1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank

86 470 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 513,5 KB

Nội dung

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mở ra cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng, điều này góp phần khuyến khích tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Những ngân hàng yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên, nếu muốn tồn tại. Hội nhập cũng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ hội cho ngành ngân hàng thực hiện cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các loại hình dịch vụ mới. Cũng một phần lý do đó mà hoạt động xuất nhập khẩu là chất xúc tác nối liền các nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển của mỗi quốc gia, tạo nên một guồng quay mới trong sự hợp tác và phát triển. Trong quỹ đạo chung đó, hàng nghìn ngân hàng trên thế giới, trong đó có Việt Nam không ngừng mở rộng, quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại thương với chức năng là trung gian, cầu nối giúp các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng kinh doanh của mình. Công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện với mục tiêu an toàn hiệu quả cho các bên tham gia với nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên hiệu quả nhất, được sử dụng nhiều nhất hiện nay là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức này đã đáp ứng phần nào mong muốn của các nhà kinh doanh thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhất là môi trường luật pháp, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa được phát triển mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mở ra cho nước tarất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tínhcạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng, điều này góp phầnkhuyến khích tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinhdoanh hiệu quả Những ngân hàng yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên, nếumuốn tồn tại Hội nhập cũng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước thâmnhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ hội cho ngành ngân hàng thực hiện cuộc traođổi, hợp tác quốc tế trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối,thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các loại hìnhdịch vụ mới Cũng một phần lý do đó mà hoạt động xuất nhập khẩu là chất xúc tácnối liền các nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển của mỗi quốc gia, tạo nên mộtguồng quay mới trong sự hợp tác và phát triển

Trong quỹ đạo chung đó, hàng nghìn ngân hàng trên thế giới, trong đó cóViệt Nam không ngừng mở rộng, quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại thương vớichức năng là trung gian, cầu nối giúp các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng kinhdoanh của mình Công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng đổi mới và ngày cànghoàn thiện với mục tiêu an toàn hiệu quả cho các bên tham gia với nhiều phươngthức thanh toán khác nhau, tuy nhiên hiệu quả nhất, được sử dụng nhiều nhất hiệnnay là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ Phương thức này đã đáp ứngphần nào mong muốn của các nhà kinh doanh thương mại quốc tế Tuy nhiên, trongđiều kiện hiện nay của Việt Nam, nhất là môi trường luật pháp, thanh toán bằngphương thức tín dụng chứng từ còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa được pháttriển mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàngTMCP Quân Đội nói riêng

Trang 2

Do vậy, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, với sựhướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong phòng Thanh toán quốc tế, em đã nghiêncứu và chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình:

“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại MBBank”

Bản chuyên đề tốt nghiệp này, em chia làm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM.

- Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

Em mong rằng, qua đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình, có thể giúp íchphần nào cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ củaNgân hàng ngày càng hoàn thiện, hiệu quả và an toàn

Do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và thời gian thực tập tạiNgân hàng TMCP Quân Đội, chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếusót, hạn chế, em mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo, cùng các

cô chú, anh chị cán bộ Ngân hàng để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS TS Phan Thị Thu Hà đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn em viết đề tài này

Em cũng xin cảm ơn các anh chị phòng Thanh toán quốc tế, Ngân hàngTMCP Quân Đội đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa thực tập và chuyên đềtốt nghiệp của mình

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng thanh toán theo

phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM

1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng chứng từ

1.1.1.Khái niệm và giải thích thuật ngữ

Một cách khái quát, ta có thể hiểu, Phương thức tín dụng chứng từ là một sựthỏa thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở L/C) mà mộtngân hàng ( ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C ( Letter

of Credit), theo đó, NHPH sẽ cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bênthứ ba ( người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từthanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C

Theo bộ tập quán quốc tế UCP 600, định nghĩa về tín dụng chứng từ đượcquy định tại điều 2 như sau: “ Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho

dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và khônghủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”

* Về tên gọi

Theo quy tắc giao dịch L/C thì chứng từ có thể ghi tiêu đề như yêu cầu củaTín dụng, ghi tiêu đề tương tự hay không ghi tiêu đề, miễn là nội dung phải thể hiệnđầy đủ chức năng của chứng từ yêu cầu, theo đó, một ngân hàng hành động theoyêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng hoặc trên danh nghĩa của chính mình,phải trả tiền hoặc trả theo lệnh của một người khác, chấp nhận và trả tiền hối phiếu

do người này ký phát, khi bộ chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điềukiện của tín dụng

Trang 4

người đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được đầy đủ hàng hóa về cả chất lượng và

số lượng do bộ chứng từ đại diện và tương xứng với số tiền đã bỏ ra

Do đó, rõ ràng rằng, nhà nhập khẩu có cơ sở để tin chắc rằng, ngân hàng sẽkhông trả tiền trước khi nhà xuất khẩu giao hàng, vì đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình

bộ chứng từ gửi hàng, cũng như nhà xuất khẩu tin rằng sẽ nhận được tiền hàng xuấtkhẩu nếu trao cho NHPH bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với quy định của L/C

1.1.2 Nội dung chủ yếu của L/C

Một L/C có quy định rõ ràng về 12 điều khoản trong hợp đồng như sau:

 Số hiệu L/C (Credit number)

Tất cả các thư tín dụng đều có số hiệu riêng của nó Tác dụng của số hiệu làtrao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện tín dụng Số hiệu của thư tíndụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ thanh toánchứng từ L/C

 Địa điểm phát hành L/C

Là nơi NHPH L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng Địa điểm này có

ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyếtnhững tranh chấp phát sinh về L/C

 Ngày phát hành L/C ( Date of issuance)

Là ngày :

- Bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C

- Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng

- Ngày phát sinh trách nhiệm không huỷ ngang của nhà nhập khẩutrong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C

- Để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng hạnnhư quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không

Thông thường, L/C được nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thờigian nhất định để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa gửi đi.Nếu L/C được mở sớm, thì có lợi cho nhà xuất khẩu có đủ điều kiện tốt cho chuyếnhàng gửi đi Tuy nhiên, nếu mở L/C quá sớm trước ngày giao hàng, thì bên nhập

Trang 5

khẩu bị đọng vốn do phải ký quỹ khi mở L/C Do đó, phải xác định thời điểm mở L/

C mà có lợi cho cả hai bên, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu

 Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến L/C

 Số tiền của L/C ( Credit amount)

Số tiền của L/C vừa được ghi bằng chữ, vừa được ghi bằng số và phải thốngnhất với nhau Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phảilàm thủ tục tiến hành sửa đổi L/C

Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, vì cùng tên gọi là đôla nhưng trên thếgiới lại có nhiều loại đôla khác nhau như đôla Mỹ, đôla Úc, đôla Canada, đôlaSingapore

Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thểđạt được dù là hàng giao có tính chất là nguyên cái hay là rời

 Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C

Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu nhà xuấtkhẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời gian đó và phù hợp với những điều quy địnhtrong L/C

Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu từ ngày mở L/C ( Date of Issuance)đếnngày hết hiệu lực L/C ( Expiry Date)

 Thời hạn trả tiền của L/C ( Date of payment)

Trang 6

Thời hạn trả tiền của L/C liên quan đến việc trả tiền trong kỳ hạn, điều nàyhoàn toàn phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng ngoại thương.

 Ngày giao hàng ( Shipment Date)

Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao hàng cũng được quy địnhtrong L/C Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C

 Những nội dung liên quan đến hàng hóa

Như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký

mã hiệu cũng được ghi vào thư tín dụng Để đảm bảo bức điện truyền đi một cách

an toàn, chính xác và đầy đủ thì dung lượng bức điện phải có giới hạn Do vậy, vớinhững hợp đồng có nội dung mô tả hàng hóa phức tạp, quá dài thì mục nội dung mô

tả chỉ được thể hiện vắn tắt trong bức điện, còn nội dung chi tiết sẽ được gửi bằngthư

 Những nội dung về giao nhận, vận tải hàng hóa

Như điều kiện cơ sở giao hàng ( FOB, CIF, CFR ), nơi gửi và nơi giaohàng, cách vận chuyển và cách giao hàng cũng được ghi vào thư tín dụng

 Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình

Đây là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy địnhtrong L/C là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoànthành nghĩa vụ giao hàng đúng như L/C quy định

Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH sẽ thanh toán tiền hàng chonhà xuất khẩu

Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, quyđịnh của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán, nhất là đối vớingười mua Nội dung quy định chứng từ bao gồm: Số loại chứng từ, số lượng mỗiloại, bản chính hay bản sao, người phát hành

Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện thanh toán trên cơ sở chứng

từ, chứ không dựa vào hàng hóa Các chứng từ thương mại quốc tế rất quan trọngbởi chúng kiểm soát sự vận động của hàng hóa Nhà xuất khẩu có nhận được tiềnhay không, nhanh hay chậm là tùy thuộc vào chứng từ Chính vì vậy, yêu cầu lập

Trang 7

chứng từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp với những điều khoản và điều kiệncủa L/C.

 Sự cam kết của NHPH

Đây là nội dung cuối cùng của L/C, ràng buộc trách nhiệm của NHPH phảithanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phùhợp

Ngoài những nội dung chính kể trên, khi cần thiết, ngân hàng mở L/C nhậpkhẩu có thể thêm những nội dung khác, như có thể hoàn trả tiền bằng điện

Và chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng L/C thực chất là một khế ước dân

sự, do vậy, người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lựcpháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ pháp luật Nếu mở L/C bằng thư, chữ kýtrên L/C phải đúng với chữ ký đã được thông báo cho nhau giữa hai ngân hàng mởL/C và ngân hàng thông báo L/C trong thỏa thuận đại lý giữa hai ngân hàng

1.1.3 Phân loại L/C

1.1.3.1 Các loại hình L/C cơ bản

Có ba loại:

- L/C không hủy ngang ( Irrevocable L/C)

Là L/C mà sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung

hay hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác

của các bên tham gia thư tín dụng

Một thư tín dụng không ghi chữ IRREVOCABLE thì vẫn được coi là khônghủy ngang

Đây là loại L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế

- L/C hủy ngang ( Revocable L/C)

Là L/C mà nhà nhập khẩu có quyền đề nghị với NHPH sửa đổi, bổ sung,hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và báo trước của nhàxuất khẩu Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnhhủy bỏ hoặc sửa đổi thì lệnh này không có giá trị

- L/C không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C)

Trang 8

Là L/C không thể hủy ngang Và theo yêu cầu của NHPH, một ngân hàngkhác xác nhận trả tiền cho L/C này Trách nhiệm trả tiền của NHXN giống nhưNHPH, do đó, NHPH phải trả phí xác nhận và thường là phải ký quỹ tại NHXN.

1.1.3.2 Các loại L/C đặc biệt

Có 6 loại:

- L/C chuyển nhượng ( Transferable L/C)

Là L/C không hủy ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượngmột phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như đòi tiền mà mình có đượccho người hưởng lợi thứ hai L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.Chi phí chuyển nhượng do người hưởng thụ ban đầu chịu

- L/C giáp lưng ( Back to back L/C)

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuấtkhẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp cho một L/Ckhác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu L/C đem đi thế chấp gọi là L/

C chủ, L/C sau gọi là L/C giáp lưng

- L/C tuần hoàn ( Revolving L/C)

Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc

đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục sử dụng mộtcách tuần hoàn trong một thời hạn nhất dịnhd cho đến khi tống giá trị hợp đồngđược thực hiện

- L/C dự phòng ( Standby L/C)

Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đãnhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng,hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngânhàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C, trong đó cam kết với người nhậpkhẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhànhập khẩu Và đó chính là L/C dự phòng

- L/C đối ứng ( Reciprocal L/C)

Trang 9

Là L/C mà chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở.Người mở L/C này là người hưởng lợi của L/C kia.

- L/C điều khoản đỏ ( Red clause L/C)

Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để muahàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo L/C đã mở Tiền ứng trước đượclấy từ tài khoản của người mở và NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoảncủa L/C mà không cam kết chịu trách nhiệm về số tiền đó

1.2.Thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.1.Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Trong một giao dịch L/C có mặt sự tham gia của các thành phần sau:

 Người yêu cầu, người mở, người xin mở L/C ( Application)

Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mại quốc

tế, người mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình pháthành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụhưởng

 Người thụ hưởng, người hưởng, người hưởng lợi ( Beneficiary)

Là bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanhtoán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C Tùy theo hoàn cảnh cụthể mà người hưởng lợi có tên gọi là người bán, nhà xuất khẩu, người ký phát hốiphiếu, người thắng thầu

 NHPH ( Issuing Bank)

Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người mở, điều này

có nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người mở NHPH thường được hai bên mua bánthỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán Nếu không có sự thỏa thuận trước,thì nhà nhập khẩu được phép lựa chọn NHPH NHPH còn có tên gọi khác là Ngânhàng Mở ( Opening Bank)

 NHTB ( Advising Bank)

Trang 10

Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầucủa NHPH NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH tạinước nhà xuất khẩu.

 NHXN ( Confirming Bank)

Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặctheo sự uỷ quyền của NHPH

 NHđCĐ ( Nominated Bank)

Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất

cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do

NHđCĐ bao gồm:

- Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank )

- Ngân hàng trả tiền ( Paying Bank)

- Ngân hàng chiết khấu ( Negotiating Bank)

- Ngân hàng chấp nhận ( Accepting Bank )

- Ngân hàng trả chậm ( Bank by deferred payment)

Trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi nhậnđược bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến

1.2.2.Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ

Bao gồm các bước sau:

(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mìnhyêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng

(2) Căn cứ vào đơn xin mở tín dụng, ngân hàng mở ( NHPH) thư tín dụng sẽ lậpmột thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuấtkhẩu ( NHTB) thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đếnngười xuất khẩu

(3) Khi nhận được thông báo này, NHTB sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn

bộ nội dung thông báo về việc mở thư tin dụng đó, và khi nhận được bản gốcthư tín dụng, thì chuyển ngay cho người xuất khẩu

Trang 11

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếukhông thì đề nghị NHPH L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp vớihợp đồng.

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tíndụng xuất trình thông qua NHTB cho NHPH L/C xin thanh toán

(6) NHPH L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiếnhành trả tiền cho người xuất khẩu Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từchối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu

(7) NHPH L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhậpkhẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán

(8) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụngthì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chốitrả tiền

Ta có thể tóm lược quá trình thanh toán thông qua sơ đồ sau

(3)(5)

(6)(1)

Trang 12

1.2.3.Các chính sách thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

1.2.3.1.Đối với trường hợp mở L/C

 Điều kiện mở L/C

Để được mở L/C, Doanh nghiệp phải mở tại ngân hàng các giấy tờ sau:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng ( Muốn mở tài khoản thì phải có số dư tàikhoản ít nhất là 500 USD, và kèm theo các giấy tờ sau:

+ Quyết định thành lập công ty

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng

 Cách thức mở L/C

Các giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng mở L/C

Đối với L/C trả ngay Đối với L/C trả chậm

- Giấy phép nhập khẩu ( nếu hàng

hóa được quản lý bằng giấy phép )

- Quota ( đối với hàng hóa được

quản lý bằng hạn ngạch)

- Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)

- Đơn xin mở L/C at sight ( theo

mẫu in sẵn của ngân hàng) Cơ sở viết

đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương

đã ký kết

- Giấy phép nhập khẩu ( nếu có)hoặc quota nhập

- Phương án bán hàng để thanhtoán hàng nhập

- Đơn xin mở L/C trả chậm ( theomẫu in sẵn của ngân hàng) Cơ sở kýkết là hợp đồng mua bán ngoại thương

đã ký kết

- Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả

nợ ( theo mẫu của ngân hàng)

Một số lưu ý khi làm đơn xin mở L/C

- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết, nhưng nhà nhậpkhẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình

- Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc hay kế toán trưởng của đơn vị nhậpkhẩu Nếu thực hiện nhập khẩu ủy thác thì trên đơn mở L/C phải có đầy đủ bốn chữký: chữ ký của Giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị nhập khẩu ủy thác, chữ kýcủa Giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị nhận ủy thác

Trang 13

- Để tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhậpkhẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.

- Nhà nhập khẩu nên xem bản L/C gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệquyền lợi của mình

1.2.3.2.Ký quỹ và thanh toán phí L/C

 Hiện nay ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ ( 100%, dưới 100% hoặc khôngcần ký quỹ) đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:

- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp

- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng

- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp

- Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu

- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của đơn vị nhậpkhẩu

 Cách thức ký quỹ

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, ngânhàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản ký quỹ Phòng nhập khẩu trực tiếplàm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang phòng kếtoán để thực hiện

- Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng nhỏ hơn số tiền ký quỹ, ngânhàng sẽ có hai cách sau:

+ Mua ngoại tệ để ký quỹ

+ Vay ngoại tệ để ký quỹ

1.2.3.3.Rủi ro trong thanh toán

Trang 14

Rủi ro trong thanh toán, đặc biệt trong thanh toán quốc tế là điều không tránhkhỏi Hiểu cặn kẽ những rủi ro này sẽ giúp cho các bên tham gia thanh toán có đượccác biện pháp phù hợp để đảm bảo lợi ích của chính mình Một số rủi ro trong thanhtoán thường gặp là:

 Đối với NHPH

Những rủi ro mà NHPH gặp phải là:

- Nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản

- Nhà xuất khẩu lừa đảo, lập chứng từ giả

- Quá trình vận chuyển gặp khó khăn

- Ngân hàng không thực hiện đúng quy tắc theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu

- Rủi ro tỷ giá

 Đối với NHXN

Khi không nắm được năng lực tài chính của NHPH mà đã đồng ý xác nhậntheo yêu cầu Do vậy, NHXN phải thanh toán cho NHPH khi họ thiếu thiện chí haymất khả năng thanh toán

- Rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán

- Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ

- Rủi ro trong quá trình vận chuyển

- Rủi ro do NHPH bị phá sản

1.3.Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

1.3.1 Khái niệm chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

Chất lượng là một khái niệm rất quen thuộc với loài người ngay từ thời cổxưa, tuy nhiên, chất lượng là một thuật ngữ gây nhiều tranh cãi

Trang 15

Tùy theo từng đối tượng sử dụng, mà chất lượng mang ý nghĩa khác nhau.Với người sản xuất, họ coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng quy định vàyêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận Chất lượng được sosánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả Docon người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau nên các hiểu về chất lượng làkhác nhau

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa chất lượng là một khái niệm khá trừutượng đến mức người ta không thể đi đến một khái niệm thống nhất, mặc dù sẽ cònnhiều thay đổi

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đãđưa ra định nghĩa sau:

“ Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệthống để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”

Ở đây nên hiểu yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay

bắt buộc của tập quán

Từ định nghĩa trên, ta rút ra các đặc điểm của chất lượng như sau:

1/ Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì một lý donào đó mà không được người sử dụng chấp nhận thì phải bị coi là chất lượng kém,cho dù trình độ công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có thể rất hiện đại Đây là kếtluận then chốt, và là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách và chiến lược kinhdoanh của mình

2/ Do chất lượng được đo lường bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biếnđộng, nên chất lượng cũng luôn biến động theo không gian và thời gian

3/ Khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm, ta phải xét đến mọi đặc tính của đốitượng có liên quan đến sự thỏa mãn của một nhu cầu cụ thể Các nhu cầu nàykhông chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như nhu cầumang tính pháp chế, nhu cầu của cả cộng đồng

Trang 16

4/ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng

có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhậnchúng, hoặc có khi chỉ phát hiện ra chúng trong quá trình sử dụng

5/ Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa như ta hiểu hàngngày, mà còn có thể áp dụng cho cả hệ thống, quá trình

Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫunhiên mà nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặtchẽ với nhau Nó là một khái niệm đa diện

Như phân tích ở trên, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào đều được kháchhàng đánh giá trên một số tiêu chí nhất định, nhưng quan trọng nhất, vẫn là tiêu chíchất lượng Thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ nói riêng là một dịch vụ do ngân hàng cung cấp tới những khách hàng làcác cá nhân, tổ chức Dịch vụ do ngân hàng cung cấp là khá hạn chế tại thời điểmhiện nay, do đó, các ngân hàng không thể thu hút khách hàng bằng cách tạo ra càngnhiều sản phẩm dịch vụ, mà điều quan trọng là tạo ra điểm nhấn của riêng mìnhthông qua chất lượng sản phẩm cung cấp Cùng một sản phẩm giống nhau, nhưngmỗi ngân hàng sẽ tạo ra bản sắc riêng khác nhau, tạo ra chất lượng khác nhau

Như vậy, có thể hiểu rằng, chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ là khả năng tập hợp tất cả các đặc tính của phương thức tín dụng chứng từ

mà đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia trong phương thức thanh toán này.Các đặc tính đó là độ an toàn cao, thời gian thanh toán ngắn, phí thanh toán hợp lý,thủ tục đơn giản, nhanh chóng, sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các cán bộ nhânviên ngân hàng Hay nói cách khác, chất lượng thanh toán là chất lượng một hoạtđộng của Ngân hàng, nhằm đáp ứng ba tiêu chí: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng,Đáp ứng được yêu cầu của hệ thống, và Mang lại thu nhập cho Ngân hàng ( Được

đề cập tại phần sau đây)

Trang 17

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

1.3.2.1 Mức độ thỏa mãn của khách hàng

Như ta đã biết, khách hàng là đối tượng vô cùng quan trọng đối với bất kỳmột ngân hàng nào Chất lượng của dịch vụ thanh toán ngày càng hoàn hảo thìkhách hàng sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng, thậm chí còn tác động đến một bộ phậnkhông nhỏ những khách hàng mới có nhu cầu thanh toán quốc tế tìm đến ngân hànggiao dịch

Mức độ thỏa mãn của khách hàng được thể hiện qua số lượng gia tăng cácchỉ tiêu: Số lượng L/C mở, Số lượng khách hàng mở L/C, và số món thanh toánL/C, điều kiện thanh toán cũng như thái độ cách thức phục vụ của nhân viên Ngânhàng

 Số lượng L/C mở, số lượng khách hàng

Số lượng khách hàng tham gia thanh toán bằng phương thức thanh toán tíndụng chứng từ phản ánh phạm vi ảnh hưởng của Ngân hàng đối với khách hàng Sốlượng khách hàng tiến hành giao dịch với Ngân hàng càng nhiều, chứng tỏ Ngânhàng có phạm vi ảnh hưởng càng cao đến khách hàng

Việc gia tăng số lượng khách hàng xin mở L/C luôn gắn liền với việc giatăng số lượng hồ sơ xin mở L/C, tức là gia tăng mức độ quan hệ thương mại

Số lượng hồ sơ mở L/C được hiểu là số lượng những hợp đồng thanh toánxuất nhập khẩu được thực hiện thông qua ngân hàng

Một khía cạnh khác cần đề cập đến, không chỉ mang lại khoản thu nhập chongân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ, đó là còn liên quan đến mối quan hệthương mại Một ngân hàng có số lượng L/C xin mở càng nhiều, chứng tỏ ngânhàng này có mối liên hệ khá rộng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có uytín đối với khách hàng cả trong nước và quốc tế

Doanh số thanh toán từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ tăng lên là cơ sở gia tăng số lượng hồ sơ mở L/C tại ngân hàng.Thực tế cho thấy, khách hàng luôn tìm đến ngân hàng nào có kết quả kinh doanh

Trang 18

cao, hoạt động hiệu quả và có uy tín Do đó, ngân hàng có số lượng lớn khách hàngtham gia thanh toán L/C càng lớn, thì chất lượng của quá trình thanh toán này càng

c ao

 Điều kiện thanh toán

Điều kiện thanh toán cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ thỏa mãn củakhách hàng Đó là một tập hợp của nhiều các yếu tố như: mức phí hợp lý, thời gianthanh toán ngắn, thủ tục đơn giản, chính sách tỷ giá hợp lý, lãi suất phù hợp, gọnnhẹ

Thời gian thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thanhtoán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Xuất phát từ tính chất thanh toánquốc tế, thanh toán tiền hàng ở các nước khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cách xa

về mặt địa lý nên việc thanh toán thường chậm trễ, thời gian thanh toán bị kéo dài .Ngoài ra còn xuất phát từ bản thân ngân hàng, đó là các thủ tục pháp lý Nếu thủ tụcrườm rà, phức tạp, nhiều điều kiện sẽ dẫn đến tình trạng đọng vốn, kinh doanh kémhiệu quả đối với các nhà xuất khẩu Do đó, thời gian thanh toán ngắn là căn cứ đểcác doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn ngân hàng phục vụ trong quá trình thanhtoán

Mức phí hợp lý được đề cập ở đây gồm có phí dịch vụ thanh toán và cáckhoản phí khác có liên quan Mức phí hợp lý luôn là mối quan tâm lớn của kháchhàng Một mức phí hợp lý có thể chấp nhận được là căn cứ để khách hàng lựa chọnngân hàng cho mình

Một số khách hàng khi ký kết hợp đồng không đủ nguồn tài chính, phải đivay ngân hàng, có thể là nội tệ hay đồng ngoại tệ Thông thường Ngân hàng chỉđồng ý cho vay khi có tài sản đảm bảo, nhưng có trường hợp cho vay đối với kháchhàng truyền thống Một mức lãi suất vay phù hợp, luôn khiến cho khách hàng tintưởng và ủng hộ ngân hàng nhiều hơn Hơn nữa, cũng do chính sách tỷ giá mà sẽkhuyến khích nhập khẩu hay xuất khẩu

 Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng, dịch vụ trợ giúp, tư vấn kháchhàng

Trang 19

Rất nhiều khách hàng băn khoăn không biết lựa chọn ngân hàng đại lý,phương thức thanh toán cũng như là trình tự thực hiện giao dịch khi tiến hành mộtthương vụ kinh doanh của mình Phát triển, hoàn thiện dịch vụ tư vấn khách hàngthông qua các khóa đào tạo bài bản các nhân viên cán bộ ngân hàng, song song phảitiến hành nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên,đó là điều cầnphải thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụngchúng từ của bất cứ một ngân hàng nào

Các nhà nhập khẩu có thể gặp khó khăn về vốn, sự lựa chọn L/C phù hợpcũng như là hoàn thiện các loại giấy tờ kèm theo Để hỗ trợ cho khách hàng, ngânhàng đưa ra các hình thức sau: cho vay ký quỹ L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửihàng, bảo lãnh nhận hàng hay bảo lãnh trả chậm Hay cung cấp các dịch vụ tư vấncho khách hàng Do đó, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng một phần thu hút kháchhàng, đáp ứng nhu cầu của họ, đồng thời giảm thiểu mức độ rủi ro, rút ngắn thờigian thanh toán từ đó góp phần nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thứctín dụng chứng từ

Tất cả những yếu tố trên, về điều kiện thanh toán cũng như thái độ phục vụ,dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng, là những yếu tố quan trọng quyết định sự giatăng số lượng khách hàng, số lượng L/C và trị giá của mỗi L/C, do xuất phát từnguyên nhân đơn giản: số lượng khách hàng và số lượng L/C có thể là do chínhsách của nhà nước, nhằm khuyến khích xuất nhập khẩu tăng, hay do số lượng kháchhàng tham gia kinh doanh tăng, không phải từ nguyên nhân chất lượng thanh toántăng nhanh Hiểu được điều này, sẽ giúp cho mỗi Ngân hàng có cái nhìn, đánh giá,

và xây dựng chiến lược nhằm nâng cao chất lượng thanh toán hơn nữa

Như vậy, sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thanh toánquốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng là chỉ tiêu quan trọngđánh giá chất lượng của phương thức

Trang 20

1.3.2.2 Tính an toàn trong quá trình thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Rủi ro trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ như

đã phân tích ở trên là khá lớn Hơn nữa, mục tiêu hoạt động của bất kỳ một ngânhàng là độ an toàn cao và khả năng sinh lời lớn Do đó, ngân hàng nào kiểm soátđược những rủi ro thường gặp, tăng cường mức độ an toàn thì luôn thu hút được sựquan tâm chú ý của khách hàng

Tính an toàn ở đây được hiểu không chỉ là sự hoàn hảo trong việc cung cấpphương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đó là sự giảm thiểu sai sót trong giaodịch và rủi ro trong việc cung cấp dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm thiểu

tỷ lệ nợ quá hạn hay việc hạn chế có quá nhiều L/C trả chậm

1.3.2.3 Thu nhập từ hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

NHTM là một đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục tiêu antoàn và sinh lợi Vì thế, mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng mục tiêu cuốicùng là tạo thu nhập Và đối với việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng

từ thì số lượng bộ hồ sơ L/C phát sinh và thực hiện thanh toán là cơ sở giúp ngânhàng gia tăng doanh số, thu nhập của mình

Ta có công thức tính doanh số thanh toán và phí thu từ hoạt động thanh toánquốc tế:

Doanh số thanh toán = Phí thu từ hoạt động thanh toán * Số hồ sơ thanh toán

Phí thu từ hoạt động thanh toán = Phí suất * Trị giá bộ hồ sơ thanh toán

Với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có biểu phí khác nhau cho hoạt động thanhtoán quốc tế nói chung và bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng Đồngthời, các ngân hàng còn quy định mức phí cao nhất và thấp nhất có thể nhằm tăngnăng lực cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ

Doanh số cho biết ngân hàng đó hoạt động có hiệu quả hay không, từ đó tạođiều kiện mở rộng mối quan hệ trong các lĩnh vực: tín dụng, thanh toán quốc

Trang 21

tê Nó cũng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán như thế nào, tốt hay khôngtốt Thực tế cho thấy rằng, những ngân hàng nào hoạt động hiệu quả, có uy tín luôn

là lựa chọn của các nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu lớn trong hoạt động ngoạithương Và tương ứng, những ngân hàng quy mô nhỏ, chưa gây dựng được uy tín vềlĩnh vực thanh toán quốc tế, thì thường được các nhà xuất, nhập khẩu nhỏ lựa chọn

Do đó, doanh số thanh toán nhập khẩu, xuất khẩu luôn tương đương với quy mô củangân hàng

Mặt khác, sự tăng lên trong doanh số thanh toán có sự tác động đến việc mởrộng thị trường hoạt động thanh toán quốc tế, nảy sinh nhiều quan hệ với số lượnglớn khách hàng, với nhiều ngân hàng Đây là điều kiện giúp ngân hàng nâng cao,

mở rộng hoạt động thanh toán, đặc biệt là qua phương thức tín dụng chứng từ

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán bằng phương thứctín dụng chứng từ, khách quan có, chủ quan cũng có Làm rõ được những nhân tốtác động này sẽ giúp ngân hàng tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng thanhtoán bằng phương thức được ưa chuộng hiện nay – phương thức tín dụng chứng từ

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng phải kể đến, đó là:

 Nhân tố quốc gia: Quốc gia đó tham gia như thế nào vào thị trường quốc tế,đưa ra các chính sách gì là nhân tố tác động đến chất lượng thanh toán theo phươngthức thanh toán quốc tế của Ngân hàng

- Việc chính phủ khuyến khích nhập khẩu hay xuất khẩu thông qua thuế suất,chính sách tỷ giá và các hình thức ưu đãi khác đều tác động đáng kể kim ngạch xuấtnhập khẩu của một quốc gia Từ đó tăng số lượng, trị giá L/C hay số lượng kháchhàng tiến hành giao dịch tại Ngân hàng thông qua phương thức thanh toán L/C

- Hệ thống thanh toán quốc tế càng tuân theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế baonhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, sở dĩ như vậy vì giảm thiểu được rủi ro rất có thể xảy

ra cho bản thân khách hàng cũng như ngân hàng

Trang 22

- Thị trường tài chính của nước ta đang ngày càng được mở rộng ra khu vực

và trên thế giới Bản thân mỗi ngân hàng đều có một hệ thống các ngân hàng đại lýtrên phạm vi toàn thế giới Do vậy, luôn cung cấp cho khách hàng của mình sự lựachọn ngân hàng đại lý phù hợp và độ an toàn ở mức cao nhất

 Nhân tố thuộc Ngân hàng:

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên

Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn đi kèm với rủi ro, đây

là phương thức thanh toán yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận, chặt chẽ và khá phức tạp Nhưvậy, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đòi hỏi về năng lực, trình độ chuyên môncủa cán bộ nhân viên ngân hàng là điều tất yếu Cán bộ nhân viên có kiến thức sâurộng thì mới có thể thực hiện nghiệp vụ L/C một cách nhanh chóng và hiệu quảđược thể hiện qua việc kiểm tra, xử lý, kiểm soát chứng từ cũng như tư vấn kháchhàng trong quá trình mở L/C Ngoài ra còn yêu cầu về tinh thần thái độ làm việccủa cán bộ nhân viên Niềm nở, nhiệt tình luôn thu hút được sự chú ý của kháchhàng Kết hợp những yếu tố trên, chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng thanh toán bằngphương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng

- Công nghệ ngân hàng, các máy móc thiết bị

Thông qua hệ thống công nghệ mà ngân hàng sử dụng, khách hàng phần nàođánh giá được chất lượng của dịch vụ thanh toán Trình độ công nghệ càng hiện đạibao nhiêu, càng góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, rút ngắn thời gian xử lýnghiệp vụ, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Hiệnnay, phần lớn các ngân hàng đều sử dụng mạng SWIFT ( Society for worldwideinterbank financial telecommunication) do các đặc tính nổi trội của nó: nhanhchóng, hiệu quả, an toàn, chi phí thấp Do đó, hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngânhàng cùng trang thiết bị là điều kiện cần để nâng cao chất lượng thanh toán bằngphương thức tín dụng chứng từ

Trang 23

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

Căn cứ vào các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ, thì ngoài NHPH, NHTB L/C ảnh hưởng tới chất lượng phương thứ, còn có cácnhân tố khác là:

- Xuất phát từ nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có ảnh hưởng khá quan trọng đến phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ liên quan đến rủi ro, thời gian và tốc độ thanhtoán L/C Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:

+ Trình độ của khách hàng: Quá trình thanh toán sẽ diễn ra hoàn hảo hơn, tránhđược rủi ro nhiều hơn, thời gian thanh toán nhanh chóng hơn nếu như các nhàxuất nhập khẩu hiểu rõ về quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C

+ Năng lực kinh doanh của khách hàng: Được thể hiện qua khả năng tài chính, uytín của khách hàng trên thương trường Khách hàng làm ăn hiệu quả, có tiềm lực tàichính vững mạnh thì khả năng hoàn trả nợ vay ký quỹ mở L/C, thanh toán tiền hàng

sẽ được đảm bảo

+Đạo đức của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu: Như đã phân tích trong phần cácrủi ro mà nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể gặp phải như giao hàng không đúngnhư trong hợp đồng, hoặc thanh toán không đúng thời gian đều làm ảnh hưởng tớiquá trình thanh toán Do đó nó ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán bằng phươngthức tín dụng chứng từ khi ngân hàng gặp phải những rủi ro này

- Xuất phát từ ngân hang đại lý

Ngân hàng đại lý là ngân hàng ở nước nhà xuất khẩu Do đó, nó cũng ảnhhưởng đến chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngânhàng Khi mối quan hệ giữa ngân hàng với ngân hàng đại lý càng rộng thì quá trìnhthanh toán sẽ diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ hơn mà không cần phải qua quá nhiềungân hàng trung gian khác Tuy nhiên, cũng cần đòi hỏi ngân hàng đại lý cũng phải

là một ngân hàng có uy tín, và thiện chí hợp tác giữa các bên

- Môi trường khách quan

Trang 24

Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành tại các nước khác nhau, cách xa vềmặt địa lý, khác biệt về phong tục tập quán, văn hóa, môi trường kinh doanh cũngnhư yếu tố luật pháp Vì vậy nó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thanh toánquốc tế nói chung và bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.

Như vậy, đánh giá, xem xét các nhân tố khách quan cũng như chủ quan ảnhhưởng đến chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là một nhiệm

vụ quan trọng của mỗi ngân hàng, để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời,linh hoạt nhằm ngày càng hoàn thiện phương thức thanh toán quan trọng này

Trang 25

Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP Quân Đội từ năm 2004 – 2007

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển khu vực kinh tế quốc phòng,các doanh DNQĐ cần có một nguồn vốn hỗ trợ và các dịch vụ ngân hàng để đápứng kịp thời nhu cầu hoạt động SXKD của mình cho nên Ngân hàng Quân Đội đãđược hình thành từ vốn góp của các DNQĐ và các cổ đông trong cả nước .Ngày 4 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng Quân Đội đã chính thức được khai trương

và đi vào hoạt động theo Quyết định số 00374/GP-UB (ngày 30 tháng 12 năm1993) của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Giấy phép số 0054/NH-GP (ngày

14 tháng 9 năm 1994) của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Mục tiêu ban đầu vàcũng là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Quân Đội là phục vụ và đáp ứng nhucầu của các DNQĐ trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính Trong hơn một thập kỷqua, trước bao thách thức, khó khăn, Ngân hàng đã từng bước phát triển, trở thànhngười bạn đồng hành của các Doanh nghiệp Quân Đội trong việc hỗ trợ nguồn vốngóp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiện nay, Ngân hàng Quân Độiđược đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại ViệtNam

Những ngày đầu thành lập, Ngân hàng Quân Đội gặp không ít khó khăn, cơ

sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ nhân viên trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế,quy mô, địa bàn hoạt động tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, khách hàng cònchưa biết nhiều đến thương hiệu “Ngân hàng Quân Đội” Được sự quan tâm giúp đỡcủa Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng và nỗ lực vươn lên khôngngừng của tập thể cán bộ nhân viên, Ngân hàng Quân Đội đã từng bước vượt quakhó khăn để đứng vững và phát triển Mạng lưới trong nước ngày càng được mởrộng rất nhiều chi nhánh được thành lập và rất nhiều những điểm giao dịch đượcđưa vào hoạt động Không chỉ mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước, mạng lưới

Trang 26

các ngân hàng, đại lý đã được Ngân hàng Quân Đội mở rộng ra trên khắp các châulục với hơn 600 Ngân hàng của trên 56 quốc gia.

NHTMCP Quân Đội là một trong những ngân hàng TMCP có hiệu quả hoạtđộng cao, tăng trưởng liên tục và bền vững Năm 2007, song song với việc khôngngừng mở rộng mạng lưới hoạt động tại nhiều tỉnh và thành phố lớn trên cả nước,NHTMCP Quân Đội cũng đã đạt được những kết quả khả quan với mức lợi nhuậnđạt 610 tỷ đồng NHTMCP Quân Đội đang phấn đấu đưa con số này lên trên 700 tỷđồng trong năm 2008 Ngay trong 2 tháng đầu năm 2008, mặc dù thị trường tàichính gặp không ít khó khăn, NHTMCP Quân Đội là một trong ít các ngân hànghoạt động ổn định đồng thời duy trì được tính thanh khoản cao và đạt mức lợinhuận ấn tượng là hơn 150 tỷ đồng

* Các giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu đã đạt được:

- Được Ngân hàng Nhà nước trao tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích gópphần hoàn thành nhiệm vụ năm 2003 (theo Quyết định số 1399/ QĿ - NHNN29/ 10/ 2004)

- Đạt giải thương hiệu mạnh 2005 do người tiêu dùng bình chọn

- Giải thưởng “Ngân hàng đại lý thanh toán quốc tế và quản lý vốn tốt nhất 2005”của Ngân hàng UBOC

- Bằng khen về thành tích đóng thuế do Cục thuế trao tặng

- Nhiều năm liền được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A II

- 2005, được ngân hàng HSBC công nhận là “Ngân hàng xuất sắc trong dịch vụthanh toán toàn cầu và quản lý vốn”

- 2006, Ngân hàng Quân Đội (NHTMCP Quân Đội) vừa nhận được chứng chỉ

công nhận “Ngân hàng đạt chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2006”

do tập đoàn tài chính Standard Chartered – Vương Quốc Anh trao tặng

- 2007, đạt cúp thương hiệu mạnh Việt Nam 2007

2.1.1.1.Quy mô vốn điều lệ

Ban đầu là 450 tỷ đồng

Đến năm 2006, Vốn điều lệ tăng lên đến 1045,2 tỷ đồng

Trang 27

Và năm 2007, con số này là 2000 tỷ đồng

2.1.1.2 Mạng lưới

Tính đến thời điểm năm 2007, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng đã pháttriển rộng khắp, gồm có ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hải Phòng, Đà Nẵng,Phú Thọ Bình Định, Cần Thơ và Thừa Thiên Huế

Ngoài ra có các công ty trực thuộc sau :

- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ( AMC )

- Công ty chứng khoán Thăng Long ( TSC )

- Công ty Chứng khoán Thăng Long – PGD

- Công ty Chứng khoán Thăng Long – CN Hồ Chí Minh

- Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Hà Nội ( Hanoi Fund )

Ngân hàng TMCP Quân Đội đang phát triển theo hướng Ngân hàng đa năng,tham gia góp vốn đầu tư vào các đơn vị trực thuộc đã hoạt động có hiệu quả, có lợinhuận và tạo được uy tín trên thị trường Đặc biệt công tác quản trị rủi ro được đặtlên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để giảm thiểu rủi ri không chỉ choNgân hàng mà còn hướng đến đối tượng khách hàng Ngân hàng TMCP Quân Độiluôn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý

2.1.1.3 Sản phẩm

Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội không ngừng được

đa dạng hóa theo hướng hoàn thiện và phát huy truyền thống kết hợp với việc pháttriển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đạinhư: hệ thống thanh toán qua thẻ, Mobile Banking, và Internet Banking, Mạng lướimáy chấp nhận thẻ P.O.S Những tiện ích này đã mở rộng thêm kênh phân phốisản phẩm dịch vụ ngân hàng Đến nay hàng ngàn khách hàng đã thường xuyên sửdụng tiện ích này để truy vấn thông tin tài khoản, thông tin MB

2.1.1.4 Đối tác

Đối tác lớn là Ngân hàng bao gồm những đối tác lớn như ở Việt Nam cóVietcombank là cổ đông của NHTMCP Quân Đội và đã giúp đỡ rất nhiều trong việctìm thị phần ở các lĩnh vực như ngân hàng bán lẻ và NHTMCP Quân Đội cũng ở

Trang 28

trong mạng lưới liên minh thẻ với Vietcombank Ngân hàng hàng nước ngoài lớn

mà NHTMCP Quân Đội tham gia hợp tác là Citibank của Mỹ

Còn với những đối tác lớn là các doanh nghiệp thì NHTMCP Quân Đội đãthiết lập được mối quan hệ với một số đối tác lớn như Quân khu 2, Viettel, Xăngdầu Quân Đội, các công ty thuộc Tổng cục kỹ thuật, Tổng công ty giấy Việt Nam,Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty rượu Đồng Xuân, Nhà phânphối của YAMAHA, HONDA, các khách hàng là vệ tinh của Tổng công ty giấyViệt Nam… Đặc biệt Ngân hàng Quân Đội (NHTMCP Quân Đội) đã ký hợp đồnghợp tác toàn diện với Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) Với những đối tác lớn làcác doanh nghiệp thì NHTMCP Quân Đội có những ưu đãi đặc biệt với các doanhnghiệp này trong các dịch vụ ngân hàng như tín dụng, thanh toán quốc tế Bêncạnh đó các doanh nghiệp lớn như Viettel thì cũng có những chương trình hợp tácnhằm nâng cao thương hiệu của NHTMCP Quân Đội thông qua những dự án cũngnhư những hoạt động do Viettel đứng ra tổ chức Với sự quan hệ mật thiết của cácđối tác lớn đáng tin cậy cho nên những hoạt động của NHTMCP Quân Đội luônđược hỗ trợ cho nên thương hiệu của ngân hàng ngày càng tốt trên thị trường

2.1.1.5 Nguồn nhân lực

Ngân hàng luôn nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sứcmạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốtcủaNgân hàng được cử đi đào tạo ở trong và ngoài nước Trong khoảng thời gian từnăm 2005 đến năm 2007, gần 600 cán bộ nhân viên đã được tuyển dụng vào làmviệc tại Ngân hàng Do vậy, hiện nay có hơn 1000 cán bộ, nhân viên đang làm việccống hiến tại Ngân hàng với những chính sách và đãi ngộ thỏa đáng Và dự kiếntrong năm tới, con số này sẽ tăng lên 50 – 60%

2.1.2 Sơ đồ mô hình bộ máy tổ chức

Trang 29

Đại hội đồng Cổ Đông

Cty quản lý quỹ đầu tư HN Cty Chứng khoán Thăng Long Công ty AMC

Phòng đầu tư & Dự án

Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối quản lý tín dụng

Phòng KHTH & Pháp chế Trung tâm công nghệ thông tin

Khối tổ chức-nhân sự-hành chính

Phòng tài chính kế toán

Phòng nghiên cứu phát triển

& xây dụng chính sách

Sở giao dịch và các chi nhánh

Trang 30

2.1.3 Các hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong năm 2007

2.1.3.1 Kết quả các hoạt động kinh doanh chính

 Tăng vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Ngân hàng đến 31/12/2006 đạt 1045,2 tỷ đồng, tăng 2,32 lần

so đầu năm Trong năm 2006, Ngân hàng cũng đã phát hành thành công 220 tỷđồng trái phiếu chuyển đổi với thời gian là 5 năm, chuyển đổi thành cổ phiếu theo

tỷ lệ 1:1 Và trong suốt thời gian nắm giữ, các cổ đông sẽ được hưởng mức lãi suất8%/ năm Đến hết năm 2007, số vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên đến 2000 tỷđồng Dự định là 3400 tỷ năm 2008

 Huy động vốn

Đến năm 2007 thì tổng vốn huy động đã lên tới 23010 tỷ đồng tăng gấp 2lần năm 2006 Trong đó lượng vốn huy động từ dân cư rất tốt tăng trưởng đều vàchiếm tỷ trọng 50% lượng vốn huy động Trong năm ngân hàng đã thực hiện thànhcông chương trình tiết kiệm dự thưởng “Du xuân cùng MB” Bên cạnh đó thì đầunăm 2008 ngân hàng cũng tổ chức thành công chương trình “ Tiết kiệm MB, trúngBMW” và đã thực hiện trao thưởng cho khách hàng trúng thưởng Tiền gửi của các

tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh với tốc độ tăng đến 70% so với đầu năm 2007.Vớinhững thành công trong công tác huy động vốn thì ta thấy rằng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng cũng từ đó mà tăng rất nhanh Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luônhơn 8% theo đúng quy định của NHNN

 Tình hình sử dụng vốn

Tính đến cuối năm 2007 thì tổng dư nợ của toàn hệ thống tăng rất nhanh, đạt

10915 tỷ đồng, tăng 77% Trong năm, Ngân hàng TMCP Quân Đội tiếp tục tậptrung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ và tín dụng bán lẻ Tỷ trọng cho vay khối khách hàng cá nhân đãtăng lên đáng kể trong tỷ trọng cho vay so với thời điểm đầu năm, hoàn thành kếhoạch đề ra

Về quản lý chất lượng tín dụng Ngân hàng đã từng bước xây dựng và hoànthiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng, chỉ đạo các chi nhánh thực hiện

Trang 31

nghiêm túc Quyết định 493 và Quyết định 18 sửa đổi bổ sung của Ngân hàng Nhànước.

 Hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh vẫn tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng gópnhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Doanh số bảo lãnh tăng nhưng chất lượng của hoạtđộng bảo lãnh vân được đảm bảo Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng vẫn chưaphải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào

 Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ

Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại tệ đã đảm bảo việc quản lý thanhkhoản, quản lý dự trữ bắt buộc toàn hệ thống một cách chặt chẽ, quản lý vốn tậptrung thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng,quản lý chặt chẽ tài khoản Nostro Ngoài ra, Ngân hàng đã tích cực tham gia trên thịtrường liên Ngân hàng, tham gia thị trường mở, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu,cầm cố giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, đối ứng sản phẩm với cácNgân hàng HSBC, Citibank, Standard Chartered Bank Lợi nhuận liên tục tăngnhanh

 Hoạt động thanh toán quốc tế

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1766 triệu USD, tăng 123,3% so nămtrước Tuy các L/C không có giá trị lớn như năm trước nhưng số lượng giao dịch lạităng lên tương đối khá và lượng khách hàng giao dịch cũng tăng Trong năm, Ngânhàng đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với yêu cầuphát triển của Ngân hàng, hỗ trợ về nghiệp vụ cho các chi nhánh chưa có bộ phậnthanh toán quốc tế, tổ chức Hội thảo “ Ngân hàng TMCP Quân Đội với các doanhnghiệp xuất nhập khẩu tại Hải Phòng”, quản lý tốt hệ thống SWIFT của toàn hệthống, đảm bảo an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngoài

Hoạt động quan hệ quốc tế cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận Hiện nay,Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 600 Ngân hàng trên toàn thế giới,được một số Ngân hàng lớn cấp cho hạn mức tín dụng xác nhận L/C với giá trị lớn,giải quyết được các khó khăn khi thông báo L/C vào thị trường Trung Quốc, rút

Trang 32

ngắn thời gian thông báo L/C từ 1 tuần xuống còn 1 ngày Thanh toán hàng đổihàng với các Ngân hàng tại Liên bang Nga được quản lý chặt chẽ, an toàn và chínhxác.

 Hoạt động kinh doanh thẻ

Trong năm Ngân hàng đã triển khai lắp đặt 52 POS là lắp đặt mới 32 ATM.Đây là kết quả tăng trưởng khá, thể hiện quyết tâm cao của toàn hệ thống Ngânhàng

Năm 2006, Ngân hàng đã tổ chức lại Phòng thẻ thành Trung tâm thẻ, phốihợp với tư vấn xây dựng đề án chiến lược phát triển Thẻ, lựa chọn đối tác cung cấpphần mềm Thẻ Đồng thời, triển khai thanh toán cước Viettel qua ATM và đề ánthanh toán cước trả trước tự động cho Viettel

 Phát triển Sản phẩm, dịch vụ

Trong năm, Ngân hàng đã phối hợp với VNET hoàn thiện và đưa ra chínhthức sản phẩm SMS Banking vào tháng 6 năm 2006, sản phẩm Internet Bankingvào tháng 9 năm 2006 Tiếp tục hoàn thiện cho vay du học, cho vay chứng khóan,phát triển các sản phẩm liên kết với Viettel, sản phẩm chiết khấu, cho vay đối vớidoanh nghiệp xây lắp, cho vay theo món, hạn mức và cho vay dựa trên tài sản

 Hoạt động đầu tư

Tính đến năm 31/12/2006, tổng số vốn góp, liên doanh, cổ phần của Ngânhàng là 174,8 tỷ, tăng 3,4 lần so với đầu năm Các hoạt động đầu tư góp vốn đượcthực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần DNNN bán đấu giá lầnđầu khi Cô phần hóa, mua cổ phần Cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ đầu tưchứng khoán, giao dịch Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và các hoạt động

Ủy thác, giao dịch thông qua trụ sở chính Danh mục đầu tư của Ngân hàng có chấtlượng tốt

Nhìn chung, hoạt động góp vốn đầu tư cổ phần của Ngân hàng vẫn đảm bảotuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP QuânĐội về quản lý góp vốn đầu tư

Trang 33

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu từ 2001 – 2007

Trang 34

- Lợi nhuận trước thuế

Trang 35

2.1.3.2 Công tác tài chính – kế toán

2005, 2006 của Tổng cục thuế được thực hiện tốt

 Về hoạt động kiểm soát nội bộ

Đã thực hiện các chương trình kiểm tra nội bộ các đơn vị Kiểm tra việc thựchiện Quy chế, quy trình các hoạt động nghiệp vụ, kiểm tra việc chấp hành của Ngânhàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, kịp thời phát hiệncác sai sót và đưa ra các ý kiến tham mưu cho Ban lãnh đạo Kểm toán Báo cáo tàichính Ngân hàng Quân Đội theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn kế toán trongnước

 Về hoạt động kho quỹ

Hoạt động kho quỹ vẫn đảm bảo an toàn Vẫn đảm bảo thu chi chínhxác, đầy đủ kịp thời cho khách hàng, từng bước triển khai mô hình giao dịchmột cửa tại một số chi nhánh

 Về công tác quản lý tài chính

Công tác quản lý tài chính với việc thực hiện kế toán chi phí, giao và kiểmtra việc thực hiện kế hoạch đối với các đơn vị kinh doanh nhằm hoàn thành tốt kếhoạch đề ra cho cả hệ thống đã được thực hiện tốt hơn Đối với việc quản lý chitiêu, Ngân hàng luôn chủ trương thực hành tiết kiệm, chấp hành nghiêm chỉnh cácquy định của Nhà nước về chi tiêu, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế, ban hành quychế tài chính trong toàn hệ thống

2.1.3.3 Đế án đổi mới

Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đổi mới theo lộ trình của Kếhoạch chiến lược đã đề ra, cụ thể như sau:

Trang 36

 Đổi mới mô hình tổ chức

Ngân hàng tiếp tục bổ sung nhân sự cho các phòng ban, củng cố hoạt độngcủa các Khối khách hàng doanh nghiệp và Khối khách hàng cá nhân, thành lập thíđiểm phòng Khách hàng doanh nghiệp, khách hầng cá nhân tại chi nhánh Điện BiênPhủ, hoàn thiện một số quy trình, quy chế hoạt động của các phòng ban Trong kỳ,Ngân hàng cũng đã thành lập công ty thành viên của Ngân hàng là Công ty Quản lýquỹ theo như kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua

- Đối với Khách hàng cá nhân

Ban hành quy chế hoạt động của Khối khách hàng cá nhân, quy chế hoạtđộng Phòng dịch vụ Khách hàng cá nhân tại các chi nhánh cấp 1, quy định về chứcnăng nhiêm vụ phòng Phát triển Khách hàng cá nhân Hội sở, ban hành quy trìnhcho vay Khách hàng cá nhân, chuẩn hóa mẫu hồ sơ tín dụng và các mẫu biểu liênquan, quy trình giao dịch một cửa Đồng thời, soạn thảo và báo cáo ban lãnh đạocác đề án phát triển mạng lưới TP Hà Nội, TP HCM, đề án Call Centre, phát triểndịch vụ kiều hối Ban hành một số sản phẩm cho vay du học, cho vay chứng khoán,phối hợp với các chi nhánh phát triển mở rộng được 13 điểm giao dịch

- Đối với Khách hàng doanh nghiệp

Xây dựng quy chế hoạt động của Khối Khách hàng doanh nghiệp và PhòngKhách hàng doanh nghiệp, xây dựng hướng dẫn một số sản phẩm và mẫu biểu đikèm như Chiết khấu, cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp, cho vay theo món, hạnmức Đồng thời, phối hợp với công ty luật VILAF Hồng Đức và xây dựng 4 mẫuhợp đồng quan trọng ( 3 hợp đồng về cho vay và 1 hợp đồng về thế chấp tài sản lànhà và đất) Trong năm, Ngân hàng đã tổ chức đánh giá hoạt động Khối Kháchhàng doanh nghiệp toàn hệ thống, xây dựng đề án nhằm phát triển khách hàng làcác Doanh nghiệp Việt Nam

 Quản trị hệ thống công nghệ thông tin

- Về dự án công nghệ thông tin

Dự án nhận chuyển giao phần mềm Core Banking của Temenos được ký hợpđồng vào ngày 6/1/2006 Đây là dự án lớn được triển khai trên 5 module lớn là Tín

Trang 37

dụng, bán lẻ, Treasury ,Trade finance và tài chính kế toán Dự án đã hoàn thànhviệc phân tích nghiệp vụ, phát triển hệ thống đặc thù và yêu cầu của Ngân hàngTMCP Quân Đội, đào tạo các super user, soạn thảo quy trình vận hành chuẩn chongười sử dụng

- Về hoạt động quản lý

Ngân hàng xây dựng đường truyền giữa Hội sở chính và các chi nhánh, đảmbảo kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhìn chung, hoạt động của hệ thốngcông nghệ thông tin ( CNTT) đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, đảm bảo hệ thốngIBankMaster hoạt động ổn định Trong năm, Ngân hàng đã mua sắm thiết bị CNTTcho toàn hệ thống, mua sắm các phần mềm có bản quyền cho hệ thống như phầnmềm Window XP, Office 2003, CSDL Oracle, IBM AIX 5.3

- Về quản lý rủi ro

Triển khai dự án của Ngân hàng do CIDA, Canada tài trợ Đây là dự án doNgân hàng Nhà nước phối hợp với CIDA triển khai, nhằm hỗ trợ cho các Ngânhàng thương mại tăng cường năng lực quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Quân Đội

là 2 trong số 10 ngân hàng được CIDA lựa chọn ( cùng với Sacombank) Dự án đãtriển khai xong giai đoạn tìm hiểu về chính sách, quy trình nghiệp vụ, mô hình tổchức hiện tại của Ngân hàng để tìm ra những bất cập trên các lĩnh vực: rủi ro hoạtđộng, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ và quảntrị điều hành Giai đoạn 2 của dự án sẽ là đưa ra những khuyến nghị phù hợp vớithông lệ quốc tế về quản trị rủi ro trên cơ sở thực trạng quản lý rủi ro của Ngânhàng

 Về nhân sự và đào tạo

Tính đến ngày 31/12/2006, toàn hệ thống Ngân hàng Quân đội có 1,069người, tăng 357 người so với đầu năm Nếu không tính các công ty trực thuộc thìtổng cán bộ nhân viên Ngân hàng là 828 người Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngânhàng đang ngày càng được nâng cao về trình độ với tỷ lệ từ đại học đến trên đại học

Trang 38

chiếm trên 88%, trình độ cao đẳng là 12% Tỷ lệ này tăng khá so với đầu năm, thểhiện chất lượng nhân sự đầu vào của Ngân hàng đã cao hơn.

Trong năm, Ngân hàng đã tổ chức tuyển dụng lớn hơn cho toàn hệ thống,phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tổng số nhân viên mớituyển dụng được là 319 người Nhìn chung, các nhân viên được tuyển dụng đã đượcchú ý đào tạo ngay từ đầu, có sự gắn kết chặt chẽ với công việc thực tế nên đã hòanhập vào tổ chức của các nhân viên mới tương đối nhanh

Về chính sách người lao động: Trong năm, Ngân hàng đã thực hiện điềuchỉnh lương, áp dụng cho các nhân viên phù hợp với mức tang lương của Nhà nước

và thị trường lao động, tổ chức thi nâng bậc, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Về đào tạo, tổ chức 56 khóa đào tạo bao gồm đào tạo nội bộ và đào tạo từbên ngoài, cử 15 lượt cán bộ đi đào tạo trong và nước ngoài, nâng tổng số lượt cán

bộ được đào tạo lên 1.087 lượt, tăng gần 50% so với năm 2005 Nhìn chung, cáckhóa học này đều có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu bổ sung kiến thức, nângcao trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống

 Phát triển mạng lưới

Ngân hàng đã khai trương, đưa vào hoạt động các chi nhánh Gò Vấp, BìnhĐịnh, Cần Thơ, Cát Lái, Việt Trì và một chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch Tính đến31/12/2007, Ngân hàng TMCP Quân Đội có 38 chi nhánh và phòng giao dịch, thiếtlập quan hệ với 600 Ngân hàng và chi nhánh trên toàn thế giới

 Công tác truyền thông và quan hệ công chúng

Hoạt động Marketing đã có tính chuyên nghiệp và hiệu quả so với năm 2006với việc thương hiệu MB ngày càng biết đến rộng rãi trong công chúng Trongnăm, Ngân hàng đã lựa chọn được đối tác về xây dựng và chiến lược và phát triểnthương hiệu MB, thành lập Ban đề án thương hiệu để triển khai các hoạt động vềxây dựng chiến lược và phát triển thương hiệu

Trang 39

2.2 Thực trạng chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.2.1 Những nét khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Trong quá trình 14 năm hoạt động, hoạt động thanh toán quốc tế luôn đượcNgân hàng coi trọng và chú ý MB đã từng bước khẳng định thế mạnh của mìnhtrong hoạt động thanh toán quốc tế , nâng cao vị thế so với các NHTM khác và tạođược sự tín nhiệm cao, một lần nữa càng chứng minh rõ ràng câu khẩu hiệu của MB

“ Vững vàng – Tin cậy”

Trong thời gian đó, Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng, triển khai, áp dụngnhiều biện pháp nhằm hỗ trợ khách hàng, thu hút khách hàng Cùng với đó, các quytrình thanh toán luôn phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế như UCP 600,Incoterm 2000 và các quy định của luật pháp Việt Nam

Giai đoạn hiện nay, các Ngân hàng không ngừng cải thiện, cạnh tranh nhautrên thị trường nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng Trong số đó,Ngân hàng TMCP cũng không là ngoại lệ

Bảng 2.1.Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2003 – 2007

Đơn vị: Triệu USD

Ngày đăng: 08/08/2014, 14:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình Thanh toán quốc tế - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2.Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương – PGS. Đinh Xuân Trình – Trường Đại học Ngoại thương Khác
3.Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương – PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Học viện Ngân hàng Khác
4.Giáo trình Ngân hàng Thương Mại – PGS. TS. Phan Thị Thu Hà – NXB Thống kê - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khác
5.Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối – PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Học viện Ngân hàng Khác
7.Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội Khác
8.Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 9.Tạp chí Ngân hàng các năm 2005, 2006, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2003 – 2007 - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank
Bảng 2.1. Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2003 – 2007 (Trang 39)
Bảng 2.6: Kim ngạch thanh toán hàng NK và XK - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank
Bảng 2.6 Kim ngạch thanh toán hàng NK và XK (Trang 44)
Bảng 2.7. Số lượng L/C nhập khẩu - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank
Bảng 2.7. Số lượng L/C nhập khẩu (Trang 46)
Bảng 2.9: Nợ quá hạn trong thanh toán L/C - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank
Bảng 2.9 Nợ quá hạn trong thanh toán L/C (Trang 50)
Bảng 2.10. Tỷ trọng của L/C nhập khẩu trả chậm và trả ngay của MB. - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank
Bảng 2.10. Tỷ trọng của L/C nhập khẩu trả chậm và trả ngay của MB (Trang 51)
Bảng 2.11. Lợi nhuận trước thuế - Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại MBBank
Bảng 2.11. Lợi nhuận trước thuế (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w