Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam (Trang 31 - 32)

- Do đặc thù địa lý Việt Nam trải dài, mặt khác volume thị trường còn bé đồng thời việc tự tổ chức đội ngũ giao nhận khiến cho chi phí giao nhận rất cao, chiếm từ

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Cần nhanh chóng xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển TMĐT của Bộ ngành, địa phương. Để triển khai có hiệu quả, đồng bộ trên cả nước Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhanh chóng xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển TMĐT của Bộ, cơ quan, địa phương mình giai đoạn 2011-2015.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TMĐT. Trong thời gian tới, đặc biệt là trong các năm đầu triển khai Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến về TMĐT. Nội dung tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào lợi ích của việc tham gia giao dịch TMĐT như: nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm, v.v…

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình TMĐT phù hợp. Cơ quan quản lý chuyên ngành về TMĐT cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng mô hình TMĐT phù hợp cho từng loại hình và quy mô doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2015, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động triển khai cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ công liên quan tới sản xuất kinh doanh, coi đây là một giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMĐT. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các văn bản nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống pháp luật được định hướng theo chuẩn mực chung là hỗ trợ cho giao dịch TMĐT, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập của Việt Nam. Trong đó, cần tập trung vào hoàn thiện các loại văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, ngành nghề kinh doanh TMĐT, ưu đãi thuế cho giao dịch TMĐT, bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong TMĐT.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần xác định rõ vai trò cuả thương mại điện tử trong việc phát triển kinh tế đất nước để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này; đồng thời đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin hiện đại bắt kịp với nhịp độ phát triển của thế giới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn với hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông. Những điều này sẽ góp phần rất lớn cho làn sóng thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng dâng cao và hòa vào biển thế giới

Một phần của tài liệu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại điện tử ở việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w