Rủi ro quan hệ đại lý:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 38 - 39)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

4. Rủi ro quan hệ đại lý:

Quan hệ đại lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu các ngân hàng đại lý không đảm bảo uy tín sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho các bên liên quan. Sau khi đánh giá uy tín của ngân hàng First Commercial Bank, Seoul, Korea, BIDV đã thực hiện chiết khấu bộ chứng từ do ngân hàng nói trên phát hành trị giá 37,000USD. Tuy nhiên, bộ chứng từ trên đã bị từ chối do lỗi bất đồng là trên B/L chỉ ra địa chỉ của người được thông báo (Notify party) trong khi trên L/C không quy định. Tuy nhiên First Commercial Bank, Seoul, Korea vẫn bảo lưu lỗi bất đồng và phải sau rất nhiều điện yêu cầu thanh toán, BIDV mới được trả tiền.

5.Rủi ro pháp lý:

Rủi ro này thường xuất hiện khi có sự tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên. Khi đó một vấn đề đặt ra là toà án nước nào sẽ thụ lý vụ án và xử lý trên cơ sở luật pháp của nước nào. Cho dù hợp đồng ngoại thương đã đề cập vấn đề này nhưng không phải là không có phức tạp. Bởi vì không có một bên nào có thể thông thạo và nắm vững luật pháp quốc gia của bên đối tác. Chính vì vậy xuất hiện những rủi ro pháp lý.

Nguyên nhân sâu xa của loại rủi ro này là môi trường pháp lý và luật pháp các nước khác nhau. Ví dụ, thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP 600, tuy nhiên ở từng nước khác nhau, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của từng nước lại rất khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của nước đó. Luật quốc gia thường được tôn trọng và ít khi có đối đầu với thông lệ quốc tế, nhưng không phải không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch, thì luật quốc gia

thường được tuân thủ. Vì vậy rủi ro về sự khác biệt luật pháp giữa các nước là không thể tránh khỏi.

Một trong những bài học kinh nghiệm mà BIDV đã gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT liên quan đến vấn đề luật quốc gia xung đột với UCP 600. Theo quy định của UCP 600, nếu L/C không quy định là hủy ngang hay không hủy ngang thì được coi là L/C không hủy ngang (Irrevocable). Tuy nhiên, theo bộ luật dân sự của Nga (Civil Code), nếu L/C không quy định cụ thể là hủy ngang hay không hủy ngang thì được hiểu là L/C hủy ngang. Khi L/C nhận được một thư tín dụng phát hành từ một ngân hàng của Nga, không ghi rõ là có hủy ngang hay không hủy ngang, cán bộ của BIDV đã sơ suất không đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi và đã thông báo cho khách hàng. 1 tháng sau, ngân hàng phát hành của Nga thông báo cho BIDV là L/C nói trên đã bị hủy mà không cần có sự đồng ý của người thụ hưởng L/C, bởi vì theo họ đây là L/C hủy ngang. Rất may mắn là người thụ hưởng của L/C mới chỉ đang chuẩn bị hàng hóa để giao nên không bị mất hàng. Tuy nhiên, đây là một rủi ro rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nhà xuất khẩu và BIDV.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w