Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 32 - 36)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

1. Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp)

1.1. Trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV. Trong phương thức này, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là lớn nhất, kỹ thuật phức tạp nhất, đòi hỏi các bên liên quan phải thực sự am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương từ việc ký kết hợp đồng, quy định các điều khoản giao hàng, vận tải, bảo hiểm… cũng như quy định của UCP và các thông lệ quốc tế. Việc thanh toán theo thư tín dụng hoàn toàn dựa vào chứng từ, tách rời hàng hoá và hợp đồng. Do vậy, nhà nhập khẩu cần phải biết quy định các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng như thế nào để phản ánh được đầy đủ và chính xác các

quy định trong hợp đồng, đảm bảo rằng thông qua các chứng từ xuất trình có thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu. Do vậy có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, cụ thể là:

Một trường hợp rất hay gặp khi thanh toán các hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị là việc thanh toán được chia thành 2 lần. 80% sẽ được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ giao hàng. 20% còn lại sẽ được thanh toán sau khi lắp đặt chạy thử và nghiệm thu xong. Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu thường yêu cầu nhà nhập khẩu quy định trong L/C là : “20% contract value will be paid against presentation of acceptance certificate signed and stamped by the applicant but not later than 6 months from the shipment date” ( 20% trị giá hợp đồng sẽ được thanh toán khi xuất trình giấy chứng nhận do nhà nhập khẩu ký và đóng dấu nhưng không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày giao hàng). Trong hợp đồng, thời hạn 6 tháng được quy định đối với việc ký biên bản nghiệm thu, nhưng việc thanh toán 20% còn lại chỉ được thực hiện trên cơ sở xuất trình biên bản nghiệm thu đã được ký và đóng dấu. Tuy nhiên khi chuyển sang thư tín dụng, điều kiện thanh toán 20% còn lại đã thay đổi, bị ràng buộc thêm thời hạn 6 tháng. Nếu trong vòng 6 tháng không ký được biên bản nghiệm thu thì nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán. Sự thay đổi này gây bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, tuy BIDV đã tư vấn cho khách hàng sửa đổi điều kiện này, nhưng do bị ép từ phía nhà nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn phải chấp nhận. Kết quả là dây truyền sản xuất vẫn chưa được chạy thử và nghiệm thu vì chưa lắp đặt xong nhưng nhà nhập khẩu đã phải thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng cho nhà xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Không cẩn thận trong việc tuân thủ UCP và thông lệ quốc tế.

Quyền hạn và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành được quy định cụ thể trong UCP Tuy nhiên, tại một số chi nhánh của BIDV do giao dịch phát sinh ít, cán bộ thanh toán quốc tế kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, không được đào tạo chuyên sâu nên đã

không am hiểu để tuân thủ nghiêm túc quy định của UCP 600, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Cán bộ thanh toán quốc tế nhận được bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng từ ngân hàng chiết khấu nhưng không kiểm tra ngay, để quá thời hạn 5 ngày làm việc theo Điều 14 (Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ) quy định của UCP 600. Khi nhận được điện tra soát của ngân hàng chiết khấu vì chưa thanh toán, kiểm tra lại hồ sơ mới phát hiện ra bộ chứng từ bị quên. Mặc dù chứng từ có lỗi bất đồng là giao hàng muộn nhưng BIDV đã mất quyền từ chối chứng từ bất đồng. Trong trường hợp này, về nguyên tắc, BIDV phải tự thanh toán cho ngân hàng chiết khấu bằng tiền của ngân hàng và chịu rủi ro vì nhà nhập khẩu hoàn toàn có quyền từ chối nhận chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng thực sự cần lô hàng để sản xuất, và lỗi bất đồng của bộ chứng từ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của lô hàng, nên cuối cùng, sau khi đàm phán vói ngân hàng, họ cũng đã đồng ý thanh toán và đi nhận hàng. BIDV đã phải trả một khoản tiền phạt chậm thanh toán cho ngân hàng chiết khấu.

1.2. Trong phương thức tín dụng chứng từ xuất khẩu

+ Thông báo thư tín dụng không đảm bảo tính chân thực bề ngoài (thư tín dụng giả):

Năm 2002, BIDV nhận được một thư tín dụng trị giá 1,860,572 USD phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Nhật Bản cho người hưởng lợi là Công ty xuất nhập khẩu Hà Nội, nhập khẩu máy móc. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Mitsubishi,Japan. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số test đó và đề nghị BIDV xác nhận lại với ngân hàng phát hành. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C. để chờ xếp xuống tàu nên giục BIDV thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính chân thực bề ngoài của bức điện, BIDV đã kiên quyết từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là họ chưa giao hàng. Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thật bên ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng.

+ Trong phương thức nhờ thu: BIDV chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền nên không bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán. Hơn nữa nghiệp vụ nhờ thu cũng tương đối đơn giản hơn so với nghiệp vụ tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là BIDV không gặp rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ nhờ thu.

Tình huống thứ nhất: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/ P 30 days after sight (giao chứng từ trên cơ sở thanh toán 30 ngày sau ngày nhận được chứng từ). Khi nhìn thấy cụm từ “30 days after sight”, cán bộ thực hiện đã không đọc kỹ “D/P”, cho rằng đây là bộ chứng từ trả chậm 30 ngày, nên đã xử lý như chứng từ D/ A, nghĩa là chỉ yêu cầu khách hàng chấp nhận hối phiếu trả chậm và trả chứng từ. Đến thời hạn 30 ngày phải thanh toán, nhà nhập khẩu từ chối thanh toán vì hàng không đúng chất lượng quy định. Khi làm điện thông báo từ chối gửi tới ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu, BIDV đã nhận được điện phản hồi yêu cầu thanh toán vì đó là chứng từ D/ P. Do không thực hiện đúng chỉ dẫn nhờ thu, BIDV đã bị rủi ro khi phải trích tiền của ngân hàng để thanh toán thay cho nhà nhập khẩu. Việc đòi lại tiền từ nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, tốn thời gian và chi phí.

Tình huống thứ hai: BIDV nhận được bộ chứng từ nhờ thu với chỉ dẫn là D/A against the collecting bank’s consent (giao chứng từ trên cơ sở chấp nhận hối phiếu trả chậm có ràng buộc cam kết của ngân hàng nhờ thu). Theo chỉ dẫn trên, BIDV không chỉ có nghĩa vụ yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu trả chậm mà còn có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng gửi nhờ thu vào ngày đến hạn. Do không hiểu hết yêu cầu của chỉ dẫn trên, cán bộ nghiệp vụ đã không yêu cầu khách hàng cam kết nộp tiền vào tài khoản thanh toán khi đến hạn mà chỉ đề nghị họ chấp nhận hối phiếu trả chậm như những bộ chứng từ D/A thông thường. Vào ngày đến hạn, nhà nhập khẩu không chịu nộp tiền vào tài khoản để thanh toán còn ngân hàng nước ngoài liên tục đề nghị BIDV trả tiền bộ chứng từ nhờ thu. Để giữ uy tín, BIDV phải đứng ra thanh toán thay bằng tiền của mình.

Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò là thực hiện thanh toán theo chỉ dẫn của khách hàng. Tuy nhiên, khi thực hiện phương thức thanh toán này, ngân hàng chuyển tiền cũng có thể gặp một số loại rủi ro sau:

+ Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của ngưòi chuyển tiền: BIDV nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris.Ba ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng là người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và đề nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn. Phải mất một tuần, sau rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris mới trả lại khoản tiền chuyển nhầm của BIDV sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ.

+ Rủi ro do vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ: Theo lệnh cấm vận của Mỹ, mọi khoản thanh toán bằng đồng USD qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Mỹ cho những người hưởng có tên nằm trong danh sách cấm vận đều bị phong toả tại Mỹ. BIDV khi thực hiện lệnh thanh toán số tiền USD13,000 theo đề nghị của khách hàng trong nước cho 13 người du lịch thăm dò thị trường Cuba đã gặp sơ suất khi nêu tên Cuba trong lệnh thanh toán. Giao dịch trên khi được thực hiện bù trừ tại Mỹ thông qua ngân hàng đại lý American Express Bank, New York đã bị phong toả vì hệ thống điện tử phát hiện ra từ ”Cuba”, là một nước bị Mỹ cấm vận. Mặc dù BIDV đã rất cố gắng liên hệ với các đối tác để tìm cách giải phóng số tiền bị phong toả, nhưng đều bị từ chối. Số tiền trên sẽ chỉ được trả lại cho BIDV khi Cuba không còn bị lệnh trừng phạt cấm vận của Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w