i) Chi cho nộp thuế
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty cổphần xuất nhập khẩu Hàng không
Hàng không.
3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không không
3.1.1.1 Thuận lợi
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty hàng không giao cho. Bên cạnh đó còn mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh, tăng uy tín và có lãi, góp phần làm cho đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định và nâng cao. Từ một doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt, bằng sự nỗ lực của mình Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex đã có những bước chuyển đổi đáng kể để phù hợp với cơ chế mới.Đặc biệt với việc cổ phần hoá công ty vào năm 2005 đã mang lại diện mạo mới cho công ty, công ty đã được tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm ra những hướng đi mới cho sự phát triển của công ty. Cụ thể là:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng lên, công ty đã có một đường lối chính sách hợp lý, tinh thần trách nhiệm cao, ban lãnh đạo đã có sự thống nhất từ trên xuống trong việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Chế độ quản lý tài chính dần được hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
Công ty đã có những bước đầu tư đáng kể trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, có kế hoạch và bước đi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của mình.
Với công nhân viên, có sự thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời động viên vật chất cũng như tinh thần đối với người lao động. Tạo môi trường làm việc thuận lợi để cá nhân có thể phát huy hết năng lực làm việc của mình.
Đối với bạn hàng, từng bước củng cố uy tín, mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với tiêu chí quan hệ hợp tác lâu dài đôi bên cùng có lợi. Nhờ đó mà Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex đã đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Không ngừng nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ, xuất nhập khẩu những mặt hàng đúng theo yêu cầu của khách hàng với những chi phí tối ưu trong từng hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin lâu dài với đối tác.
3.1.1.2 Khó khăn
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt, trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty như: PETECHIM, MACHINO, TECNOIMPORT… việc kinh doanh đã trở lên khó khăn hơn, nhiều hợp đồng công ty đã mất đi do không đủ năng lực về tài chính để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Theo dự kiến của năm 2000, giá trị những hợp đồng thuộc chuyên ngành hàng không sẽ mất đi trong thời gian tới là 30-40%. Trước vấn đề này đòi hỏi công ty phải cố gắng tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường hàng không Việt Nam.
Các nhu cầu về hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là do khách hàng tự tìm đến công ty, điều này khẳng định uy tín của công ty trên thị trường nhưng cũng thể hiện sự không chủ động trong tìm kiếm bạn hàng, phụ thuộc vào đối tác.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex vẫn chưa có những quan tâm đúng mức đối với hình thức tạm nhập, tái xuất. Bởi Việt Nam có lợi thế rất lớn về địa lý, thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Đây là hình thức nhập khẩu rất có triển vọng .
Mặc dù, công ty đã chứng tỏ ưu thế hơn hẳn so với các công ty nhập khẩu khác, tiết kiệm được hàng chục triệu đơn vị ngoại tệ cho các đơn vị uỷ thác và Nhà nước. Tuy nhiên, mối quan hệ mà công ty có chủ yếu là mối quan hệ gián tiếp thông qua vác văn phòng đại diện ở nước ngoài. Do vậy, việc đàm phán và kí kết hợp đồng bị kéo dài, giá cả của hợp đồngcao, chịu nhiều chi phí dịch vụ. Khi có tranh chấp, khiếu nại thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết.
Hoạt động marketing của công ty chưa được quan tâm đúng mức, điều này thể hiện công ty chưa có bộ phận chuyên trách đặc biệt. Điều này làm cho hoạt động của
AIRMEX chưa được khuyếch trương, sự hiểu biết thị trường không được chặt chẽ, không do tính hệ thống và làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của công ty.
Đội ngũ nhân viên của công ty vẫn còn ít, mặt khác chưa có nhiều khoá đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho những thành phần kế thừa
3.1.2 Mục tiêu
Với một doanh nghiệp bất kỳ, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại thì mục tiều hàng đầu và quan trọng nhất là hoạt động kinh doanh phải đem lại lợi nhuận. Chỉ khi kinh doanh có lợi nhuận thì mới đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh được. Vốn kinh doanh là một trong những vấn đề cần sớm được giải quyết đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nước ta hiện nay nói chung và đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không nói riêng. Thông thường các doanh nghiệp chỉ có thể huy động được khoảng 70 – 80% vốn dành cho hoạt động kinh doanh của mình trong khi có thể huy động thêm từ rất nhiều các nguồn “nội lực” để bổ xung thêm cho nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Đó có thể là cổ phần hoá doanh nghiệp, huy động từ chính bạn hàng, đối tác kinh doanh truyền thống của Công ty.
Kinh doanh an toàn cũng là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp cũng đang hướng tới đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường khi mà cạnh tranh, môi trường kinh doanh thường có những biến động to lớn và nhanh chóng mà nhiều dự đoán cũng không thể tính toán hết. Những biến động gây bất bợi cho hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty như mâu thuẫn về chính trị, những thay đổi về chính sách kinh tế của Chính phủ như thuế quan, rào cản phi thuế, lạm phát, những thay đổi về pháp luật…Rủi ro còn tiềm ẩn cả trong môi trường tác nghiệp như sự thay đổi về mặt hàng, giá cả, chính sách của người cung ứng, sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng, sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn có nguồn lực và kinh nghiệm kinh doanh mạnh hơn, sự đe doạ của hàng hoá thay thế, hàng hoá bổ xung. Tất cả những biến động trên sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty đòi hỏi Công ty khi đầu tư mới vào một thị trường nào đó phải đặt mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Hoạt động của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không không chỉ dừng lại ở phạm vi trong
nước mà còn vươn r thị trường thế giới, cho nên ngoải mục tiêu lợi nhuận, Ban lãnh đạo Công ty luôn phải chú trọng đến mục tiêu an toàn, có như vậy Công ty mới đảm bảo tránh được rủi ro và nhưng thiệt hại lớn không đáng có do sơ suất hoặc do không nghiên cứu và nắm vững thị trường. Với phương châm kinh doanh: “ Kinh doanh phải có lợi nhuận và đảm bảo an toàn”, Công ty luôn phải dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích thông tin thhị trường để đưa ra những quyết định sáng suốt, không liều lĩnh.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung ứng hànghoá, cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi Công ty phải thu hút được nhiều khách hàng và khách hàng tương lai, không ngừng mở rộng thị trường và tăng thị phần của mình.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thì vấn đề uy tín là quan trọng hàng đầu. Uy tín của Công ty được coi là một tài sản vô hình đem lại giá trị to lớn cho Công ty trong hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Nếu đánh mất uy tín thì dù có nhập khẩu được hàng hoá, sản phẩm tốt đến đâu chăng nữa thì cũng mất dần khách hàng đến với doanh nghiệp. Trong những năm qua, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không đã gây dựng được một chỗ đứng, một hình ảnh tốt đẹp đối với khách hàng cũng như đối tác làm ăn. Tuy nhiên để duy trì và nâng cao uy tín là điều hết sức khó khăn, đặc biệt khi có rất nhiều các doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm tương tự. Để thực hiện mục tiêu này và để tự khẳng định hình ảnh của Công ty với bạn hàng trong nước cũng như bạn hàng quốc tế, Công ty đảm bảo thực hiện đúng, nghiêm túc, đầy đủ và chính xác các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Không ngừng nâng cao tính tổ chức kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đặc biệt là những cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tra, kiểm soát những mặt hàng xuất nhập khẩu.
Đó là 3 mục tiêu chung mà bất kỳ một doanh nghiệp kinh hoạt động kinh doanh nào cũng hướng tới.
Đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex ngoài ba mục tiêu trên, Công ty còn hướng tới những mục tiêu cụ thể sau:
Công ty XNK Hàng không
Đơn vị:1000USD
TT Nội dung Thị trường Kế hoạch 2007
I Xuất khẩu 1500
1 Gạo Nga,Mỹ, EU 900
2 Bao bì Nga 600
II Nhập khẩu 55000
1 Phụ tùng máy bay 48000
Phụ tùng máy bay Airbus EU,Mỹ,Asean 21000 Phụ tùng máy bay Booing Mỹ, EU, Đài Loan 16500 Dụng cụ hàng hóa phục vụ EU, Mỹ,TQ,Asean 9500 hành khách
Phụ tùng máy bay ATR -7 EU, Mỹ 140
Phụ tùng máy bay FOKER EU, Mỹ 860
2 Thiết bị trạm xưởng 2500
Vật tư, phụ tùng Mỹ, EU, Nhật 1300
Thiết bị và dụng cụ khác Hàn Quốc,Hồng Kông 1200
3 Kinh doanh khác 4500
Thiết bị vật tư khác Asean, Trung Quốc 2400
Phụ tùng máy bay trực thăng Nga 900
Ô tô Hàn Quốc,EU 1200
Tổng kim ngạch XNK 56500