mặt hàng trong nhóm ngành hàng này đều có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Sự đa dạng trong kiểu dáng mẫu mã, giá cả giúp cho siêu thị có thêm nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, nhóm ngành hàng này lại ít chương trình khuyến mãi, giá cả cũng tương đối cao. Do đó, siêu thị cần liên hệ

với các nhà cung cấp nhằm có các đợt giảm giá nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thêm vào đó, tại khu vực dành cho bán nón bảo hiểm và áo mưa không có nhiều mẫu và màu sắc, cách bày trí không bắt mắt. Điều này, siêu thị cần xem lại để có các giải pháp thích hợp.

* Ngành hàng may mc:

Hiện nay, theo chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị Co.op Mart chủ trương lựa chọn các mặt hàng may mặc với các thương hiệu Việt như Việt Thy, Nguyễn Hiền, Đan Châu, Việt Tiến, Blook….. Thêm vào đó, Co.op cũng tự mình sản xuất các mặt hàng quần áo mang nhãn hiệu SGC với giá cả tương đối, thường xuyên có các đợt khuyến mãi nhằm phục vụđối tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Ngoài gian hàng quần áo tại khu vực tự

chọn, Co.op còn phối hợp kinh doanh với nhãn hiệu FOCCI, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng giá cả

mặt hàng quần áo vẫn chưa thật sự phù hợp với chất lượng của nó, giá cả vẫn còn cao, các mẫu áo quần vẫn chưa thật sự bắt mắt. Chỉ có 27,5% hài lòng khi được hỏi quần áo có mẫu mã đẹp, hợp thời trang và 22,5% thì không hài lòng với ý kiến trên. Chính vì vậy, trong thời gian tới, siêu thị cần thay đổi và tìm kiếm các nhà cung cấp khác để tìm kiếm thêm nhiều mặt hàng may mặc

Lu n v n t t nghi p

đẹp, hợp thời trang.

Ngoài ra, đối với các mặt hàng siêu thị không kinh doanh như hàng điện máy, văn phòng phẩm thì Co.op Mart đã liên kết với các công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng đó như công ty điện máy Caring, công ty phát hành sách Fahasa để phục vụđầy đủ nhu cầu của khách hàng.

b. Tình hình doanh thu các ngành hàng

Trong siêu thị có tất cả năm ngành hàng bao gồm ngành hàng thực phẩm tươi sống, ngành hàng may mặc, ngành hàng đồ dùng, ngành hàng hóa mỹ phẩm, ngành hàng thực phẩm công nghệ. Bảng 03 : Tình hình doanh thu các ngành hàng từ năm 2007 – 2009 ĐVT: tỷđồng Ngành hàng 2007 Tỷ trọng năm 2007 2008 Tỷ trọng năm 2008 2009 Tỷ trọng năm 2009 2008/2007 2009/2008 Thực phẩm công nghệ 59,521 30,55% 91,95 35,87% 118,151 37,70% 54,5% 28,5% Hóa mỹ phẩm 30,020 20,03% 52,234 20,00% 68,199 21,17% 74,0% 30,0% May mặc 49,812 25,56% 58,565 22,85% 67,221 21,43% 17,5% 14,5% Đồ dùng 24,26 12,48% 28,767 11,22% 28,075 8,95% 18,2% -2,41% Thực phẩm chế biến 22,140 11,36% 25,766 10,05% 32,915 10,5% 16,0% 27,7%

(Nguồn: Tổ kế toán – siêu thị Co.op Mart Cần Thơ)

60 30 50 22 91.95 52 59 29 26 118 68 67 28 33 24.326 0 20 40 60 80 100 120 140 Thực phẩm công nghệ Hóa mỹ phẩm May mặc Đồ dùng Thực phẩm chế biến nam 2007 nam 2008 nam 2009

Hình 09: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu của các ngành hàng

Lu n v n t t nghi p 30.55% 20.03% 25.56% 12.48% 11.36% Thực phẩm CN Hóa mỹ phẩm May mặc Đồ dùng Thực phẩm chế biến Tỷ trọng năm 2008 35.87% 11.22% 10.05% 22.85% 20.00% Thực phẩm công nghệ Hóa mỹ phẩm May mặc Đồ dùng Thực phẩm chế biến Tỷ trọng năm 2009 37.70% 21.17% 10.50% 21.43% 8.95% Thực phẩm công nghệ Hóa mỹ phẩm May mặc Đồ dùng Thực phẩm chế biến Hình 10: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các ngành hàng năm 2007-2008-2009 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03/2010)

Nhìn chung, doanh thu của các ngành hàng qua ba năm đều tăng. Cụ thể: Đối với ngành thực phẩm công nghệ, doanh thu qua ba năm đều tăng, và có tỷ trọng dẫn đầu trong tất cả các ngành hàng của siêu thị. Nguyên nhân là các sản phẩm công nghệ của siêu thị rất đa dạng, phong phú, có nguồn gốc của các sản phẩm này đều có xuất xứ rõ ràng, chất lượng và giá cả hợp lý nên thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm. Thêm vào đó, có nhiều mặt hàng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi như sữa bột, bánh… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 chỉ có 28,5%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2008 so với năm 2007 là 54,5%. Nguyên nhân có thể kể đến là trong năm 2008, nhằm kích thích tiêu dùng, siêu thị phối hợp với nhà cung cấp, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, do đó doanh số ngành hàng này tăng cao hơn so với năm 2007. Trong năm 2009, doanh số ngành hàng vẫn tăng, tuy nhiên chỉ tăng 26,201 tỷ đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là trong năm vừa qua,

đối với ngành hàng này không có nhiều sản phẩm mới và cũng không áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi. Do đó doanh thu tăng nhưng không mạnh.

Lu n v n t t nghi p

Đối với ngành hàng hóa mỹ phẩm ta cũng thấy có sự tăng trưởng doanh thu qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh thu của ngành hàng này là 52,234 tỷđồng, cao hơn so với năm 2007 là 30,020 tỷđồng. Trong năm 2007, tỷ trọng của ngành hàng này là 20,03%, sang năm 2008, tỷ trọng là 20%. Tỷ trọng này sụt giảm do doanh thu ngành hàng thực phẩm công nghệ chiếm khá cao trong cơ cấu doanh thu. Sang năm 2009, doanh thu ngành hàng này vẫn tiếp tục tăng, và tỷ trọng

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho siêu thi co.op mart cần thơ năm 2010.pdf (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)