1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam? Liên hệ gắn với một doanh nghiệp cụ thể để làm rõ những thuận lợi và khó khăn này.

48 3,3K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam? Liên hệ gắn với một doanh nghiệp cụ thể để làm rõ những thuận lợi và khó khăn này.

Trang 2

Lời mở đầu:

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quảcủa quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh củangành công nghiệp và thương mại các quốc gia trên toàn cầu Có thể nóidịch vụ logistics có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗiquốc gia Trong những năm gần đây, dịch vụ logistics tại Việt Nam đã cónhững bước phát triển mạnh mẽ Việt Nam được đánh giá là quốc gia đầytiềm năng để phát triển dịch vụ logistics với rất nhiều thuận lợi và cơ hội chocác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Bên cạnh đó vẫn tồn tạinhững khó khăn không nhỏ cho sự phát triển ngành dịch vụ logistics ở nước

ta Do vậy cần phải có những giải pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước, doanhnghiệp và các Hiệp hội để dịch vụ logistics phát triển xứng với tiềm năng đấtnước, sớm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu vềlĩnh vực này, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

I Khái niệm, vị trí và vai trò của hoạt động logistics

1 Khái niệm logistics:

Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp phản ánh môn khoa

học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo cácyếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật đẻ cho qua trình chính yếu được tiếnhành đúng mục tiêu

Một số định nghĩa khác về logistics:

- Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển

và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý cácthông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu

Trang 3

của khách hàng Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và

xử lý rác thải (Nguồn: UNESCAP)

- Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc

chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liênquan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách

hàng (World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert 1998).

2 Vị trí, vai trò của hoạt động logistics:

Quan điểm kinh doanh hiện đại ngày nay coi logistics là một chứcnăng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với các chức năng khácnhư sản xuất, tài chính và marketing Trong nền kinh tế hiện đại logistics làmột trong những hoạt động chính yếu đóng góp vào chuỗi giá trị gia tăngcủa doanh nghiệp Nhờ có hoạt động logistics mà sảm phẩm có thể đếnđúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp Logistics có vai trò quantrọng tại các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗiquốc gia

 Đối với doanh nghiệp:

- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh,tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ tối ưu đếnkhách hàng

- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong các hoạtđộng sản xuất kinh doanh

 Đối với nền kinh tế quốc dân:

Trang 4

- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốcgia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phânphối, mở rộng thị trường

- Tối ưu hóa các chu trình sản xuất, kinh doanh

- Tiết giảm chi phí trong kênh phân phối

- Mở rộng thị trường buôn bán quốc tế, hoàn thiện và tiêu chuẩnhóa hoạt động kinh doanh và vận tải quốc tế

II Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ

logistics tại Việt Nam:

1 Khái quát thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam:

Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam là hết sức cần thiết Logistics có ýnghĩa quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia Đốivới những nước phát triển như Nhật và Mỹ, logistics đóng góp khoảng 10%GDP Tại Việt Nam, dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 15-20% GDP

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăngcủa hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đã cónhững bước phát triển Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Việt Nam chỉ có mộtvài doanh nghiệp giao nhận, đến nay đã có 800 - 900 doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực logistics Trong đó, Hiệp hội Giao nhận kho vận ViệtNam (VIFFAS) có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liênkết)

Logistics là một ngành dịch vụ đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độphát triển trung bình 20%/năm và được dự đoán là sẽ tiếp tục phát triểnmạnh mẽ trong thời gian tới Theo thống kê năm 2007 thì cả nước cókhoảng 900 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Năm 2010, các

Trang 5

Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:

- Cơ sở hạ tầng (infrastructure): Những

cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng

thương mại và vận tải (cảng, đường sắt,

đường bộ, công nghệ thông tin)

- Chuyến hàng quốc tế (international

shipments): Mức độ dễ dàng khi thu

xếp cho các chuyến hàng với giá cả

cạnh tranh

Trang 6

- Năng lực logistics (Logistics competence): Năng lực và chất lượng của

các dịch vụ logistics (ví dụ : các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan)

- Hệ thống theo dõi hàng hóa (Tracking & tracing) khả năng theo dõi lộ

trình của các lô hàng

- Sự đúng lịch (Timeliness): sự đúng lịch của các lô hàng khi tới đích

- Hải quan (customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như

tốc độ, tính đơn giản…của các thủ tục

Sự hấp dẫn của thị trường logistics Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tưnước ngoài, hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới như APLLogistics, Maersk Logistics, NYK Logistics, Kuehn & Nagel, Schenker,Expeditor , UTI, UPS….đã có mặt ở nước ta.Gần 18 năm sau khi mở vănphòng đại diện tại Việt Nam, hãng Schenker chuyên về logistics của Đức đãthành lập liên doanh với một công ty kho vận trong nước là Gemadept vàonăm 2009 để khai thác các cơ hội logistics ở Việt Nam Cùng thời điểm đó,liên doanh này đã mở Trung tâm Logistics Sóng Thần rộng 10.000 métvuông tại khu công nghiệp Sóng Thần, tỉnh Bình Dương, dùng để chứa, vậnchuyển và phân phối hàng hóa Đến nay, liên doanh này có tổng cộng bốnkho chứa với diện tích 20.000 mét vuông Ông Arjan Dominicus, Phó tổnggiám đốc Schenker Gemadept Logistics Việt Nam, cho biết trong năm 2010công ty đã đầu tư vào các thiết bị vận chuyển container, phân phối, chứahàng cho các khách hàng lớn và thông qua thủ tục hải quan điện tử

Việt Nam cũng đã hình thành nên môt số liên doanh hoạt động trong lĩnhvực này như : First Logisctics Co, Biển Đông Logistics…

Tuy nhiên ở nước ta, khái niệm logistics vẫn chưa được hiểu một cáchđúng đắn, cho rằng logistics là hậu cần, hoặc đơn thuần là sự kết hợp giữa

Trang 7

Các công ty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cung cấp các loạihình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phối hàng, dịch

vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ phân loại và đóng góibao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý chocác hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức …

Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã pháttriển nhưng còn nhiều bất cập Đó là các hoạt động còn mang tính đơn lẻ,chưa đạt mức hoàn thiện mà chỉ dừng lại ở việc thực hiện một vài công đoạnnào đó của quy trình logistics

Trang 8

Phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một cách thứcthống nhất Việt Nam có nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics nhưng đaphần là doanh nghiệp nhỏ, chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinhcho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt động, như làm thủ tục hải quan,cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi Chính quy mô vốn nhỏ nên các doanhnghiệp logistics Việt Nam bị hạn chế khả năng mở rộng và khó có thể chenchân được vào thị trường logistics thế giới Hơn nữa tầm hoạt động của cácdoanh nghiệp Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc sang một vài nướctrong khu vực, trong khi các công ty nước ngoài hoạt động cấp độ toàn cầu.Các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ có một vài dịch vụ đơn giản, nhiềudoanh nghiệp logistics Việt Nam có tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lựccòn hạn chế nhiều mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường

2 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản cho sự phát triển logistics tại Việt Nam:

2.1 Thuận lợi:

Các doanh nghiệp logictics Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia cung cấp dịch vụ

vệ tinh trong chuỗi hoạt động như cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi

Trang 9

2.1.1 Lợi thế về tự nhiên:

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics

 Vị trí địa lý:

Nước ta nằm sát Biển Đông với trên 3.200 km bờ biển, thuộc khu vựcchiến lược có nền kinh tế năng động nhất thế giới, là điểm kết nối giữa cácnước Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Với trên 17.000 ki

lô mét đường bộ, hơn 3.200 ki lô mét đường sắt, 42.000 ki lô mét đườngthủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớnnhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước, Việt Nam có tiềm năng để phát triển

cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ logistics, trở thành đầu mối trung chuyểnhàng hóa quan trọng trong khu vực và thế giới Đặc biệt vận tải biển của

Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn với hai lợi thế quan trọng Một là

nước ta có đường bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh và cửa sông nối liền vớiThái Bình Dương, khả năng tiếp cận dễ dàng đến các đại dương, nhiều bãi

biển đẹp… Hai là biển Việt Nam nằm trên con đường vận tải huyết mạnh

của thế giới nối giữa Đông Á - Thái Bình Dương với châu Âu, châu Phi,Trung Cận Đông cũng như nhiều nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á như NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore Chính vì nằm trên hai tuyến hải hành

và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới nên tiềm năng pháttriển dịch vụ vận tải biển là vô cùng to lớn, nhất là trong thời đại bùng nổphát triển kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trang 10

Địa thế địa hình của Việt Nam cũng là một trong những lợi thế để pháttriển dịch vụ logistics Hàng hóa của vùng đông bắc Thái Lan, Lào,Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang những nướckhác có thể phải quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ nước ta Một sốtàu cỡ nhỏ và cỡ trung của các nước chỉ có thể dừng chân ở những cảng ViệtNam để chất dỡ hàng, mua thêm thực phẩm tươi, cho thủy thủ đoàn nghỉngơi hoặc bảo quản định kỳ hay sửa chữa bất thường Có thể khẳng địnhnước ta có vị trí vô cùng thuận lợi để trở thành điểm trung chuyển hàng hóaquốc tế

Việt Nam có vị trí quan trọng trong hệ thống đường vận tải hàng hóa thế giới

Trang 11

 Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên sinh vật biển, cónhiều khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là dầu khí Tiềm năng tự nhiên củanước ta rất to lớn với bờ biển dài, các nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng,nhiều nơi có thể làm cảng với các quy mô khác nhau Tiêu biểu như vịnhVân Phong (Khánh Hòa) là nơi có vị trí đắc địa để làm cảng trung chuyểncontainer quốc tế Ngoài ra, ở miền Bắc có cảng Hải Phòng đã khai thác từthời Pháp, miền Nam có cảng Nhà Rồng

Điều kiện khí hậu của Việt Nam cũng rất thuận lợi cho hoạt độnglogistics, nhất là hoạt động vận tải biển bởi nước ta là vùng biển nhiệt đới,nước không bị đóng băng, cảng có thể hoạt động quanh năm

2.1.2 Thuận lợi từ việc gia nhập các tổ chức quốc tế:

Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại với các quốcgia, nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào sân chơi quốc tế.Đây là một trong những thuận lợi cơ bản để phát triển dịch vụ logistics, đặcbiệt là logistics quốc tế Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra những cơ hội lớn cho sựphát triển logistics ở nước ta

 Hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước:

Sau gần 4 năm gia nhập WTO, Việt Nam đang thể hiện sự hội nhậpngày càng mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và quốc tế với kim ngạch xuấtnhập khẩu hai chiều đạt khoảng 150 tỉ USD/năm, tương đương hơn160% tổng GDP quốc gia Nền kinh tế nước ta những năm qua đã có sựtăng trưởng mạnh mẽ

Trang 12

Bên cạnh đó, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các diễnđàn hợp tác kinh tế quốc tế có uy tín như AFTA, ASEM, APEC, WEF Nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng cung cấp nguồn FDI và ODA từ Mỹ,

EU, Nhật Bản đã được thực hiện cho thấy triển vọng phát triển của thươngmại Việt Nam trong dài hạn

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thương mại góp phần thúc đẩy sựtăng trưởng của dịch vụ logistics tại Việt Nam

Trang 13

 Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước:

Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa nước ta thành mộtquốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Việt Nam sẽdần mở rộng cửa để các doanh nghiệp quốc tế tham gia, gồm: dịch vụ xếp dỡcontainer, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hànghóa, các dịch vụ thực hiện thay cho chủ hàng… Việc mở cửa thị trường dịch

vụ logistics cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam vàothế cạnh tranh gay gắt, ngành logistics sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt giữacác công ty trong và ngoài nước Điều này sẽ tạo ra nhiều áp lực cho cácdoanh nghiệp Việt Nam nhưng mặt khác sẽ tạo cho doanh nghiệp Việt Nam

có định hướng đầu tư lâu dài, nâng cao khả năng cạnh tranh và học hỏi đượckinh nghiệm từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới

 Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp:

Nhờ gia nhập tổ chức WTO mà Việt Nam tạo được môi trường cạnhtranh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia vận tải trong nước cũng nhưquốc tế Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự dohóa  thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nướcngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp vớithông lệ chung của quốc tế Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng vàthông thoáng giúp các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành logisticsnói riêng phát triển thuận lợi hơn

Trang 14

2.1.3 Dịch vụ logistics ngày càng được quan tâm phát triển:

 Vốn đầu tư cho ngành logistics ngày càng tăng:

Việc mở rộng quy mô vốn đối với các doanh nghiệp logistics là yếu tốcần thiết để nâng cao năng lực vận tải, giúp khai thác tối đa lợi thế thị trườngvốn rất tiềm năng của Việt Nam

Từ năm 2003 tới nay, tốc độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng cầu đường của ViệtNam đều tăng khá nhanh với tốc độ trung bình là khoảng 15% Nhà nước đãgiành một phần lớn ngân sách để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thôngnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics pháttriển Ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, còn có sự hỗ trợ của nguồnvốn ODA (chiếm 26% tổng vốn đầu tư) Việc phát triển nhanh cơ sở hạ tầnggiao thông trong những năm qua cũng góp phần không nhỏ cho hoạt độngvận tải làm tiền đề để phát triển chuỗi cung ứng Một số dự án đã được đưavào sử dụng trong năm 2009-2010 như cảng SP-PSA tiếp nhận tàu 12 vạnDWT, dịch vụ tàu chạy thẳng từ Việt Nam sang Mỹ và Canada; cảng CáiMép Thượng tiếp nhận tàu từ 8 đến 10 vạn DWT

Chính Phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã kêu gọi các thànhphần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này Nhiều chính sách hỗ trợ vềthuế và sự linh động của dòng vốn được đưa ra nhằm khuyến khích các nhàđầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Tổngcục hải quan cũng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng/năm cho công nghệ thông tin,nâng cấp mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuậnlợi hơn cho doanh nghiệp

Việt Nam đã dần xã hội hoá lĩnh vực kinh doanh vận tải biển bằng việc

cổ phần hoá và bán bớt một phần sở hữu Nhà nước (nhỏ hơn 51%) trong các

Trang 15

doanh nghiệp vận tải lớn như VOSCO, GEMADEPT, VINASHIP, ĐÔNGĐÔ…

 Môi trường pháp lý dần được hoàn thiện:

Hệ thống pháp luật đang được điều chỉnh dần để phù hợp với tiến trìnhhội nhập và phát triển kinh tế Bộ Giao Thông vận tải ban hành nhiều vănbản quy phạm pháp luật, thêm nhiều công ước quốc tế trong lĩnh vực giaothông vận tải được ký kết Hệ thống pháp luật về giao thông vận tải này đãtạo ra một môi trường kinh doanh vận tải an toàn, thuận lợi cho các doanhnghiệp trong và ngoài nước khi kinh doanh dịch vụ logistics Quá trình xâydựng các quy định của pháp luật về vận tải bảo đảm chất lượng và các cảicách thủ tục hành chính đã tạo ra được một môi trường pháp lý thuận lợi chodoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải nói riêng, dịch vụ logistics nóichung

 Ngày càng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cấp Nhà nước:

Hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhànước Đầu năm 2011 thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệtChiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020,xác định dịch vụ công nghệ thông tin và kho vận sẽ được tập trung pháttriển

Chiến lược này đặt mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả, đạt chấtlượng và năng lực cạnh tranh quốc tế; phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềmnăng lớn, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao phục vụ qua trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo tăng trưởng bền vững, dần từngbước chuyển sang nền kinh tế tri thức.Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, đưa tốc

Trang 16

độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,8-8,5%/năm với quy mô khoảng 42% GDP toàn bộ nền kinh tế; và giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởngkhu vực dịch vụ đạt 8,0-8,5%/năm với quy mô khoảng 42-43% GDP toànnền kinh tế

41-Trong những năm gần đây, trước nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngàycàng lớn của thị trường, hệ thống cảng biển của VN đã và đang được nhànước đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng lớn, có trang thiết bị xếp dỡtiên tiến hiện đại Một số dự án cảng quan trọng đã được đưa vào sử dụngtrong năm 2009-2010 như: Cảng SP – PSA tiếp nhận tàu lên tới 120 ngànDWT chạy thẳng từ VN sang Mỹ và Canada; Cảng Tân Cảng – Cái Mép tiếpnhận tàu thế hệ mới có trọng tải hơn 130 ngàn DWT; Cảng Container trungtâm Sài Gòn (SPCT) tiếp nhận tàu đến 50 ngàn DWT Ngoài ra, một số dự

án cảng và liên quan Cảng đang triển khai như: Cảng Lạch Huyện, Cảngtrung chuyển quốc tế Vân Phong, dự án nạo vét luồng Quan Chánh Bố chotàu trên 20 ngàn DWT, luồng Cái Mép – Thị Vải cho tàu lên tới 140 ngànDWT Bên cạnh các dự án cảng và liên quan đến cảng – trung tâm dịch vụlogistics cũng được triển khai mà điển hình là các trung tâm logistics cũngđược triển khai mà điển hình là các trung tâm logistics khu vực Cái Mép –Thị Vải Có thể nói, đây là những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Namphát triển hoạt động logistics

2.1.4 Thuận lợi khác

 Tiềm năng về sức tiêu thụ lớn và nguồn lao động giá rẻ:

Thập niên qua chứng kiến sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vớikhu vực và thế giới Nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân đạt 7.35% - thuộc nhóm phát triển cao nhất ở khuvực Châu Á –Thái Bình Dương Việt Nam trở thành điểm đến của các dòng

Trang 17

vốn nước ngoài bởi sự hấp dẫn của một thị trường 80 triệu dân, hứa hẹn khảnăng tiêu thụ lớn và lượng nhân công dồi dào, giá rẻ

 Tăng nhanh về bán lẻ và xuất khẩu thúc đẩy thị trường phát triển:

Yếu tố chính thúc đẩy thị trường logistics Việt Nam phát triển là sựtăng nhanh của thị trường bán lẻ và hoạt động xuất nhập khẩu

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triểnhoạt động xuất khẩu đối với một số ngành hàng nông nghiệp, lưu lượnghàng hoá giao thương quốc tế của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng tươngđối cao Quy mô thị trường bán lẻ nhờ đó cũng tăng ổn định ở mức 20%/năm (số liệu thống kê năm 2010)

 Quy mô thị trường logistics nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao:

Quy mô thị trường logistics đạt 20 tỷ USD/năm (số liệu thống kêtrong năm 2009) Đây được xem là con số tương đối nhỏ so với các quốc giatrong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương Tuy nhiên, thay vào đó, ngànhlogistics Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất và được dự đoán sẽtiếp tục duy trì ở mức 20% - 25% trong vài năm tới

Trang 18

Nhìn chung Việt Nam có tiềm năng và cơ hội rất lớn để phát triển dịch vụ logistics Nếu biết cách tận dụng những lợi thế này thì trong tương lại không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về dịch vụ logistics, qua đó sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2 Khó khăn:

2.2.1 Hạ tầng giao thông vận tải còn yếu kém :

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việcphát triển dịch vụ logistics Việt Nam hiện có 17.000 km đường bộ; 3.200

km đường sắt; 42.000km đường thủy; 20 sân bay; 266 cảng biển Trongnhững năm gần đây cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam dù đượccải thiện và nâng cấp mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển, nhìn từ góc độ Logistics, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của ViệtNam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đườngsông và đường biển Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ logistics caolên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics

ở Việt Nam

Trang 19

Hiện nay, nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn, cầu và đường chưađồng bộ, chất lượng mặt đường kém; mạng lưới giao thông đường bộ hạnchế, chủ yếu là đường cao tốc hai làn, đường cao tốc từ 4 làn xe trở lên rấthiếm.; tốc độ giao thông tương đối thấp; đường thường xuyên bị nghẽn vớinhiều loại xe tham gia giao thông chung làn đường…

Việc vận tải container trong thời gian qua đã gặp rất nhiều trở ngại.Ví

dụ như năm 2001, tất cả các lọai xe tải chở hàng trên quốc lộ 5 (Hải

Phòng-Hà Nội) chỉ được chở tối đa là 30 tấn vì quốc lộ 5 chỉ được thiết kế cho xe

có tải trọng tối đa là 30 tấn Trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế, trọng lượngmột container lọai 40 feet đầy hàng có thể lên đến 34,5 tấn Như vậy để cóthể lưu thông được trên tuyến đường này không còn cách nào khác là phảisan hàng Năm 2004, các xe chở hàng cao quá 4,2 mét lưu thông trên cáctuyến quốc lộ đều bị cấm, do vậy hàng hóa được chuyển chở bằng lọaicontainer HC - 40 feet (HC- High Cube) buộc phải rút ruột

Những bất cập trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính linh hoạt và khảnăng giao hàng đúng thời gian của các doanh nghiệp logistics, hạn chế sựphát triển dịch vụ logistics tại Vệt Nam

Trang 20

 Hạ tầng đường biển:

Trong bối cảnh tòan cầu hóa về thương mại, cảng biển được xem là mộtmắt xích quan trọng không thể thiếu được của chuỗi logistics toàn cầu Hiệnnay 80% - 90% hàng hóa ngọai thương của Việt Nam được thông qua bằngđường biển và cảng biển được xem là điểm triển khai quan trọng trong tòan

hệ thống của chuỗi dịch vụ logistics Do vậy sự thiếu hụt hay yếu kém của

hệ thống cảng biển sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành dịch

vụ logistics vốn còn non trẻ nhưng nhiều tiềm năng này

- Cơ cấu cảng biển chưa phù hợp:

Trong nhiều năm trở lại đây xu hướng vận chuyển hàng hóa bằngcontainer được xem là chủ đạo, thế nhưng hầu hết các cảng biển của ViệtNam hiện nay lại là cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, rất ít bến cảngcontainer Trong khi thế giới đang phát triển mạnh vận chuyển hàng hóabằng container, nhu cầu sử dụng cảng container đang tăng cao thì phần lớncác cảng của Việt Nam lại không thể tiếp nhận các tàu container vào, chỉ cómột số ít cảng như Tân Cảng Cát Lái, Chùa Vẽ, Cái Lân, Tiên Sa là đã trang

bị được thiết bị xếp dỡ container chuyên dụng

Ngoài việc chưa có cảng trung chuyển quốc tế thì hệ thống cảng biểncủa Việt Nam cũng thiếu các cảng nước sâu cho tàu loại trên 2.000TEU( TEU là đơn vị của container tính theo dung tích) Hiện tại loại tàucontainer lớn nhất mà các cảng Việt Nam có thể tiếp nhận được là 1.600TEU (25.000 DWT- đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằngtấn) Trong khi nước ta đang thiếu các cảng nước sâu thì các nước trong khuvực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippine đang cạnhtranh quyết liệt trong việc phát triển lọai cảng này Thống kê cảng biển ở

Trang 21

Các cảng biến quốc tế của Việt Nam

Tên cảng Loại Cảng Loại tàu cho phép Năng lực xếp dỡ

Cảng Tiên Sa Tổng hợp 45000 DWT 4,5 triệu tấn/nămCảng Cái Lân Tổng hợp 50000DWT 4,7 triệu tấn/nămCảng Hải Phòng Tổng hợp 40000 DWT 0.816 TEUs/năm

- Bất cập do quá tải:

Sự quá tải chủ yếu diễn ra tại khu vực TP.HCM Do những dự báo vàqui họach thiếu chính xác đã tạo cho các cơ quan quản lý và khai thác cáccảng biển ở khu vực TP.HCM tâm lý chủ quan, vì vậy khi lượng hàng hóathông qua cảng tăng mạnh làm đã cho các đơn vị này không kịp trở tay, tạonên sự quá tải ở khu vực này Các cảng container chính của khu vựcTP.HCM như Tân cảng Cát Lái, VICT đều đã khai thác đạt đến công suất

Trang 22

thiết kế Hiện các cảng này cũng đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp mởrộng để đáp ứng lượng container đang tăng nhanh hiện nay Tuy vậy trongthời gian tới tình hình thiếu hụt về công suất cảng biển tại khu vực TP.HCMchắc chắn sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn

Ngoài ra sự quá tải của hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay cònbao gồm sự thiếu hụt các phương tiện vận tải, phương tiện bốc dỡ container,

sự lạc hậu của kho bãi và đặc biệt là sự hạn chế trong việc kết nối giữa cảngbiển với hệ thống vận tải nội địa

 Hệ thống đường sắt :

Hiện đường sắt Việt Nam đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khácnhau đó là loại 1.000 mm và loại 1.435 mm có tải trọng thấp Đây là mộttrong những trở ngại trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Việt Nam hiện chưa có tuyến đường sắt cao tốc Thời gian di chuyểnbằng tàu tương đối chậm, kém linh hoạt, ví dụ từ Hà Nội đến TPHCM mấthơn 30 giờ, với tốc độ trung bình chỉ khoảng 45km/giờ

 Hạ tầng đường hàng không:

Trang 23

Hiện nay nước ta có ba cụm cảng hàng không lớn ở miền bắc, miềntrung và miền nam, bên cạnh đó là hệ thống sân bay quốc tế như Cam Ranh(Nha Trang), Cát Bi (Hải Phòng), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Nội Bài (Hà Nội),Tân Sơn Nhất (Tp.HCM)… Tuy nhiên vẫn không đủ phương tiện chở hàng(máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm

Suy thoái kinh tế, dịch bệnh và các những biến đổi về tự nhiên vàchính trị đã có những tác động nặng nề tới vận tải hàng không toàn cầu nóichung và vận tải hàng không Việt Nam nói riêng Đặc thù của ngành, thủ tục

ra đời được kiểm soát rất chặt, khả năng tài chính, năng lực cạnh tranh vàchịu được những rủi ro, là những nguyên nhân làm các hãng hàng không củaViệt Nam gặp khó khăn trong việc đầu tư phương tiện

Hạ tầng cơ sở cũng chưa đáp ứng nhu cầu của khách, chỉ có sân bayTân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế Các sân bay quốc

tế như Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa cũng như các khuvực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như cácnước trong khu vực đang làm Điều này khiến các khách hàng ngần ngại khilựa chọn Việt Nam là nơi trung chuyển hàng hóa

Một số sân bay lớn ở Việt Nam

Số đường băng

Loại đường

Chiều dài đường băng

Trang 24

Sân bay Tân Sơn Nhất Hồ Chí Minh 2 Bê tông 3000m/3800m

Trong khi hàng không Việt Nam còn đang loay hoay giải bài toán thiếuphương tiện, thì các hãng hàng không nước ngoài như Cathay Pacific, EvaAir, Korean Air, China Airlines Cargo đang tăng cường khai thác thịtrường, thường xuyên có các chuyến bay thường lệ chở hàng đến và đi từViệt Nam

Trong khi nhu cầu trung chuyển hàng hóa trong nước và thế giới ngàycàng lớn thì cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của nước ta lại còn tồn tại nhiềuyếu kém, không đồng bộ, điều này đã gây khó khăn trong việc xây dựnghành lang vận tải đa phương thức , hạn chế sự phát triển dịch vụ logistics ởnước ta Sự yếu kém trong cơ sở hạ tầng giao thông cũng là một trong nhữngnguyên nhân đẩy chi phí logistics của Việt Nam cao hơn so với các nướckhác trong khu vực

2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao:

Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp của ViệtNam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tảinói riêng Vì vậy, nguồn nhân lực để phát triển logistics hiện nay còn thiếu

và yếu, đó chính là một trong những khó khăn lớn cản trở sự phát triểnlogistics Việt Nam

Đội ngũ cán bộ quản lý : hầu hết đã đạt trình độ đại học và đang được

đào tạo hoặc tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Tuy nhiên họ vẫn còntồn tại phong cách quản lý cũ, lạc hậu, chưa thích ứng kịp điều kiện kinh

Ngày đăng: 26/01/2013, 11:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

thời gian tới tình hình thiếu hụt về công suất cảng biển tại khu vực TP.HCM chắc chắn sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn. - Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam? Liên hệ gắn với một doanh nghiệp cụ thể để làm rõ những thuận lợi và khó khăn này.
th ời gian tới tình hình thiếu hụt về công suất cảng biển tại khu vực TP.HCM chắc chắn sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn (Trang 22)
trường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành - Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam? Liên hệ gắn với một doanh nghiệp cụ thể để làm rõ những thuận lợi và khó khăn này.
tr ường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w