4.1. Về phía các doanh nghiệp
- Tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp:
Xu hướng cổ phần hoá mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước đã tạo đà cho khả năng hợp tác liên kết chiến lược trở lên rất khả thi. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần hợp tác và chia sẻ nguồn lực xây dựng chuỗi dịch vụ trọn gói. Điều này giúp họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn và đặc biệt là có thể đầu tư chiều sâu vào logistics cả về con người và hệ thống thông tin- đây chính là hai thế mạnh rất nổi bật của các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài. Gần đây đã có nhiều công ty đi theo mô hình này mà cụ thể là giữa các công ty dịch vụ cảng, kho bãi và vận chuyển. Việc liên kết hợp tác là sự tích hợp điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu, quá trình ấy đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện cần một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đảm bảo việc tích hợp thành công .
47
- Đầu tư và xây dựng lại hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng:
Các doanh nghiệp cần xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh. Cần nâng cao sự cộng tác với các đối tác đọng thời phải nâng cao uy tín và niềm tin với người khách hàng
- Khắc phục các điểm yếu còn tồn tại trong các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài và giữ vững niềm tin cho khách hàng. Các cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường tồn tại những hạn chế sau:
4.2. Về phía Nhà nước:
- Tăng cường vai trò quản lý cuả Nhà nước: Cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, thành lập Ủy ban quốc gia Logistics để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn.
47
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông:
Nhanh chóng có biện pháp đầu tư, hổ trợ hợp lý để cải tiến đường xá cầu cống, cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm…theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách có hiệu quả nhằm tạo thuận tiện cho việc lưu thông vận chuyển hàng hoá, phát triển logistics.
Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải contarner đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý: Cần xây dựng hành lang khung pháp lý mở và chọn lọc đảm bảo tính nhất quán thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics. Điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các công ty 3PL, 4PL nước ngoài hoạt động thuận lợi hơn. Đồng thờ cần đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước.
Hải quan là khâu quan trọng nhưng cũng là điểm yếu. Song song với hành lang pháp lý, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý; việc cần làm là tiêu chuẩn hóa quy định về điều kiện kinh doanh, cấp phép; thống nhất và tiêu chuẩn hóa thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu cho phù hợp với thông lệ quốc tế
- Có các chính sách khuyến khích, tăng cường đầu tư vào ngành logistics:
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân, chủ động đầu tư của doanh nghiệp. Sử dụng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng chuỗi cung
47
ứng dịch vụ logistics. Đẩy mạnh việc phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại tự do.
Khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài (outsourcing) logistics, có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viên logistics; triển khai các hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chánh…
4.3. Về phía các hiệp hội ngành:
- Tạo mối gắn kết giữa hiệp hội và thành viên: Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…) để thực hiện dịch vụ trọn gói (one stop shop), mở rộng tầm hoạt động trong nước và quốc tế. Có chương trình đẩy mạnh quá trình liên kết, xúc tiến phát triển thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
- Hỗ trợ tư vấn: Có các hoạt động tư vấn thiết thực và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong cạnh tranh.
- Làm tốt vai trò cầu nối: Hiệp hội chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, tiến hành quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phải là nơi nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý các chuẩn mực, tài liệu,mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đánh giá… của ngành.
4.4. Một số giải pháp khác: