Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam (Trang 32 - 35)

- Do đặc thù địa lý Việt Nam trải dài, mặt khác volume thị trường còn bé đồng thời việc tự tổ chức đội ngũ giao nhận khiến cho chi phí giao nhận rất cao, chiếm từ

2. Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chủ động tích cực tham gia vào TMĐT

Để chủ động tham gia một cách có hiệu quả vào TMĐT, các doanh nghiệp cần chú ý làm tốt công việc sau:

Cải tiến quy trình quản lý:

Tiến hành TMĐT đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa quy trình quản lý. doanh nghiệp cần phải có những quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức cần thiết để tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Cải tiến bộ máy

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thông thường sẽ khó thích hợp với TMĐT. TMĐT đặt ra yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý bao gồm: xử lý thông tin khách hàng, xử lý đơn đặt hàng, giao hàng và dịch vụ khuyến mãi. doanh nghiệp cần phải có một cơ cấu tổ chức mới với những vị trí nhân sự mới, được phân nhiệm rõ ràng phục vụ cho kênh bán hàng qua mạng.

Thay đổi văn hóa làm việc

Doanh nghiệp cần chú trọng vào dịch vụ khách hàng. Những tập quán mới cần được xây dựng thông qua một hệ thống thưởng phạt rõ ràng có tác dụng tích cực hơn là động viên chung chung. Việc ứng xử trong từng khâu giao dịch đều thể hiện đạo đức, văn hóa trong kinh doanh, do vậy, phải giáo dục cho toàn bộ công nhân viên những tập quán này.

Tăng cường khả năng công nghệ thông tin của doanh nghiệp

Để tiến hành TMĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực phù hợp. Mặt khác bản thân hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp cũng phải được nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của TMĐT.

Đối với những doanh nghiệp lớn, cần mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các giải pháp TMĐT do các tập đoàn lớn trên thế giới cung cấp. doanh nghiệp phải đánh giá được chi phí bỏ ra và kết quả kinh doanh có thể đạt được nhờ hợp đồng, giao dịch qua TMĐT, đặc biệt là nhờ khả năng mở rộng tìm kiếm đối tác trên quy mô toàn cầu.

Nghiên cứu môi trường kinh doanh

Để có thể xây dựng được chiến lược phù hợp, việc phân tích cơ hội và rủi ro từ môi trường kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết.

doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề như quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và các đối tác hay các quy trình có thể được cải thiện với sự giúp đỡ của Internet.

Xây dựng phương án kinh doanh TMĐT

Chú trọng phát triển sản phẩm

Một trong số những yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh chính là lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng không là một ngoại lệ đối với TMĐT. Sản phẩm của doanh nghiệp phải có được chỗ đứng trên thị trường.

Xây dựng website của doanh nghiệp

Hiện nay, các website của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiết kế sơ sài, đa phần là website tĩnh, không có khả năng cập nhật và tạo giao tiếp trực tuyến với khách hàng… điều này hạn chế rất nhiều hiệu quả kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam. Để có thể thu được thành công từ TMĐT, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý các nội dung sau khi xây dựng website riêng của mình:

+ Mục tiêu của website phải rõ ràng

+ Phải thể hiện được chiến lược thị trường thông qua website + Xác định nội dung cần đưa lên website.

+ Chọn tên miền phù hợp.

+ Tránh làm website chậm kết nối vì quá nhiều hình ảnh và phim. + Quảng cáo và giới thiệu website

+ Bảo vệ thông tin website và hệ thống bảo vệ an toàn cho khách hàng + Cập nhật và cải tiến website

+ Tăng cường cung cấp dịch vụ bổ trợ để thiết lập quan hệ với khách hàng

Theo điều tra khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp năm 2011, việc tham gia các sàn TMĐT đem lại nhiều lợi ích với chi phí đầu tư rất thấp về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Để tận dụng ưu thế của TMĐT trong việc quảng bá, giao dịch, tìm kiếm khách hàng, v.v… các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các sàn TMĐT loại hình giao dịch B2B và B2C của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới.

Tăng cường nguồn nhân lực về TMĐT

TMĐT là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi cán bộ của doanh nghiệp phải có một trình độ nhất định cả về kiến thức công nghệ thông tin lẫn kiến thức thương mại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này. Ngoài các biện pháp mang tính chất tạm thời như gửi cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, mời giảng viên về đào tạo tại chỗ, v.v… một trong các biện pháp bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp là liên kết với các cơ sở đào tạo để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT của doanh nghiệp và tiến hành đào tạo cho cán bộ của doanh nghiệp.

Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT

Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, các doanh nghiệp cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh trực tuyến như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp, v.v...

Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu và tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến

Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư để bảo đảm an toàn an ninh

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư để bảo đảm an toàn an ninh cho các ứng dụng TMĐT và cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp mình. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực thi các quy chế liên quan tới việc sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan, đầu tư mua sắm thiết bị và phần mềm bảo mật phù hợp, hướng dẫn người sử dụng thiết bị CNTT tuân thủ các quy tắc an toàn an ninh thông tin v.v…

Một phần của tài liệu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w