III. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của Công ty Transimex–Saigon :
3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động logistics tại Công ty Transimex–Saigon:
ty Transimex–Saigon:
• Về các hoạt động kinh doanh:
- Đẩy mạnh hoạt động tại Trung tâm kho cảng ICD Transimex, đưa vào khai thác sử dụng hệ thống cẩu khung, tăng năng suất xếp dỡ và hệ số chất xếp container đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phục vụ cho các dự án lớn bao gồm các dự án nhiệt điện, dự án giao thông công cộng
47
- Đi sâu vào dịch vụ 3PL cho khách hàng, hoàn thiện dần dịch vụ này, 3PL được xem là mô hình dịch vụ logistic ổn định, bền vững và tiên tiến hiện nay.
- Đầu tư và trở thành một trong những cổ đông chủ chốt của Cảng Container Hải An–Tp. Hải Phòng, để được hưởng nhiều quyền lợi hiện nay Cảng Container Hải An đã đưa vào khai thác một bến (150m – Giai đoạn 1) từ tháng 12/2010 và bước đầu đã có 3 chuyến tàu Container /tuần .
- Hướng tới các dịch vụ giao nhận đòi hỏi chuyên môn cao như: hàng máy móc thiết bị phục vụ công trình, hàng rượu bia nước giải khát, hàng triển lãm, trưng bày nghệ thuật, trung tâm phân phối hàng hóa…
- Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: ngoài việc tập trung phát triển ngành nghề truyền thống. Công ty sẽ mở rộng đầu tư, kinh doanh sang ngành nghề mới như cho thuê văn phòng, dịch vụ du lịch, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ quản lý kho bãi.
- Phát triển và mở rộng mạng lưới kho bãi tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước.
- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp logistics trong nước - Liên kết và phát triển hệ thống đại lý toàn cầu.
• Tổ chức bộ máy
- Tiếp tục tái cấu trúc bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty và Công ty thành viên nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2011- 2015.
- Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin hiện tại, đặc biệt chú trọng trước tiên đến công tác tăng cường quản lý thông tin tài chính kế toán, quản
47
lý kho hàng bến bãi và báo cáo quản trị thông minh mà cụ thể là chương trình quản lý ERP
- Triển khai công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, nhằm đáp ứng với sự phát triển của Công ty. Đầu tư phát triển con người, hướng đến chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa
• Nâng cao chất lượng nhân sự:
- Yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững là lao động có kỹ năng, tay nghề cao và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nguồn lực này cần được cập nhật kiến thức về luật pháp cũng như kỹ năng vận hành đồng thời với chiến lược tạo nguồn nhân lực tương lai ở cả 3 cấp hoạch định chính sách, quản lý và thực hiện nghiệp vụ.
- Liên kết với các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho danh nghiệp trong tương lai
- Xây dựng chính sách tiền lương, thu nhập để phân phối theo đúng với năng lực và hiệu quả công việc, có cơ chế đãi ngộ xứng đáng, phù hợp để khuyến khích người lao động đóng góp nhiều hơn, đảm bảo thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
• Giải pháp khác:
- Tăng cường kiểm tra, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của Công ty theo định kỳ, nhằm phát hiện những tồn tại và có giải pháp xử lý kịp thời.
- Xây dựng phương án sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Công ty và kế hoạch luân chuyển nguồn vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh và đầu tư trong trung hạn và dài hạn.
- Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, tích cực thực hiện công tác xã hội từ thiện, góp phần chăm lo đời sống người lao động, người có hoàn cảnh khó
47
khăn .từ đó một phần chứng tỏ tiềm lực của công ty và thu hút sự chú ý của xã hội, các đối tác chưa biết đến
IV. Kết luận:
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và bao gồm cả vận chuyển các tài nguyên - yếu tố đầu vào và đầu ra từ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Logistics có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Phát triển dịch vụ logistics vận tải có ý nghĩa quan trong đối với sự Việt Nam. Tiềm năng phát triển logistics ở nước ta là rất lớn, chúng ta được đánh giá là quốc gia có năng lực logistics tương đối cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, logisitics ở nước ta gặp phải không ít khó khăn và còn tồn tại nhiều bất cập cản trở sự phát triển dịch vụ này. Để logistics có thể thực sự phát triển tại Việt Nam đòi hỏi phải đầu tư mọi mặt, và đặc biệt phải có quyết tâm lớn từ phía doanh nghiệp và Nhà nước. Dự báo trong tương lai, thị trường logistics giao nhận vận tải tại Việt Nam sẽ hết sức sôi động với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Điều đó đòi hỏi các công ty giao nhận Việt Nam cần phải có những bước chuẩn bị để có thể đúng vững trên thị trường, đồng thời chủ động mở rộng hoạt động ra thị trường toàn cầu. Sự hội nhập của ngành logistics vào thị trường thế giới hoàn toàn phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, đó chính là một bước đi quan trọng để khẳng định sự phát triển của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.