1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam

54 5,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

MÔN: NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾBÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Diệu L

Trang 1

MÔN: NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Diệu Linh

Sinh viên thưc hiện: Nhóm 1

04 – 2013

Trang 2

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 4

3. Phương pháp nghiên cứu 5

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5

5. Tổng quan tài liệu 6

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1. Khái niệm thương mại điện tử 8

2. Các hình thức hoạt động và giao dịch của thương mại điện tử 8

2.1. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 8

2.2. Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử 9

3. Vai trò của thương mại điện tử 10

4. Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam 11

4.1. Sơ lược quá trình phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam 11

4.2. Thành tựu sau hơn 10 năm phát triển 13

4.3. Triển vọng tương lai 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 16

1. Thuận lợi 16

2. Khó khăn 23

2.1. Khó khăn chung 23

2.2. Khó khăn của từng mô hình 30

3. Đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính gây nên khó khăn cho sự phát triển cảu thương mại điện tử 33

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 35

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 35

2. Đối với doanh nghiệp 36

PHẦN 3: KẾT LUẬN 40

Trang 3

1. Giới thiệu chung về website vatgia.com 41

2. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu 41

3. Những giai đoạn phát triển 42

4. Sự thành công của vatgia.com 42

5. Các nhân tố làm nên sự thành công của vatgia.com 43

Trang 4

Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng quay của thươngmại điện tử Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ViệtNam đã phát triển rất mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thànhcông lớn Tuy nhiên, việc phát triển thương mại điện tử ở ViệtNam hiện nay vẫn đang còn khá hạn chế so với sự phát triểncủa thế giới Vậy, Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gìtrong việc phát triển thương mại điện tử? Để có thể trả lời chocâu hỏi này và hiểu rõ hơn về những vấn đề mà Việt Nam gặpphải trong việc phát triển thương mại điện tử, nhóm chúng tôi

đã quyết định thực hiện đề tài tìm hiểu những thuận lợi và khókhăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc phát

triển thương mại điện tử ở Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm pháttriển TMĐT ở Việt Nam

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:

- Những hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam:

 Các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử

 Các hình thức hoạt động và giao dịch của thương mại điện tử

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động thương mạiđiện tử này ở Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Trong giới hạn và tính chất của bài nghiên cứu

chủ yếu mang tính chất tìm hiểu, mô tả và lý luận, nên để thực hiện đề tài,chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu các tài liệu,sách báo, Internet để thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm hiểu rõ hơn về thương mạiđiện tử và thấy được những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển TMĐT ởViệt Nam

Trang 6

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Thương mại điện tử ra đời đã khắc phục được những hạn chế của hìnhthức thương mại truyền thống, đem lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, người tiêudùng và xã hội Tuy nhiên, không phải quốc gia nào, khu vực nào cũng thànhcông với việc ứng dụng hình thức thương mại điện tử này Mỗi nước đều cónhững thuận lợi và khó khăn riêng trong việc phát triển ứng dụng hình thứcthương mại này Qua việc tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc pháttriển triển thương mại điện tử ở Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nhữngthuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.Qua đó, chúng ta sẽ đề xuất những giải pháp để có thể khai thác tốt nhữngthuận lợi và khắc phục, hạn chế được các khó khăn trong phát triển thương mạiđiện tử ở Việt Nam để thúc đẩy thương mại điên tử Việt Nam phát triển lên mộttầm cao mới, theo kịp được tiến độ phát triển của thương mại điện tử thế giới

5 Tổng quan tài liệu

Có khá nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thương mại điện tử, tuy

nhiên đối với chủ đề: “nghiên cứu về sự thuận lợi và khó khăn trong việc phát

triển thương mại điện tử ở Việt Nam” thì số lượng đề tài còn khá hạn chế, nhất

là những năm gần đây

Có thể kể ra một số đề tài như:

- Khóa luận tốt nghiệp (2006), Thương mại điện tử và sự phát triển ở Việt Nam.

Đề tài này nêu ra những nét khái quát về các vấn đề liên quan đếnthương mại điện tử, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng sự phát triển củathương mại điện tử ở Việt Nam, qua đó đưa ra giải pháp thúc đẩy sự phát triểncủa thương mại điện tử ở Việt Nam

Điểm mạnh của đề tài này là phân tích rất sâu và cặn kẽ thực trạng thương mạiđiện tử ở Việt Nam và giải pháp phát triển

Trang 7

Tuy nhiên, đề tài thực hiện năm 2006, nên phạm vi thời gian để thu thập số liệuthứ cấp từ năm 2006 trở về trước, đây là hạn chế rất lớn đối với tài liệu này để thamkhảo đối với đề tài mà chúng tôi đang thực hiện, nhất là trong bối cảnh internet vàthương mại điện tử phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão những năm trở lại đây

- Tiểu luận (2004), Những thuận lợi và khó khăn của thương mại điện tử ở Việt

Nam và so sánh với sự phát triển của thế giới.

Đề tài này nêu ra những nét khái quát về các vấn đề liên quan đếnthương mại điện tử, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng sự phát triển củathương mại điện tử ở Việt Nam và thế giới, phân tích những thuận lợi và khókhăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, qua đó đưa ra giảipháp thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam

Điểm mạnh của đề tài này là có sự so sánh giữa sự phát triển thương mạiđiện tử ở Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới và một số nước trên thếgiới Phân tích được một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thươngmại điện tử ở Việt Nam

Tuy nhiên, đề tài này cũng là một đề tài cũ (thực hiện năm 2004) nên rấtnhiều mặt mà đề tài này phân tích đã thay đổi rất nhiều sau một thời gian dài

- Khóa luận tốt nghiệp (2002), Thương mại điện tử - thực trạng và giải pháp

Điểm mạnh của đề tài này là đi sâu phân tích các đòi hỏi để phát triểnthương mại điện tử, cũng như phân tích khá sâu về thực trạng phát triển thươngmại điện tử ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến hệ thống giải pháp nhằm pháttriển thương mại điện tử ở Việt Nam

Tuy nhiên đề tài này cũng mắc một hạn chế như hai đề tài trên đó là thựchiện vào năm 2002, số liệu cũng như hệ thống lý luận khá cũ và khác xa so vớithực tại

Trang 9

PHẦN 2:

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử (sau đây viết tắt là TMĐT) (còn gọi làE-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa vàdịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông,đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet

2 Các hình thức hoạt động và giao dịch của thương mại điện tử

2.1 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 2.1.1 Thư điện tử (Email)

Email giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu truyềngửi thông tin một cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí

Một địa chỉ email tốt:

 Ngắn gọn -> dễ nhớ, tránh gõ nhầm,

 Gắn với địa chỉ website và thương hiệu

=> Để tăng tính đồng nhất giữa địa chỉ website và địa chỉemail-> lấy địa chỉ website làm phần gốc

2.1.2 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) - electronic data

interchange

EDI là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng "có cấutrúc" giữa các máy tính điện tử của các công ty hay tổ chức đãthoả thuận buôn bán với nhau, một cách tự động mà không cần

có sự can thiệp của con người

Trang 10

 Sau khi xem và chọn hàng xong->“Giỏ mua hàng”

 Thanh toán-> người mua sẽ điền mã số khách hàng (nếu

đã đăng ký) hoặc điền các thông tin về địa chỉ nhận hàng

và chọn phương thức thanh toán

=> Là 1 nhà phân phối hàng hoá, không trực tiếp sảnxuất, không cần diện tích quá lớn để làm cửa hàng

2.1.4 Quảng cáo trực tuyến

Hình thành một website riêng -> đăng hình quảng cáo,trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềmnăng

Trang 11

2.1.5 Thanh toán trực tuyến

Là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trườnginternet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử

Được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên cácsiêu thị ảo và thanh toán qua mạng

2.2 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử

Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng B2C: Các doanh nghiệp bán cho công

chúng thường thông qua danh mục sử dụng phần mềm giỏ mua hàng

Giữa các doanh nghiệp với nhau B2B: Các công ty kinh doanh với nhau.

Giữa doanh nghiệp với Chính phủ; B2G: Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan

nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng

Giữa người tiêu dùng với nhau; C2C: Các cá nhân có thể mua bán với nhau nhờ hệ

thống thanh toán trực tuyến

Giữa người tiêu thụ với Chính phủ; C2G: Là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà

nước với cá nhân Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng cóthể mang những yếu tố của TMĐT

3 Vai trò của thương mại điện tử

Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậctrong ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên mộtcuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống Việc ứngdụng công nghệ thông tin trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xuhướng đó Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thươngmại hay còn gọi là thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thaythế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn,

Trang 12

rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thờigian…vv.

Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và việt nam nóiriêng TMDT lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và pháttriển đã và đang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Các doanh nghiệp và các cá nhân có thể dùng TMĐT để giảm các chi phígiao dịch bằng cách đẩy luồng thông tin và tăng cường thêm sự phối hợp cáchoạt động để giảm bớt tình trạng không rõ ràng Bằng việc giảm bớt chi phí tìmkiếm thông tin về người kinh doanh, người bán và tăng số lượng tham gia thịtrường, TMĐT có thể thay đổi sự thu hút thống nhất theo chiều thẳng đứng đốivới rất nhiều công ty Cũng chưa thể chắc rằng là việc chấp nhận TMĐT sẽkhiến cho các tổ chức theo cấu trúc vòm quay trở lại cấu trúc thị trường cũ của

họ, nhưng đây cũng là một khả năng hoàn toàn có thể

TMĐT có thể khiến cho các mạng lưới dựa hoàn toàn vào chia sẻ thôngtin này có thể duy trì và quản lý dễ dàng hơn Một số nhà nghiên cứu tin tưởngrằng những hình thức tổ chức thương mại này sắp tới sẽ trở nên có ưu thế

Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp biết ứng dụng và phát triển TMDT

và trở thành điển hình trong lĩnh vực này như công ty Vietgo, công ty cổ phầnvật giá với sàn giao dịch TMĐT: vatgia.com; công ty peaceoft solution vớitrang web: chodientu.vn, …vv

Tuy nhiên, việc khai thác và ứng dụng TMDT luôn là hai mặt của mộtvấn đề:

 Thứ nhất chúng ta đang ở giao thời giữa kinh doanh truyền thống và phươngthức kinh doanh TMDT, do vậy luôn có sự so sánh thực dụng và ngắn hạn vềtính hiệu quả giữa hai phương thức này

 Thứ hai TMDT cũng đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khác hơn, trí tuệ hơn và khó hơn (không theo lối tư duy cũ), việc ứng dụng và phát triển TMDT đỏi hỏi

sự nhận thức sâu rộng trong xã hội và môi trường làm việc cũng như quản lý và

Trang 13

hạn chế các mặt tiêu cực như việc gian lận, niềm tin, phá hoại vv đã và đang ởtrên rất khó kiểm soát vì tính nhanh, mạnh và kỹ thuật cao của loại hình này.

4 Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam

4.1 Sơ lược quá trình phát triển của thương mại điện tử

ở Việt Nam

Thương mại điện tử ở Việt nam, nếu xét theo nghĩa rộng (bao gồm cảcác phương tiện truyền thống như: điện thoại, telex, fax hay việc sử dụng máytính như một công cụ độc lập) thì đã hình thành từ lâu Tuy nhiên, nếu xét theonghĩa chặt chẽ hơn (thương mại điện tử chủ yếu là tiến hành trao đổi dữ liệu vàmua bán dung liệu, hàng hoá, dịch vụ qua mạng Internet và các phân mạng củanó) thì sự tham gia của Việt nam chỉ mới bắt đầu từ cuối năm 1997

Tháng 11/1997, Việt nam chính thức kết nối vào mạng Internet Ngày05/03/1997, Nghị định 21/CP được ban hành kèm theo quy chế tạm thời vềquản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt nam

Để xúc tiến hoạt động thương mại điện tử tại Việt nam, tháng 6/1998,Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin thành lập Tổ công tác thương mạiđiện tử Đến tháng 12/1998, Bộ thương mại đã thành lập Ban thương mại điệntử

Giữa năm 1999, Chính phủ giao cho Bộ thương mại chủ trì dự án quốcgia “Kỹ thuật thương mại điện tử”

Trong năm 2000, Chính phủ giao cho Bộ thương mại làm đầu mối đàmphán với các nước ASEAN xây dựng Hiệp định khung E-ASEAN và hiệp địnhnày sau đó đã được lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ký tại Singapore ngày24/11/2000

Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xâydựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2001 – 2005 nhằm tạo môi

Trang 14

trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinhdoanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm.

Ngày 17/10/2000, Bộ chính trị có chỉ thị số 58-CT/TW về “Đẩy mạnhứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá

và hiện đại hoá”

Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ cũng ký một loạt quyết định vànghị định nhằm mở rộng việc sử dụng hệ thống thông tin điện tử tạo tiền đề cho

sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai: Quyết định TTg, quyết định 81/2001/QĐ-TTg, Nghị định số 55/2001/NĐ/CP Trong Vănkiện đại hội Đảng lần thứ IX tháng 04/2001 cũng đã khẳng định quyết tâm phảiphát triển thương mại điện tử ở Việt nam Đây chính là kim chỉ nam quan trọng

19/2001/QĐ-mở đường và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thôngtin và thương mại điện tử ở Việt nam

Quyết định 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2001nhằm thiết lập hệ thống thông tin từ Trung ương đến các Bộ, ngành, địa phươngphục vụ công tác điều hành các hoạt động của Chính phủ

Cuối năm 2001, Bộ thương mại đã hoàn thành và trình lên Chính phủbản đề án Phát triển thương mại điện tử tại Việt nam giai đoạn 2001-2005 Bản

đề án này giúp Chính phủ có những đánh giá về hiện trạng ban đầu về tình hìnhphát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới Từ những đánh giánày, Chính phủ cũng có những định hướng thống nhất và tạo ra một môi trườngthuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt nam Có thể coi Bản đề ántrên là một bước đi quan trọng và thiết thực thể hiện quyết tâm của Việt namhội nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực và thế giới

Ngày 1/3/2006 Luật giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực.Ngày 9/6/2006 Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tửvới việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ

Trang 15

truyền thông trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chàohàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.

Ngày 15/2/2007 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ

ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành

Ngày 23/2/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quiđịnh chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Hệ thống cấp phép nhập khẩu tự động được triển khai từ năm 2008 có

656 Doanh nghiệp tham gia

Ngày 23/3/2011 triển khai mở rộng Hải quan điện tử tại Thanh Hóa,Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắc Lắc, Tây Ninh, Long An Năm

2011 cả nước có 46.919 Doanh nghiệp tham gia thí điểm Hải quan điện tử

Cho đến nay, thương mại điện tử đã phát triển mạnh Đánh giá về thươngmại điện tử trong năm 2012, ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban truyền thôngcủa VECOM nói: "Năm 2012 đã xây dựng hoàn thiện được hệ thống hệ tầngcho thương mại điện tử, có thể nói gần như theo kịp tiến bộ của thế giới" Hiệncác mô hình hay công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trựctuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh toán online, vận chuyển, đều có tạithương mại điện tử Việt Nam

Trưởng ban truyền thông VECOM cho rằng, năm 2013 các vấn đề vậnchuyển hàng hóa sẽ trở nên nóng hơn đối với mọi website bán hàng trực tuyến,đòi hỏi sự ra đời và khâu chuẩn bị tốt từ các dịch vụ chuyển phát và logisticmang tính chất chuyên nghiệp hơn

Mua hàng theo nhóm cũng được dự báo sẽ điều chỉnh sang mô hình cácsàn giao dịch khuyến mại giảm giá Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tựđăng khuyến mại và chịu mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của

Trang 16

mình Người tiêu dùng cũng có tiếng nói hơn khi được đánh giá thương hiệucủa nhà cung cấp sau khi sử dụng chương trình ưu đãi.

4.2 Thành tựu sau hơn 10 năm phát triển

Qua hơn 10 năm phát triển, TMĐT Việt Nam đã đạt được một số thànhtựu đáng kể:

Một là, TMĐT đã được ứng dụng rộng khắp trong hoạt động của các doanh

nghiệp Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương, 100% doanh nghiệptham gia khảo sát đã trang bị máy tính Hầu hết các doanh nghiệp đều chấpnhận việc đặt hàng hoặc nhận đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử,trong đó số lượng doanh nghiệp đặt và chấp nhận đặt hàng thông quainternet ngày càng tăng Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được và quantâm nhiều hơn tới những vấn đề đặc thù trong TMĐT như bảo đảm an toànthông tin, bảo vệ thông tin cá nhân Doanh nghiệp cũng rất chú trọng tớiviệc xây dựng, quảng bá hình ảnh và sản phẩm trên môi trường internetthông qua việc xây dựng website riêng; tham gia các sàn giao dịch TMĐT,mạng xã hội; quảng cáo trên các báo điện tử, các website tìm kiếm thông tinnổi tiếng như google.com, yahoo.com, v.v Với thực trạng ứng dụng nhưvậy, TMĐT đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu của tất cả cácdoanh nghiệp Việt Nam

Hai là, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên quan đến thương mại

được triển khai khá nhanh Đến nay, hầu hết dịch vụ công của các Bộ, ngành

đã được cung cấp ở mức độ 2 trên trang thông tin điện tử của từng cơ quan

Đã có khá nhiều dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3 và một

số dịch vụ được cung cấp ở mức độ 4

Ba là, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ qua internet đã dần trở nên quen

thuộc với một bộ phận người tiêu dùng tại các đô thị lớn Phương thức thanhtoán và giao hàng cũng được doanh nghiệp thực hiện linh hoạt, đáp ứng yêucầu của người mua

Trang 17

Bốn là, TMĐT đã phát triển rộng khắp các ngành, lĩnh vực và địa phương

trên cả nước Sau 10 năm phát triển, TMĐT tử không còn chỉ tập trung tạihai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà đã phát triển rộng khắp

cả nước Cùng với việc ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệpthuộc mọi ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, các cơ quanquản lý nhà nước tại địa phương cũng rất quan tâm, chú trọng tới vấn đềquản lý nhà nước về TMĐT

4.3 Triển vọng tương lai

Các chuyên gia phân tích đánh giá, thị trường thương mại điện tử ở Việt

Nam là “một thị trường nhiều tiềm năng, đang hình thành và chuẩn bị phát

triển”.

Thị trường Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng Tiềm năng củaTMĐT Việt Nam thể hiện ở 2 khía cạnh Khía cạnh thứ nhất là mức độ chi tiêu.Người Việt Nam có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng rất cao, có thể chiếm tới 60 – 70%thu nhập Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mobile, phục vụcộng đồng người sử dụng rất trẻ của Việt Nam với hơn 60% dân số dưới 35tuổi Đó là những cơ sở để khẳng định TMĐT chắc chắn sẽ phát triển được

Khía cạnh thứ 2 là yếu tố địa phương của TMĐT Việt Nam Việc thànhcông tại Việt Nam đòi hỏi những mô hình hết sức đặc thù Thực tế cho thấy cónhiều hình thức TMĐT đã chứng minh được sự phù hợp với Việt Nam trongthời gian vừa rồi, ví dụ như là gian hàng trực tuyến, mua theo nhóm, hay các

mô hình rao vặt trực tuyến Bên cạnh đó có nhiều mô hình vẫn còn rất chật vậttrong việc chinh phục người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam như lĩnhvựcđấu giá trực tuyến hay lĩnh vực sàn giao dịch B2B Đối với những mô hìnhcòn đang đi tìm sự phù hợp thì các công ty TMĐT sẽ nhìn nhận đó là những cơhội để sáng tạo những mô hình phù hợp với địa phương

Trang 18

Tuy nhiên, con đường còn rất chông gai Trong thời gian vừa rồi, TMĐTvẫn tăng trưởng nhưng quy mô tăng trưởng thì không như kỳ vọng Điều nàycho thấy là người dùng đã có mức độ sẵn sàng nhất định, nhưng các doanhnghiệp TMĐT còn rất nhiều việc để làm để đưa ra những lợi ích tốt nhất và phùhợp nhất cho người dùng, qua đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Việt Nam.

Có thể nói hiện nay, TMĐT Việt Nam đang ở cuối giai đoạn hình thành,đang ở bước chuyển tiếp để bước sang giai đoạn phát triển

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT

TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Trang 19

2011-2015 Thực hiện Quyết định của Thủ tướng, đến cuối tháng 10/2011, đã

có 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành Kế hoạchphát triển thương mại điện tử giai đoạn 5 năm tới của địa phương mình

Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã đặt nền tảng đểChính phủ và các Bộ, ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh nhữnglĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử Từ năm 2006-2010, 7 văn bản cấp Nghịđịnh đã được ban hành, bao gồm: Nghị định về TMĐT, Nghị định về Chữ ký số

và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạtđộng tài chính, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghịđịnh về Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước, Nghị định vềChống thư rác, Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet vàcung cấp thông tin điện tử trên internet Các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiềuvăn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên

Hình 1: Các Nghị định về Luật TMĐT

Trang 20

Hình 2: Các Nghị định xử phạt trong TMĐT

Trang 21

Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khuvực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, đến năm 2012,Việt Nam đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người dùng Internetnhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3 Đông Nam Á.Báo cáo toàn cảnh 15 năm của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cũng chothấy, đến tháng 9/2012, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã đạttrên 31 triệu, chiếm 35,49% dân số, và được dự đoán sẽ tăng lên 37 triệu ngườivào năm 2016 (theo BMI) Con số của VIA đưa ra cũng cho thấy, không những

số người sử dụng internet tăng lên, mà họ còn dành nhiều thời gian cho việctruy cập internet hơn, người sử dụng Internet Việt Nam dành khá nhiều thờigian để lên mạng với trung bình là 142 phút/ngày trong tuần (2012), cao hơn 3lần so với năm 2008 (43 phút/ngày) Việc truy cập Internet chủ yếu qua máytính để bàn (84%), máy tính xách tay (38%) và thiết bị di động (27%)…

Thêm vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhauthông qua các giao diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung

có mật độ chào hàng cao

nhanh nhạy trong các việc kinh doanh online

Theo khảo sát của hãng nghiên cứu IDC Việt Nam, có 58% người sửdụng Internet ở Việt Nam đã từng mua hàng Online

Trang 22

Nhà nước chủ trương đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy thương mại điện

tử phát triển

TMĐT cũng đã chính thức được đưa vào trong chương trình đào tạo ởcác bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, tạo cơ sở vững chắc để tạo nên mộtđội ngũ có chuyên môn cao về lĩnh vực này Việc đào tạo chính quy về TMĐTphát triển khá nhanh Tính đến năm 2010, có 77 trường đã tiến hành đào tạoTMĐT, bao gồm 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng Trong số các trườngđại học đã đào tạo TMĐT, có 01 trường đã thành lập khoa TMĐT, 10 trườngthành lập bộ môn TMĐT Trong số các trường cao đẳng, có 01 trường thành lậpkhoa TMĐT, 4 trường thành lập bộ môn TMĐT Từ năm 2008-2010, có thêm

15 trường tổ chức giảng dạy TMĐT

Kết quả điều tra khảo sát năm 2011 cho thấy 100% doanh nghiệp đềutrang bị máy tính Kết quả này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đềuquan tâm tới việc nâng cấp, mua mới máy tính, đồng thời các doanh nghiệp mớithành lập hầu như đều trang bị ít nhất một máy tính ngay từ khi bắt đầu hoạtđộng

Hình: Số lượng máy tính trong doanh nghiệp qua các năm

Trang 23

Hầu hết các doanh nghiệp đã kết nối Internet, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa kết

nối Internet chỉ còn 2% (2011) Hình thức kết nối Internet phổ biến nhất là ADSL với

tỷ lệ là 78%, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi khi nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình

thức kết nối Internet qua đường truyền riêng với tỷ lệ là 19% Hình thức kết nối

Internet qua quay số chiếm 1%

Hình: Hình thức kết nối Internet cả nước năm 2011

Nhìn chung, cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin năm 2011 không có

sự khác biệt nhiều với các năm 2009 và 2010 Tỷ lệ chi phí cho phần cứng là

55%, tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất Tỷ lệ này tăng lên nhiều so với hai năm

trước Đây là xu hướng chung của tình hình ứng dụng và triển khai công nghệ

thông tin trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu thay đổi mang tính bước

ngoặt Tỷ lệ chi phí dành cho phần mềm là 29%, tương đương với tỷ lệ tương

ứng của năm 2010 Tỷ lệ chi phí cho đào tạo và chi khác là 8% và 9%, thấp hơn

các tỷ lệ tương ứng của năm 2010

0 %

10 %

% 20

% 30

% 40

% 50

60 %

70 %

1-10 11-20 21-50 Trên 50

2006 2007 2008 2009 2010 2011

% 6

% 12

Trang 25

Hệ thống ngân hàng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ

Nhiều ngân hàng đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi, hệ thốngchuyển mạch, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, Intenet banking

Trang 26

Học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển

Chúng ta có thể học tập được kinh nghiệm từ các thị trường có nhiềuđiểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc… Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển TMĐT ở nước ta cũnggặp phải không ít khó khăn.Cụ thể:

2.1 Khó khăn chung

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC),các chính sách về thương mại điện tử của Việt Nam có một số nhược điểm sau:Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các chính sách với nhau và giữa các chính sáchnội địa với những chính sách quốc tế Cơ chế quản lý Nhà Nước về thương mạiđiện tử chưa thích hợp Không có sự hợp tác hiệu quả giữa các đơn vị làm luật

Trang 27

Có rất ít, thậm chí không có sự trao đổi giữa nhà làm luật và các cá nhân, đơn vịảnh hưởng bởi luật Thiếu thông tin và những phân tích về ảnh hưởng củathương mại điện tử Các quy định, chính sách còn khái quát, mơ hồ, thiếu tính

cụ thể Chính phủ không thể đóng vai trò tiên phong…Ví dụ như về chính sáchthuế:

Về đăng ký thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các chủ thể kinh

doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành cáchoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trútại Việt Nam bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cánhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽphải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho doanh nghiệpnước ngoài Tuy nhiên, việc đăng ký thuế khi doanh nghiệp nước ngoài cungcấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được quyđịnh cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp

Về nguyên tắc, người mua không phải là người nộp thuế đối với thuếGTGT, Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hoặc Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhưng

do người bán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc yêu cầu đăng ký còn bị hạnchế Nên chăng cần có một quy định là trước khi cung cấp dịch vụ qua biên giớicho người tiêu dùng, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ cần đăng kýthuế (điện tử) với cơ quan Thuế Việt Nam và trích tiền thuế khấu trừ khi ngườimua trả tiền mua dịch vụ theo chính sách thuế mà Việt Nam ban hành

Các hoạt động mua bán hàng hoá truyền thống giữa những người tiêudùng hiện nay không phải là đối tượng điều chỉnh của các loại thuế nên khôngphải đăng ký thuế Tuy nhiên, trong tương lai việc cung cấp dịch vụ trongTMĐT qua hình thức C2C hoặc C2B phát triển, nếu không quản lý và điềuchỉnh sẽ gây thiệt thòi cho những doanh nghiệp kinh doanh TMĐT và khôngtạo công bằng trong môi trường kinh doanh

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Các Nghị định xử phạt trong TMĐT - tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam
Hình 2 Các Nghị định xử phạt trong TMĐT (Trang 14)
Hình: Số lượng máy tính trong doanh nghiệp qua các năm - tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam
nh Số lượng máy tính trong doanh nghiệp qua các năm (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w