• Mạng lưới hoạt động chủ yếu bó hẹp ở thị trường nội địa:
Các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ;… mạng lưới hoạt động của các công ty này chủ yếu là thị trường trong nước và cũng chỉ đáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu thị trường. Và cho đến nay, kể cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài. Chính vì thế, việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi và nhận hàng từ nước ngoài về, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu thông qua mối quan hệ đại lý với các tập đoàn logistics
47
quốc tế. Điều này sẽ là trở ngại cho việc phát triển logistics của các Cty định hướng kinh doanh dịch vụ logistics toàn cầu.
• Khó khăn về nguồn vốn đầu tư để phát triển logistics:
Phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và vừa với nguồn vốn hạn chế. Do tiềm lực tài chính hạn chế, nên hầu hết các công ty không có khả năng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kho tàng bến bãi, phương tiện... Hoạt động kho bãi của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam còn khá yếu, quy mô kho nhỏ, công nghệ kho lạc hậu và phần lớn chưa có khả năng cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng. Chỉ có một số công ty như M&P International, Vinatrans, ANC… có thể cung cấp thêm các dịch vụ như dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ đóng gói, đóng kiện, …
• Vai trò của Nhà nước : Vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước là cực kỳ quan trọng. Hiện nay vai trò của Nhà nước trong ngành logistics còn chưa rõ nét, rời rạc. Bản thân các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chưa có một hiệp hội đúng nghĩa với sự tham gia của nhà nước.
• Thủ tục giấy tờ cần thiết để thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu còn rườm rà, gây mất thời gian và tốn kém về chi phí