Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 50 - 55)

I. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến

3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN

3.1.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT.

Đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động TTQT lại càng phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của TTV và ngược lại (cài đặt trong thẩm quyền của người sử dụng của các chương trình hỗ trợ)

Hoạt động kiểm soát được phân cấp tại chi nhánh và trung ương. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát. Phòng kiểm

soát độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động TTQT tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại trung ương, phòng TTQT trung ương xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định kỳ theo ngày dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, hoạt động của phòng và của chi nhánh cũng được kiểm soát bởi Ban kiểm soát theo cơ chế hoạt động của Ban.

3.2.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ các đối tác của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.2.1.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng

Khách hàng ở đây bao gồm các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ TTQT của BIDV và phải trả phí dịch vụ. Khách hàng là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, là các cá nhân, tổ chức thực hiện TTQT qua BIDV. Để phòng ngừa được các rủi ro trong TTQT, cần phải phòng ngừa tận gốc, tức là từ những đối tượng là chủ thể phát sinh giao dịch TTQT.

Trong môi trường phát triển và cạnh tranh ngày nay, để giành được và duy trì chữ tín, xây dựng và củng cố được thưong hiệu BIDV, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh và đạt được hiệu quả cao cho cả ngân hàng và khách hàng thì công tác khách hàng phải thường xuyên thực hiện và liên tục đổi mới.

+ Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý, phù hợp với cơ cấu khách hàng của BIDV hiện nay. Công tác xây dựng chiến lược khách hàng gồm có:

- Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: là các doanh ngiệp nhà nước, các Tổng công ty, các khách hàng có tiềm năng xuất khẩu mạnh.

- Phát triển các khách hàng mới: Công ty liên doanh, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh… Đây là một chiến lược có tính lâu dài bởi vì đây là những thành phần kinh tế đang được Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư để phát triển. Cần khắc phục tâm lý chỉ thích làm việc với các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty lớn và làm những dự án lớn.

- Quan tâm đến nhóm khách hàng xuất khẩu trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn.

- Xây dựng chính sách giá hợp lý cho từng nhóm khách hàng. Đây là một vấn đề nhạy cảm vì nếu giá cao thì sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của BIDV và các khách hàng sẽ không lựa chọn sử dụng dịch vụ của BIDV. Nhưng nếu giá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Điều quan trọng là chính sách giả cả của ngân hàng phải phù hợp với từng loại khách hàng, từng đối tượng, từng sản phẩm dịch vụ được cung cấp.

- Xây dựng cơ chế thẩm định, đánh giá khách hàng để từ đó xác định các hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu cho từng khách khách hàng. Công tác thẩm định đánh giá khách hàng không chỉ quan tâm phân tích đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doanh, mặt hàng nhập khẩu của khách hàng mà còn phải đánh giá cả tư cách pháp nhân của khách hàng, mức độ uy tín trong kinh doanh của khách hàng và các đối tác nước ngoài của khách hàng. Như vậy vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa đảm bảo thực hiện chính sách khách hàng.

+ Các chi nhánh phải chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình vốn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế để tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

+ Tư vấn nghiệp vụ và pháp luật cho khách hàng: Các khách hàng của Việt Nam rất yếu về nghiệpvụ TTQT, các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước và quốc tế về hoạt động TTQT. Rất nhiều công ty không có kiến thức về ngoại thương, về TTQT nhưng tìm được một khách hàng ở nước ngoài là có thể đi đến ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu. Trước thực trạng như vậy, nhiệm vụ của cán bộ ngân hàng là phải tư vấn cho các khách hàng trong các giao dịch TTQT.

- Tư vấn cho khách hàng trong khâu thẩm định dự án để tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu

- Hỗ trợ trong việc tìm hiểu về đối tác nước ngoài. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Do các khách hàng chưa có kinh nghiệm, không có đủ phương tiện để tìm hiểu thông tin về khách hàng nước ngoài nên rất dễ bị lừa đảo, thua thiệt trong kinh

doanh. Bằng nghiệp vụ của ngân hàng, bằng các kênh thông tin đa dạng, ngân hàng có thể giúp khách hàng tìm hiểu về đối tác ở nước ngoài.

- Tư vấn cho khách hàng về nội dung của hợp đồng ngoại thương để kịp thời phát hiện ra những điểm bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng. Đối với những dự án lớn, thường là các dự án nhập khẩu dây truyền máy móc thiết bị có các điều khoản thanh toán phức tạp, được tài trợ bởi BIDV, ngân hàng có thể tham gia ngay từ khâu đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.

- Tư vấn cho khách hàng về các nguồn luật điều chỉnh giao dịch, gồm có luật quốc gia và luật quốc tế.

- Bên cạnh việc tư vấn cho khách hàng trong từng giao dịch cụ thể, BIDV xây dựng chính sách hợp tác đào tạo với một số nhóm khách hàng truyền thống, nhóm khách hàng đặc biệt. BIDV có thể tổ chức các buổi hội thảo trao đổi với khách hàng về kinh nghiệm TTQT, cập nhật các văn bản pháp lý điều chỉnh họat động TTQT trong và ngoài nước để từng bước nâng cao năng lực của khách hàng trong hoạt động TTQT. Đây là một biện pháp có thể giải quyết tận gốc nhiều rủi ro trong TTQT.

+ Quản lý chặt chẽ từng giao dịch TTQT cụ thể

- Xác định hạn mức ký quỹ L/C cho những giao dịch mở L/C bằng vốn tự có hoặc vốn vay dưới 100% nhằm tránh những rủi ro về tỷ giá và tín dụng. Việc xây dựng mức ký quỹ hợp lý cần dựa trên năng lực tài chính, mức độ an toàn tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp vì nếu mức kỹ quỹ quá thấp thì không đảm bảo an toàn, còn mức kỹ quý quá cao sẽ khiến cho khách hàng gặp khó khăn về vốn, họ sẽ không tiếp tục giao dịch với Ngân hàng nữa.

- Đặc biệt đối với những khách hàng có phát sinh giao dịch mở L/C trả chậm, việc thẩm định dự án đầu tư, năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cần phải tiến hành một cách chặt chẽ hơn vì những giao dịch phát hành thư tín dụng trả chậm tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn.

- Kiểm soát nội dung các đề nghị của khách hàng, ví dụ như lệnh chuyển tiền, đơn đề nghị mở L/C… Kiên quyết từ chối không thực hiện các lệnh thanh toán, các L/

C có nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm thông lệ quốc tế hoặc có thể gây rủi ro nghiêm trọng cho khách hàng và ngân hàng.

-BIDV cần phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát L/C trả chậm, quản lý tiền hàng thu được từ dự án để đảm bảo nguồn thanh toán cho nước ngoài. Thực hiện tốt công tác kiểm soát sau đối với các L/C trả chậm nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài khi đến hạn, đánh giá đúng tiến độ thực hiện dự án. Đối với các món nợ vay bắt buộc đã phát sinh cần rà soát lại tìm nguyên nhân để có biện pháp zử lý kịp thời như đôn đốc đơn vị tiêu thụ hàng hoá để trả nợ ngân hàng, hoặc kết hơp với các cơ quan pháp luật để giải quyết những món nợ khó đòi, xử lý tài sản thế chấp… Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra là góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

3.2.2.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ phía ngân hàng đại lý nước ngoài

+ Tăng cường hợp tác Quốc tế trong hoạt động TTQT.

Củng cố mối qua hệ đối ngoại vốn có với các ngân hàng đại lý nước ngoài.Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới theo định hướng lựa chọn các ngân hàng đại lý, các đối tác nước ngoài có uy tín, phù hợp trong từng lĩnh vực để xây dựng các mối quan hệ ngân hàng đại lý chặt chẽ. Thuận lợi chính của việc sử dụng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý là chi phí thâm nhập thị trường nuớc ngoài thấp, không cần cung cấp nhân sự cũng như cung cấp các phương tiện mà có thể tận dụng ngay bộ máy quản lý của các ngân hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình . Thông qua mối quan hệ với các ngân hàng đại lý chúng ta sẽ tận dụng được các hạn mức tín dụng, hạn mức xác nhận L/C, hạn mức thanh toán, hạn mức tái tài trợ L/C hạn mức kinh doanh ngoại tệ, ký kết các hiệp định khung vay vốn trung dài hạn để cho vay các dự án nhập thiết bị công nghệ.

Tuy nhiên do yếu tố cạnh tranh nên việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế không chỉ dựa vào mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài mà còn phải nghĩ đến việc mở văn phòng đại diện, hay chi nhánh ở nước ngoài để mở rộng

kinh doanh quốc tế và hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài...của các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Định kỳ đánh giá, cập nhật thông tin về ngân hàng đại lý để có sự điều chỉnh quan hệ đại lý phù hợp với tình tình vận động của thế giới.

- Đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm lựa chọn được những ngân hàng đại lý có uy tín cao trên thị trường quốc tế. Việc đánh giá uy tín của các ngân hàng nước ngoài phải dựa vào các tài liệu của các tổ chức đánh giá ngân hàng quốc tế có uy tín, có độ tin cậy cao như Fitch Rating,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w