4 Tổng chi phí mua hàng 592023 7121702 50622110 5552306 Nguồn: Phòng kế toán
2.2.2.2 Thực trạng về chi phí lưu thông
Như đã biết chi phí lưu thông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, giá cả hàng hoá và dịch vụ vận tải, bốc dỡ, nhu cầu của khách hàng, sự phát triển của khoa học công nghệ mới. Chi phí lưu thông còn chịu sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Hiện nay ở các doanh nghiệp thương mại thường là khoản mục chi phí vận tải, bốc dỡ chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiếp đến là khoản mục chi phí quản lý hành chính và cuối cùng là khoản mục chi phí hao hụt. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Hàng không ta thấy chi phí lưu thông chiếm tỷ lệ không lớn so với tổng chi phí kinh doanh của công ty? Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng như vậy đối với một Công ty xuất nhập khẩu nhiều thiết bị quan trọng cho ngành Hàng không Việt Nam. Sau đây là bảng cơ cấu chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.
Bảng 10: Chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Chi phí vận tải 3.283.547 3.989.698 3.494.065 5.632.366 Chi phí bảo quản, thu mua 780.257 981.975 863.520 1.056.230
Chi phí hao hụt 590.557 239.700 375.229 341.959
Chi phí quản lý hành chính 3.020.450 3.318.465 3.997.825 3.510.492
Chi phí lưu thông 7.674.811 8.529.838 8.730.639 10.541.047
Nguồn: Phòng kế toán
Theo bảng kết quả về chi phí lưu thông của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không thì chi phí lưu thông liên tục tăng qua các năm. Từ 7.674.811nghìn đồng năm 2003 lên 10.541.047 nghìn đồng năm 2006. Đây chỉ là những nhận xét ban đầu thông qua những con số tuyệt đối. Để phân tích kỹ hơn ta có tỷ trọng chi phí của từng khoản mục trong chi phí lưu thông.
Bảng 11: Tỷ trọng chi phí từng khoản mục chi phí trong chi phí lưu thông Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Chi phí vận tải 42,78 46,77 40,02 53,43
Chi phí bảo quản, thu mua 10,17 11,51 9,89 10,02
Chi phí hao hụt 7,69 2,81 4,30 3,24
Chi phí quản lý hành chính 39,36 38,91 45,79 33,31
Chi phí lưu thông 100 100 100 100
Nguồn: Phòng kế toán
Trong cơ cấu chi phí lưu thông thì chi phí vận tải của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2003 chiếm 42,78%, năm 2004 tămg lên 46,77% đặc biệt là năm 2006 lên tới 53,43% so với chi phí lưu thông. Tiếp đến là chi phí quản lý hành chính năm 2003 chiếm hơn 39,36%, năm
2004 giảm xuống còn 38,90%, năm 2005 tăng nhiều nhất 45,79%, năm 2006 thấp nhất 33,30%. Chi phí bảo quản, thu mua năm 2003 là nhiều nhất 10,17%, thấp nhất là 2005 với 9,89%. Và cuối cùng là chi phí hao hụt hàng hoá, năm 2003 chiếm 7,69%, năm 2004 tăng lên 2,81%, năm 2005 chi phí hao hụt lớn nhất chiếm 4,30% và năm 2006 chiếm 3,24%. Thông thường tại một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí cho vận tải, bốc dỡ hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiếp là khoản mục quản lí hành chính và cuối cùng là chi phí hao hụt. Nhưng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex thì chi phí quản lý hành chính lại chiếm một tỷ lệ rất lớn chỉ đứng sau chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá còn chi phí bảo quản, thu mua và chi phí hao hụt chiếm một tỷ trọng nhỏ. Hiện tượng này cần được xem xét và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giảm chi phí cho phù hợp. Đặc thù kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex thường không có hàng hoá dự trữ. Sau khi nhận hàng từ cảng hoặc từ sân bay hàng hoá sẽ được chuyển luôn cho đối tác hoặc nếu không chỉ lưu lại kho trong một thời gian rất ngắn.Với những đơn đặt hàng từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam hàng hoá thường được chuyển trực tiếp khi tàu cập cảng. Do không có khoảng thời gian lưu kho, lưu bãi vậy nên chi phí hao hụt hàng hoá gần như không có và chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong chi phí lưu thông. Đây là một trong những điểm mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá cần phải chú tâm hơn, việc bố trí và sắp xếp một cách hợp lý giữa thời gian hàng hoá cập cảng và ngày giao hàng cho khách hàng sẽ làm giảm đáng kể chi phí thuê kho tàng, bảo quản hàng hoá và cũng tránh cho hàng hoá bị hư hỏng, mất mát.
Bên cạnh những thành công trong việc giảm chi phí bảo quản, chi phí hao hụt hàng hoá thì vẫn còn những vấn đề bất cập khi chi phí quản lý hành chính quá lớn. Điều này thể hiện sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, kéo theo nó sự lãng phí và kém hiệu quả. Một phần nguyên nhân là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex vẫn còn mang dấu ấn của một công ty Nhà nước, việc cổ phần hoá chưa được bao lâu, vẫn còn tồn tại những tư duy cũ trong cách quản lý, điều hàng công việc. Có quá nhiều những thủ tục giấy tờ phức tạp và nhiều phòng ban. Tuy nhiên lại
không có một phòng ban nào chuyên trách về công việc Marketing mà hiện nay công việc này vẫn do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Một sự bố trí không hợp lý bởi những nhân viên phòng kinh doanh không có ai tốt nghiệp chuyên ngành Marketing nên việc nghiên cứu thị trường và những nhu cầu mới của thị trường thường gặp nhiều khó khăn và không có tính chuyên nghiệp.
*) Tỷ lệ chi phí lưu thông
Tỷ lệ chi phí lưu thông được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng chi phí lưu thông với doanh số bán ra. Tỷ lệ chi phí của từng khoản mục chi phí lưu thông cũng được tính tương tự, tức là sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tiền chi phí lưu thông của từng khoản mục với tổng doanh số bán ra. Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một 100 đồng doanh số thì phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí lưu thông.
Bảng 12: Tỷ lệ chi phí lưu thông của Công ty
Đơn vị:1000VNĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006
Chi phí lưu thông 7.674.811 8.529.838 8.730.639 10.541.047 Doanh thu bán hàng 45.200.100 47.639.800 52.340.000 56.900.000
C1(%) 16,98 17,90 16,68 18,53
Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2003 để thu được một 100 đồng doanh thu thì Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không phải chi ra là 16,98 đồng chi phí lưu thông, năm 2004 phải chi là 17,90 đồng, năm 2005 phải chi hết 16,68 đồng và năm 2006 cao nhất với 18,53 đồng. Có hiện tượng chi phí lưu thông năm 2006 tăng nhiều so với những năm trước đó là vì sự biến động của giá cả xăng dầu tăng kéo theo giá của các ngành dịch vụ tăng cao đặc biệt là những dịch vụ liên quan đến vận tải.