Rủi ro hối đoái:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 37 - 38)

- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:

3.Rủi ro hối đoái:

Để đảm bảo khả năng thanh toán, BIDV phải dự trữ một số lượng ngoại tệ nhất định bằng các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY, SGD… Trong điều kiện tình hình thị trường ngoại tệ thường xuyên biến động mạnh về tỷ giá và lãi suất của các loại ngoại tệ so với đồng VND thì những rủi ro hối đoái có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ, khi khách hàng của BIDV có nhu cầu mua ngoại tệ là EUR để thanh toán L/C, ngân hàng xác nhận bán ngoại tệ với tỷ giá đã được niêm yết. Do dự trữ EUR của ngân hàng không đủ cho những giao dịch lớn nên phải mua trên thị trường. Giá EUR trên thị trường đang lên, tại thời điểm xác nhận giao dịch mua EUR, tỷ giá giữa EUR và VND đã cao hơn tỷ giá bán cho khách hàng. Rủi ro do chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán do ngân hàng gánh chịu.

Trong chế độ điều hành tỷ giá, ngân hàng nhà nước giới hạn giá trần giữa đồng USD và VND. Các giao dịch mua bán giữa USD và VND trên thị trường không được vượt qua giá trần do ngân hàng Nhà nước quy định. Trên thực tế, giá trần thường xuyên thấp hơn giá giao dịch thực tế nên BIDV không thể mua được USD từ các khách

hàng xuất khẩu hoặc các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tại mức giá trần. Ngược lại, khi bán USD cho nhà nhập khẩu để thanh toán, một số nhà nhập khẩu lớn của BIDV chỉ chấp nhận mua tại mức giá trần quy định. BIDV gặp rủi ro do chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán giữa đồng USD và VND.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội (Trang 37 - 38)