Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 43 - 49)

I. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến

3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN

3.1. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Việt Nam.

3.1.1.Xây dựng mô hình hoạt động TTQT tập trung thống nhất và chuyên sâu trong toàn hệ thống.

Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV đang được thực hiện dàn trải tại hơn 80 chi nhánh trực tiếp và rất nhiều chi nhánh không trực tiếp. Tại Hội sở chính và một số chi nhánh lớn như TP Hồ Chí Minh, SGD 1, SGD 2, Chi nhánh Hà Nội, Bình Định, Vũng Tàu… là những chi nhánh có phát sinh giao dịch thanh toán quốc tế

thường xuyên, doanh số lớn nên các cán bộ có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm để xử lý an toàn các giao dịch thanh toán quốc tế. Còn tại một số chi nhánh khác tuy đã thực hiện thanh toán quốc tế nhưng doanh số thấp, ít giao dịch phát sinh nên các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản, chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế còn yếu. Các cán bộ này vừa phải lo làm tốt công tác tiếp thị khách hàng để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, vừa phải đảm nhiệm việc xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế vốn rất phức tạp nên lực lượng bị dàn trải, không chuyên sâu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cao.

Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV đã xây dựng một mô hình thanh toán quốc tế tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ thống, trong đó đứng đầu là Trung tâm tài trợ thương mại (TFC – Trade Finance Center) có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế về mặt nghiệp vụ, các chi nhánh của BIDV đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách hàng để thu hút và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.

TFC được đặt tại hội sở chính tập trung một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ thu, chuyển tiền điện …Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có thể phát sinh. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này đều phát sinh tại các chi nhánh đầu mối, được chuyển tới TFC bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi chuyển phát nhanh.

Các chi nhánh vệ tinh của BIDV là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn, quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ do khách hàng xuất trình. Các chứng từ sau khi được chuyển về TFC bằng các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại TFC. Việc thành lập và đưa vào vận hành

mô hình TFC sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế.

3.1.2.Xây dựng quy chế, quy trình hoạt động cho các nghiệp vụ TTQT theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, bổ sung và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TTQT

Hiện nay, khung pháp lý về TTQT của Việt Nam vẫn chưa được hình thành là một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTQT. Các văn bản pháp luật điều chỉnh các phương thức thanh toán mới chỉ dừng lại ở mức các văn bản dưới luật hướng dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể. Việc áp dụng UCP 600, URC 522, URR 525 vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam mới chỉ là tự phát của các ngân hàng mà chưa có một sự hướng dẫn thống nhất từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước.

Để khắc phục những bất cập này, BIDV Hội sở chính với vai trò chỉ đạo điều hành hoạt động thanh toán quốc tế của cả hệ thống, cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế để các chi nhánh có cơ sở triển khai hoạt động như qui chế về hoạt động thanh toán quốc tế, qui trình TTQT, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như Hướng dẫn chuyển nhượng thư tín dụng, Hướng dẫn chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C, nhờ thu… các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới.

+ Quy chế thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế tại BIDV và các điều kiện cơ bản để thực hiện giao dịch đó.

+ Quy trình thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể các bước giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, các chứng từ cần thiết trong từng loại

nghiệp vụ. Quy trình thanh toán quốc tế như một văn bản hướng dẫn trình tự tiến hành các giao dịch thanh toán quốc tế một cách thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giúp cho các chi nhánh khi có phát sinh giao dịch TTQT có cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và các thông lệ quốc tế. Tất cả các văn bản này bổ sung vào hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước tạo nên một hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT tại BIDV.

3.1.3.Nâng cao trình độ của cán bộ TTQT

Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động TTQT. Việc vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT chỉ nhằm mục đích nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và chất lượng dịch vụ TTQT, giảm bớt các thao tác xử lý của con người. Các quyết định trong hoạt động TTQT đều do con người thực hiện mà không thể thay thế được bởi bất kỳ một loại máy móc hay chương trình nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV là do trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì vậy, công tác tổ chức dào tạo và giáo dục cán bộ thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro trong thanh toán quốc tế. Các công việc cụ thể là:

+ Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc.

+ Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới công khai, dân chủ, đảm bảo tuyển chọn được những cán bộ thực sự có trình độ. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với công việc.

+ Ban lãnh đạo BIDV cần xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo nghiệp vụ TTQT ở trung ương và chi nhánh dài hạn nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ chủ chốt, chủ động về nguồn nhân lực, tránh tình trạng vừa thừa cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức.

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTQT nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ có điều kiện bắt kịp với tình hình biến động của thế giới.

+ Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như định kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ BIDV để cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập; phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức các chương trình hội thảo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thành lập trang tin thanh toán quốc tế trên mạng nội bộ INTRANET, đưa các tin bài liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo luận.

+ Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính quy, kết hợp đào tạo đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn

+ Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ TTQT tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao.

3.1.4.Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro cho các nghiệp vụ có liên quan đến nghiệp vụ TTQT như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ

Trong hoạt động kinh doanh của BIDV, hoạt động TTQT không thể phát triển một cách độc lập với các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Giữa ba mặt nghiệp vụ: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là khâu cơ sở để phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại, sự phát triển của thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ lại là một trong những yếu tố quyết định cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn tín dụng. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa ba nghiệp vụ đó, để hạn chế các rủi ro trong hoạt động thanh

toán quốc tế của BIDV cần phải có những biện pháp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho các nghiệp vụ liên quan. Cụ thể là:

Đối với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, cán bộ tín dụng cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác năng lực tài chính, xếp loại chất lượng tín dụng (hay còn gọi là độ tin cậy tín dụng) cho từng khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ… cho từng khách hàng. Đồng thời việc cán bộ tín dụng thường xuyên theo sát hoạt động dinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho phép ngân hàng dự báo được những nguy cơ tiềm ẩn từ khách hàng để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra.

Đối với nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ , BIDV cần có các chính sách thích hợp để thu hút khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng trạng thái ngoại tệ của ngân hàng, để từ đó có thể chủ động về ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng trong nước. Việc quy định trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh BIDV là một biện pháp nhằm giúp các chi nhánh giảm thiểu rủi ro hối đoái, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nguồn ngoại tệ của toàn hệ thống. Cần tạo điều kiện cho các chi nhánh có thể vừa chủ động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng hoặc mua bán trực tiếp giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống để chủ động về nguồn ngoại tệ.

Ngoài ra cần đa dạng hoá các loại hình kinh doanh ngoại tệ nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán. Hiện nay hoạt động mua bán ngoại tệ tại BIDV mới chủ yếu là các giao dịch giao ngay, rất ít khi sử dụng các hình thức mua bán kỳ hạn. Để tránh được rủi ro tỷ giá, BIDV cần sử dụng kết hợp các hình thức mua bán kỳ hạn để chủ động trong nguồn ngoại tệ thanh toán.

Tăng cường quản lý sử dụng ngoại tệ, đảm bảo khả năng tái tạo ngoại tệ để phục vụ hoạt động TTQT. Trong từng giao dịch TTQT với khách hàng, BIDV cần phải xem xét, cân đối nguồn ngoại tệ của bản thân cũng như đánh giá được khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng để xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngoại tệ để đảm bảo đủ ngoại tệ thanh toán khi đến hạn. L/C như ban đầu. Hợp đồng tín dụng cũng cần phải được điều chỉnh để đảm bảo đủ trị giá của L/C bằng ngoại tệ..Mặt khác,

cần có những chính sách ưu đãi thích hợp đối với những khách hàng xuất khẩu để thu hút và mở rộng thêm hoạt động thanh toán xuất khẩu tại BIDV.

3.1.5.Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng thương mại hiện đại trong khu vực.

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo trình độ của một ngân hàng hiện đại trong khu vực không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV mà còn cung cấp cho ngân hàng một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống, phòng tránh được các rủi ro không đáng có trong quá trình hoạt động. Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng theo chương trình tài trợ của Ngân hàng thế giới đang trong giai đoạn triển khai tại các chi nhánh của BIDV. Dự án đã cung cấp cho ngân hàng một cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng hoàn toàn mới, trong đó các mảng nghiệp vụ chính được tổ chức thành các phân hệ riêng biệt như phân hệ chuyển tiền, phân hệ tiền gửi, phân hệ tiền vay, phân hệ tài trợ thương mại, phân hệ cơ sở dữ liệu…

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng còn góp phần nâng cao chế độ bảo mật trong các phân hệ, nâng cao mức độ chính xác, an toàn, bảo mật của các giao dịch, hạn chế được nguy cơ bị xâm nhập vào hệ thống thực hiện các giao dịch bất hợp pháp, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để tham gia vào hệ thống thương mại điện tử trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w