Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tếnói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước Nógóp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trongkhu vực và trên thế giới
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế là sự ra đời của hàngloạt các phương thức thanh toán, đó là: phương thức thanh toán chuyển tiền(Transfer Telegraphic_ T/T), nhờ thu (Collection), Giao chứng từ trả tiền(Cash against document _CAD), Tín dụng chứng từ (Document credit) Với 3phương thức thanh toán đầu tiên thì rủi ro được chia cho một bên là người bánhoặc người mua, Ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc tráchnhiệm phải thanh toán thì phương thức Tín dụng chứng từ (TDCT) tỏ ra ưuviệt hơn, nó dung hoà được quyền lợi cho cả hai bên Chính vì ưu điểm này
mà phương thức TDCT được ưa chuộng hơn, ước tính có khoảng 90% cáchợp đồng ngoại thương thoả thuận phương thức thanh toán bằng Tín dụng thư(Payment by Letter of credit_ LC) Vì vậy, đòi hỏi các NHTM Việt Nam nóichung và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng phải chú trọng nâng cao chấtlượng phương thức thanh toán TDCT nhằm hoàn thiện hơn phương thứcthanh toán quốc tế quan trọng này để từ đó có thể thúc đẩy, kích thích chohoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam với các nước trên thế giới
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với quá trình thực tập tại phòng thanhtoán XNK của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm, nhận thức đượctầm quan trọng của phương thức thanh toán này đối với kinh doanh XNKcũng như đối với bản thân NH, em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp “ Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm”.
2 Mục đích của đề tài
-Khái quát lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trang 2-Đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng phương thứctín dụng chứng từ tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượngthanh toán tín dụng chứng từ tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán tín dụngchứng từ tại NHTM
b Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngânhàng Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm trong những năm gần đây
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, sosánh, tổng hợp, thống kê …tham khảo sách, báo, tạp chí, tài liệu khác
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn
và cán bộ phòng thanh toán XNK NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
5 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục tài liệu thamkhảo, khoá luận được chia làm 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2 : Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.
Trang 3Theo điều 2, UCP 600 định nghĩa TDCT được định nghĩa như sau:
“Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc tên gọi như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp” Với định nghĩa như
vậy ta có thể hiểu rằng bản chất của TDCT là một sự cam kết thanh toán có
điều kiện bằng văn bản của NHPH “Điều kiện”ở đây chính là việc người thụ
hưởng phải xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo, vậy bộ chứng từ hoànhảo nghĩa là thế nào, ta phải hiểu nó ra sao, ta có thể đưa ra một số chuẩn mựcchung về bộ chứng từ hoàn hảo như sau:
+ Bộ chứng từ phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy địnhtrong LC
+ Giữa các chứng từ trong bộ chứng từ không có sự mâu thuẫn vớinhau
+ Bộ chứng từ được lập đúng luật (theo quy định của UCP)
Cũng với cách định nghĩa này thì ta nên hiểu từ “tín dụng –credit”
không phải là một khoản vay thông thường mà là “tín nhiệm” Điều này được
thể hiện rõ trong trường hợp người nhập khẩu ký quỹ 100% giá trị của LC, thìthực chất NH không cấp bất cứ khoản tín dụng nào cho người mở LC, mà chỉ
cho người nhập khẩu vay “sự tín nhiệm” của mình
Tóm lại thì “tín dụng” trong phương thức tín dụng chứng từ chỉ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng lời hứa trả tiền của NH thay cho lời
trả tiền của nhà nhập khẩu
Trang 41.1.2 Các bên tham gia
Chủ thể tham gia có thể là 4 hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc vào loại LC.Nhưng nhìn chung có các chủ thể sau đây:
• Người xin mở thư tín dụng (Applicant for L/C): Là người làm đơn mở,
yêu cầu NH phục vụ mình phát hành ra một L/C cho người XK hưởng, đơnyêu cầu này được dựa trên nội dung của HĐTM đã ký kết giữa người NK vàngười XK Người xin mở L/C có trách nhiệm thanh toán bồi hoàn cho NH trịgiá L/C và các khoản chi phí có liên quan khi NHPH đã thanh toán cho ngườihưởng khi tiếp nhận bộ chứng từ hoàn hảo
• Người hưởng (Benificiary): Là người hưởng giá trị L/C, thường là nhà
XK Người hưởng có trách nhiệm giao hàng và lập bộ chứng từ phù hợp vớinhững điều kiện và điều khoản trong L/C
• NH phát hành (issuing bank): Là NH theo yêu cầu của người làm đơn
phát hành thư tín dụng cho người XK hưởng NH này sẽ tự mình hoặc uỷquyền cho một NH khác, chi nhánh hay đại lý của mình ở nước ngoài trả tiềnkhi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện trong L/C
• NH thông báo (Advising bank): Là NH phục vụ người XK, NH thông
báo có thể là NH đại lý hoặc là chi nhánh của NH phát hành ở nước người
XK
• NH xác nhận (Confirming bank): Là NH, theo yêu cầu hoặc theo sự
uỷ quyền của NHPH, thực hiện xác nhận của mình đối với một tín dụng CóNHXN khi người XK không tin tưởng vào khả năng trả tiền của NHPH,NHXN có thể là NH thông báo hoặc một NH khác do người thụ hưởng yêucầu NH này có trách nhiệm thanh toán L/C trong trường hợp NHPH mất khảnăng thanh toán
• NH được chỉ định (Nominated bank): Là NH mà với NH đó tín dụng
có giá trị thanh toán hoặc bất cứ NH nào trong trường hợp tín dụng có giá trịthanh toán đối với bất cứ NH nào NH được chỉ định có thể là NHXN, có thể
là NH trả tiền, có thể là NH chiết khấu, có thể là NH chấp nhận, và cũng cóthể là NH trả chậm
Trang 5• NH hoàn trả (Reimbursement Bank): Là NH được NHPH uỷ nhiệm
thực hiện thanh toán giá trị L/C cho NH được chỉ định thanh toán hoặc chiếtkhấu Thông thường NH này tham gia giao dịch trong trường hợp giữa NHPH
và NH được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau
• NH chuyển nhượng (Traserfering bank): Nếu thư tín dụng được
chuyển nhượng, NH này sẽ đứng ra chuyển nhượng thư tín dụng tới ngườihưởng lợi thứ 2 theo yêu cầu của người hưởng lợi đầu tiên
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Sơ đồ 1.1 : Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn mở thư tín dụng gửi đến NH của
mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng
Bước 2: Căn chứ vào đơn xin mở thư tín dụng, NH mở thư tín dụng
sẽ kiểm tra, xem xét xem đơn mở thư tín dụng đó đã phù hợp hay chưa Nếuphù hợp NH sẽ tiến hành lập một thư tín dụng(L/C) và gửi tới NH thông báo
Bước 3: NH thông báo thông báo L/C cho người XK sau khi đã
kiểm tra tính chân thực của L/C
ISSUING BANK
ADVISING BANK
Trang 6 Bước 4: Người XK kiểm tra L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao
hàng theo điều kiện của hợp đồng, nếu không thì tiến hành đề nghị NH mở L/
C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng
Bước 5:Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu
của thư tín dụng xuất trình thông qua NHTB, thông báo cho NH mở thư tíndụng xin thanh toán
Bước 6: NHTB thanh toán cho người XK trên cơ sở bộ chứng từ
xuất phù hợp với điều kiện của L/C
Bước 7: NHTB chuyển bộ chứng từ đòi tiền NHPH.
Bước 8: NHPH kiểm tra tính chất “chân thực bề ngoài” của bộ
chứng từ và sẽ tiến hành hoàn tiền cho NHTB đối với bộ chứng từ hoàn hảo.Ngược lại, nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điềukhoản của L/C, NHPH sẽ tham khảo ý kiến của người NK, trên cơ sở đóquyết định có thanh toán hay không
Bước 9: NHPH thông báo bộ chứng từ hàng hoá tới người NK, đề
nghị người NK đến kiểm tra và làm thủ tục thanh toán
Bước 10: Người NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến
hành làm thủ tục thanh toán để nhận bộ chứng từ hàng hoá đi nhận hàng.Trong trường hợp người NK thấy bộ chứng từ không phù hợp, họ có quyền từchối thanh toán
1.1.4 Thư tín dụng(Letter of credit ).
1.1.4.1 Định nghĩa thư tín dụng
Thư tín dụng là một chứng thư trong đó NHPH tín dụng thư cam kết trả tiền cho người hưởng nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với qui định trong L/C
L/C được lập ra trên cơ sở của hợp đồng thương mại Tuy vậy, khi L/C
đã được mở ra thì nó lại hoàn toàn độc lập với HĐTM Bởi lẽ, khi thanh toán
NH chỉ căn cứ vào các chứng từ đã quy định chứ không căn cứ vào hợp đồng
Điều này được thể hiện rõ trong điều 4, UCP 600 : “ Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp hồng khác mà
Trang 7có thể là cơ sở của tín dụng Các NH không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó.”
Nói tóm lại thì thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng củaphương thức thanh toán tín dụng chứng từ Nếu không mở được thư tín dụngthì phương thức thanh toán này cũng không thể xác lập và quan hệ thanh toán
sẽ không được thực hiện
1.1.4.2 Tính chất của thư tín dụng
Thư tín dụng là văn bản pháp lý quan trọng của phương thức TDCT
Nó được hình thành trên cơ sở HĐTM nhưng khi L/C đã được mở rồi thì nóhoàn toàn độc lập với HĐTM Vậy khi thanh toán thì các chủ thể chỉ dựa trênnhững điều khoản được quy định trong L/C để thực hiện Chỉ cần có sự xuấttrình chứng từ phù hợp thì NH có trách nhiệm thanh toán phải chi trả tiền chongười XK mà không cần quan tâm hàng hoá có hoàn toàn đúng như chứng từ
đã ghi hay không Đó là cam kết trả tiền, mà cam kết này là:
Thứ nhất: Là một cam kết thực sự, nghĩa là L/C không phải chỉ làmột lời hứa, bởi lẽ nếu NH mở L/C không hoàn thành đúng như những gì đãcam kết thì NH đó sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật
Thứ hai: Là một cam kết có điều kiện, điều kiện hai chiều từ phíangười NK và từ người XK Người NK phải có đơn yêu cầu mở L/C, phải cónăng lực tài chính và uy tín thì mới được NH đồng ý mở L/C Còn với người
XK, NH chỉ tiến hành cam kết thanh toán khi người thụ hưởng(người XK)xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo
Thứ ba: Là sự cam kết dự phòng, tức là NH chỉ cam kết xem xét cáchối phiếu xuất trình đúng thời hạn và kèm với các bộ chứng từ phù hợp vớiđiệu kiện của L/C, còn việc trả tiền hay không lại phụ thuộc và việc xem xét
bộ chứng từ thanh toán có thực sự phù hợp với L/C hay không Đây là giớihạn trách nhiệm của NH
Chính vì những đặc điểm này mà thư tín dụng là phương thức thanhtoán chủ yếu trong thương mại quốc tế Tuy nhiên, dù là một phương thức ưu
Trang 8việt đến đâu thì cũng có những rủi ro nhất định Vì vậy, khi tham gia thanhtoán, không những NH mà tất cả các bên tham gia đều phải nghiên cứu kỹ nộidung của Tín dụng thư.
1.1.4.3 Nội dung của thư tín dụng :
Số hiệu L/C: Là nội dung bắt buộc, là số được ghi trên mỗi L/C đểtrao đổi thư từ, điện tín liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng Trong quátrình thực hiện, số hiệu này còn được thể hiện trên các chứng từ thanh toán cóliên quan Việc đánh số hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi thông tingiữa các bên liên quan trong tín dụng thư
Địa điểm mở L/C: Là nơi NH mở L/C viết cam kết trả tiền chongười hưởng lợi, địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tham chiếuluật lệ để giải quyết tranh chấp, bất đồng xảy ra
Ngày mở L/C: Là nội dung tự chọn trong L/C, nó là ngày bắt đầuphát sinh hiệu lực về cam kết của NH mở L/C đối với người thụ hưởng, làngày bắt đầu tính thời hạn của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm traxem người NK có thực hiện được việc mở thư tín dụng đúng thời gian nhưtrong hợp đồng không
Tên, địa chỉ người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:
Là một nội dung bắt buộc, những người có liên quan đó là: người yêu cầu mởL/C, người thụ hưởng, NHPH, NHTB, NHCK, NHXN Tên và địa chỉ củanhững người có liên quan phải chính xác như trong đơn xin mở L/C
Số tiền của L/C: Số tiền của L/C phải ghi bằng số vừa ghi bằng chữ
và phải thống nhất với nhau, đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng
Thời hạn hiệu lực của L/C : Là nội dung bắt buộc, là thời hạn mà
NH mở L/C cam kết trả tiền cho người XK, nếu người XK xuất trình bộchứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện quy định trong L/
C Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lựcL/C Thời hạn hiệu lực của L/C có liên quan đến phí thông báo L/C, nên cầnxác định một hiệu lực L/C hợp lý để vừa tránh đọng vốn cho người NK, vừakhông gây khó khăn cho việc xuất trình chừng từ của người XK Việc xácđịnh này cần thoả mãn các nguyên tắc như: Ngày giao hàng phải nằm trong
Trang 9thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực củaL/C, ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, khôngtrùng với ngày giao hàng, nhằm đảm bảo thời gian thông báo L/C, lưu L/C tại
NH, chuẩn bị hàng để giao… Ngày hết hạn hiệu lực của LC phải sau ngàygiao hàng một thời gian hợp lý nhằm đảm bảo thời gian lập bộ chứng từ, luânchuyển chứng từ, lưu chứng từ tại NH
Thời hạn trả tiền của LC: Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền vềsau, điều này phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng Nếu việc đòi tiền bằnghối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu, thờihạn trả tiền của LC có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của LC hoặc có thểnằm ngoài thời hạn hiệu lực của LC Ví dụ nếu là thời hạn trả tiền ngay thìphải nằm trong thời hạn hiệu lực của LC
Thời hạn giao hàng: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngàygiao hàng được quy định trong LC Thời hạn này phải sau ngày mở LC vàtrước ngày hết hạn hiệu lực của LC
Nội dung liên quan đến hàng hoá: Bao gồm tên hàng, số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, mã ký hiệu…
- Nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: bao gồm điều kiện cơ sởgiao hàng (FOB,CIF,CFR), nơi gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cáchgiao hàng…
- Những chứng từ người XK phải xuất trình: Đây cũng là nội dung rấtquan trọng của LC Bộ chứng từ là căn cứ để NH kiểm tra mức độ hoàn thànhcủa nghĩa vụ giao hàng của người XK và đã thực hiện đúng quy định trongthư tín dụng, để tiến hành việc trả tiền cho người XK Thông thường bộchứng từ bao gồm:
+ Bản gốc thư tín dụng
+ Hoá đơn thương mại
+ Giấy tờ bảo hiểm
+ Vận đơn
+ Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.+ Bản kê khai hàng hoá
Trang 10+ Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người XK.
- Cam kết trả tiền của NHPH thư tín dụng: Là nội dung cuối cùng củathư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm trả tiền của NHPH thư tín dụng,cam kết thực sự trả tiền bằng trách nhiệm và uy tín của mình đối với kháchhàng Tuy nhiên, NH chỉ cam kết với điều kiện người XK phải xuất trình bộchứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong LC, các hối phiếu xuấttrình đúng hạn và phù hợp với điều kiện của LC
Điều khoản đặc biệt khác: Ngoài những nội dung kể trên, khi cầnthiết, NH mở LC nhập khẩu có thể có những nội dung khác, ví dụ như có thểhoàn trả tiền bằng điện T/T… hay nguồn luật điều chỉnh, các bên tham giathương mại quốc tế có thể lựa chọn nguồn luật áp dụng phù hợp với trình độcũng như thói quen của mình để dẫn chiếu vào LC Tuy nhiên, hiện nay L/Cthường được dẫn chiếu theo UCP 600
1.1.4.4 Phân loại thư tín dụng
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã có những ưu việt hơn sovới các phương thức thanh toán khác Tuy nhiên, hiệu quả của nó sẽ được thểhiện đầy đủ hơn khi ta lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp với từng hoàn cảnh
cụ thể Dựa vào các tiêu thức phân biệt khác nhau ta có thể đưa ra rất nhiềuloại L/C khác nhau, nhưng ở đây ta chỉ phân biệt theo tính chất thông dụngcủa L/C Thì bao gồm các loại sau:
Các loại L/C cơ bản
a) L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Là L/C mà người mở
có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào màkhông cần có sự chấp nhận và thông báo trước của người thụ hưởng Tuynhiên, khi hàng hoá đã được giao, NH mới thông báo lệnh huỷ bỏ hoặc sửađổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị: nghĩa là khi đó NHPH L/C vẫn phảithực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có huỷ bỏ xảy
ra Loại thư tín dụng này không tạo ra cam kết mang tính pháp lý về việcthanh toán của NH, vì vậy, quyền lợi của người XK không được đảm bảo Do
đó loại L/C rất ít được sử dụng
Trang 11b) L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là L/C mà sau khi
đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạnhiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận cuả người thụ hưởng vàNHXN (nếu có) Với loại thư tín dụng này thì quyền lợi nhà XK được đảmbảo, do đó loại thư tín dụng này được sử dụng phổ biến trong thanh toán
quốc tế Trong UCP 600 cũng thể hiện rõ điều này “Nếu không có ghi chú
gì đặc biệt thì loại thư tín dụng được hiểu là thư tín dụng không thể hủy ngang”
c) L/C không huỷ ngang có xác nhận (Confirmed L/C): Là loại L/C
không thể huỷ ngang, được một NH uy tín đứng ra đảm bảo thanh toán tiềnhàng cho người hưởng lợi khi ngân hàng mở gặp rủi ro không có khả năngthanh toán Nguyên nhân phát sinh ra loại L/C này là vì người hưởng lợikhông tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C NHXN cóthể do người hưởng lợi chỉ định, hay NH mở lựa chọn nhưng phải được sựđồng ý của người hưởng Thông thường NH mở L/C phải trả thủ tục phí xácnhận, có thể còn phải ký quỹ 100% giá trị L/C tại NHXN Thư tín dụng này làloại đảm bảo nhất cho người XK vì người XK được hai NH đứng ra cam kếtthanh toán tiền cho hàng hoá XK Trên nguyên tắc, người nhập khẩu là ngườiphải trả phí xác nhận, nhưng thực tế với lợi ích mang lại cho nhà XK, nhà XKphải trả phí xác nhận này
Các loại L/C đặc biệt :
a) L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại L/C không huỷ
ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn
bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được chonhững người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mìnhmột phần của thương vụ Khái niệm chuyển nhượng đây là bao gồm chuyểnnhượng quyền thực hiện L/C và quyền được đòi tiền Nhưng sự chuyểnnhượng phải được thực hiện theo đúng L/C gốc và mỗi L/C chuyển nhượngchỉ có thể chuyển nhượng một lần Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa
là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng Người hưởng lợi ban đầu
Trang 12vẫn là người chịu trách nhiệm chính với người NK Người được chuyểnnhượng được phép thay mặt người hưởng lợi thứ nhất để lập chứng từ hoáđơn giao hàng liên quan, chứng từ này được xem như là chứng từ gốc để làm
cơ sở nhận tiền, hoặc theo người hưởng lợi thứ nhất để lập lại chứng từ trên
cơ sở chứng từ do người được chuyển nhượng lập nên
b) L/C giáp lưng: Là loại L/C thứ hai được mở trên cơ sở L/C thứ
nhất đã được mở, có nghĩa là nhà XK căn cứ vào một L/C mà bên nhậpkhẩu đã mở cho mình hưởng (L/C gốc) sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ chomình mở một L/C cho người khác hưởng (L/C giáp lưng) L/C gốc và L/Cgiáp lưng về cơ bản là giống nhau nhưng hai loại này có một số điểm khácbiệt như: người hưởng lợi L/C gốc là người xin mở L/C giáp lưng, Số tiềncủa L/C gốc thường lớn hơn L/C giáp lưng, số loại chứng từ của L/C giáplưng thường nhiều hơn L/C gốc, thời hạn giao hàng, thời hạn của L/C gốcdài hơn L/C giáp lưng L/C giáp lưng thường được sử dụng trong trườnghợp người mua muốn mua hàng của khách nước ngoài nhưng họ không thể
mở L/C trực tiếp cho người đó hưởng mà phải thông qua người trung gianhay sử dụng trong mua bán chuyển khẩu
c) L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): L/C điều khoản đỏ còn
được gọi là tín dụng ứng trước Đây là một tín dụng kèm theo một điềukhoản đặc biệt uỷ nhiệm cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xácnhận, ứng tiền trước cho người hưởng trước khi xuất trình các thủ tục Điềukhoản được đưa ra theo yêu cầu riêng của người mở thư tín dụng và việctrình bày phụ thuộc vào yêu cầu của bên đó Số tiền ứng trước trong một vàitrường hợp có thể bằng toàn bộ số tiền của L/C
d) L/C dự phòng (Standby L/C): Tín dụng thư dự phòng là một
trong các bảo đảm trả tiền ngay sau khi có yêu cầu lần đầu, được các ngânhàng trên thế giới sử dụng rộng rãi bên cạnh các hình thức bảo lãnh cổ điểnnhư bảo lãnh tham dự đấu thầu, bảo lãnh bồi hoàn tiền ứng trước… Cảngười mua (nhà nhập khẩu) lẫn người bán (nhà xuất khẩu) đều có quyền mở
Trang 13tín dụng thư dự phòng hoặc yêu cầu bên đối tác mở cho mình nếu muốnquyền lợi của mình được đảm bảo chắc chắn.
e) L/C đối ứng(Reciprocal L/C): Thư tín dụng đối ứng là loại L/C
không thể huỷ ngang và chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nóđược mở L/C đối ứng được áp dụng trong phương thức mua bán đổi hànghay gia công, nó đảm bảo quyền lợi cho người gia công bởi vì sản phẩm làm
ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định nên hầu như chỉ có ngườiđặt hàng tiêu thụ Trong quan hệ giao dịch này thì người bán đồng thời cũng
là người mua và ngược lại
f) L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không huỷ ngang mà
sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại
tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trongmột thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.Loại L/C này tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua được hàng hoá trongsuốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình Hơn nữa, giúpcho nhà nhập khẩu khi mở L/C này không phải yêu cầu ngân hàng mở thêmcác L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng, giúp nhà NK không bị đọng vốn,không bị tính phí mở nhiều lần L/C Loại L/C này được sử dụng với nhữngmặt hàng được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiều lầntrong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và tin cậylẫn nhau
1.1.5 Văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ thanh toán TDCT
a) Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ- UCP
Văn bản quốc tế thông dụng của phương thức tín dụng chứng từ là“Qui tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary credit _ UCP) của Phòng thương mại quốc tế ấn
hành từ 1933 qua các năm sửa đổi 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và lần gầnđây nhất là năm 2007 với tên gọi là UCP 600 Được đánh giá là bản sửa đổitoàn diện, sâu sắc và nhằm đáp ứng sự thay đổi về chiều sâu trong công nghệtin học, công nghệ vận tải… Tuy nhiên, những văn bản ra đời sau không huỷ
Trang 14bỏ các văn bản ra đời trước, việc áp dụng UCP nào là do ý nguyện của cácbên và phải dẫn chiếu vào nội dung của thư tín dụng số hiệu của bản UCP đó.
Bản UCP 600 có kết cấu lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoảncủa UCP 500) thể hiện những bổ sung và sửa đổi nhằm đáp ứng sự pháttriển không ngừng của thực tiễn Nó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thíchthuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trongbản UCP 500
Hơn nữa UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc chấp nhận hoặc từ
chối các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định là “5 ngày làm việc ngân hàng_five banking days” Còn ở UCP 500 khoảng thời gian này không được qui định rõ ràng, nó chỉ quy định là “ thời gian hợp lý”
UCP 600 cũng đưa ra những qui định mới về địa chỉ người yêu cầu mở L/C và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất
trình đúng như trong L/C Tiếp nữa, theo UCP 600 NHPH được phép từ chốichứng từ và giao bộ chừng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhậnđược chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ Với những ưu điểm như thếthì hiện nay bản UCP 600 đã được rất nhiều quốc gia áp dụng trong giao dịchthanh toán thương mại quốc tế theo phương thức TDCT Và Chỉ có bản gốctiếng anh do ICC phát hành mới có giá trị pháp lý, giải quyết các tranh chấpphát sinh giữa các bên liên quan, các bản dịch sang tiếng các nước chỉ có giátrị tham khảo UCP chỉ áp dụng cho quan hệ thanh toán quốc tế mà không ápdụng trong thanh toán nội địa
b) Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn quốc tế - ISBP.
Vào ngày 31/10/2002, tại hội nghị Rome, Uỷ ban ngân hàng đã bỏ
phiếu thông qua việc phê chuẩn văn bản “Tập quán ngân hàng quuốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ”- Internationnal Standard Banking Practice for examination of documents under documentary credits Văn bản này không mâu thuẫn với
các UCP cũng như các ý kiến và quyết định của Uỷ ban mà nó bổ sung mang
Trang 15tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi mà chỉ giải thích chi tiết và rõ rànghơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch L/C.
Nội dung của ISBP bao gồm các quy định cụ thể về kiểm tra theonhững chuẩn mực tập quán thương mại, từ nguyên tắc chung đến cách kiểmtra đối với từng loại chứng từ riêng biệt như: Hối phiếu, hoá đơn thương mại,chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ
Hiện nay các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng sử dụng UCP vàISBP kiểm tra bộ chứng từ xuất trình trong thanh toán tín dụng chứng từ, từ
đó kiểm tra một cách chặt chẽ hơn và phù hợp hơn làm giảm đi đáng kể một
số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán
c) Quy tắc thống nhất và hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ - URR
URR (Uniform Rules for bank - to – bank Reimbursement Under Documentary Credit) xuất bản ấn phẩm số 525, năm 1996 ràng buộc trách
nhiệm các bên tham gia trong các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng.URR gồm có 17 điều với 4 nhóm như sau:
Nhóm A: Điều khoản chung và định nghĩa (từ điều 1 đến điều 3)
Nhóm B: Nghĩa vụ và trách nhiệm (điều 4 và điều 5)
Nhóm C: Hình thức và thông báo uỷ quyền,sửa đổi và đòi tiền (điều 6đến điều 12)
Nhóm D: Một số điều khoản khác (điều 13 đến điều 17)
Các quy tắc này không nhằm mục đích loại bỏ hoặc thay đổi các điềukhoản của các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
1.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán bằng phương
thức TDCT.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ ngày càng được sửdụng rộng rãi, được nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn và tínnhiệm Với nhiều ưu việt mà phương thức này mang lại, nó đã thực sự trởthành phương thức thanh toán hiệu quả và an toàn cho các bên tham gia xuấtnhập khẩu Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao, cũng
Trang 16như để chống đỡ lại những rủi ro có thể xảy ra, điều cần thiết các ngân hàng
là phải chú trọng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của mình Chấtlượng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ được đánh
giá ở một số tiêu chí như: tốc độ thanh toán, tính an toàn trong thanh toán, thu nhập mà phương thức này mang lại.
1.2.1 Tính an toàn và chính xác
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức thanhtoán có nhiều ưu điểm, nhưng bản thân nó cũng không thể loại bỏ hoàn toànmọi rủi ro cho cả hai bên mua bán hàng cũng như cho ngân hàng
Rủi ro trong thanh toán TDCT đối với NH là những mất mát, thiệt hạixảy ra do không thu hồi lại được vốn đã thanh toán cho nước ngoài một cáchđầy đủ và đúng hạn hoặc phải chịu các chi phí phát sinh không đáng có.Nắm bắt được những rủi ro này ngân hàng có thể hạ thấp rủi ro trong thanhtoán TDCT
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành.
- Rủi ro về tỷ giá: Khi tỷ giá đột ngột giảm mạnh gây bất lợi cho nhà
NK thì họ sẽ không muốn nhận hàng hoặc tìm cách trì hoãn thanh toán, lúcnày rủi ro sẽ thuộc về NHPH nếu số tiền ký quỹ không bù sắp được tỉ lệ trượtgiá của nội tệ NHPH có thể tránh loại rủi ro này bằng việc nâng tỷ lệ ký quĩbằng ngoại tệ mở L/C
- Rủi ro trong quá trình vận chuyển: Thông thường nhà NK thích lựa
chọn những điều kiện giao hàng với chi phí nhập hàng càng thấp càng tốt mà
ít coi trọng đến hậu quả, rủi ro xảy ra Do đó nếu rủi ro xảy ra trong quá trìnhvận chuyển mà trách nhiệm không thuộc về hãng tàu, nhà NK lại không sẵnlòng thanh toán thì NH mở L/C có thể gặp rủi ro Đối với loại rủi ro này, việcmua bảo hiểm hàng hoá sẽ là cách tốt nhất và số tiền bảo hiểm và có thể lêntới mức 110% giá trị hàng hoá tổn thất
- Rủi ro khi nhà NK mất khả năng thanh toán: Do NH không lựa chọn,
thẩm định kỹ khách hàng khi quyết định cho vay mở L/C hoặc do trong quátrình sản xuất kinh doanh, nhà NK bị thua lỗ mà NH không hay biết hoặc do
Trang 17nhà NK cố tình vi phạm hợp đồng, cũng có thể do nguyên nhân bất khả khángnhư thiên tai, dịch hoạ thì NHPH đứng ra trả thay cho nhà NK.
- Rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo: Nhà XK có thể giả mạo chứng
từ một cách tinh vi để yêu cầu NHPH thanh toán Trong trường hợp nhà XK
là một tổ chức ma hoặc bị phá sản hoặc nhà NK không đủ năng lực tài chính
để bồi thường cho NHPH thì NHPH phải gánh chịu rủi ro đó
- Rủi ro do NHPH không làm đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu
- Rủi ro do NHPH thiếu thận trọng khi lựa chọn NH xác nhận.
Rủi ro đối với NHTB L/C: rủi ro mà NHTB gặp phải là do thông báo
nhầm phải một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực theo thông lệquốc tế thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về NHTB
Rủi ro đối với NHXN: NHTB gặp rủi ro khi không đánh giá được
năng lực tài chính cũng như uy tín của NHPH mà xác nhận theo yêu cầu củaNHPH hoặc cũng có thể rủi ro xảy ra khi NHPH gặp những rủi ro bất khảkháng như hoả hoạn, chiến tranh
Rủi ro đối với NHCK: đó có thể là do nhà NK từ chối thanh toán bộ
chứng từ, do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, do NHCK không hành độngđúng theo qui định của UCP mà L/C đã dẫn chiếu, hoặc do NHPH phá sản, donhiều nguyên nhân thuộc về khách quan khác
Ngoài NH thì rủi ro cũng có thể xảy đến với các nhà kinh doanh, nhưđối với người mua(nhà NK) Bởi vì, tín dụng thư có đặc điểm là nó mang tínhđộc lập đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, ngân hàng chỉ đảm bảo sự phù hợp
về số lượng, chất lượng, thời gian của bộ chứng từ so với nội dung thư tíndụng Còn trên thực tế, hàng hoá nhận được có thể không đúng về chất lượng,chủng loại, mặt hàng như trong hợp đồng thương mại mà trước đó 2 bên đãthoả thuận Chính vì những rủi ro tiềm tàng có thể sẽ gây ra tổn thất to lớncho cả nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như cho bản thân ngân hàng Do
đó, khi lựa chọn NH làm trung gian thanh toán, các nhà XNK sẽ lựa chọnngân hàng nào có uy tín cao, có hoạt động thanh toán an toàn Đó là một trong
Trang 18những tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá chất lượng thanh toán bằng tín dụngchứng từ.
Tính chính xác khi thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong thanh toánL/C cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thanh toánTDCT, nó không cho phép thanh toán viên sai sót trong khi thực hiện nghiệp
vụ Hơn nữa, thanh toán L/C còn đòi hỏi sự tập trung cao độ phát hiện và xử
lý kịp thời những sai sót dẫn đến những rủi ro
Ngay khi nhận được bộ chứng từ từ người XK, NHPH phải tiến hànhkiểm tra thật kỹ bộ chứng từ về số lượng, nội dung bộ chứng từ theo quy địnhtrong L/C Việc kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ sẽ quyết định tới việc đưa racác lỗi sai sót của bộ chứng từ và từ đó quyết định tới việc có thanh toán chongười XK hay không Nếu NH kiểm tra không cẩn thận, không thấy sai sótcủa bộ chứng từ sẽ làm thiệt hại tới nhà NK thậm chí trong trường hợp người
NK phát hiện ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ mà trước đó NHPH đã thanhtoán cho người XK thì NHPH sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việcthanh toán đó của mình Người NK có quyền từ chối trách nhiệm thanh toán
bộ chứng từ đó
Sau khi giao hàng, người XK sẽ lập bộ chứng từ xuất trình tại NH phục
vụ mình nhờ thu hộ tiền hàng từ người NK Lúc này, NH phục vụ người XKphải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, tư vấn cho người XK sửa chữasai sót để có được bộ chứng từ hoàn hảo khiến phía người NK sẽ không thể từchối thanh toán và từ đó thu được tiền hàng
1.2.2 Tính nhanh chóng và kịp thời
Tính nhanh chóng và kịp thời là một trong những tiêu chí quan trọng đểđánh giá chất lượng thanh toán quốc tế Vì tính chất của hoạt động thanh toánquốc tế là hoạt động thanh toán tiền hàng giữa các bên mua bán ở các nướckhác nhau, có điều kiện địa lý xa nhau, nên việc thanh toán thường bị chậmtrễ Kéo dài thời gian thanh toán làm cho các nhà XK bị đọng vốn, hoạt độngkinh doanh kém hiệu quả Chính vì vậy việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán làm
Trang 19tăng hiệu qủa hoạt động của vốn cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảmbảo tiến độ thực hiện hợp đồng, cụ thể là:
- LC được mở có thời điểm hợp lý
Khi nhận được đơn đề nghị mở L/C, NHPH phải đảm bảo mở được L/Cđúng thời gian mà nhà XK và nhà NK đã thoả thuận trong HĐTM để vừa tạođược uy tín đối với cả hai bên NK và XK về trách nhiệm của NH với vai tròtrung gian, đồng thời cũng giúp cho nhà NK tạo được sự tin tuởng với nhà
XK khi đã thực hiện đúng như thoả thuận trong HĐTM
- NHPH thanh toán nhanh chóng cho nhà XK
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu không thấy sai sót gì thì NHPH phảitiến hành thanh toán nhanh chóng cho bên XK Có như vậy thì NHPH mớităng uy tín của NH đối với cả hai bên XK và NK góp phần nâng cao chấtlượng thanh toán TDCT
- NHPH thu được tiền hàng nhanh chóng từ người NK
Đây là giai đoạn cuối cùng đối với NHPH khi tham gia vào quá trìnhthanh toán NK theo phương thức TDCT nhưng đồng thời cũng là khâu đặcbiệt quan trọng đối với NHPH Việc thu được tiền hàng hay không là hệ quảcủa những tiêu chuẩn trên, khi NHPH đã thực hiện tốt những trách nhiệm củamình, tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng thì tất yếu là khách hàng cũng sẽthực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với NH Nhưng cũng có những trườnghợp bất khả kháng: mất khả năng thanh toán hay cố tình lừa gạt ngân hàng
Do đó, việc thu hồi được tiền hàng nhanh chóng từ nhà NK hay không cũngquyết định đến chất lượng thanh toán TDCT
- NHTB nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ NHPH cho người XK
Khi nhận được L/C do NHPH chuyển tới, NHTB phải thông báo vàchuyển ngay, chuyển nguyên trạng L/C cho người XK, NHTB không cónghĩa vụ dịch hay kiểm tra L/C Bởi lẽ ngày mở L/C là ngày bắt đầu có hiệulực của của thư tín dụng, vì vậy bằng việc chuyển ngay L/C cho người XK,NHTB đã tạo điều kiện cho người XK thực hiện hợp đồng Người NK có thểkiểm tra kỹ lưỡng L/C, đưa ra những yêu cầu bổ sung, sửa đổi L/C nếu cần
Trang 20thiết một cách kịp thời và từ đó thực hiện được hợp đồng trong thời hạn hiệulực của L/C.
- Người XK sớm nhận được đầy đủ tiền hàng từ NHPH
Khi kiểm tra và chuyển bộ chứng từ cho NHPH, NH nhà XK sẽ mongsớm nhận được tiền hàng từ NHPH để trả cho khách hàng của mình là người
XK Việc người XK có sớm nhận được tiền hàng từ NHPH hay không là mộtyếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng thanh toán XK theo phương thứcTDCT
1.2.3 Thu nhập mang lại từ hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệvới mục tiêu lợi nhuận Chính vì vậy, mọi hoạt động của ngân hàng đều phảihướng tới mục tiêu cuối cùng là tạo thu nhập Ngân hàng phải cung cấp dịch
vụ đảm bảo an toàn, tạo uy tín nhằm thu hút khách hàng Muốn như vậy, ngânhàng cần phải bỏ ra những chi phí cho việc đầu tư vào công nghệ, đào tạo cán
bộ, chi phí thẩm định khách hàng, chi phí marketing…Việc tính toán, cânbằng giữa chi phí bỏ ra và các khoản thu nhập mang lại cho ngân hàng là vôcùng quan trọng Nó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và cũng là một lượng vốn
để ngân hàng sử dụng nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán của mình
Như vậy, chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từkhông chỉ là tính an toàn và tốc độ thanh toán mà ngân hàng đáp ứng chokhách hàng mà còn phải là hoạt động mang tính kinh tế - hoạt động mang lạilợi nhuận, thu nhập cao cho ngân hàng so với các hoạt động kinh doanh khác
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Như đã phân tích ở trên, chất lượng thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ đối với ngân hàng được đánh giá trên các mặt như : tốc độ thanh toán, tính an toàn trong thanh toán và khả năng tạo thu nhập cho ngân hàng Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động thanh toán
này, có thể là những nhân tố chủ quan, cũng có thể là nhân tố khách quan,
Trang 21nhưng chung lại, nó làm ảnh hưởng đến các tiêu chí trong đánh giá chất lượngthanh toán bằng tín dụng chứng từ, ví dụ như làm chậm tiến trình thanh toán,làm tăng rủi ro trong thanh toán hay làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngânhàng từ dịch vụ này.
1.3.1 Nhân tố chủ quan.
- Quy trình thanh toán L/C
Quy trình thanh toán là toàn bộ trình tự thực hiện được quy định mộtcách chi tiết và cụ thể do ngân hàng lập ra Đây là một trong những nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ Để đảm bảo cho hoạt động thanh toán có chất lượng, quy trìnhthanh toán cho L/C nhập hay L/C xuất phải chuẩn hoá, thống nhất và linhhoạt, các điều khoản quy định phải chặt chẽ, hợp lý, giảm thiểu những rủi ro
xảy ra Dựa trên quy trình chung “Quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”,UCP 600 của phòng thương mại quốc tế ICC, mỗi hệ
thống ngân hàng đều lập quy trình thanh toán riêng cho hệ thống của mình,cho từng loại L/C, từng đối tượng khách hàng, từng chủng loại hàng hoá chophù hợp và hiệu qủa Các nhà XNK có thể xem quy trình này để đánh giá vàlựa chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán của mình Chính vì vậy, vớiquy trình thực hiện vừa đơn giản, rõ ràng, vừa đảm bảo tính chi tiết, chặt chẽ,phù hợp sẽ nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, đẩy nhanh tiến độ côngviệc, rút ngắn thời gian thanh toán và giảm những rủi ro xảy ra, trở thành điạchỉ tin cậy cho khách hàng lựa chọn
- Công nghệ và trang thiết bị sử dụng trong thanh toán
Dựa vào công nghệ ngân hàng trang bị và sử dụng, khách hàng có thểđánh giá được chất lượng dịch vụ thanh toán mà ngân hàng cung ứng Trình
độ công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giúp nâng cao tốc độ thanh toán, rút ngắnthời gian xử lý công việc, giảm các sai sót do các thao tác thủ công gây ra.Hiện nay, hầu hết các ngân hàng sử dụng mạng SWIFT để thanh toán bởi sự
an toàn, nhanh chóng, đơn giản và giá rẻ Việc nâng cao và hoàn thiện hệthống mạng SWIFT cũng như đổi mới chất lượng hệ thống máy móc và trang
Trang 22thiết bị là cần thiết để chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ được nâng cao.
- Trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên
Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức thanhtoán chặt chẽ và khá phức tạp, phải thực hiện theo những quy định chi tiết, tỉ
mỉ Chính vì vậy, năng lực và trình độ của cán bộ nhân viên tham gia nghiệp
vụ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu qủa dịch vụ này Cán bộ nhânviên có kiến thức sâu rộng thì mới có thể thực hiện, xử lý, kiểm tra, kiểm soátgiấy tờ, cũng như có thể tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong quá trình mở L/
C, những điều kiện cần ghi rõ trong nội dung L/C… năng lực hạn chế của độingũ cán bộ nhân viên sẽ làm giảm tiến độ thanh toán, gây ra những sai sót,làm tiềm tàng những rủi ro Do đó, với trình độ nghiệp vụ cao, cũng như sựnăng động, thái độ niềm nở, nhiệt tình sẽ gúp cho ngân hàng thu hút đượckhách hàng và nâng cao chất lượng thanh toán
- Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà nhập khẩu có thể gặpphải những khó khăn về vốn, cũng như khó khăn trong việc lựa chọn loại L/Chay việc hoàn thành các loại giấy tờ Do đó, ngân hàng có thể hỗ trợ cho nhànhập khẩu dưới các hình thức như: Cho vay ký qũy L/C, chiết khấu bộ chứng
từ gửi hàng, bảo lãnh nhận hàng hay mở L/C trả chậm…Cũng như cung cấpcác dịch vụ tư vấn cho khách hàng giúp khách hàng hiểu rõ hơn, tin tưởnghơn về dịch vụ thanh toán của ngân hàng Vì vậy, các dịch vụ hỗ trợ kháchhàng là cách thức để thu hút khách hàng, đáp ứng nhu cầu mà khách hàngmong muốn, đồng thời cũng giúp đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm rủi roxảy ra do khách hàng chưa nhận biết đầy đủ các nội dung, thủ tục Các dịch
vụ hỗ trợ khách hàng là yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng nâng cao chấtlượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
1.3.2 Nhân tố khách quan
Tham gia trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ không chỉ có ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo mà còn có sự thamgia của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng đại lý… Chính vì vậy,
Trang 23chất lượng của hoạt động thanh toán không chỉ ảnh hưởng từ phía ngân hàng
mà còn có các nhân tố khách quan khác Như:
Từ phía các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những bên quantrọng tham gia vào quá trình thanh toán Chính vì vậy, ngoài yếu tố ngânhàng, yếu tố khách quan có ảnh hưởng khá quan trọng đến tốc độ thanh toán,rủi ro trong thanh toán cũng như đến việc tao thu nhập cho ngân hàng chính làcác nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
- Trình độ khách khách
Trình độ khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến chấtlượng thanh toán tín dụng chứng từ Quá trình thanh toán sẽ diễn ra nhanhhơn nếu các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có những hiểu biết cần thiết vềphương thức thanh toán, những chứng từ phải xuất trình, thực hiện đúng quytrình, làm đúng các nội dung về các loại giấy tờ, làm giảm khoảng thời gianphải giữ lại giấy tờ để sửa đổi, bổ sung Đồng thời, rủi ro cũng tăng lên nếucác chứng từ, giấy tờ do khách hàng thiết lập thiếu hoặc sai sót Chính vì vậy,
sự hiểu biết của các bên tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ góp phầngiúp cho việc thanh toán trở nên nhanh chóng, suôn sẻ và an toàn hơn
- Năng lực kinh doanh của khách hàng
Năng lực kinh doanh của khách hàng là yếu tố quan trọng hỗ trợ quátrình cung ứng dịch vụ của ngân hàng được trọn vẹn Năng lực kinh doanh thểhiện khả năng tài chính cũng như uy tín của khách hàng trên lĩnh vực kinhdoanh Khách hàng làm ăn có hiệu quả, có tiềm lực tài chính mới đảm bảokhả năng hoàn trả nợ vay ký quỹ mở L/C, thanh toán tiền hàng cho nhà NK…Hơn nữa, với khách hàng có uy tín cao thì sẽ đảm bảo chắc chắn việc thanhtoán sẽ thực hiện
-Đạo đức của nhà kinh doanh XNK
Đạo đức của các nhà kinh doanh XNK là một yếu tố nữa vô cùng quantrọng ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán ngân hàng cung ứng, Nhà nhậpkhẩu phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, đúng thời gian cho phía nhà xuấtkhẩu, còn nhà xuất khẩu phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng và thời
Trang 24gian đã thoả thuận trước trong hợp đồng trước đó Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp, một trong hai bên không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mìnhnhư: không thanh toán tiền hàng hoặc không thanh toán đúng thời hạn, hànghoá không đầy đủ về số lượng và không đảm bảo về chất lượng… Điều này sẽgây ảnh hưởng đến ngân hàng, làm trì hoãn quá trình thanh toán Ngân hàng
có thể gặp những rủi ro do phía nhà NK bị phá sản, vỡ nợ, mất khả năngthanh toán…, không thanh toán được tiền hàng và ngân hàng của người nhậpkhẩu không thu hồi được tiền Ngoài ra, khách hàng còn có thể giả mạo giấy
tờ, đòi ngân hàng thanh toán Do đó, chất lượng thanh toán sẽ bị ảnh hưởngkhi ngân hàng gặp phải những rủi ro về đạo đức từ phía khách hàng
Từ phía ngân hàng đại lý
Ngân hàng đại lý là ngân hàng góp phần quan trọng cho quá trình thanhtoán có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả Mối quan hệ của ngân hàng vớicác ngân hàng đại lý càng rộng khắp trên thế giới thì việc thanh toán sẽ trởnên đơn giản và nhanh chóng hơn do không phải qua nhiều ngân hàng khácnhau Tuy nhiên, ngân hàng đại lý không chỉ cần rộng khắp mà còn phải có
uy tín và có thiện chí, dung hoà lợi ích của cả hai bên Có như vậy, hoạt độngthanh toán mới diễn ra suôn sẻ và có chất lượng cao
Từ môi trường khách quan
Với đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bángiữa các quốc gia khác nhau Do đó các yếu tố như pháp luật, môi trường kinh
tế, xã hội của các nước xuất nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến chất lượngthanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng
- Hệ thống pháp lý ổn định
Những nước có hệ thống pháp lý chưa ổn định, đang sửa đổi hoànchỉnh sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu Ví dụ như việc thayđổi thuế suất một số mặt hàng… Hơn nữa, phương thức thanh toán tín dụngchứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp, đòi hỏi phải có văn bảnpháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ Do đó, nếu nước xuất nhập khẩu có văn bản Luật
về mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua,người bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng thì sẽ tạo hành
Trang 25lang pháp lý thống nhất để xác định nghĩa vụ, quyền lợi cho các bên giaodich Điều này đặc biệt quan trọng khi có các tranh chấp xảy ra.
-Nền kinh tế ổn định
Nền kinh tế quốc gia có hoạt động xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng đếngiá trị đồng tiền của quốc gia đó, ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá, đếnnguồn ngoại tệ trong thanh toán… Điều này có tác động đến tính an toàntrong thanh toán Môi trường tự nhiên của quốc gia cũng có thể gây ra rủi rotrong thanh toán, những nước có thiên tai như núi lửa, động đất, bão lụt… sẽgây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hoá, tăng rủi ro, kéo dài thờigian thanh toán
Như vậy, ngoài những yếu tố chính từ bản thân ngân hàng, những nhân tố từ môi trường khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
CHƯƠNG 2
Trang 26THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1 Giới thiệu khái quát về NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm tiền thân là một quỹtiết kiệm trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội, với cácnghiệp vụ chính là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, nhằm đảmbảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và tập thể trên địabàn quận Hoàn Kiếm Ngày 08/02/1991, theo quyết định số 12/NHCT VN,Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm được nâng cấp thành mộtchi nhánh (thuộc NHCT Hà nội)
Ngày 27/03/1993, theo quyết định số 67/QĐ_NH 5 của Ngân hàngNhà nước Việt Nam, cùng với 8 chi nhánh được thành lập mới, xoá bỏNHCT Hà nội, NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm trở thành chi nhánh cấp 1 củaNHCT VN, được mở rộng loại hình dịch vụ, có con dấu riêng và có quyền
tự chủ kinh doanh Từ đó đến nay Ngân hàng Công thương chi nhánh HoànKiếm được biết đến là một chi nhánh có doanh số hoạt động lớn trên địabàn Hà Nội cả về phạm vi, quy mô, chất lượng và hoạt động
Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng cộng với việcnằm trên khu phố cổ của Hà Nội (có nhiều khách du lịch) nên ngân hàng đãđược nhiều khách hàng tìm đến và đã tạo ra được nhiều mối quan hệthường xuyên với khách hàng Hiện nay, NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm đã
có quan hệ đại lý với hơn 700 NH trên thế giới có hệ thống NH hiện đại, là
Trang 27thành viên của hiệp hội thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT).
Trong những năm qua, chi nhánh đã không ngừng mở rộng và pháttriển các hoạt động dịch vụ kinh doanh tiền tệ, nâng cao chất lượng phục
vụ, áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến, đổi mới phong cách giao dịch
có uy tín với khách hàng thể hiện qua một số kết quả sau :
+ Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 (bao gồm cả VND và ngoạitệ) đạt 5143 tỷ đồng, tăng 597 tỷ đồng so với 2006, tốc độ tăng là 13,1%,
+ Lợi nhuận hạch toán: đạt 65000 triệu đồng, tăng 6,5% so với năm2006
Với những thành tựu đạt được như vậy, toàn bộ cán bộ và nhân viênngân hàng cần phải xứng cố gắng hơn nữa đáp ứng những điều kiện kinhdoanh mới
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sau khi thực hiện triển khai mô hình tổ chức mới ( INCAS), cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã có sự thayđổi đáng kể Với 12 phòng ban và 2 phòng giao dịch, chức năng hoạt độngdưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc gồm 1 Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc
ta có thể hình dung cơ cấu tổ chức của ngân hàng như sau:
Trang 28Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCTchi nhánh Hoàn Kiếm
Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm 2005, 2006,
2007 Năm 2006 đạt 4546,8 tỷ đồng, tăng 1785,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 64,6%
so với năm 2005 Đến 31/12/2007 là 5,143 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là596.2 tỷ đồng, tương ứng là 13,11% Trong đó nguồn vốn huy động tại chỗ là
3263 tỷ đồng, nguồn vay BHXH là 1880 tỷ đồng Trong năm có sự chuyển dịch
về cơ cấu, nguồn huy động từ doanh nghiệp tăng từ 79,02% tăng lên 81%, tiền
KHỐI QL RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI TÁC NGHIỆP
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG QL RỦI
RO
PHÒNG THANH TOÁN XNK
PHÒNG TIỀN
TỆ KHO QUỸ
PHÒNG TỔ CHỨC HC
PHÒNG TÍN DỤNG ĐT
PGD HỒ GƯƠM
PGD ĐX
QUỸ TIẾT
KIỆM- ĐGD
CÁC KHỐI NGHIỆP VỤ
BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trang 29gửi dân cư giảm từ 20,9% xuống còn 19% Nó được thể hiện rõ nét ở bảng 2.1
dưới đây Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanhcủa chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chungcủa hệ thống NHCT Việt Nam Năm 2007, Nguyên nhân của việc có sự chuyểndịch cơ cấu vốn đó là: đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớnchuyển hướng tham gia đầu tư mạnh vào các định chế tài chính thuộc lĩnh vựctài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, còn đối với dân cư, do lạm phát đãchuyển sang hình thức đầu tư khác như bất động sản, cộng với sự cạnh tranh lãisuất và mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống các NHTM trên địa bàn, chinhánh hoàn kiếm vẫn giữ ổn định nguồn vốn bình quân ở mức trên 5000 tỷ đồng,thể hiện sự cố gắng rất lớn cuả chi nhánh
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn
Đơn v ị : triệu đồng
1 Tiền gửi doanh nghiệp 1.826.000 3.597.100 4.165.830
2 Tiền gửi dân cư 935.000 953.700 977.170
3 Tiền gửi không kỳ hạn 423.000 836.700 1.025.600
Dư nợ cho vay 1.100.000 1.070.000 1.100.000Cho vay ngắn hạn 200.000 220.000 407.000Cho vay trung dài hạn 900.000 850.000 693.000Cho vay DNNN 880.000 778.000 770.000Cho vay NQD 220.000 292.000 33.000
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Qua bảng 2.2 thấy được tổng dư nợ cho vay năm 2006 giảm nhẹ 30
tỷ đồng, về tương đối là 2,8% Nhưng đến năm 2007 dư nợ cho vay đạt là
1100 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 37%
Trang 30tăng so với năm 2006(dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 21%) là 16% và tăng sovới năm 2005(dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm ~ 19%) là 18%, Dư nợ cho vaytrung dài hạn chiếm 63% giảm so với năm 2006 là 16%, giảm so với năm
trong một hệ thống thống nhất, từ quản lý điều hành, tác nghiệp, lãi suất đếnchất lượng tín dụng Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọckhách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm địnhkhách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụngđầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả…Hầu hết các khách hàng quan hệtín dụng tại chi nhánh có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tàichính lành mạnh Trong năm, chi nhánh đã tăng cường xây dựng được cácmối quan hệ gắn kết chặt chẽ và chiến lược với một số khách hàng quantrọng, truyền thống như Tập đoàn khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn điện lực
VN, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Công ty hoá chất mỏ….Và phát triểnmới một số khách hàng có ý nghĩa lâu dài như Công ty truyền tải điện I, Công
ty cổ phần đầu tư tập đoàn dầu khí VN, Công ty viễn thông điện lực, Tổngcông ty điện lực dầu khí VN…Đồng thời chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợđối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệuquả
+ Cơ cấu dư nợ đã dần được thay đổi theo hướng tích cực Tỷ trọng chovay ngắn hạn tăng từ 19% năm 2005 lên 21% năm 2006 và lên đến 37% năm
2007, tỷ trọng cho vay DNNN giảm từ 80% năm 2005 xuống 73% năm 2006đến 70% ở năm 2007
Trang 31+ Về xử lý và thu hồi nợ đọng: Những khoản nợ đọng tại chi nhánh lànhững khoản nợ xấu phát sinh đã từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồntại, không có tài sản đảm bảo hoặc đã được xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc.Mặt khác, các khoản nợ đều liên quan đến vụ án do đó việc thu rất khó khăn.Bằng các biện pháp tích cực, quyết liệt trong năm qua chi nhánh đã thu được
356 triệu đồng nợ đã được xử lý rủi ro, Chưa hoàn thiện chỉ tiêu NHCT VNgiao cho
Lợi nhuận hạch toán tại ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn
(Nguồn : Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Dựa vào bảng lợi nhuận ta có thể thấy lợi nhuận năm 2007 tăng sovới năm trước là 4 tỷ đồng, tăng tương ứng là 6,5%, và đã hoàn thành tốt kếhoạch NHCT VN giao phó Với chất lượng cao và sự minh bạch trên tất cảcác mặt hoạt động, có thể nói lợi nhuận năm 2007 của NHCT chi nhánh Hoàn
Kiếm đạt được lợi nhuận “ minh bạch ,bền vững” Tuy vậy xét chung thì nó
vẫn giảm so với năm 2005 là 3 tỷ đồng, giảm tương ứng là 4%
Hoạt động dịch vụ
Nhìn chung hoạt động dịch vụ những năm lại đây của NHCT HoànKiếm đã có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc Đặc biệt năm
2007, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch
vụ ngân hàng đa dạng như: Dịch vụ thẻ, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại
tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch,…tại các quầy tiết kiệm, các điểm giao dịch, từ
đó có thể cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín, hàm chứa nhiều giátrị gia tăng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng
a) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ :
Trang 32Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với hoạt độngkinh doanh của ngân hàng vì mọi hoạt động liên quan đến thanh toán đều phảithông qua các trao đổi mua bán ngoại tệ.
Trong 3 năm qua, doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng côngthương chi nhánh Hoàn Kiếm tăng lên song chưa ổn định Nó được thể hiệnqua các số liệu sau:
Bảng 2.4 Doanh số mua bán ngoại tệ USD
Đơn vị : triệu USD
( Nguồn : Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006 tăng nhanh 102% so với năm
2005, nhưng đến năm 2007 doanh số này lại giảm xuống (tăng chỉ còn 14,1%)
so với năm 2005 Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2007 là 516 triệu giảm 45% sovới năm trước Việc giảm doanh số cũng như lợi nhuận này có thể do nhiều lý
do khác nhau: Có thể trong năm do tỷ giá biến động nên khách hàng hạn chếmua bán ngoại tệ, cũng có thể do chính sách của ngân hàng nhà nước cũngnhư chính sách ngân hàng công thương Việt Nam
Sở dĩ doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006 tăng nhanh so với năm
2005 là vì năm này với sự hội nhập kinh tế và phát triển của thị trường chứngkhoán đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo nên nguồnngoại hối dồi dào và ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.Mặt khác ngân hàng luôn chủ động trong kinh doanh bằng nhiều hình thức đểđáp ứng đến mức tối đa nhu cầu của khách hàng Nhưng đến năm 2007, với
sự kiện sụt giảm tỷ giá đồng USD đã ảnh hưởng đến quyết định của kháchhàng cũng như chính sách ngân hàng, trước tình hình biến động của thị trườngngoại hối như thế, NHCT VN đưa ra chính sách hạn chế mua bán ngoạitệ….Từ đó làm hạn chế doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh
b) Hoạt động phát hành thẻ
Trang 33Năm 2007 đã phát hành được 6.586 thẻ các loại, giảm nhẹ so với nămtrước và đạt hơn 80% kế hoạch NHCTVN giao.
c) Hoạt động ngân quỹ
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao nhận, kiểm đếm, bảoquản vận chuyển cũng như công tác quản lý kho và quỹ tiền mặt, hồ sơ kháchhàng, giấy tờ có giá, đồng thời điều hoà tiền mặt hợp lý, duy trì tồn quỹ phùhợp tránh lãng phí vốn nhưng vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời.Công tác thu chi tiền mặt nhanh chóng chính xác, đúng quy định Các nhânviên kiểm ngân luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, trung thực, liêm khiết.Trong năm 2007, đã trả tiền thừa cho khách hàng 279 món với tổng số tiền là
213 triệu đồng và 310USD, tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch tại chinhánh
d) Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàngcông thương chi nhánh Hoàn Kiếm đạt được những thành tựu đáng kể Ngânhàng đã đẩy mạnh việc áp dụng quy trình thanh toán diện tử trong chươngtrình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng công thương INCAS Quy trình này làquy trình thanh toán, hạch toán quản lý, điều hành vốn tập trung hoàn toàn tựđộng trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam Đồng thời ngân hàngcũng chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, hiện đại hoátrang thiết bị máy móc
Các phương thức thường được sử dụng trong hoạt động thanh toánquốc tế của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm là phương thứcchuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ Trong đóphương thức tín dụng chứng từ ngày càng chiếm một tỷ trọng quan trọngtrong các phương thức được sử dụng tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán L/C nhập tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 342.2.1.1 Quy trình thanh toán L/C nhập
Ngày 20/10/1999 Tổng giám đốc NHCT VN ban hành quyết định số438/QĐ- NHCT22, quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong
hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam Theo đó, ngân hàng công thươngHoàn Kiếm được phân loại là Chi nhánh loại 1, tức là chi nhánh trực tiếpnhận và xử lý chứng từ, sẽ tuân thủ đúng quy trình đó trong thanh toán L/C.Trong phần này khoá luận chỉ xin liệt kê những bước chính của quy trìnhthanh toán L/C Nó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình thanh toán L/C nhập
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập
Hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là hoạt độngthanh toán chiếm tỷ trọng lớn và đem lại khoản thu nhập khá cao cho ngânhàng từ các khoản phí Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh số hoạtđộng của phương thức này tăng trưởng không ổn định, điều này một phần là
Trang 35do sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, một phần là do sự thay đổitrong cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế.
Thanh toán L/C nhập là một trong những hoạt động quan trọng củaNHCT chi nhánh Hoàn Kiếm Hoạt động thanh toán L/C nhập chiếm tỷ trọngkhá cao trong tổng doanh thu được từ phương thức tín dụng chứng từ, khoảng73%
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Dựa vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 ta có nhận xét như sau:
Cả doanh số L/C mở và L/C thanh toán đều tăng trưởng không ổn định.Năm 2006, số lượng L/C tăng lên cả về số lượng L/C mở và L/C thanh toán
Số L/C mở tăng lên 63 món, tăng 16,6% so với năm 2005, số L/C thanh toántăng 33 món, tăng 6% Nhưng năm 2007, số món của cả L/C mở và L/C thanh
Trang 36toán lại có xu hướng giảm, cụ thể là L/C mở giảm 107 món, tuơng ứng là24,2% và L/C thanh toán giảm 121 món, tức là 20,6%.
b) Doanh số L/C nhập khẩu.
Bảng 2.6: Doanh số L/C mở và L/C thanh toán.
Đơn vị : triệu USD
% tăng giảm doanh số L/C
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 ta có nhận xét như sau:
Trong những năm qua, dưới tác động tích cực của nền kinh tế thế giới vàkinh tế trong nước, đồng thời cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo ngân hàngcông thương chi nhánh Hoàn Kiếm cũng như sự cố gắng của cán bộ phòng thanhtoán xuất nhập khẩu của ngân hàng, ngân hàng đã đẩy nhanh sự phát triển củahoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, dần nângdoanh số L/C mở cũng như doanh số L/C thanh toán Cụ thể: Năm 2006, L/C mở
Trang 37đạt 49 triệu USD, tăng 6 triệu USD tương ứng là 14% còn L/C thanh toán tăng54,8% Đặc biệt năm 2007, không chỉ hoạt động thanh toán bằng phương thứctín dụng chứng từ mà nghiệp vụ tài trợ thương mại tại chi nhánh cũng tương đối
ổn định và tăng trưởng một cách rõ rệt: doanh số L/C mở đạt 89 triệu USD tănggần gấp đôi so với năm 2006 và doanh số L/C thanh toán tăng 64,5% đạt 79 triệuUSD
Sau một năm gia nhập WTO, thương mại quốc tế nước ta đã có sự giatăng đột biến, chỉ nhìn những con số như: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
48 tỷ USD tăng 20% so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, hoạtđộng nhập khẩu tăng trưởng mạnh đạt 54,11 tỷ USD cũng đã thấy được nhữngnguyên nhân tác động đến sự phát triển của hoạt động thanh toán nhập qua chinhánh bằng phương thức tín dụng chứng từ Từ đó, làm cho năm 2007 trở thànhnăm phát triển và thành công trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ
Ngoài ra với ưu thế của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thìdoanh số mà phương thức này đóng góp trong tổng doanh số thanh toán nhậpchiếm một tỷ trọng không ít, nó đ ược thể hiện rõ nhất qua bảng 2.7 và sơ đồ 2.6sau đây
Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập
Đơn vị : triệu USD
Trang 38Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập
trong tổng doanh số thanh toán nhập
Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập
Tỷ trọng tổng doanh số thanh toán nhập
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Theo bảng 2.7 và biểu đồ 2.3, ta thấy với ưu thế của phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ, với đặc điểm cán cân thương mại của nước ta là nhậpsiêu và độ tin cậy giữa các doanh nghiệp nước ta với nước ngoài chưa cao nêndoanh số thanh toán L/C nhập luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh sốthanh toán nhập Năm 2005 doanh số thanh toán L/C nhập là 31 triệu USDchiếm tới 85% trong tổng doanh số thanh toán nhập, và các năm sau đó tỷ lệnày cũng được duy trì ở tỷ lệ cao tương ứng đó là 67% năm 2006 và 71% năm
2007 Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh của doanh số thanh toánnhập: Năm 2006 đạt 71,8 triệu USD tăng gần 98% so với năm 2005 và đạt 80triệu USD tăng 11,4% so với năm 2006 thì tỷ trọng doanh số L/C thanh toántrong tổng doanh số thanh toán nhập lại ngày càng giảm, chứng tỏ sự tăngtrưởng của doanh số L/C thanh toán nhập là không tương xứng với sự tăngtrưởng của tổng doanh số thanh toán nhập
Tuy vậy kết quả này đã phần nào khẳng định được vị thế cũng như uytín của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm về lĩnh vực nhập khẩu nhất là trong tìnhhình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay
Trang 39a) Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu
- Phí thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.8: Phí thanh toán L/C nhập khẩu.
Phát hành sửa đổi khác 20 USD/lần
Thanh toán L/C 0,2%, tối thiểu 15 USD , tối đa 500 USDCam kết thanh toán đối với L/C trả
ngay tính trên số tiền chênh lệch giữa
giá trị L/C và số tiền ký quỹ đối với
L/C có thời hạn thanh toán từ 3- dưới
6 tháng
0,25 %/quý/số tiền chênh lệch tối thiểu 10USD ,tối đa 500 USD
( Nguồn : Trang web ngân hàng công thương Việt Nam www icb.com)
Đây là mức phí áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng công thươngViệt Nam Mức phí có vai trò quan trọng đối với ngân hàng Mức phí đưa cầnphải đảm bảo tính cạnh tranh và đồng thời cũng phải phù hợp để bù đắp chiphí và đem lại thu nhập cho ngân hàng Tuy nhiên, so với ngân hàng khác nhưVietcombank, mức phí mở L/C hay phát hành sửa đổi vẫn còn cao (VCB: mởthư tín dụng: 20 USD, phát hành sửa đổi: 10 USD)
- Thu nhập thu được từ hoạt động thanh toán L/C nhập.
Thu nhập thu được từ hoạt động thanh toán L/C nhập được thể hiện quabảng sau:
Bảng 2.9 : Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu.
Trang 40Tỷ trọng tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Dựa vào bảng và biểu đồ trên ta thấy rằng thu nhập từ hoạt động thanhtoán L/C tăng trưởng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thunhập từ hoạt động thanh toán L/C Năm 2006 thu nhập từ hoạt động thanhtoán L/C nhập đạt 520 triệu VND tăng tương đối là 9,2% so với năm 2005đồng thời chiếm 65% trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C Năm
2007 đạt 606 triệu VND tăng 16,5% so với năm trước, và chiếm 73% trongtổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C
Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp thu nhập từ hoạt động thanh toán L/Cnhập trong tổng thu nhập trong hoạt động thanh toán L/C có xu hướng ngàycàng giảm, cụ thể tỷ trọng này ở năm 2005 là 80% nhưng đến năm 2006 chỉcòn 65% và 2007 thì là 73%
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do môi trường khách quan
và cũng có thể do bản thân ngân hàng, như ngân hàng chưa áp dụng đa dạngcác loại L/C nên chưa thu hút được khách hàng Hiện nay, chi nhánh áp dụngchủ yếu loại L/C không huỷ ngang, chiếm tới 97% tổng số L/C đang sử dụngtại chi nhánh, ngoài ra chi nhánh còn áp dụng 2 loại L/C nữa là L/C chuyểnnhượng và L/C xác nhận, việc áp dụng những L/C này tất nhiên đảm bảo antoàn cho các bên tham gia trong phương thức thanh toán TDCT song cònnhiều loại L/C khác như L/C tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ…mà cũng đượccác nhà kinh doanh XNK ưa thích thì chi nhánh chưa áp dụng được