1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

56 562 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 334 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tếViệt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Để quá trìnhcông nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng và nhà nước ta đã rất chútrọng phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngoại thương Chỉ có thông quacác hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnhcủa đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước pháttriển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảngcách tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khuvực và trên thế giới

Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham giahoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993 Trải qua hơn 15 năm hoạt động, tuy cònnon trẻ, nhưng hoạt động TTQT tại BIDV đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần

đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sảnphẩm dịch vụ phục vụ khách hàng trong nước Tuy nhiên, do còn mới mẻ, nên hoạtđộng TTQT tại BIDV vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi ro trongTTQT, một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng không chỉ về tài sản vậtchất mà cả uy tín trên trường quốc tế Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Ngân hàng là

“Phát triển bền vững”, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tìm ra cácgiải pháp để phòng ngừa, hạn chế tối đa các rủi ro trong hoạt động TTQT Xuất phát

từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Những giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để làm chuyên đề thực tập của

mình.Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương

Chương I: Những vấn đề cơ bản về các rủi ro TTQT của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

Trang 2

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I Khái niệm rủi ro và rủi ro thanh toán quốc tế.

1.Khái niệm rủi ro:

Rủi ro là một hiện tượng khách quan có liên quan và có ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến mục tiêu hoạt động của con người mà con người có thể nhận biếtđược nhưng con người không thể lượng hoá được những rủi ro đó xảy ra ở đâu, lúcnào và mức độ tác động xấu đến mục đích của con người như thế nào

2.Rủi ro thanh toán quốc tế

2.1 Khái niệm TTQT và rủi ro TTQT

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.

Khác với thanh toán nội địa, Thanh toán quốc tế thường gắn liền với việc traođổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác Do vậy khi ký kết các hợpđồng thương mại, tín dụng, hay dịch vụ các bên thường đàm phán, thống nhất về loạingoại tệ được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước người bán hay của nướcngười mua, hoặc cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba

Ngoài ngoại tệ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong thanh toán quốc tế, mộtyếu tố không kém phần quan trọng trong hoạt động này là các chứng từ Chứng từ là

cơ sở để người thụ hưởng có quyền được đòi tiền và là căn cứ để chấp nhận nợ hoặc

từ chối nghĩa vụ chi trả của mình Các chứng từ được tạo lập theo các luật lệ, tậpquán của mỗi quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế

Trang 3

Phần lớn các giao dịch chi trả trong thanh toán quốc tế đều thông qua hệ thốngtài khoản tại các ngân hàng

Với tư cách là một bên liên quan trong các hoạt động TTQT, ngân hàng cũnggiống như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sẽ có thể gặp phải những rủi ro gây ảnhhưởng đến uy tín và tài sản của ngân hàng

Vậy rủi ro TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian) hoặc những nguyên nhân khách quan khác gây nên.

2.2 Phân loại rủi ro TTQT:

Rủi ro TTQT của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại như sau:

- Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp)

- Rủi ro tín dụng

- Rủi ro ngoại hối

- Rủi ro ngân hàng đại lý

- Rủi ro pháp lý

- Rủi ro chính trị

- Rủi ro đạo đức

2.2.1 Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp)

Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTQT Do vậyđây là những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán

bộ TTQT tại các ngân hàng Các ngân hàng giữ vai trò khác nhau trong từng phươngthức TTQT, do vậy mức độ rủi ro kỹ thuật cũng khác nhau

a.Trong phương thức chuyển tiền

Trang 4

Khách hàng (là người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhấtđịnh cho một người hưởng (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phươngtiện chuyển tiền Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian phục vụ theo chỉ dẫn củakhách hàng

Trách nhiệm của ngân hàng chuyển tiền là chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn củakhách hàng Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền là chi trả tiền cho đúng người thụhưởng theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền.Nếu cán bộ của ngân hàng chuyển tiền do

sơ suất cung cấp chỉ dẫn sai dẫn đến việc ngân hàng nhận lệnh không thực hiện chitrả cho đúng người thụ hưởng một cách kịp thời thì ngân hàng phải chịu rủi ro bồithường những thiệt hại về kinh tế và uy tín do người chuyển tiền khiếu nại Việc chitrả chỉ được thực hiện khi ngân hàng trả tiền nhận được điện chuyển tiền hoặc thưchuyển tiền đảm bảo tính xác thực, với chỉ dẫn chi trả rõ ràng và được báo có chokhoản tiền cần chi trả trên tài khoản của mình Nếu ngân hàng trả tiền không kiểm trađầy đủ hai điều kiện trên mà đã tiến hành chi trả thì có thể gặp phải rủi ro mất tiền, dokhông được báo có nhưng đã tiến hành chi trả cho người thụ hưởng, hoặc chi trả saingười thụ hưởng và không đòi lại được từ người nhận tiền

Để tránh được rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng phải nghiên cứu và sử dụngcác phương tiện thanh toán chuyển tiền bằng điện hoặc bằng thư (T/T hoặc M/T) mộtcách chuẩn xác Hiện nay, các ngân hàng thường xử dụng điện chuyển tiền để thanhtoán vì nó đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác và bảo mật Điện chuyển tiền cóthể bằng Swift hoặc Telex, trong đó điện Swift được sử dụng phổ biến hơn, chiếmkhoảng 90% giao dịch chuyển tiền quốc tế

b.Trong phương thức nhờ thu

Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng gửi hối phiếu và chứng từ nhờ thu hộ tiền

từ người nhập khẩu Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gianthu hộ tiền, không có nghĩa vụ cam kết trả tiền Việc nhờ thu có thể được thực hiệntrên cơ sở hối phiếu (Nhờ thu trơn-Clean Collection) hoặc bộ chứng từ (Nhờ thu kèmchứng từ-Documentary Collection)

Trang 5

Giống như phương thức chuyển tiền, do chỉ đóng vai trò trung gian nên ngânhàng có thể gặp phải rủi ro khi không thực hiện đúng chỉ dẫn của các bên liên quan.Ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) khi nhận chứng từ nhờ thu của nhà xuấtkhẩu có trách nhiệm kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm,người trả tiền, ngân hàng nhờ thu… Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộchứng từ không đúng địa chỉ, không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ củakhách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại cho người xuất khẩu.

Trong phương thức nhờ thu, khách hàng muốn thông qua ngân hàng để ràngbuộc việc nhận hàng với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu Ngân hàng nhờthu được chỉ dẫn trả chứng từ nếu người nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ D/P hoặcchấp nhận thanh toán bộ chứng từ D/A Ngân hàng nhờ thu có thể gặp rủi ro nếukhông đọc kỹ chỉ dẫn của bộ chứng từ nhờ thu, trả chứng từ khi chưa yêu cầu nhànhập khẩu nộp tiền để thanh toán bộ chứng từ D/P, hoặc thực hiện thanh toán khôngđúng chỉ dẫn thanh toán (Payment Instruction) của ngân hàng nhờ thu, dẫn đến thấtlạc hoặc chậm trễ trong việc chuyển trả tiền

c.Phương thức bảo lãnh

Thường được thực hiện dưới hai hình thức: thư bảo lãnh của ngân hàng (Letter

of Guarantee) và thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).Trong phương thức này, ngânhàng là người bảo lãnh, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhấtđịnh nếu người được bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đã quy định trong thư bảolãnh hoặc tín dụng dự phòng Ngân hàng chỉ thực hiện cam kết của mình khi ngườiđược bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của mình Do đó không phải trong mọi trường hợpbảo lãnh, ngân hàng đều phải thanh toán cho người thụ hưởng

Có rất nhiều hình thức bảo lãnh quốc tế như Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán… Yêu cầu phát hành bảolãnh có thể xuất phát từ chính khách hàng, người được bảo lãnh hoặc từ một ngânhàng Trong trường hợp nhận được đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, ngân hàng phảixem xét, đánh giá năng lực tài chính, uy tín kinh doanh của khách hàng, tính khả thi

Trang 6

của dự án mà khách hàng để nghị bảo lãnh Đồng thời phải có các biện pháp đảm bảokhả năng thanh toán như ký quỹ, thế chấp bằng tài sản đảm bảo…

d.Phương thức tín dụng chứng từ

Là sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối vớingười thụ hưởng thư tín dụng (nhà xuất khẩu) sẽ trả tiền (L/C trả ngay) hoặc trả vàomột thời điểm xác định trong tương lai (L/C trả chậm) tối đa tới một số tiền nếungười thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C.Trong phương thức này, ngân hàng phát hành đóng vai trò là người cam kết trả tiềncho người hưởng lợi của L/C

Ngoài nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, trong phương thức tín dụng chứng từcòn có vai trò của các ngân hàng gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo,ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận Mỗi ngân hàng liên quan có nhữngtrách nhiệm nhất định (được quy định trong Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụngchứng từ UCP 600 do ICC ban hành)

Đối với ngân hàng phát hành L/C Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò

quan trọng nhất, là chủ thể đưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc uỷ quyềncho ngân hàng khác) thực hiện cam kết đó, thể hiện trong nội dung của L/C

Về bản chất, hợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệmcủa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràngbuộc trách nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và ngân hàng pháthành, còn L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa ngân hàng phát hànhvới người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nộidung của nó về cơ bản là do nhà nhập khẩu đưa ra trong đơn đề nghị phát hành L/C

Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải chuyển tải chính xác các yêucầu của đơn đề nghị mở L/C vào nội dung L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trìnhphù hợp với L/C thì cũng đồng thời phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu Có nhưvậy ngân hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà nhập khẩu Cũng vì vấn đề này, UCP

đã khuyến cáo các nhà nhập khẩu và các ngân hàng không nên đưa quá nhiều chi tiết

Trang 7

mô tả hàng hoá vào L/C Việc đưa quá nhiều chi tiết kỹ thuật vào L/C một mặt khôngthể giúp cho ngân hàng và nhà nhập khẩu kiểm soát được chất lượng hàng hoá thực

tế, mặt khác lại dễ gây nhầm lẫn, sai sót trong khi phát hành L/C, kiểm tra chứng từ,dẫn đến tranh chấp giữa các bên

Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngânhàng phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộchứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng Khi kiểm tra chứng từ,ngân hàng phát hành có thể rơi vào những tình huống sau:

- Tình huống thứ nhất: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo

- Tình huống thứ hai: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ bất đồng

- Tình huống thứ ba: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ bất đồng

- Tình huống thứ tư: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo.

Tình huống thứ nhất và thứ hai là hai tình huống phù hợp với quyền và tráchnhiệm của ngân hàng phát hành, do vậy không có vấn đề tranh cãi xảy ra Tình huốngthứ ba và thứ tư là những sai sót của ngân hàng phát hành trong quá trình tác nghiệp,dẫn đến rủi ro Ở tình huống thứ ba, nhà nhập khẩu từ chối trả tiền cho ngân hàng pháthành, trong khi ngân hàng phát hành đã thanh toán cho người thụ hưởng Trong tìnhhuống thứ tư, người thụ hưởng sẽ kiện ngân hàng phát hành vì không thực hiện camkết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành Việcxác định tình trạng bộ chứng từ là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ tácnghiệp phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nghiệp vụ và thông lệ quốc tế

Đối với ngân hàng thông báo L/C: Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm

kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởngkhông chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành Trong trường hợp quyết định

Trang 8

không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành khôngchậm trễ

Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành Dựa trên cam kết

đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiềnngân hàng phát hành Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toànkhông bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ ngânhàng phát hành

Có 3 hình thức giả mạo thư tín dụng: (i) ngân hàng phát hành không có

thực, (ii) Ngân hàng phát hành có thực nhưng thư tín dụng giả mạo, (iii) Thư tín dụng

là có thực nhưng sửa đổi giả mạo Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, ngânhàng thông báo phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng

để tránh sự giả mạo Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thật thông qua chữ ký trênthư tín dụng (kiểm tra chữ ký uỷ quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khoá (testkey nếu phát hành bằng telex…) hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếuphát hành bằng Swift với các mẫu điện 700, 710, 720…)

Nếu ngân hàng đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác địnhđược tính chân thật bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng pháthành và từ chối thông báo cho người thụ hưởng Nếu ngân hàng không kiểm tra tínhxác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưngkhông đòi được tiền do L/C bị giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu ngân hàngthông báo phải bồi thường

Đối với ngân hàng chiết khấu/thương lượng:

Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, cótrách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình.Ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trongL/C hoặc do chính người thụ hưởng lựa chọn Thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứng

từ, ngân hàng đã trả một khoản tiền cho người thụ hưởng với một tỷ lệ nhất định trên

Trang 9

cơ sở trị giá của bộ chứng từ Đổi lại, ngân hàng được hưởng quyền đòi tiền bộ chứng

từ từ ngân hàng phát hành

Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi.

Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi đượctiền từ ngân hàng phát hành thì có quyền đòi hoàn lại số tiền đã chiết khấu từ ngườithụ hưởng Ngược lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống,ngân hàng chiết khấu không được phép đòi lại từ người thụ hưởng Hình thức chiếtkhấu miễn truy đòi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệchiết khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi Để đảm bảo cao nhất khảnăng đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàntoàn phù hợp với quy định của L/C

Đ

ối với ngân hàng xác nhận :

Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kếtthanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp Ngân hàng xácnhận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngânhàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậyđối với mình xác nhận L/C nói trên

Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽthanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng pháthành không có khả năng thanh toán Do vậy, ngân hàng xác nhận có trách nhiệmkiểm tra và định đoạt tình trạng bộ chứng từ do khách hàng xuất trình, nếu chứng từphù hợp thì tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng và đòi bồi hoàn từ ngân hàngphát hành

Ngân hàng xác nhận sẽ gặp rủi ro nếu không phát hiện ra bộ chứng từ có bấtđồng vì đã thanh toán cho người thụ hưởng nhưng không đòi bồi hoàn được từ ngânhàng phát hành Việc ngân hàng xác nhận trả tiền cho người thụ hưởng là miễn truyđòi, do vậy việc xác nhận L/C cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Bên cạnh rủi ro do năng lựctài chính và uy tín của ngân hàng phát hành không tốt, ngân hàng xác nhận còn gặp

Trang 10

những rủi ro về nghiệp vụ L/C do ngân hàng phát hành phát hành và có quyền địnhđoạt cuối cùng đối với bộ chứng từ Để đảm bảo an toàn cho mình, khi tiến hành xácnhận L/C, ngân hàng xác nhận phải kiểm tra cẩn thận nội dung của L/C để chỉnh sửacác điều khoản không rõ ràng, mâu thuẫn, bất lợi cho người thụ hưởng trong việc lập

và xuất trình một bộ chứng từ hoàn hảo Biện pháp an toàn nhất để đảm bảo khả năngthanh toán của ngân hàng phát hành là yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% trịgiá L/C Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển như hiện nay, việc

ký quỹ sẽ chiếm dụng vốn của ngân hàng phát hành, do vậy các ngân hàng ít áp dụng

Qua phân tích cho thấy, những rủi ro kỹ thuật xảy ra tại các ngân hàng phầnlớn là do trình độ của cán bộ tác nghiệp Hậu quả của rủi ro tác nghiệp rất nghiêmtrọng, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của ngân hàng Tuy nhiên các rủi ro này hoàntoàn có khả năng phòng tránh

2.2.2 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên Cụ thể là:

a.Trong phương thức tín dụng chứng từ:

Đối với ngân hàng phát hành: Khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành đã

thực hiện việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì thông thường L/C được phát hànhvới mức ký quỹ dưới 100% Nhà nhập khẩu chưa phải trả tiền nhưng đã được nhàxuất khẩu giao hàng vì tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành Rủi ro tíndụng đối với ngân hàng phát hành xảy ra khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toánhoặc bị phá sản: Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho ngưòi thụ hưởngtheo quy định của L/C nhưng không có khả năng đòi hoàn trả từ nhà nhập khẩu

Đ

ối với ngân hàng chiết khấu : khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ

chứng từ xuất khẩu, ngân hàng chiết khấu đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền

Trang 11

của nhà xuất khẩu từ ngân hàng phát hành L/C Nếu ngân hàng phát hành mất khảnăng thanh toán hoặc bị phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng chiết khấu

Đ

ối với ngân hàng xác nhận : Khi thực hiện việc xác nhận L/C nhưng không

yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% trị giá L/C, ngân hàng xác nhận có thểphải đối mặt với rủi ro tín dụng khi ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toánhoặc bị phá sản

Tóm lại, các rủi ro tín dụng là những rủi ro khách quan, do một chủ thể khácgây ra nên rất khó phòng tránh Những rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tìnhhình tài chính, năng lực kinh doanh của các ngân hàng, các doanh nghiệp Để phòngtránh được các rủi ro tín dụng, cần phải xem xét, nắm vững tình hình tài chính cũngnhư uy tín, khả năng thanh toán của bên đối tác để có thể ra quyết định đúng đắn.Chính vì vậy, việc lựa chọn các khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tíndụng tốt là điều vô cùng quan trọng trong quan hệ thanh toán quốc tế

2.2.3 Rủi ro ngoại hối

Trong hoạt động TTQT, người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai nước khácnhau nên loại tiền tệ sử dụng trong hoạt động TTQT là ngoại tệ đối với ít nhất một bên.Khi đó sẽ xuất hiện tỷ giá hối đoái quy đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.Việc lựachọn đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương phụ thuộc vào các yếu tố nhưtương quan lực lượng của hai bên mua bán, vị trí của đồng tiền đó trên thị trườngquốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới…

Rủi ro ngoại hối liên quan đến trạng thái hối đoái mở (open position) và tỷ giá hối đoái của một đồng tiền nhất định Nếu như trạng thái hối đoái mở là dương

(Long position) đối với một loại ngoại tệ, mà loại ngoại tệ đó bị giảm giá thì ngân hàng

sẽ gặp rủi ro Ngược lại, nếu trạng thái hối đoái mở là âm (short position) và loại ngoại

tệ đó lên giá thì ngân hàng cũng gặp rủi ro về tỷ giá Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vàonhiều nhân tố khác nhau mà các nhân tố này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biếnđộng không ngừng của tỷ giá hối đoái Cho dù chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giáhối đoái nhưng khối lượng ngoại hối lớn thì cũng sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn, thậm chí có

Trang 12

thể dẫn đến tình trạng phá sản Vì vậy các ngân hàng phải luôn tìm cách cân bằng trạngthái hối đoái thực để hạn chế bớt những thiệt hại của rủi ro này

2.2.4 Rủi ro ngân hàng đại lý:

Khi triển khai hoạt động TTQT, các ngân hàng đều coi nhiệm vụ phát triểnquan hệ đại lý ra nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định choviệc mở cửa hoạt động của ngân hàng Việc thiết lập và phát triển rộng rãi hệ thốngngân hàng đại lý tạo lòng tin lẫn nhau, giúp cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụTTQT được thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí trung gian

Quan hệ đại lý thường được thiết lập trong các lĩnh vực sau:

Quan hệ tài khoản: Đây là yêu cầu tất yếu nếu một ngân hàng muốn tham gia

vào hoạt động TTQT Để có thể thanh toán, giữa các ngân hàng phải có quan hệ tàikhoản Tuy nhiên một ngân hàng không thể mở tài khoản tại tất cả các ngân hàng màmình có quan hệ thanh toán Đứng trên góc độ một ngân hàng A, những tài khoản màngân hàng đó mở tại một ngân hàng khác được gọi là tài khoản Nostro, ngược lại,những tài khoản mà ngân hàng khác mở tại ngân hàng A được gọi là tài khoảnVostro Về nguyên tắc, các loại tiền tệ lưu thông trên thế giới đều được tiến hànhthanh toán bù trừ tại trung tâm thanh toán của từng loại tiền tệ đặt tại từng quốc gia

Do vậy, mỗi ngân hàng khi tham gia hoạt động TTQT đều chọn cho mình một sốngân hàng trung gian có uy tín của một số loại tiền tệ giao dịch chính để mở tài khoản

Quan hệ ngân hàng đại lý: Bên cạnh việc thiết lập quan hệ tài khoản, một

yêu cầu quan trọng khác đối với các ngân hàng là thiết lập một mạng lưới quan hệ đại

lý rộng khắp trên toàn thế giới Ngân hàng đại lý thường là những ngân hàng phục vụngười thụ hưởng của L/C, người trả tiền bộ chứng từ nhờ thu… Quan hệ đại lý cũngđược thể hiện thông qua việc các ngân hàng thiết lập quan hệ Swift key, Testkey, traođổi chữ ký uỷ quyền… Trong mối quan hệ chặt chẽ đó, nếu một ngân hàng khôngthực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thông lệ quốc tế, hoặc bị phá sản thì có thểlàm ảnh hưởng đến các ngân hàng đại lý của mình

2.2.5 Rủi ro pháp lý:

Trang 13

Rủi ro pháp lý là những rủi ro liên quan đến luật điều chỉnh các hoạt độngTTQT, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, luật giải quyết tranh chấp khi có vấn

đề khiếu kiện phát sinh Vấn đề pháp lý trong hoạt động TTQT cũng là một nội dungquan trọng và rất phức tạp, do các bên liên quan trong hoạt động TTQT ở các quốcgia khác nhau, trong điều kiện môi trường pháp lý và hệ thống luật pháp Trong hệthống luật pháp điều chỉnh các hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động TTQTnói riêng gồm có luật quốc tế và luật quốc gia

Để điều chỉnh các phương tiện thanh toán đang được sử dụng rộng rãi tronghoạt động TTQT hiện nay, luật thống nhất về Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc đã đượcban hành và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước

Luật quốc tế đ iều chỉnh hối phiếu và kỳ phiếu

Hối phiếu và kỳ phiếu là những công cụ TTQT được sử dụng rộng rãi, đặc biệt

là hối phiếu Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phátcho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thểnhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhấtđịnh cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người kháchoặc người cầm phiếu Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để camkết trả tiền cho người hưởng lợi Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điềukiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợihoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu

Để thống nhất giải thích về hối phiếu và kỳ phiếu, Ủy ban Luật thương mạiquốc tế của Liên hiệp quốc kỳ họp thứ 15, New York đã ban hành Luật kỳ phiếu và hốiphiếu quốc tế (International Bills of Exchange and Promissory Note) số A/CN, 9/11ngày 18/02/1982 Bên cạnh đó, trong một công ước quốc tế được ký tại Genever năm

1930 trong đó ban hành một luật điều chỉnh về hối phiếu là “Luật điều chỉnh về hốiphiếu” (Uniform Law for Bills of Exchange – ULB) Công ước này quy định rõ vềhình thức và nội dung lập hối phiếu, quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liênquan đến hối phiếu (người ký phát, người trả tiền, người hưởng lợi, người chuyển

Trang 14

nhượng, người cầm hối phiếu) và các vấn đề về chấp nhận, ký hậu, bảo lãnh hối phiếu

và mang tính chất khu vực Châu Âu

Bên cạnh việc ban hành luật Hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế, Ủy ban luậtthương mại quốc tế của Liên Hiệp quốc cũng đồng thời ban hành Luật về Séc quốc tế,tài liệu số A/CN 9/212 ngày 18/02/1982 Luật về Séc quốc tế nhằm điều chỉnh cáchoạt động liên quan đến Séc quốc tế, quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quanđến Séc, việc ký phát, ký hậu, chấp nhận, bảo lãnh, thanh toán séc quốc tế

Đối với các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay chưa có luật quốc tế màmới chỉ có các tập quán quốc tế, cụ thể là:

Quy tắc thống nhất về thanh toán chứng từ nhờ thu (URC 522 Revision

1995): được Phòng thương mại Quốc tế ban hành đầu tiên năm 1956 và sửa đổi năm1995.URC 522 bao gồm 26 điều khoản quy định rõ về các thức và cấu trúc nhờ thu,các nghĩa vụ và trách nhiệm trong nhờ thu, thanh toán nhờ thu, lãi suất, chi phí chothanh toán nhờ thu

Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Custom

and Practice for documentary credit) do phòng thương mại quốc tế ban hành năm

1933, đã qua 6 lần sửa đổi và bản sửa đổi mới nhất năm 2007 (UCP 600-Revision2007).Đây là cẩm nang lớn nhất cho giới kinh doanh ngoại thương trên toàn thế giới.Mục tiêu cốt yếu của UCP là hỗ trợ thương mại quốc tế phát triển hơn, tăng cườngtính hiệu quả của phương thức tín dụng chứng từ, tránh hiểu nhầm về định nghĩa vàcác cách thức tiến hành gây ra những tranh cãi và rủi ro đáng tiếc Nội dung của UCP

600 gồm 39 điều quy định quyền lợi và nghĩa vụ, điều chỉnh quan hệ của các bêntham gia vào hoạt động tín dụng chứng từ, quy tắc kiểm tra chứng từ và các quy địnhkhác

Trong quá trình thực hiện TTQT, rất nhiều ngân hàng và khách hàng có nhữngcách giải thích trái ngược nhau về quy định của UCP nên năm 2002, Phòng thương

mại quốc tế lại tiếp tục cho ra đời ấn phẩm International Standard Banking

Practice – ISBP (Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ) ISBP là một bộ phận

Trang 15

đính kèm của UCP nhằm đưa ra những cách giải thích thống nhất trong việc kiểm trachứng từ cho các ngân hàng và khách hàng khi tham gia hoạt động TTQT ISBP đãgóp phần giảm các tranh cãi về bất đồng chứng từ do cách hiểu, các giải thích khácnhau của các bên liên quan gây ra

Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform Rules for

Bank to Bank – URR 525) do Phòng thương mại quốc tế ban hành năm 1995 Quy tắcnày quy định về cách thức áp dụng hoàn trả theo tín dụng chứng từ, nghĩa vụ và tráchnhiệm của các ngân hàng tham gia, hình thức và ghi chú về uỷ quyền hoàn trả, sửađổi uỷ quyền hoàn trả, yêu cầu hoàn trả và các cam kết hoàn trả…

Những tập quán quốc tế chỉ là những quy phạm pháp lý tuỳ ý, không bắt buộc

Do vậy mỗi nước vận dụng các tập quán quốc tế không giống nhau Ví dụ, UCP 600

do phòng thương mại quốc tế phát hành điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ.Tuy nhiên, nếu một L/C muốn áp dụng UCP 600 thì phải dẫn chiếu đến UCP trongnội dung của L/C Mặt khác, các ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một số điều củaUCP cũng như từ chối áp dụng một số điều khác bằng việc miễn trừ trong nội dungcủa L/C phát hành Như vậy, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước,từng ngân hàng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật nước đó Luật quốcgia thông thường tôn trọng và ít khi có đối đấu với luật hoặc tập quán quốc tế, nhưngkhông phải là không có mâu thuẫn Nếu có sự khác biệt giữa luật quốc gia và luậtquốc tế thì luật quốc gia sẽ được ưu tiên áp dụng Quan điểm của phòng thương mạiquốc tế là các tập quán thương mại quốc tế không thể thay thế luật quốc gia, nhữngtranh chấp nếu có tốt nhất là để cho toà án xem xét giải quyết Tuy nhiên trên thực tếchưa có một toà án quốc tế đủ mạnh để áp đặt các chế tài đối với các bên liên quan

Rủi ro pháp lý còn liên quan đến vấn đề vi phạm pháp luật của các kháchhàng, hoặc các ngân hàng, gây ảnh hưởng đến các đối tác Việc ngân hàng nhận pháthành các L/C nhập khẩu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu hoặc chuyển các khoảntiền không đúng mục đích, không theo quy định của chế độ quản lý ngoại hối của mỗinước là vi phạm pháp luật Các khách hàng có những sai phạm trong hoạt động kinh

Trang 16

doanh dẫn đến việc bị truy tố trước pháp luật cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cácngân hàng trong các giao dịch TTQT

Như vậy, những rủi ro pháp lý thường rất khó dự báo và gây hậu quả nghiêmtrọng, ảnh hưởng đến tài sản và uy tín của ngân hàng

2.2.6 Rủi ro chính trị:

Tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh

tế của nhiều quốc gia, thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trườngkinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Một sự biến động về cơ chế quản lý kinhtế-chính trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như đãthoả thuận của các bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợiđến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và từ đó ảnh hưởng đếnquá trình thanh toán

Rủi ro chính trị xảy ra khi môi trường pháp lý, môi trường kinh tế-chính trị củamột nước chưa ổn định, thường xuyên thay đổi Khi một quốc gia thay đổi các chínhsách về dự trữ ngoại hối, thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất… sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động thanh toán quốc tế của các bên liên quan Trong thực tế, những thay đổinày thường khiến các ngân hàng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu không thể thực hiệncam kết của mình, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ, thậm chí huỷ bỏ gây thiệthại cho các bên liên quan

Rủi ro chính trị còn liên quan đến những lệnh cấm vận của các nước đặc biệt

là lệnh cấm vận của Mỹ đối với một số nước và tổ chức Nếu thực hiện TTQT chonhững nước nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ bằng đồng USD qua các ngânhàng tại Mỹ, khoản tiền thanh toán đó lập tức bị phong toả Ngân hàng thực hiệnthanh toán bị mất tiền trong khi người thụ hưởng vẫn chưa nhận được khoản tiền mà

họ được hưởng Đã có rất nhiều khoản tiền của nhiều ngân hàng trên thế giới bịphong toả tại Mỹ do vi phạm các quy định cấm vận của nước này

2.2.7 Rủi ro đ ạo đ ức:

Trang 17

Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiệnđúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan Đây làvấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi vì các bên đối tác thường ở cách xanhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán Do vậy có thể không nắm

rõ những thông tin về uy tín, đạo đức kinh doanh, năng lực tài chính của đối tác Hơnnữa, do các bên đối tác ở cách xa nhau nên điều kiện tiếp cận thường xuyên để theodõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ gặp nhiều khó khăn Trong điều kiện như vậy,các rủi ro đạo đức rất dễ xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả khách hàng lẫncác ngân hàng

Trong các phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu, ngân hàng chỉ đóngvai trò trung gian nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro đạo đức của các bên liênquan Tuy nhiên, trong phương thức tín dụng chứng từ, các hành vi đạo đức của bất

kỳ một đối tác nào đều ảnh hưởng nhiều đến các ngân hàng tham gia Sau đây là một

số rủi ro đạo đức thường gặp trong hoạt động TTQT:

Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu: Đặc điểm của phương thức tín dụng

chứng từ là việc thanh toán hoàn toàn dựa trên bề mặt chứng từ, không liên quan tớihàng hoá Khi nhận được một bộ chứng từ xuất trình, ngân hàng phát hành chỉ có khảnăng và trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của chứng từ xét trên bề mặt, mà khôngthể thẩm định tính xác thực của chứng từ, càng không thể kiểm tra được tình trạngcủa lô hàng nhập khẩu Nếu nhà xuất khẩu cố tình giao hàng hoá không phù hợp vớihợp đồng hoặc không giao hàng nhưng vẫn lập một bộ chứng từ giả mạo phù hợp vớiquy định của L/C để đòi tiền, ngân hàng phát hành theo cam kết phải trả tiền cho nhàxuất khẩu trong khi nhà nhập khẩu không được nhận hàng theo đúng hợp đồng Nhànhập khẩu là người gánh chịu rủi ro cuối cùng song nếu ngân hàng phát hành là ngườicấp tín dụng cho nhà nhập khẩu thì rủi ro của nhà nhập khẩu cũng là rủi ro của ngânhàng Nếu bộ chứng từ đó đã được chiết khấu thì ngân hàng chiết khấu cũng gặp rủi

ro

Rủi ro đ ao đ ức của nhà nhập khẩu : Nhà nhập khẩu là người có nghĩa vụ

thanh toán đối với ngân hàng phát hành Còn ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh

Trang 18

toán cho nhà xuất khẩu Nếu L/C đã ký quỹ 100% thì khi chứng từ phù hợp, ngânhàng tự động trích tiền từ tài khoản ký quỹ để thanh toán Tuy nhiên, hầu hết cáctrường hợp L/C đều được phát hành với mức ký quỹ nhỏ hơn 100%, do vậy, ngânhàng phát hành phải thông báo cho nhà nhập khẩu nộp tiền vào để thanh toán Nếunhà nhập khẩu vì những lý do cá nhân cố tình không thanh toán thì ngân hàng pháthành bị rủi ro phải thanh toán thay

Rủi ro đạo đức của ngân hàng phát hành: ngân hàng phát hành cũng có thể

thông đồng với nhà nhập khẩu cố tình tìm kiếm những bất đồng của bộ chứng từ để

từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu Trong nhiều trường hợp, những lỗi bất đồng đókhông phù hợp với UCP và thông lệ quốc tế, hoặc là những lỗi bất đồng đang cónhiều ý kiến tranh cãi Ngân hàng chiết khấu và nhà xuất khẩu có thể kiện ra Phòngthương mại quốc tế nhưng cũng rất mất thời gian và tốn kém

Rủi ro đạo đức của ngân hàng chiết khấu: L/C cho phép đòi tiền bằng điện

có thể bị ngân hàng chiết khấu lợi dụng đòi tiền dù bộ chứng từ có bất đồng Khingân hàng phát hành nhận được chứng từ và kiểm tra thấy bất đồng thì tiền đã thanhtoán cho ngân hàng chiết khấu rồi Về lý thuyết, ngân hàng phát hành có quyền đòitiền lại từ ngân hàng chiết khấu nhưng nếu ngân hàng chiết khấu không chịu trả lại thìngân hàng phát hành sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để đi khiếu kiện

3 Nguyên nhân và hậu quả dẫn đến rủi ro Thanh toán quốc tế

3.1 Nguyên nhân khách quan:

Khách hàng trong nước gặp khó khăn kinh doanh và tài chính nên không cókhả năng thực hiện những cam kết thanh toán với ngân hàng, hoặc lợi dụng sự sơ hở,buông lỏng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng để ràng buộc ngânhàng vào những hoạt động sai mục đích, phi pháp

Đối tác nước ngoài không có khả năng thực hiện hợp đồng, không có thiện chíhoặc cố tình lợi dụng lừa đảo khách hàng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngânhàng

Trang 19

Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng khi tham gia thương mạiquốc tế còn thấp, nhiều khách hàng chưa có kinh nghiệm, chấp nhận ký kết nhữnghợp đồng có những điều kiện thanh toán bất lợi kéo theo rủi ro cho ngân hàng

Các ngân hàng đại lý cố tình không thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mìnhhoặc vì các lý do chính trị, kinh tế mà không thực hiện được, gây tổn thất cho kháchhàng và BIDV Rủi ro do đặc điểm của bản thân phương thức thanh toán được sử dụngđem lại

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanhtoán quốc tế nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập Hiện nay chưa có một văn bảnnào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế

Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan cònchưa ổn định, thay đổi gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế

Thị trường ngoại tệ chưa phát triển, tỷ giá các ngoại tệ mạnh không ổn định,các cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngânhàng và khách hàng, đồng thời làm tăng rủi ro về ngoại hối của ngân hàng Hơn nữa,các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa phát triển, chủ yếu dừng lại ởgiao dịch mua bán giao ngay (spot), các giao dịch mua bán kỳ hạn còn rất hạn chế

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Trình độ cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, nhiều khi còn thiếu tinhthần trách nhiệm, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, không nắm chắc và tuân thủquy trình thanh toán quốc tế

Chưa có các cơ chế thống nhất, đồng bộ để đảm bảo khả năng thanh toán như

cơ chế thành lập quỹ dự phòng rủi ro thanh toán quốc tế, cơ chế phối hợp giữa nghiệp

vụ thanh toán quốc tế và quản lý tín dụng xuất nhập khẩu

Các hình thức dịch vụ còn đơn điệu, một chiều, chưa đa dạng hoá để giảmthiểu, phân tán rủi ro và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh

Trang 20

Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, chưa đồng bộ và phát triển kịp thời so với

xu thế phát triển và nhu cầu thanh toán quốc tế, làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán,gây rủi ro cho ngân hàng

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thiếu tính chủ động, mới chỉ dừng lại ởviệc mua bán phục vụ từng giao dịch cụ thể, chưa thực sự kinh doanh để thu lợinhuận và tăng cường tính chủ động về nguồn ngoại tệ cung cấp cho các khách hàngkhi phát sinh nhu cầu về ngoại tệ

3.3.Hậu quả khi phát sinh rủi ro TTQT

Rủi ro TTQT khi phát sinh sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tàichính của các bên liên quan Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, uy tíncủa ngân hàng là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạtđộng kinh doanh ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng Nếu uy tín củangân hàng giảm sút, các khách hàng trong và ngoài nước sẽ không thực hiện các giaodịch tại ngân hàng; các ngân hàng nước ngoài không lựa chọn ngân hàng đó làm đốitác trong các giao dịch TTQT như thông báo, xác nhận, chiết khấu L/C, ngân hàngnhờ thu hoặc ngân hàng chi trả trong hình thức chuyển tiền… Mặt khác, ngân hàngcũng gặp khó khăn trong việc đề nghị các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụTTQT cho mình, như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theoL/C do mình phát hành…

Bên cạnh những rủi ro về uy tín, các ngân hàng có thể gặp rủi ro về tài chính.Những rủi ro về tài chính là những thiệt hại do ngân hàng phải tự thanh toán bằng tiềncủa mình cho các khoản phí, tiền phạt hoặc trị giá của lô hàng khi:

+Thực hiện thanh toán sai chỉ dẫn của khách hàng dẫn đến mất tiền, hoặc bịphạt do chậm thanh toán (ngân hàng chuyển tiền, nhờ thu…)

+Phải thanh toán thay cho khách hàng nếu ngân hàng đã thay mặt khách hàngcam kết trả tiền cho ngưòi thụ hưởng trên cơ sở một số điều kiện nhất định nhưngkhông được khách hàng hoàn trả (ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngânhàng bảo lãnh…)

Trang 21

+Phải chịu phạt do vi phạm cam kết hoặc các nghĩa vụ (chậm thanh toán bộchứng từ theo L/C, từ chối bộ chứng từ do những lỗi bất đồng không hợp lệ, khôngthực hiện hoàn trả đúng cam kết …)

Những rủi ro dù là về uy tín hay tài chính đều gây thiệt hại trực tiếp đến kếtquả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Các ngân hàng cần phải đề xuất nhiềugiải pháp để phòng ngừa tốt nhất các rủi ro có thể xảy ra

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

I.Tổng quan về hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặcbiệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư vàphát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớnnhất tại Việt Nam

Ngày 26/04/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 177/Ttg thành lập

“Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” tại Bộ Tài chính, thay thế cho “Vụ cấp phát vốnkiến thiết cơ bản” Nhiệm vụ ban đầu của Ngân hàng là thanh toán và quản lý vốn doNhà nước cấp cho xây dựng cơ bản nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và hỗ trợ công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Nhằm cải tiến cơ chế hoạt động của Ngân hàng, ngày 24/06/1981, Chính phủ

đã có Quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trựcthuộc Bộ tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngânhàng Nhà nước

Trang 22

Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơchế thị trường, sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời, ngày 14/10/1990 Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam thay thế Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Ngày 26/11/1990,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 104NH/QD phê duyệt Điều lệ

tổ chức và hoạt động của BIDV Ngân hàng chuyển dần sang hoạt động theo cơ chếthị trường, nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng cơ bản giảm nhiều,Nhà nước cấp vốn đầu tư cho Ngân hàng với yêu cầu Ngân hàng thực hiện quy chếcho vay trên cơ sở tính toán khả năng và thời hạn hoàn trả vốn và lãi, thu hẹp dầnhoạt động cấp phát

Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhànước ban hành Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mạinhà nước, ngoài chức năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các

dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủyếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, còn thực hiện các hoạt động của ngân hàngthương mại đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế,các tầng lớp dân cư

2 Đặc điểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểmsoát), Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng, cácBan, phòng chức năng) và các đơn vị thành viên

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

+ Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh,

hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư pháttriển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc Hiện nay, BIDV có 70

Trang 23

chi nhánh cấp 1 tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59phòng giao dịch và 215 quỹ tiết kiệm

+ Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ

kinh doanh Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đốivới Tổng công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cáchpháp nhân kinh tế độc lập, bao gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứngkhoán, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

+ Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các

đối tác nước ngoài, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngânhàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngânhàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour

le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanhvới Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc)

+ Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông

tin, Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thựchiện hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và đượctạo nguồn thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu

II.Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam

1.Mô hình tổ chức:

Từ năm 1990, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nêncác giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhậpkhẩu tăng lên Đặc biệt là từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thìngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế của các khách hàng có quan hệtín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chínhbắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế Ban đầu do lượng khách hàng chỉ bóhẹp ở những khách hàng có quan hệ tín dụng có nhu cầu thanh toán quốc tế, nên

Trang 24

ngoài việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảmnhiệm các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, quan hệ quốc tế… Saunày, để đáp ứng được nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng, cácnghiệp vụ dần được tách riêng, và Phòng Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành phòngThanh toán quốc tế, chỉ đảm nhiệm nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV được tổ chức theo ngành dọc.Đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống là Hội sở chính Chỉ có Hội sởchính mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các ngân hàngnước ngoài Trong hoạt động thanh toán quốc tế, các chi nhánh trong hệ thống BIDVđược chia thành 2 loại:

+ Loại 1: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp: là các chi

nhánh có đủ điều kiện cần thiết để trực tiếp xử lý các nghiệp vụ thanh toán quốctế.Chi nhánh trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm vê cácgiao dịch phát sinh với các đối tác trong và ngoài nước Các điện giao dịch của chinhánh sẽ được chuyển tới Hội sở chính bằng hệ thống thanh toán điện tử T5 và SIBS(đối với các chi nhánh đã triển khai dự án Hiện đại hoá Ngân hàng) để chuyển tiếp ranước ngoài thông qua hệ thống SWIFT Định kỳ, các chi nhánh thực hiện thanhtoán quốc tế trực tiếp phải báo cáo Hội sở chính về doanh số và tình hình hoạtđộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh

+ Loại 2: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế gián tiếp: là các chi

nhánh có thị trường và khách hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa đáp ứng đủ các điềukiện để thực hiện trực tiếp nghiệp vụ thanh toán quốc tế Tại chi nhánh cũng tiếpnhận và kiểm tra hồ sơ do khách hàng xuất trình Những hồ sơ này sau đó sẽ đượcchuyển lên Hội sở chính để xử lý nghiệp vụ và chuyển tiếp ra nước ngoài Hội sởchính có trách nhiệm kiểm tra nội dung của các loại giao dịch phù hợp với quy địnhcủa pháp luật, các thông lệ quốc tế, thực hiện giao dịch theo đúng quy trình đảm bảo

an toàn về vốn và uy tín cho Ngân hàng và khách hàng

2 Các hoạt động TTQT chủ yếu:

Trang 25

2.1 Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

a.L/C nhập khẩu:

Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất trong hoạt độngthanh toán quốc tế của BIDV Do vậy, doanh số thanh toán nhập khẩu theo phươngthức này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số hoạt động thanh toán quốc tế củaBIDV

Về bản chất của việc mở thư tín dụng là ngân hàng đứng ra cam kết thanh toáncho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điềukhoản, điều kiện của thư tín dụng Để tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanhtoán, Ngân hàng phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng

+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của BIDV, khách hàngkhông cần kí quỹ Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lạitiềm ẩn rủi ro về tín dụng Khối lượng những giao dịch này chiếm tỷ trọng khá lớntrong các giao dịch tín dụng chứng từ tại BIDV (chiếm khoảng 50% tổng khối lượnggiao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ của BIDV)

+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chứcquốc tế, khách hàng cũng không cần ký quỹ Các giao dịch này không nhiều nhưngthường có trị giá lớn, nằm trong các dự án ODA do các tổ chức nước ngoài hoặc cácquốc gia cấp cho Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giao thông công cộng, cấpthoát nước… Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức tín dụng chứng từbằng Thư cam kết của tổ chức cấp ODA hoặc rút tiền từ tài khoản đặc biệt của kháchhàng mở tại BIDV

Đây là các giao dịch an toàn về vốn nhưng rất phức tạp về nghiệp vụ và khảnăng thu phí dịch vụ còn hạn chế

+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng nguồn vốn của bên thứ ba như vốnvay của ngân hàng khác, vốn đồng tài trợ, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, ngoàiviệc xem xét điều kiện tín dụng của bên thứ ba đó, BIDV còn yêu cầu khách hàngphải có ký quỹ tối thiểu 5% Mức độ rủi ro của các giao dịch này phụ thuộc vào uy tín

Trang 26

và năng lực tài chính của bên thứ ba cấp tín dụng hoặc bảo lãnh và các điều kiệnkhoản vay

+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tự có, BIDV yêu cầu khách hàngphải ký quỹ tối thiểu 5% và có các biện pháp đảm bảo cho nguồn vốn còn lại như kýHợp đồng tín dụng dự phòng, Bảo lãnh của bên thứ ba

Bảng số 1: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu Đơn vị : triệuUSD

Số lượng L/C phát hành 8375 8796 9215 9648 2791

Nguồn : Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt NamCùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số và số lượng thư tín dụngphát hành, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu thanh toán qua BIDV cũng thay đổi qua cácnăm theo xu hướng đa dạng hoá Nếu trong những năm mới hoạt động, mặt hàngnhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị do các khách hàng hoạt động trong lĩnh vựcxây dựng cơ bản nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh thì nay đã mở rộng thêmcác mặt hàng điện tử, nguyên vật liệu, phân bón, xăng dầu, bông sợi, hoá chất…

b L/C xuất khẩu:

ĐốI vớI BIDV,nghiệp vụ thông báo L/C hàng xuất ngày càng phát triển quacác năm Để đạt được kết quả này, ngoài việc hoạt động xuất khẩu của Việt Namngày càng phát triển mà còn việc mở rộng quan hệ đạI lý của BIDV vớI các ngânhàng nước ngoài trên thế giớI

Bảng số 2: Số liệu giao dịch thông báo L/C hàng xuất Đơn vị : triệu USD

Trang 27

Giá trị thanh toán 360 378 402 441 126

Nguồn : Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt NamNhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp và hỗ trợ các khách hàng trong hoạt độngxuất khẩu, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất có truy đòi.Chiết khấu chứng từ hàng xuất là hình thức BIDV ứng trước trị giá bộ chứng từ chohàng xuất khi ngân hàng phát hành thanh toán Nghiệp vụ này giúp cho khách hàngrút ngắn thời gian vốn bị đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với nhữngkhách hàng có trị giá bộ chứng từ lớn như xuất than, gạo Hiện nay BIDV đã thựchiện chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả ngay, 85% trịgiá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả chậm và được nhiều khách hàng sử dụng dịch

vụ này

Nghiệp vụ thông báo và chiết khấu chứng từ hàng xuất được thực hiện tạI tất

cả các chi nhánh, hộI sở chính không có sự kiểm tra, kiểm soát từng giao dịch thanhtoán quốc tế

Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV ngày một đa dạng Trước đây, các mặthàng xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công giầy dép, sản phẩm may mặc, làkết quả của việc đầu tư nhập khẩu dây truyền thiết bị của Ngân hàng thì hiện nay mặthàng đã thay đổi theo cơ cấu đầu tư của Ngân hàng như thuỷ sản, gạo, cao su, cà phê,than, lâm sản…

2.2 Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu thanh toán hàng nhập khẩu

Phương thức này được thực hiện khi BIDV nhận được thư nhờ thu kèm chứng

từ từ Ngân hàng nước ngoài hoặc từ khách hàng chuyển tớI, BIDV thực hiện thôngbáo cho khách hàng và xử lí bộ chứng từ như chỉ dẫn.ĐốI vớI BIDV hình thức thanhtoán nhờ thu không phảI là hình thức thanh toán phổ biến vì hình thức này phụ thuộcvào quan hệ mua bán giữa hai bên mua bán.ĐốI vớI khách hàng của BIDV phươngthức thanh toán này được sử dụng chủ yếu đốI vớI khách hàng nhập khẩu nguyên vậtliệu có uy tín và có mốI quan hệ mật thiết vớI đốI tác xuất khẩu

Trang 28

Trong hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, uy tíncủa ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng để các ngân hàng phục vụ người xuấtkhẩu lựa chọn làm ngân hàng nhờ thu bộ chứng từ

Bảng số 3: Tình hình thanh toán nhập khẩu tạI BIDV bằng phương thức nhờ

thu

Nguồn : Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Phương thức nhờ thu hàng xuất

Đây là hình thức thanh toán được thực hiện vớI doanh số thấp tạI BIDV.Lí dochủ yếu vì đây là hình thức thanh toán không an toàn cho khách hàng xuất khẩu nênBIDV luôn tư vấn cho khách hàng nên đề nghị đốI tác mở L/C.Vai trò của BIDVtrong phương thức này là kinh nghiệm trong giao dich để tư vấn cho khách hàng lập

bộ chứng từ có khả năng đòi tiền một cách nhanh nhất

2.3 Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêucầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng theochỉ dẫn Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiệnchuyển tiền và không chịu trách nhiệm về chỉ dẫn thanh toán

a Chuyển tiền đi

Nghiệp vụ chuyển đi được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế

để thanh toán hàng hoá nhập khẩu, chuyển tiền đặt cọc trong các hợp đồng mua bánthiết bị, thanh toán tiền dịch vụ và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch khác

Nghiệp vụ chuyển tiền tại BIDV chiếm một tỷ trọng khá lớn về số món và tăngmạnh qua các năm

Ngày đăng: 29/11/2012, 10:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2: Số liệu giao dịch thông báo L/C hàng xuất Đơn vị :triệu USD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội
Bảng s ố 2: Số liệu giao dịch thông báo L/C hàng xuất Đơn vị :triệu USD (Trang 26)
b. L/C xuất khẩu: - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội
b. L/C xuất khẩu: (Trang 26)
Bảng số 3: Tình hình thanh toán nhập khẩu tạI BIDV bằng phương thức nhờ thu - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội
Bảng s ố 3: Tình hình thanh toán nhập khẩu tạI BIDV bằng phương thức nhờ thu (Trang 27)
Bảng số 4: Kết quả hoạt động TTQT qua các năm Đơn vị :triệu USD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội
Bảng s ố 4: Kết quả hoạt động TTQT qua các năm Đơn vị :triệu USD (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w